1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC:
1. Vai trò:
- Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động thủ tục pháp lý nội bộ trong tập đoàn, đảm bảo các hoạt động kinh doanh của công ty và các đơn vị thành viên tuân thủ đúng pháp luật.
- Có vai trò tư vấn chiến lược pháp lý cho Giám đốc pháp chế, xử lý các thủ tục và hợp đồng pháp lý quan trọng, đồng thời quản lý và giám sát công việc đội ngũ pháp chế để đạt được hiệu quả tối đa trong công việc.
2. Nhiệm vụ chính:
2.1. Quản lý và điều phối đội ngũ
- Quản lý đội ngũ nhân viên pháp chế, phân công công việc phù hợp với từng cá nhân.
- Đảm bảo chất lượng và tiến độ xử lý công việc pháp lý theo yêu cầu từ các phòng ban.
- Đào tạo, phát triển năng lực và định hướng cho đội ngũ nhân viên pháp chế.
2.2. Tư vấn và hỗ trợ pháp lý
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn và các công ty thành viên.
- Đánh giá và dự báo rủi ro pháp lý, đề xuất các phương án phòng ngừa rủi ro phù hợp.
- Tham gia xây dựng chính sách pháp lý chiến lược, góp ý vào các quy định nội bộ và hợp đồng tiêu chuẩn.
- Tổ chức phổ biến các văn bản pháp luật liên quan mới ban hành tới các dự án/công ty thành viên.
2.3. Xử lý hợp đồng và thủ tục pháp lý
- Rà soát, soạn thảo, và tư vấn các hợp đồng kinh doanh, tài chính, nhân sự, đầu tư và các văn bản pháp lý quan trọng.
- Thực hiện các thủ tục pháp lý, bao gồm xin cấp phép hoạt động, đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ, giấy phép mạng xã hội, thương mại điện tử, và các giấy phép khác.
- Giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng và pháp luật.
- Tham mưu hoặc đại diện cho Công ty theo ủy quyền của người có thẩm quyền trong xử lý và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo phát sinh trong nội bộ Công ty hoặc với Khách hàng, bên thứ ba bảo đảm tuân thủ Pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Công ty.
2.4. Tuân thủ pháp luật
- Đảm bảo toàn bộ hoạt động của công ty và các đơn vị tuân thủ quy định pháp luật.
- Định kỳ cập nhật và thông báo về các thay đổi pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng quy trình và hệ thống kiểm soát để đảm bảo tính tuân thủ pháp luật trong toàn tập đoàn.
2.5. Đầu mối tiếp nhận thông tin với cơ quan chức năng
- Là đầu mối liên lạc với các cơ quan nhà nước, hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật.
- Đảm bảo phản hồi kịp thời và phối hợp với các bên liên quan trong công ty để xử lý thông tin.
- Tham gia đề xuất chính sách hoặc hành lang pháp lý liên quan đến các ngành nghề hoạt động của công ty.
2.6. Thực hiện Báo cáo công việc
- Chủ trì xây dựng và trình bày các báo cáo định kỳ về công tác pháp chế cho Giám đốc Pháp chế/Ban Giám Đốc, bao gồm báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu pháp chế và đánh giá tuân thủ pháp luật của công ty.
- Báo cáo kết quả rà soát các văn bản nội bộ, đề xuất phương án xử lý những văn bản không phù hợp, mâu thuẫn hoặc vi phạm pháp luật.
- Thực hiện các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc Pháp chế/Ban Giám Đốc về tình hình tuân thủ pháp luật và các hoạt động pháp chế khác.
- Đảm bảo tính chính xác, kịp thời của các báo cáo và theo dõi tiến độ thực hiện các đề xuất trong báo cáo.
2. YÊU CẦU:
Học vấn và kinh nghiệm
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật. Có chứng chỉ hành nghề luật sư là một lợi thế.
- Tối thiểu 5-7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp chế doanh nghiệp, trong đó có ít nhất 2 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý.
Kiến thức
- Am hiểu luật doanh nghiệp, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ, luật thương mại và các quy định pháp luật liên quan đến ngành nghề hoạt động của công ty (Game, blockchain, thương mại điện tử, v.v.).
- Nắm vững quy trình và thủ tục làm việc với các cơ quan chức năng.
Kỹ năng và năng lực cá nhân
- Kỹ năng lãnh đạo: Quản lý và phát triển đội ngũ, xây dựng tinh thần làm việc hiệu quả.
