Mô tả công việc
Quản lý các dự án Ngân hàng số được giao, lập kế hoạch chi tiết và thực hiện triển khai các dự án được giao bởi Ban lãnh đạo Ngân hàng số.
Ước tính và phân bổ nguồn lực cần thiết cho dự án.
Thường xuyên đánh giá tình trạng của dự án và báo cáo kịp thời cho Ban lãnh đạo Khối Ngân hàng số, Giám đốc dự án, Nhà bảo trợ và các bên liên quan.
Quản lý các công việc hàng ngày của dự án. Chịu trách nhiệm đánh giá và đảm bảo chất lượng tổng thể của dự án trước khi bàn giao cho khách hàng.
Đảm bảo sự tham gia và hợp tác của các bên liên quan trong dự án.
Chủ động đánh giá rủi ro và các vấn đề của dự án; thiết lập kế hoạch giảm thiểu/giải quyết rủi ro và thông tin, báo cáo kịp thời cho các bên liên quan.
Cập nhật hồ sơ ngân sách, tiến độ, phạm vi, nguồn lực của dự án.
Chuẩn bị các hồ sơ liên quan tới quá trình đầu tư, triển khai các dự án Ngân hàng số của Ngân hàng (nếu được yêu cầu) như: Tờ trình khởi tạo dự án, tờ trình ngân sách, báo cáo phân tích đầu tư (business case), tờ trình thành lập dự án, báo cáo đóng dự án (closure report).
Tham gia đánh giá, lựa chọn giải pháp Ngân hàng số (nếu được yêu cầu).
Quản lý sự phụ thuộc của dự án, phối hợp với các dự án khác để đảm bảo việc triển khai dự án đáp ứng yêu cầu, mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng nếu có sự phụ thuộc với các dự án khác.
2. Lan tỏa văn hóa Agile trong tổ chức:
Luôn là thành viên dẫn đầu trong việc chuyển đổi Scrum/Agile trong tổ chức.
Tham gia xây dựng các tài liệu về Agile/Scale Agile và lan tỏa văn hóa Agile trong tổ chức.
Yêu cầu công việc
Tốt nghiệp Đại học trở lên liên quan tới các chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh.
Chứng chỉ Scrum chuyên nghiệp, ví dụ: A-CSM hoặc PSM II. Những thứ khác như PMP, PMI-ACP, Lean, Six Sigma, Agile Project Management là một điểm cộng.
* Kinh nghiệm:
2-3 năm làm việc trong các dự án kỹ thuật với vai trò Scrum Master ở các công ty công nghệ, ngân hàng, tài chính.
Kiến thức cơ bản về Scrum/Agile: về lý thuyết, cách thức hoạt động, các vai trò (roles), các sự kiện (events).
Sử dụng các công cụ Agile, ví dụ: Jira, Confluence, Miro, Trello.
Kiến thức về quản lý rủi ro (Risk Management).
Kiến thức về xử lý khi có xung đột (Conflict Management).
Quyền lợi được hưởng
Mức lương cạnh tranh, phản ánh trực tiếp kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên (chi tiết sẽ được thảo luận trong buổi phỏng vấn)
13 ngày nghỉ phép linh hoạt, bao gồm ngày sinh nhật và các dịp quan trọng khác
Bảo hiểm đầy đủ theo luật lao động, cùng với ABBANK CARE - chương trình phúc lợi bổ sung đặc biệt dành cho ABBankers
Lãi suất vay ưu đãi - Quyền lợi đặc biệt dành cho nhân viên ABBANK
Cơ hội phát triển nghề nghiệp hấp dẫn:
Gia nhập các dự án chuyển đổi quy mô lớn, cộng tác cùng các chuyên gia hàng đầu để áp dụng công nghệ mới nhất trong ngành ngân hàng
Lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng, được tạo điều kiện cho cả sự phát triển kỹ thuật và quản lý
Hỗ trợ đào tạo và chứng chỉ trong lĩnh vực IT, ngân hàng/tài chính
Môi trường làm việc năng động:
Mô hình làm việc linh hoạt, trẻ trung, khuyến khích đổi mới và sáng tạo
Văn phòng được trang bị hiện đại, kèm theo các thiết bị tiên tiến nhất dành cho nhân viên
Tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoại khóa (team building, hội thảo, và các sự kiện văn nghệ), tạo điều kiện cho nhân viên gắn kết và phát triển
Được thành lập từ năm 1993, cho đến nay Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đã và đang đóng góp cho thị trường tài chính Việt Nam một thương hiệu Ngân hàng bán lẻ thân thiện, uy tín và hiệu quả.
Cùng với sự phát triển uy tín thương hiệu, chất lượng môi trường làm việc tại ABBANK cũng liên tục được các tổ chức uy tín trong và ngoài nước đánh giá cao những năm gần đây: Năm 2021, ABBANK lọt vào danh sách 25 Thương hiệu Tài chính dẫn đầu tại Việt Nam theo công bố của Tạp chí Tài chính Forbes Việt Nam với giá trị thương hiệu ước đạt 39,4 triệu USD; ABBANK là 1 trong 10 ngân hàng ngoài quốc doanh có Chỉ số thương hiệu tốt nhất và Top 13 Ngân hàng có chỉ số thương hiệu tốt nhất (Theo báo cáo xếp hạng của Mibrand năm 2021); ABBANK cũng được tạp chí HR Asia chứng nhận là một trong những Nơi làm việc tốt nhất Châu Á kể từ năm 2020.
