Phúc lợi
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Phụ cấp
- Chế độ thưởng
- Đào tạo
- Tăng lương
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
Ứng viên có thể làm việc tại 1 trong 2 bộ phận: Lắp đặt, Vận hành thang máy theo mô tả công việc dưới đây:
a. Lắp đặt thang máy (phù hợp với ứng viên được đào tạo chuyên ngành Cơ khí)
- Lập kế hoạch triển khai lắp đặt cơ khí thang máy
- Tiến hành giao nhận hàng hóa, giếng thang,…; chuẩn bị vật tư, thiết bị, biểu mẫu,… phục vụ công tác lắp đặt cơ khí
- Lập phương án thi công và triển khai thực hiện lắp đặt cơ khí thang máy theo quy trình kỹ thuật
- Kiểm tra phần lắp đặt cơ khí của thang máy theo biên bản QC của nhà sản xuất
- Thực hiện bàn giao phần lắp đặt cơ khí cho bộ phận vận hành
b. Vận hành thang máy (phù hợp với ứng viên được đào tạo chuyên ngành Điện, Tự động hóa)
- Lập kế hoạch triển khai vận hành điện thang máy
- Kiểm tra các hạng mục lắp đặt cơ khí theo biên bản bàn giao với bộ phận lắp đặt, yêu cầu bộ phận lắp đặt xử lý, khắc phục nếu phát hiện lỗi
- Thực hiện vận hành điện theo quy trình kỹ thuật và lát đá sàn cabin
- Tiến hành cho thang chạy tự động và tinh chỉnh thang máy đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật theo biên bản QC của nhà sản xuất và đủ điệu kiện kiểm định
- Thực hiện các thủ tục liên quan đến bàn giao thang máy cho khách hàng đi vào sử dụng
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của quản lý trực tiếp
Yêu Cầu Công Việc
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Cơ điện tử, Điện, Tự động hóa;
- Khả năng đọc và hiểu bản vẽ kỹ thuật Điện/Cơ khí;
- Thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm ứng dụng;
- Kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề;
- Kỹ năng lập và triển khai thực hiện kế hoạch;
- Tính cách: Năng động, nhiệt tình, hoà đồng, hợp tác với đồng nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc;
- Sức khỏe tốt, có thể đi công tác khi được yêu cầu; Ưu tiên các ứng viên có năng khiếu văn nghệ, thể thao.
Quyền lợi - Chế độ phục lợi
- Chế độ nghỉ phép và tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của Nhà nước
- Thưởng cuối năm + doanh thu theo bán niên
- Thưởng các dịp lễ tết khác trong năm: Tết Dương lịch, 30.4 & 1.5, Giỗ tổ Hùng Vương, Quốc Khánh 2.9, Rằm tháng 7, Sinh nhật Công ty, Sinh nhật cá nhân.... cùng chế độ công đoàn cho con CBNV ngày 1.6, Rằm Trung thu và thăm hỏi thân nhân trong gia đình khi có ốm đau, hiếu hỷ...
- Xét tăng lương hàng năm hoặc trước thời hạn
- Tham gia các khóa đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn
- Đánh giá, ghi nhận sự cống hiến và xem xét cân nhắc thăng tiến trong quá trình làm việc
- Du lịch, nghỉ mát, Team buiding; tiệc cuối năm (cùng quà tặng dành cho gia đình)
Địa điểm làm việc
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân viên lắp đặt là gì?
Nhân viên lắp đặt là người chịu trách nhiệm thực hiện việc cài đặt, lắp ráp, và kết nối các thiết bị, hệ thống, hoặc sản phẩm tại các địa điểm khách hàng. Công việc của họ bao gồm cả việc thực hiện các công đoạn lắp ráp cơ bản như cắt, khoan, vặn ốc, và nối dây điện, đồng thời cũng có thể bao gồm việc cài đặt phần mềm, cấu hình thiết bị, và kiểm tra hoạt động sau khi lắp đặt hoàn thành. Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Nhân viên lắp ráp, Hỗ trợ kỹ thuật...cũng rất đa dạng.
Mô tả công việc của vị trí Nhân viên lắp đặt
Chuẩn bị và lập kế hoạch
Nhân viên lắp đặt phải chuẩn bị các thiết bị cần thiết cho công việc lắp đặt. Điều này có thể bao gồm kiểm tra các bộ phận, công cụ và vật liệu cần thiết để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách và không bị hư hỏng. Nhân viên cũng cần phải nắm rõ yêu cầu cụ thể từ khách hàng và yêu cầu kỹ thuật cần thiết. Điều này bao gồm việc đọc và hiểu bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, và hướng dẫn lắp đặt. Họ cũng cần xác định các vật liệu, công cụ, và thiết bị cần thiết cho công việc.