- Kỹ năng phân tích: Đánh giá rủi ro pháp lý và đề xuất các giải pháp phù hợp.
- Kỹ năng giao tiếp: Đàm phán, thuyết phục, và phối hợp hiệu quả với các phòng ban, đối tác, và cơ quan nhà nước.
- Tư duy chiến lược: Phân tích và tư vấn pháp lý với tầm nhìn dài hạn, gắn kết với chiến lược kinh doanh.
- Kỹ năng tổ chức: Quản lý thời gian, ưu tiên công việc để đáp ứng yêu cầu từ nhiều nguồn.
Yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn
- Kỹ năng soạn thảo và rà soát hợp đồng, văn bản pháp lý.
- Hiểu biết sâu về quản trị tuân thủ và phòng ngừa rủi ro.
- Thành thạo tiếng Anh pháp lý là một lợi thế.
3. QUYỀN LỢI:
Phúc lợi tài chính minh bạch và toàn diện
- Chính sách xét điều chỉnh tăng lương 6 tháng/lần (Đánh giá theo hiệu xuất, kết quả công việc và năng lực)
- Ghi nhận sự đóng góp thông qua các khoản thưởng phong phú, hấp dẫn góp phần gia tăng thu nhập của nhân viên: Thưởng các ngày lễ 30/4-01/05, 02/09, Tết dương lịch, thưởng dự án, thưởng KPI, hiệu suất công việc hàng tháng, thưởng quý và lương tháng 13...
- Được hưởng các mức Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ nhà nước ban hành.
- Gói bảo hiểm dành riêng cho cấp Leader trở lên
- Gói chăm sóc sức khỏe định kỳ hằng năm tại các Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Saigon Healthcare.
Chú trọng phát triển năng lực mỗi cá nhân
- Được đào tạo và phát triển theo khung năng lực và lộ trình nghề nghiệp của từng vị trí thông qua các khóa đào tạo miễn phí trên hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning Appota, các khoá học hàng đầu của Coursera, Udemy.
- Được tham gia các Workshop, Master talk, CEO talk chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm từ các chuyên gia trong và ngoài Công ty.
- Có lộ trình thăng tiến rõ ràng. Chính sách luân chuyển công việc linh hoạt và cởi mở nhằm thúc đẩy nhân viên khám phá sức mạnh tiềm năng của bản thân và thử thách với những cơ hội mới.
- Được tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực dành riêng cho Leader
Văn hóa làm việc độc đáo
- Tại Appota, mỗi nhân viên sẽ được làm việc mình thích, thích việc mình làm với văn hóa "No Boss Just Leader" cùng 7 giá trị cốt lõi IAPPOTA.
- Mỗi cá nhân được trao quyền chủ động trong mọi việc, phát huy các thế mạnh, phá bỏ khuôn mẫu và sáng tạo theo phong cách riêng.
- Được dẫn dắt, định hướng bởi định hướng bởi đội ngũ BOD có tầm với kim chỉ nam tập trung vào phát triển giá trị con người và tinh thần startup mạnh mẽ.
- Môi trường trẻ trung, năng động và sáng tạo, nơi mọi ý tưởng táo bạo được đón nhận.
Trải nghiệm sự chăm sóc tinh thần tận tâm và chu đáo
- Được chăm sóc tỉ mỉ từ những bữa ăn sáng, ăn chiều miễn phí với chi phí 2.000.000/người/tháng và tận hưởng không gian cafe hiện đại dành riêng cho nhân viên.
- Được trải nghiệm các hoạt động gắn kết đa dạng: Các hoạt động team building, chương trình Friday Frenzy, Đại tiệc sinh nhật công ty kết hợp du lịch hàng năm lên tới 10.000.000/người/năm, hội Chợ Tết độc lạ và các hoạt động thể thao thường niên khác, ...
- Được thỏa sức tham gia các câu lạc bộ đa sắc màu: CLB Yoga, Bóng đá, Game Esports, Cầu lông, Zumba...
Thời gian làm việc
- Từ 8h30 - 18h00 từ thứ 2 đến thứ 6
- Từ 8h30 - 16h00 thứ 7 (Mỗi tháng đi làm 2 thứ 7)
Địa điểm làm việc:
- Tòa Appota, Ngõ 71 Láng Hạ, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Khám phá văn hoá Appota tại:
- Website: Appota.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/appotacareers
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@appotagroup
- Youtube: https://www.youtube.com/@Appota
Được thành lập vào tháng 12/2011, Appota là đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong việc cung cấp các nền tảng tiện ích cho điện thoại thông minh, hướng tới các lĩnh vực: Phát hành Game, Quảng cáo và Thanh toán. Khách hàng của Appota là những nhà phát triển game và ứng dụng, các đơn vị - đối tác quảng cáo, thương mại điện tử.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng bảo hiểm sức khỏe.
