22 việc làm
Công ty cổ phần Bia và Nước giải khát Hạ Long
Trưởng Phòng Kế Hoạch Vật Tư
Bia và Nước giải khát Hạ Long
Thỏa thuận
Quảng Bình, Quảng Ninh
Đăng 7 ngày trước
HR Vietnam’s ESS Client
Planning Manager
HR Vietnam
4.5
Thỏa thuận
Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng 3 ngày trước
15 - 17 triệu
Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi
Đăng 5 ngày trước
Công ty TNHH Cơ Điện Lạnh EEP Việt Nam
Trưởng Phòng Kế Hoạch
Cơ Điện Lạnh EEP Việt Nam
15 - 25 triệu
Hà Nội
Đăng 5 ngày trước
Thỏa thuận
Bình Dương
Đăng 12 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 15 ngày trước
Thỏa thuận
Đồng Nai
Đăng 15 ngày trước
40 - 45 triệu
Hà Nội
Đăng 17 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 18 ngày trước
Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Yes4All
Sales Planning Leader
Yes4All
3.3
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 19 ngày trước
Wendelbo SEA JSC
Planning Team Leader
Wendelbo SEA JSC
Thỏa thuận
Bình Dương
Đăng 22 ngày trước
40 - 45 triệu
Hà Nội
Đăng 23 ngày trước
Thỏa thuận
Bình Thuận
Đăng 24 ngày trước
20 - 30 triệu
Hồ Chí Minh, Long An
Đăng 24 ngày trước
Thỏa thuận
Bình Định
Đăng 25 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 26 ngày trước
Thỏa thuận
Bình Thuận
Đăng 27 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 29 ngày trước
20 - 30 triệu
Đăng 30 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Networld Asia Group
Digital Planning Manager
Networld Asia Group
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30 ngày trước
Công ty cổ phần Bia và Nước giải khát Hạ Long
Trưởng Phòng Kế Hoạch Vật Tư
Bia và Nước giải khát Hạ Long
29 việc làm
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 10
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 10
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Quản lý
Ngày đăng tuyển: 03/08/2024
Hạn nộp hồ sơ: 03/09/2024
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Trên 3 năm
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Địa điểm làm việc: Quảng Bình, Quảng Ninh
A, Quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh doanh:
Tổng hợp - các kế hoạch tiêu thụ, sản xuất, nhu cầu nhân lực, nguyên liệu vật liệu cho các kỳ Tháng, Quý, Năm.
Theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch để đưa ra các quyết định phù hợp, sửa đổi kế hoạch nếu cần thiết.
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống kiểm soát chi phí để đảm bảo các hoạt động của công ty được thực hiện một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Làm việc với các bộ phận khác trong công ty để đưa ra các giải pháp phù hợp và đảm bảo hoạt động của công ty được thực hiện đúng tiến độ và đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Thực hiện các hoạt động phân tích về thị trường, về sản phẩm, về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về môi trường kinh doanh để đưa ra các quyết định kế hoạch phù hợp với tình hình thị trường hiện tại và tiềm năng phát triển tương lai.
Tham mưu và giúp việc cho Ban Điều Hành trong việc Định hướng chiến lược cho tổ chức, xác định mục tiêu kinh doanh và chiến lược phát triển trong tương lai.
B, Công tác mua hàng phục vụ kinh doanh và sản xuất:
Lập kế hoạch và thực hiện mua sắm, cung ứng vật tư, nguyên nhiên liệu, thiết bị theo đúng quy trình quy định của công ty, đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
Quản lý các hợp đồng kinh tế và các mối quan hệ kinh tế liên quan.
Đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp đáng tin cậy, có giá cả cạnh tranh và chất lượng sản phẩm đảm bảo.