Ở cột mốc 30 năm thành lập, ABBANK sở hữu một nền tảng công nghệ thông tin hiện đại; đội ngũ nhân sự tâm huyết và am hiểu nghiệp vụ, cùng với đó là hệ thống sản phẩm dịch vụ giải pháp tài chính tiện ích, hiệu quả và linh hoạt với mạng lưới điểm giao dịch rộng khắp trên toàn quốc nhằm phục vụ phương châm “Khách hàng là trọng tâm”.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng chế độ Bảo hiểm theo luật lao động
- Chương trình ABBANK CARE (chế độ đãi ngộ, phúc lợi bổ sung dành cho toàn thể cán bộ nhân viên ABBANK).
Các hoạt động ngoại khóa
- Team Building
- Các chương trình hội thao văn nghệ
Lịch sử thành lập
- Năm 1993, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) được thành lập theo giấy phép số 535/GP-UB
- Năm 2004, Nâng cấp thành ngân hàng quy mô đô thị có vốn điều lệ 70,04 tỷ đồng
- Năm 2005, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trở thành cổ đông chiến lược của ABBANK
- Năm 2006, ABBANK đã phát hành công trái phiếu của EVN cùng với ngân hàng Deutsche Bank và quỹ đầu tư Vinacapital
- Năm 2007, ABBANK ký hợp đồng liên kết chiến lược với Agribank; trở thành thành viên của mạng thanh toán PAYNET; tăng vốn điều lệ lên 2300 tỷ đồng
- Năm 2008, ABBANK phát triển và trưởng thành, đã có sự bứt phá mạnh mẽ về lượng từ năm 2008 đến nay. Cùng thời điểm đó, ABBANK ký kết hợp tác chiến lược với Maybank – Ngân hàng lớn nhất Malaysia; ABBANK được trao giải "Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc 2007" do Wachoviabank – một trong bốn ngân hàng lớn nhất của Mỹ trao tặng
Mission
Với sứ mệnh cung cấp các giải pháp tài chính thân thiện, hiệu quả và phù hợp với nhu cầu khách hàng, tôn chỉ hoạt động của ABBANK chính là:
- Phục vụ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả và linh hoạt.
- Tăng trưởng lợi ích cho cổ đông.
- Hướng đến sự phát triển toàn diện, bền vững của ngân hàng.
- Đầu tư vào yếu tố con người làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài.
Review ABBANK
Môi trường làm việc tốt, học tập được nhiều kinh nghiệm
Môi trường làm việc ổn, lương không cao
Chế độ lương thấp, thiếu chuyên nghiệp
Công việc của Network Project Manager là gì?
Network Project Manager là việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với các bên liên quan khác trong lĩnh vực quản lý dự án. Đây là một kỹ năng quan trọng của project manager để trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp và nhận được sự hỗ trợ cho các dự án của mình.
Mô tả công việc của Network Project Manager
Network Project manager chịu trách nhiệm về các hoạt động sau:
Lên kế hoạch và triển khai dự án mạng
Network Project Manager xây dựng kế hoạch chi tiết cho các dự án phát triển, mở rộng hoặc nâng cấp hệ thống mạng. Điều này bao gồm việc xác định yêu cầu dự án, ngân sách, nguồn lực, và thời gian hoàn thành. Họ đảm bảo rằng các yếu tố về thiết kế, cấu hình, và bảo mật mạng được tuân thủ trong suốt quá trình triển khai, đồng thời giám sát các giai đoạn thực hiện.
Quản lý và phối hợp đội ngũ kỹ thuật
Quản lý đội ngũ kỹ thuật viên, kỹ sư mạng, và nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án là một phần quan trọng trong công việc của Network Project Manager. Họ chịu trách nhiệm phân công công việc, giải quyết các vấn đề phát sinh và đảm bảo rằng mọi thành viên đều hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của mình. Sự phối hợp hiệu quả giữa các nhóm giúp đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án.
Giám sát và báo cáo tiến độ dự án
Network Project Manager theo dõi sát sao tiến độ dự án, đánh giá rủi ro, và đưa ra các biện pháp điều chỉnh khi cần thiết. Họ thường xuyên cập nhật tình hình dự án cho các bên liên quan, bao gồm báo cáo về tiến độ, chi phí và các thách thức gặp phải. Việc quản lý chặt chẽ tiến độ và tài nguyên đảm bảo dự án được hoàn thành đúng thời hạn và đáp ứng các mục tiêu kỹ thuật.
Network Project Manager có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
195 - 312 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Network Project Manager
Tìm hiểu cách trở thành Network Project Manager, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Network Project Manager?