- Được hưởng bảo hiểm xã hội.
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch
- Team building
- Thể thao
- Party
Lịch sử thành lập
- 2016: Changed the slogan to "Technology For Change"
- 2015: Launched Applancer, the global mobile outsourcing platform.
- 2014: Launched Gamehub, the first game portal specialized for mobile gamers.
- 2013: Setup the first oversea office in Singapore
- 2012: Received the Most Disruptive Award from Founder Institute.
- 2012: Delivered marketing service for international branchs including NHN, UC, Kakao and Zepto Labs.
- 2011: Appota was founded in the first Topica Founder Institute in Vietnam.
Mission
Tầm nhìn : Tầm nhìn của Appota là trở thành hệ sinh thái công nghệ giải trí lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á.
Sứ mệnh : Appota tin vào sức mạnh của Công nghệ Internet Di động. Chúng tôi mong muốn tạo ra các nền tảng di động tạo ra cơ hội và cải thiện cuộc sống cũng như trải nghiệm của người dân ở các quốc gia đang phát triển.
Review Appota Corporation
Ban đầu thấy bạn bè giới thiệu mình cũng ko kì vọng nhiều nhưng vào làm mới biết là khá ổn áp nha
Thành thật mà nói công ty cũng là Start-up VN lên, đãi ngộ ổn thôi k cao, được cái covid hay là bão lũ gì vẫn có lương đc quan tâm chăm sóc tận tâm tận tình
Team lúc nhiều người thực tập cùng chơi với nhau hợp, leader thoải mái hay giúp đỡ. (rw)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Trưởng Phòng Pháp Lý là gì?
Trưởng phòng pháp lý (Head of legal department) là người quản lý các công việc của bộ phận pháp lý cũng như những nhân sự làm việc trong bộ phận. Trưởng phòng pháp lý sẽ hỗ trợ giám đốc pháp lý hoặc nhân sự cấp cao hơn trong việc xây dựng thỏa thuận, chính sách.
Mô tả công việc của trưởng phòng pháp lý
Điều hành bộ phận pháp lý
Trưởng phòng pháp lý là chức danh cao trong phòng pháp chế nên những người đảm nhận vị trí này sẽ có nhiệm vụ lãnh đạo và giám sát các hoạt động pháp lý để đảm bảo mục tiêu , chiến lược và ưu tiên của doanh nghiệp. Quản lý các hoạt động của bộ phận pháp chế, phân công công việc cho nhân viên, hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên pháp chế trong quá trình làm việc và chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bộ phận.
Đề ra chiến lược pháp lý, bảo vệ công ty
Trưởng phòng pháp lý sẽ là người ra chiến lược cũng như là duyệt đề xuất cấp dưới về các vấn đề liên quan đến pháp lý công ty. Tham gia xây dựng hệ thống nội quy, quy định, quy trình trong doanh nghiệp và các văn bản nội bộ khác, đảm bảo chúng tuân thủ tốt nhất các quy định của pháp luật trong kinh doanh, an toàn lao động và sử dụng lao động.
Cố vấn pháp luật
Họ sẽ là người trực tiếp cố vấn cho ban điều hành (CEO, chủ doanh nghiệp, chủ tịch Hội đồng quản trị, các giám đốc cấp cao,...) thay cho luật sư ngoài. Những vấn đề về hợp đồng của doanh nghiệp cũng sẽ được đem ra tham khảo ý kiến của giám đốc pháp lý.
Chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý
Trưởng phòng pháp lý chịu trách nhiệm giám sát và quản lý hoạt động pháp lý của tất cả các phòng ban từ đó có thể xử lý kịp thời, khắc phục hậu quả trước khi doanh nghiệp bị đưa ra pháp luật. Tham mưu, tư vấn cho ban lãnh đạo các vấn đề pháp lý trong hoạt động đầu tư cũng như kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của ban lãnh đạo
Ngoài những nhiệm vụ chính ở trên, Trưởng phòng pháp lý cũng sẽ thực hiện những nhiệm vụ khác nếu cần thiết hoặc được cấp trên yêu cầu. Giám đốc pháp lý sẽ chủ động xử lý để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng luật pháp. Tìm hiểu, nghiên cứu các thay đổi mới nhất về pháp luật và cập nhật cho các bộ phận, phòng ban trong công ty.