Thực hiện quy trình đấu thầu, thu thập báo giá để chọn nhà cung cấp có giá cả và chất lượng tốt nhất.
Đàm phán giá và điều kiện mua hàng với các nhà cung cấp.
Quản lý các hợp đồng mua hàng, bao gồm việc đảm bảo các điều khoản và điều kiện được thực hiện đúng thời hạn và đảm bảo quyền lợi cho công ty.
Theo dõi các đơn đặt hàng để đảm bảo việc giao hàng đúng thời gian và đúng số lượng.
Giám sát tình trạng hàng tồn kho và thực hiện các biện pháp để giảm thiểu sự lãng phí.
Tham gia đàm phán với các nhà cung cấp để đạt được các điều khoản mua hàng tốt hơn và cải thiện quan hệ với nhà cung cấp.
C, Quản lý các kho nguyên liệu chính/ phụ, vật tư, vật phẩm quảng cáo của công ty:
Nhận và kiểm tra số lượng, chất lượng của hàng hóa khi nhập kho.
Lập và quản lý hệ thống lưu trữ, xếp dỡ, vị trí kho để đảm bảo quản lý khoa học, tối ưu hóa diện tích kho và tiết kiệm chi phí.
Theo dõi tình trạng hàng tồn kho, bao gồm kiểm kê định kỳ và định giá hàng tồn kho.
Quản lý đơn đặt hàng từ các bộ phận khác trong công ty để đảm bảo cung cấp sản phẩm, nguyên liệu, vật tư đúng thời điểm, đúng số lượng và chất lượng đảm bảo.
Quản lý và điều khiển hoạt động xuất kho, bao gồm đóng gói, vận chuyển, lập phiếu giao hàng và theo dõi tình trạng hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Tổ chức và điều phối việc vận chuyển hàng hóa giữa các kho và đối tác liên quan, đảm bảo tiến độ vận chuyển đúng thời gian, đúng địa điểm và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Giám sát và phân tích dữ liệu về hoạt động nhập, xuất, tồn kho, đưa ra các dự báo, phân tích, đánh giá về tình trạng kho, giúp cho các bộ phận khác có thể đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.
D, Công tác thống kê, quyết toán nguyên liệu chính/phụ, vật tư thiết bị, vật phẩm quảng cáo của công ty:
Thống kê các chỉ tiêu định mức sản xuất kinh doanh hàng tháng của Công ty để làm căn cứ so sánh giữa kế hoạch giao và thực tế;
Phối hợp Nghiệm thu - Quyết toán Nguyên liệu chính/phụ, vật tư thiết bị, vật phẩm quảng cáo đúng và đủ theo các quy định của Pháp luật và công ty.
E, Nhiệm vụ và trách nhiệm khác:
Thực hiện các công việc làm việc với các cơ quan Nhà Nước kiểm tra chuyên ngành về các lĩnh vực đang phụ trách
Thực hiện các công việc khác theo phân công của Cán bộ quản lý trực tiếp phù hợp với năng lực và phạm vi công việc.
Tuân thủ các quy định, quy trình, quy chế liên quan đến công việc thực hiện và tự chịu trách nhiệm về các sai sót, rủi ro gây ra do cá nhân và/hoặc tập thể thực hiện.Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương, 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Cung ứng vật tư
Cử nhân chuyên ngành kỹ thuật hoặc Kinh tế, ưu tiên các ứng viên đã có bằng thạc sỹ hoặc bằng cử nhân chuyên ngành Chuỗi Cung Ứng
Tiếng Anh thông thạo (IELTS > 6.5 hoặc tương đương)
Thành thạo tin học văn phòng, xử lý số liệu tốt.
Kỹ năng sắp xếp cách hợp lý và cẩn trọng.
Kỹ năng giao tiếp tốt bằng văn bản, lời nói, email, sử dụng tiếng Anh qua email/ chat.
Có khả năng sắp xếp thời gian, tư duy sáng tạo, biết lập và triển khai kế hoạch công việc hiệu quả.
Tinh thần làm việc độc lập và chủ động xử lý hiệu quả công việc.
Tinh thật làm việc phối hợp nhóm, hỗ trợ đồng đội vì hiệu quả chung của phòng ban mình và các bộ phận khácMức lương cạnh tranh, thưởng theo kết quả công việc.
Môi trường làm việc thân thiện, tự chủ và linh hoạt
Được đào tạo để nâng cao năng lực và nghiệp vụ
Khả năng thăng tiến nhanh chóng dựa trên kết quả làm việc
Chế độ nghỉ phép năm, nghỉ mát, teambuilding... định kỳ hàng năm
Được hưởng các chế độ BHYT,BHXH, ...theo Luật Lao động và các chế độ đãi ngộ, phúc lợi theo quy định của Công ty.
Khu vực
Báo cáo