Yêu cầu tuyển dụng
Các yêu cầu tuyển dụng của Network Project Manager có thể thay đổi tùy theo công ty và dự án cụ thể. Dưới đây là một số yêu cầu phổ biến cho vị trí này:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Kiến thức về quản lý dự án: Project manager networking cần có kiến thức vững về quản lý dự án, bao gồm các phương pháp, quy trình và công cụ quản lý dự án. Họ cần hiểu về lập kế hoạch, theo dõi tiến độ, quản lý rủi ro và tương tác với các bên liên quan.
- Kiến thức về mạng lưới: Project manager networking cần hiểu về các khái niệm và công nghệ liên quan đến mạng lưới, bao gồm mạng máy tính, hệ thống mạng, bảo mật mạng và các giao thức mạng. Họ cần có khả năng hiểu và áp dụng các yêu cầu mạng lưới vào quản lý dự án.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Project manager networking cần có kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ để tương tác và làm việc với các đối tác, khách hàng và thành viên trong nhóm dự án. Họ cần có khả năng lắng nghe, truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiểu rõ yêu cầu của khách hàng.
- Kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức: Project manager networking cần có khả năng quản lý thời gian hiệu quả, ưu tiên công việc và tổ chức công việc một cách có hệ thống. Họ cần có khả năng làm việc trong môi trường áp lực và đáp ứng các mục tiêu thời gian.
Các yêu cầu khác
- Kinh nghiệm: Một số công ty có yêu cầu kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý dự án hoặc mạng lưới. Kinh nghiệm trước đây trong việc xây dựng và duy trì mạng lưới quan hệ sẽ được đánh giá cao.
Lộ trình thăng tiến của Network Project Manager
Số năm kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
2 - 3 năm |
Project Coordinator |
12.000.000 - 20.000.000 triệu/tháng |
3 - 5 năm | 25.000.000 - 35.000.000 triệu/tháng | |
Trên 6 năm |
Senior Project Manager |
45.000.000 - 50.000.000 triệu/tháng |
Mức lương bình quân của Network Project Manager có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Giám đốc thương mại điện tử: 30 - 40 triệu đồng/tháng
- Giám đốc kinh doanh: 25 - 40 triệu đồng/tháng
Lộ trình thăng tiến của Project manager networking có thể khác nhau tùy thuộc vào công ty và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình tham khảo:
1. Project Coordinator
Mức lương: 12 - 20 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 3 năm
Project Coordinator (PC) là chuyên gia hỗ trợ Quản lý dự án (Project Manager - PM) trong việc lập kế hoạch, điều phối và giám sát các dự án. PC đóng vai trò trung gian giữa PM và các bên liên quan khác nhau trong dự án, đảm bảo dự án diễn ra suôn sẻ và đạt được mục tiêu đề ra. Các công việc chính tại vị trí này là xác định phạm vi dự án, lập kế hoạch chi tiết, phân bổ nguồn lực, lập lịch trình và dự toán ngân sách, theo dõi tiến độ thực hiện các công việc, cập nhật báo cáo cho PM và các bên liên quan, đồng thời thông báo rủi ro và vấn đề tiềm ẩn,..
2. Network Project Manager
Mức lương: 25 - 35 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Network Project Manager là việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với các bên liên quan khác trong lĩnh vực quản lý dự án. Đây là một kỹ năng quan trọng của project manager để trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp và nhận được sự hỗ trợ cho các dự án của mình. Công việc chính tại vị trí này là xây dựng và duy trì mối quan hệ với các đối tác, nhà cung cấp liên quan đến dự án để thuận lợi trong việc triển khai và thực hiện dự án, kết nối với các chuyên gia, đồng nghiệp trong ngành để cập nhật những kiến thức, kinh nghiệm mới nhất trong lĩnh vực quản lý dự án,..
>> Đánh giá: Vị trí Project Manager trong lĩnh vực networking cung cấp nhiều cơ hội việc làm trong các công ty công nghệ, doanh nghiệp mạng, nhà cung cấp dịch vụ mạng và các tổ chức khác. Có nhiều dự án mạng được triển khai và quản lý, do đó cung cấp nhiều cơ hội cho các chuyên gia quản lý dự án.
3. Senior Project Manager
Mức lương: 45 - 50 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 6 năm
Senior Project Manager (SPM) là chuyên gia quản lý dự án có kinh nghiệm dày dặn và kỹ năng chuyên môn cao. Họ chịu trách nhiệm lãnh đạo và quản lý các dự án lớn, phức tạp và có tầm quan trọng chiến lược cho tổ chức. SPM đóng vai trò cầu nối giữa ban lãnh đạo, các bên liên quan và các thành viên trong nhóm dự án. Họ đảm bảo dự án được hoàn thành đúng hạn, trong phạm vi ngân sách và đáp ứng các mục tiêu đề ra. Các công việc chính tại vị trí này là xác định, đánh giá và lập kế hoạch ứng phó với các rủi ro tiềm ẩn trong dự án, đảm bảo chất lượng dự án đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu, giao tiếp hiệu quả với tất cả các bên liên quan, thu thập yêu cầu, giải quyết mâu thuẫn và đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ,..
>> Khám phá thêm:
Việc làm Network Project Manager đang tuyển dụng
Việc làm Key account Manager đang tuyển dụng