Trưởng Phòng Pháp Lý có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
195- 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Trưởng Phòng Pháp Lý
Tìm hiểu cách trở thành Trưởng Phòng Pháp Lý, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trưởng Phòng Pháp Lý?
Yêu cầu tuyển dụng Trưởng phòng pháp lý
Yêu cầu về trình độ, bằng cấp
Yêu cầu ứng viên tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật, có chứng chỉ hành nghề luật sư (nếu có). Có ít nhất 8 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp chế, trong đó có ít nhất 3 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý. Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. Có hiểu biết về hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế.
Yêu cầu về kỹ năng
- Yêu cầu có tinh thần trách nhiệm cao: Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc là yếu tố luôn được đề cao đối với Trưởng phòng pháp lý. Bởi khối lượng công việc của Trưởng phòng pháp lý rất lớn và họ luôn phải chịu trách nhiệm cho mọi quyết định quan trọng liên quan đến cả tổ chức. Do đó, tinh thần trách nhiệm cao sẽ góp phần thúc đẩy bản thân họ luôn nỗ lực để đảm bảo chất lượng công việc cũng như sự phát triển chung của công ty.
-
Phân tích và phán đoán: Trưởng phòng pháp lý của công ty có thể đọc, phân tích và xử lý lượng lớn thông tin. Bạn phải có khả năng phát hiện các mô hình và xu hướng trong các vấn đề hoặc vụ kiện pháp lý trong quá khứ, đánh giá các lựa chọn và đưa ra phán đoán đúng đắn. Bạn nên suy nghĩ bằng trực giác và sử dụng kinh nghiệm đã học được để đưa ra quyết định mới.
- Kỹ năng giao tiếp xuất sắc: Giao tiếp bằng lời nói tốt là điều cần thiết để thành công trong sự nghiệp Trưởng phòng pháp lý, ngay cả khi bạn không tranh luận về các vụ án. Khả năng giao tiếp bằng văn bản xuất sắc cũng rất quan trọng trong việc soạn thảo các văn bản pháp luật và viết email hoặc hướng dẫn cho đồng nghiệp. Ngữ pháp, chính tả và phong cách viết ngắn gọn có thể giúp bạn truyền tải thông điệp rõ ràng và chất lượng.
Lộ trình thăng tiến của Trưởng phòng pháp lý
1. Thực tập sinh pháp lý
Mức lương: 3 - 7 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh pháp lý là một sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp trong lĩnh vực luật thực hiện một khoảng thời gian thực tế làm việc tại một văn phòng luật hoặc tổ chức pháp lý. Trong thời gian thực tập, họ có cơ hội áp dụng và phát triển những kiến thức và kỹ năng mà họ đã học trong trường vào môi trường làm việc thực tế. Các nhiệm vụ của thực tập sinh pháp lý thường bao gồm nghiên cứu về các vấn đề pháp lý, viết văn bản pháp lý, tham gia vào cuộc họp và các phiên tòa.
>> Đánh giá: Vị trí Thực tập sinh pháp lý là cơ hội để sinh viên học hỏi và trau dồi kiến thức pháp lý trong môi trường thực tế. Qua đó, các bạn có thể rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, phân tích, lập luận, giải quyết vấn đề, giao tiếp,... Và là bước đệm quan trọng để các bạn sinh viên theo đuổi sự nghiệp luật sư. Qua thời gian thực tập, các bạn có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, xây dựng mối quan hệ và tạo dựng uy tín trong ngành luật.
2. Nhân viên pháp lý
Mức lương: 9 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên pháp lý (Legal Executive) là vị trí nhân sự có vai trò quyết định và định hướng cho doanh nghiệp, vấn đề liên quan đến pháp lý và quy chế theo quy định của pháp luật. Có thể hiểu rằng họ là những người sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hoạt động dựa trên cơ sở tuân thủ đúng với pháp luật.
>> Đánh giá: Họ sẽ được tham gia vào các dự án cụ thể và đảm nhận các trách nhiệm pháp lý đơn giản dưới sự hướng dẫn của luật sư hoặc người quản lý. Họ sẽ tiếp tục phát triển kiến thức và kỹ năng pháp lý của mình thông qua thực hành và trải nghiệm thực tế. Nhân viên pháp lý cũng sẽ tham gia vào việc tư vấn pháp lý cho các bộ phận khác trong công ty và chuẩn bị các tài liệu pháp lý cơ bản.