Công ty cổ phần Bia và Nước giải khát Hạ Long
Bia và Nước giải khát Hạ Long Xem trang công ty
Quy mô:
500 - 1.000 nhân viên
Địa điểm:
130 Lê Lợi

Sự khởi đầu của Công ty cổ phần Bia và Nước giải khát Hạ Long bắt nguồn từ năm 1967 với tên gọi Nhà máy liên hợp thực phẩm Hòn Gai – ngày ấy nơi đây giữ một vai trò quan trọng trong việc sản xuất và phục vụ nhu cầu thực phẩm của người dân Hồng Gai.

Suốt thời gian sau đó, cùng với sự vận động của nền kinh tế thị trường và đòi hỏi theo kịp thị hiếu khách hàng, tên gọi cũng như mục đích hoạt động của công ty đã trải qua nhiều thay đổi. Năm 1992 là thời điểm đánh dấu bước ngoặt lớn nhất trên chặng đường phát triển của nhà máy khi Ban lãnh đạo quyết định chuyển hướng tập trung hoạt động kinh doanh vào thị trường bia, đổi tên Xí nghiệp thành Nhà máy Bia và Nước giải khát Quảng Ninh.

Qua bao nhiêu thăng trầm, Bia Hạ Long với sứ mệnh tiền định của mình vẫn luôn là một trong những công ty tạo dựng được thương hiệu bền vững, góp phần vào sự phát triển kinh tế cho tỉnh Quảng Ninh. Không chỉ là một trong những đơn vị hàng đầu đóng góp nguồn thuế cho tỉnh nhà phục vụ những công tác an sinh xã hội mà còn là nơi giúp người lao động có việc làm, thu nhập ổn định, gắn kết tình cảm của họ với quê hương càng thêm sâu sắc. 

Chính sách bảo hiểm 

  • Được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn theo quy định nhà nước 

Các hoạt động ngoại khóa 

  • Tham quan, nghỉ mát hằng năm
  • Team building nội bộ 
  • Party cuối năm, kỷ niệm ngày thành lập công ty, các sự kiện ngày lễ, tết, phụ nữ việt nam…

Lịch sử thành lập 

  • Năm 1967 - 1969,  Tiền thân là nhà máy liên hợp thực phẩm Hòn Gai
  • Tháng 02/1982, Đổi tên là Xí nghiệp bánh kẹo Quảng Ninh
  • Ngày 3/ 7/1986,  UBND tỉnh đã phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật về dự án một dây chuyền sản xuất Bia   
  • Ngày 1/7/1988, Dây chuyền sản xuất bia đã chính thức khai trương và đưa vào sử dụng. Đánh dấu một bước ngoặt lịch sử về sự chuyển giao nhiệm vụ sản xuất chính của Xí nghiệp.
  • Tháng 02/ 1992, Đổi tên là Nhà máy Bia - NGK Quảng Ninh.
  • Tháng 02/ 1996, Đổi tên là Công ty Bia - NGK Quảng Ninh
  • Năm 2003, Công ty tiến hành Đại hội cổ đông thành lập Công ty Cổ phần Bia & NGK Hạ Long. Công ty Cổ phần Bia & Nước giải khát Hạ Long trong nhiều năm liên tiếp được Đảng và Nhà nước trao tặng: Huân chương lao động hạng ba năm 1987, Huân chương lao động hạng hai năm 1994 và nhiều bằng khen khác. 
  • Năm 2007, Khánh thành Nhà máy Đông Mai với tổng vốn đầu tư 170 tỷ, có đội ngũ kỹ sư trẻ, công nhân lao động lành nghề. Sử dụng và quản lý hệ thống thiết  bị hiện đại, gồm dây chuyền nấu lên men công suất 20 triệu lít bia/năm và dây chuyền chiết chai 10.000 chai/giờ. Hệ thống xử lý nước thải hiện đại đã hoàn thành giai đoạn 1 với công suất 600m3/ngày đêm.
  • Năm 2010, Công ty thành lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con: Công ty mẹ: Công ty cổ phần Bia & NGK Hạ Long, bao gồm khối văn phòng Công ty và khối Thị trường. Công ty con: Công ty cổ phần Bia & NGK Đông Mai, bao gồm toàn bộ khối sản xuất là Phân xưởng Bia hơi và Phân xưởng Bia chai.     
  • Ngày 1/7/2021, Công ty Cổ phần Bia và NGK Hạ Long đã tổ chức kỷ niệm 33 năm ngày thành lập. Ra mắt nhãn hiệu bia mới Bia Rồng Việt - Bản lĩnh Việt. Điểm đáng chú ý của dấu mốc kỷ niệm 33 năm thành lập chính là sự ra đời của dòng sản phẩm bia Rồng Việt

Mission

Tạo ra những sản phẩm bia với hương vị và chất lượng đẳng cấp Thế giới.

Công việc của Trưởng Phòng Kế Hoạch là gì?