Lắp ráp và kết nối thiết bị
Sau khi chuẩn bị xong, nhân viên tiến hành lắp ráp và kết nối các thiết bị theo đúng hướng dẫn hoặc bản vẽ kỹ thuật. Công việc này có thể bao gồm việc cắt, khoan, và gắn kết các linh kiện, cũng như nối dây điện và cáp mạng.
Kiểm tra và điều chỉnh
Sau khi hoàn thành lắp đặt và cấu hình, nhân viên thực hiện kiểm tra và điều chỉnh các thiết bị để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và hiệu suất. Các bước kiểm tra này có thể bao gồm kiểm tra kỹ thuật, kiểm tra chức năng và kiểm tra an toàn.
Hướng dẫn và bàn giao
Cuối cùng, nhân viên hoàn thành công việc, thu dọn và cung cấp hướng dẫn sử dụng cho khách hàng để bàn giao hệ thống hoặc sản phẩm hoàn chỉnh. Họ giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật sau khi lắp đặt hoàn thành để đảm bảo sự hài lòng và tiếp tục hoạt động ổn định của hệ thống.
Báo cáo và ghi nhận công việc
Nhân viên lắp đặt thường phải lập báo cáo về quá trình lắp đặt, các vấn đề gặp phải và các giải pháp đã áp dụng. Việc này giúp cho các bên liên quan có thông tin chi tiết về tiến độ công việc và tình trạng hệ thống. Ngoài ra ở một số công ty sẽ áp dụng chấm công cho mỗi lần hoàn thành lắp đặt, vì vậy nhân viên phải tiến hành báo cáo công việc.
Nhân viên lắp đặt có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
65 - 520 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân viên lắp đặt
Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên lắp đặt, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên lắp đặt?
Yêu cầu tuyển dụng của Nhân viên lắp đặt
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Nhân viên lắp đặt cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Bằng cấp và học vấn: Thông thường, các công ty yêu cầu Nhân viên lắp đặt sở hữu bằng trung cấp, cao đẳng hoặc tương đương trong các ngành như Điện, Điện tử, Cơ khí, Điện lạnh, Điện tử viễn thông, Xây dựng, ... Bằng cấp này chứng minh được kiến thức cơ bản về lắp đặt và sửa chữa các thiết bị công nghệ của bạn, và công ty sẽ tiết kiệm được khoảng thời gian và chi phí để đào tạo bạn từ đầu.
-
Đọc hiểu và áp dụng các bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ mạch điện: Để thực hiện công việc lắp đặt một cách chính xác và hiệu quả, bạn cần có khả năng đọc và hiểu các bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ mạch điện, nhất là khi hệ thống/thiết bị bạn đảm nhiệm phức tạp. Điều này sẽ giúp bạn định vị, kết nối và lắp đặt các thiết bị theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Ngoài ra, việc áp dụng các sơ đồ mạch điện cũng là cần thiết để phát hiện và khắc phục sự cố khi cần thiết.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng lắp đặt và bảo trì: Kỹ năng quan trọng nhất của một Nhân viên lắp đặt là khả năng lắp đặt và bảo trì các hệ thống điện, điện tử, điều hòa không khí, an ninh. Đây là công việc yêu cầu sự chính xác cao để cài đặt các thiết bị theo sơ đồ kỹ thuật và hướng dẫn chi tiết. Ngoài ra, cần phải có khả năng kiểm tra, sửa chữa và bảo trì các hệ thống này để đảm bảo chúng hoạt động ổn định và an toàn cho người sử dụng.
-
Sử dụng các công cụ và thiết bị lắp đặt cơ bản: Để thực hiện các công việc lắp đặt, bạn cần phải thành thạo trong việc sử dụng các công cụ và thiết bị lắp đặt cơ bản như máy khoan, đo lường, búa,... Việc biết cách sử dụng các công cụ này một cách hiệu quả không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo an toàn cho bản thân, các đồng nghiệp và những người xung quanh.
-
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Lắp đặt các hệ thống thường đòi hỏi phối hợp với các thành viên khác trong dự án, đặc biệt là trong các dự án phức tạp. Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm là cực kỳ quan trọng để trao đổi thông tin, giải quyết vấn đề và đảm bảo công việc được thực hiện một cách hiệu quả. Sự hợp tác nhóm giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng đúng tiến độ của dự án.
Yêu cầu khác
-
Hiểu biết về các tiêu chuẩn an toàn và quy định liên quan: Với công việc liên quan đến điện và các hệ thống phức tạp, bạn cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và quy định liên quan để đảm bảo sự an toàn cho mình và người khác. Điều này bao gồm việc biết cách đeo bảo hộ, làm việc trong môi trường an toàn, và áp dụng các quy tắc an toàn.