3. Chuyên viên pháp lý
Mức lương: 15 - 25 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 6 năm
Chuyên viên pháp lý là một chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, được đào tạo chuyên sâu về các quy định, luật pháp và quy trình pháp lý liên quan đến một lĩnh vực hoặc ngành nghề cụ thể. Công việc của chuyên viên pháp lý bao gồm tư vấn và hỗ trợ cho tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân trong các vấn đề pháp lý.
>> Đánh giá: đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Họ tư vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh, soạn thảo các văn bản pháp lý, tham gia đàm phán hợp đồng, giải quyết tranh chấp,... Và hỗ trợ các bộ phận khác trong doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh.
4. Trưởng phòng pháp lý
Mức lương: 30 - 40 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 9 - 12 năm
Trưởng phòng pháp lý (Head of legal department) là người quản lý các công việc của bộ phận pháp lý cũng như những nhân sự làm việc trong bộ phận. Trưởng phòng pháp lý sẽ hỗ trợ giám đốc pháp lý hoặc nhân sự cấp cao hơn trong việc xây dựng thỏa thuận, chính sách.
>> Đánh giá: Là người chịu trách nhiệm chính trong việc lãnh đạo và quản lý hoạt động của toàn bộ bộ phận, bao gồm việc phân công công việc, hướng dẫn, đào tạo, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc của các thành viên trong phòng. Đóng vai trò cố vấn pháp lý cho Ban lãnh đạo và các phòng ban khác trong doanh nghiệp và hịu trách nhiệm bảo vệ lợi ích pháp lý của doanh nghiệp trong các giao dịch kinh doanh, tranh chấp hợp đồng, vụ kiện tụng,...
5. Giám đốc pháp lý
Mức lương: 40 - 50 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 12 năm
Giám đốc pháp lý (hay còn gọi là Chief Legal Officer - CLO) là vị trí lãnh đạo cao nhất trong bộ phận pháp lý của tổ chức, doanh nghiệp. Giám đốc pháp lý có vai trò chiến lược trong việc định hướng, xây dựng và phát triển hoạt động pháp lý, đảm bảo hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ lợi ích và thúc đẩy sự phát triển bền vững của tổ chức.
>> Đánh giá: đóng vai trò cố vấn pháp lý cho ban lãnh đạo doanh nghiệp, giúp họ đưa ra quyết định phù hợp với pháp luật và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, xác định, đánh giá và quản lý các rủi ro pháp lý có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Và đại diện cho doanh nghiệp trong các vụ kiện tụng, đàm phán hợp đồng và giải quyết các tranh chấp pháp lý.
5 bước giúp Trưởng phòng pháp lý thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng cao kiến thức chuyên môn
Họ cần liên tục cập nhật và nâng cao kiến thức về lĩnh vực pháp lý, bao gồm cả các thay đổi pháp luật mới nhất và xu hướng pháp lý đang diễn ra. Điều này giúp họ có thể áp dụng các kiến thức này vào công việc hàng ngày và giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả.
Phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản lý
Trưởng phòng pháp lý cần có khả năng lãnh đạo nhóm, quản lý các dự án và phân công công việc một cách thông minh. Họ nên học hỏi và áp dụng các kỹ năng quản lý thời gian, nhóm và tài nguyên để có thể điều hành phòng ban một cách hiệu quả.
Xây dựng mối quan hệ và mạng lưới
Việc xây dựng mối quan hệ và mạng lưới trong ngành pháp lý rất quan trọng. Họ nên tham gia các hội thảo, sự kiện chuyên ngành, gặp gỡ các đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm để mở rộng mạng lưới quan hệ.
Tự đánh giá và phát triển bản thân
Việc liên tục đánh giá và tự phát triển bản thân là điều cần thiết để Trưởng phòng pháp lý có thể nâng cao trình độ và kỹ năng. Họ có thể tham gia các khóa đào tạo, học thêm về các lĩnh vực pháp lý mới và phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, đàm phán, và giải quyết xung đột.
Đóng góp cho tổ chức
Trưởng phòng pháp lý cần thể hiện sự đóng góp của mình đối với tổ chức, bằng cách đưa ra các giải pháp pháp lý hiệu quả, hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của công ty một cách an toàn và hợp pháp. Việc này giúp họ xây dựng uy tín và được đánh giá cao trong tổ chức.