Trưởng phòng kế hoạch (Planning Manager)  là người đứng đầu phòng kế hoạch, có trách nhiệm nghiên cứu các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty để từ đó lên kế hoạch chiến lược phù hợp để thực hiện các mục tiêu đó. Họ cũng cần nghiên cứu thị trường và phân tích các xu hướng mới trong ngành nghề kinh doanh. Lên kế hoạch và thực hiện chúng là những nhiệm vụ tối quan trọng đối với doanh nghiệp bởi nó gắn liền với chiến lược kinh doanh và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Bởi vậy, vai trò của Trưởng phòng Kế hoạch đối với công ty là vô cùng to lớn. 

Công việc chính của các trưởng phòng kế hoạch

Trưởng phòng kế hoạch thường hoạt động chính tại các công ty, cơ quan, doanh nghiệp trong giờ làm việc hành chính theo lịch làm việc được chỉ định trước. Ngoài ra, đối với những trưởng phòng kế hoạch làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp khác nhau, thời gian làm việc cũng khác nhau. Tùy vào môi trường làm việc cụ thể mà trách nhiệm cụ thể của một trưởng phòng kế hoạch sẽ khác nhau. 

Là người quản lý, đứng đầu bộ phận phòng ban nên Trưởng phòng kế hoạch phải bao gồm rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ chuyên môn đến quản lý nhân viên, các sự việc phát sinh, thực hiện báo cáo với cấp trên, làm việc với khách hàng. Cụ thể bao gồm:

  • Lập kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, năm, quản lý, theo dõi thực hiện kế hoạch dự án, đảm bảo các chỉ tiêu xuất suất phù hợp với thị trường.
  • Đánh giá, phân tích tình hình thị trường về sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của công ty, dự báo về kế hoạch sắp tới.
  • Tham mưu, cố vấn cho ban giám đốc về các vấn đề liên quan đến kế hoạch, lựa chọn khách hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
  • Theo dõi kế hoạch xuất nhập hàng hóa của công ty.
  • Phối hợp với các phòng ban thực hiện tốt kế hoạch, mục tiêu đề ra.
  • Phân bổ công việc cho cấp dưới, kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, nhân viên đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.
  • Xử lý khiếu nại, thắc mắc của khách hàng.
  • Chuẩn bị các báo cáo về hoạt động, khuyến nghị cải tiến, sửa đổi. Báo cáo cho ban giám đốc về tiến độ sản xuất, kế hoạch thực hiện sản xuất của doanh nghiệp.
  • Tham gia chuẩn bị và quản lý ngân sách, theo dõi và kiểm soát chi tiêu.
  • Cung cấp, đào tạo phát triển nhân viên.
  • Thực hiện các công việc khác của cấp trên giao cho

Trưởng Phòng Kế Hoạch có mức lương bao nhiêu?

260 - 390 triệu /năm
Tổng lương
240 - 360 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
20 - 30 triệu
/năm

Lương bổ sung

260 - 390 triệu

/năm
260 M
390 M
104 M 910 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Trưởng Phòng Kế Hoạch

Tìm hiểu cách trở thành Trưởng Phòng Kế Hoạch, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Nhân viên kế hoạch
130 - 195 triệu/năm
Trưởng Phòng Kế Hoạch
260 - 390 triệu/năm
Trưởng Phòng Kế Hoạch

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
6%
2 - 4
47%
5 - 7
33%
8+
14%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trưởng Phòng Kế Hoạch?

Yêu cầu của tuyển dụng đối với trưởng phòng kế hoạch

Ứng viên vị trí trưởng phòng kế hoạch cần có trình độ chuyên môn vững chắc, tập trung vào công việc và luôn cập nhật những tiến bộ mới nhất. Những yêu cầu với trưởng phòng kế hoạch đều là về trình độ và sự chuyên nghiệp khi xử lý công việc theo đúng quy trình. Để thành công trong vai trò này, mỗi trưởng phòng kế hoạch đều phải hiểu rõ về các thủ tục cho quản lý và có kinh nghiệm tiếp xúc, tư vấn cho khách hàng. Những yêu cầu cơ bản nhất của nhà tuyển dụng là:

Về kiến thức chuyên môn

  • Bạn cần sở hữu bằng Đại học hoặc sau Đại học chuyên ngành kinh doanh, tài chính, tiếp thị hoặc một số lĩnh vực có liên quan.
  • Chuyên môn sâu rộng về hoạch định kế hoạch, phân tích kế hoạch, sắp xếp kế hoạch, chiến lược kinh doanh.
  • Ngoại ngữ tốt là một điểm cộng rất lớn cho ứng viên vị trí này. 
  • Bạn cần có ít nhất 5 năm kinh nghiệm ở vị trí hoạch định chiến lược hoặc phân tích kinh doanh.