-
Tinh thần tự chủ và khả năng giải quyết vấn đề: Với môi trường làm việc thường xuyên đối mặt với các thách thức và vấn đề, bạn cũng cần có tinh thần tự chủ và khả năng giải quyết vấn đề. Việc có thể đưa ra các giải pháp sáng tạo và nhanh chóng trong các tình huống khó khăn sẽ giúp bạn thành công trong công việc.
-
Kinh nghiệm: Ứng viên cần có ít nhất 1-2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực lắp đặt hoặc các công việc tương đương. Kinh nghiệm trong việc lắp ráp và cấu hình các thiết bị điện tử, máy tính, hoặc hệ thống mạng là một lợi thế. Ứng viên cần có khả năng đọc và hiểu bản vẽ kỹ thuật, sử dụng các công cụ và thiết bị lắp đặt, cũng như có khả năng giải quyết vấn đề và làm việc độc lập hoặc nhóm.
Lộ trình thăng tiến của Nhân viên lắp đặt
Lộ trình thăng tiến của Nhân viên lắp đặt có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
Kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
1 – 3 năm |
8 - 15 triệu/tháng |
|
3 – 5 năm |
Kỹ thuật viên lắp đặt |
12 - 18 triệu/tháng |
5 – 8 năm |
Trưởng nhóm lắp đặt |
18 - 25 triệu/tháng |
Mức lương trung bình của Nhân viên lắp đặt và các ngành liên quan
-
Hỗ trợ kỹ thuật 15.000.000 - 25.000.000 VNĐ (1 tháng)
-
Nhân viên lắp ráp 8.000.000 - 15.000.000 (1 tháng)
1. Nhân viên lắp đặt
Mức lương: 8 - 15 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên lắp đặt là người chịu trách nhiệm thực hiện việc cài đặt, lắp ráp, và kết nối các thiết bị, hệ thống, hoặc sản phẩm tại các địa điểm khách hàng. Công việc của họ bao gồm cả việc thực hiện các công đoạn lắp ráp cơ bản như cắt, khoan, vặn ốc, và nối dây điện, đồng thời cũng có thể bao gồm việc cài đặt phần mềm, cấu hình thiết bị, và kiểm tra hoạt động sau khi lắp đặt hoàn thành.
>> Đánh giá: Nhân viên lắp đặt thường làm việc trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, điện tử, an ninh, và thiết bị gia dụng, và họ cần có kiến thức kỹ thuật và kỹ năng tay nghề để hoàn thành công việc một cách chính xác và đáng tin cậy.
2. Kỹ thuật viên lắp đặt
Mức lương: 12 - 18 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Kỹ thuật viên lắp đặt là người có kinh nghiệm và chuyên môn cao hơn, có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp trong quá trình lắp đặt. Bạn sẽ thường đảm nhận vai trò lãnh đạo nhóm nhỏ trong các dự án lắp đặt, phối hợp với các bên liên quan để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc. Ngoài việc thực hiện công việc lắp đặt, kỹ thuật viên còn có nhiệm vụ hướng dẫn và đào tạo nhân viên mới, cùng với việc đề xuất các cải tiến và giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả công việc.
>> Đánh giá: Là Kỹ thuật viên lắp đặt bạn phải có kiến thức chuyên môn tốt, am hiểu tường tận để phục vụ cho các công việc. Và nếu Kỹ thuật viên lắp đặt có khả năng truyền tải kiến thức tốt, hướng dẫn dễ hiểu và kỹ năng/ chuyên môn cao thì họ có thể dạy nghề, đào tạo ra thế hệ xuất sắc kế tiếp.
3. Trưởng nhóm lắp đặt
Mức lương: 18 - 25 triệu đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 8 năm
Trưởng nhóm lắp đặt là người đứng đầu và có trách nhiệm quản lý một nhóm nhân viên lắp đặt. Vai trò của bạn tại vị trí này bao gồm lập kế hoạch và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm, đảm bảo các hoạt động lắp đặt được tiến hành đúng tiến độ và chất lượng. Bạn phải thường xuyên theo dõi và đánh giá tiến trình công việc, giải quyết các vấn đề phát sinh và báo cáo cho cấp quản lý cao hơn về tình hình công việc.
>> Đánh giá: Là người có kinh nghiệm và kỹ năng lãnh đạo sẽ có cơ hội trở thành nhóm trưởng. Vị trí này đòi hỏi khả năng quản lý nhóm công nhân, phối hợp công việc và đảm bảo hiệu suất của nhóm được duy trì. Cấp bậc này đòi hỏi sự nỗ lực, học hỏi liên tục và kỷ luật cá nhân để thăng tiến trong sự nghiệp Kỹ thuật.
Đọc thêm:
Việc làm Nhân viên lắp đặt toàn quốc