Về kỹ năng cơ bản

  • Kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm cũng như làm việc độc lập.
  • Kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề tốt để điều phối công việc nhóm, khách hàng
  • Kỹ năng phân tích vấn đề và đưa ra quyết định đúng đắn.
  • Có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin
  • Có khả năng truyền đạt thông tin về số liệu một cách dễ hiểu.

Bạn cần chuẩn bị tinh thần để có thể làm việc ngoài giờ khi có công việc phát sinh hoặc đi công tác xa. Vị trí này cũng yêu cầu sức khỏe tốt, chịu được áp lực và cường độ công việc cao. Bên cạnh đó, một số nhà tuyển dụng cũng quan tâm đến tính cách của ứng viên. Một người quyết đoán, tích cực, hợp tác tốt, chuyên nghiệp sẽ có lợi thế rất lớn so với các ứng viên khác. Ôn hòa, điềm đạm; trung thực (đây là đức tính rất quan trọng ở bất cứ môi trường và công việc, đặc biệt đối với việc hoạch định kế hoạch sản xuất, thời gian, tiến độ… để không ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong công ty và đối tác), nhạy bén và quyết đoán để giải quyết vấn đề hoặc những sự cố chậm trễ trong công việc; sáng tạo (giúp nhân viên nâng cao hiệu quả làm việc).

Lộ trình thăng tiến của Trưởng phòng kế hoạch

Mức lương bình quân của Trưởng phòng kế hoạch có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Nếu định hướng của bạn sẽ trở thành một trưởng phòng kế hoạch tương lai, bạn phải cần nắm vững các kiến thức Branding, vậy bạn phải nắm vững những gì? Trở thành một chuyên gia trong tất cả các kiến thức thì khá khó nhưng mình đã tổng hợp một số kiến thức mà các bạn cần biết và nâng cao như sau:

Từ 0 - 2 năm đầu tiên: Nhân viên kế hoạch

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí nhân viên hải quan. Nhiệm vụ chính của nhân viên kế hoạch là:

  • Lên các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn theo tuần/tháng/quý/năm.
  • Chuẩn bị các loại tài liệu phục vụ cho quá trình làm việc.
  • Nhận đơn hàng từ đối tác và lên kế hoạch triển khai thực hiện.
  • Liên hệ với các bên cung ứng nguyên vật liệu cho dự án.
  • Tính toán các loại tài nguyên, nguyên liệu, nhân công,... cần thiết để thực hiện dự án.
  • Giám sát quá trình thực hiện và tiến độ các dự án, đôn đốc nhân viên các bộ phận hoàn thành công việc theo kế hoạch.
  • Hỗ trợ các bên liên quan trong quá trình thực hiện kế hoạch.
  • Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khắc phục vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc để hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
  • Quản lý, lưu trữ các loại hồ sơ, giấy tờ liên quan đến sản xuất và chi phí sản xuất.
  • Chủ động liên hệ với khách hàng để lấy ý kiến phản hồi hoặc giải quyết khiếu nại sau khi đã hoàn thành dự án.

Từ 2 - 3 năm: Chuyên viên kế hoạch

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 3 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí chuyên viên kế hoạch. Với vị trí công việc này, nhiệm vụ chính của bạn sẽ là định hướng kế hoạch mang giá trị vĩ mô, vì vậy, không thể chỉ dựa vào những phán đoán chủ quan của Planning Specialist mà đưa ra kế hoạch đề xuất được. Tất cả phải dựa trên những số liệu cụ thể, dữ liệu chuẩn xác, dự báo thị trường từ những tổ chức uy tín. Sau đó, bằng những công cụ, phần mềm phân tích chuyên dụng, chuyên viên kế hoạch sẽ tiến hành đánh giá và sàng lọc số liệu cần thiết. Dự án chuyên viên kế hoạch xây dựng sẽ liên quan đến một hoặc nhiều bộ phận chuyên môn trong tổ chức. Không có dữ liệu, không hiểu đặc thù công việc của bộ phận đó sẽ rất khó tạo nên kế hoạch chính và kế hoạch dự phòng đạt yêu cầu. Do đó, việc tạo mối quan hệ công việc tốt đẹp, phối hợp cùng với phòng ban chuyên môn khác luôn nằm trong danh sách nhiệm vụ cho vị trí này. Một kế hoạch khi được thiết lập, ngoài đáp ứng về mặt nội dung công việc, còn phải phù hợp quy định pháp luật nhà nước và phù hợp chính sách riêng của doanh nghiệp. Planning Specialist càng am hiểu những điều luật, kế hoạch công việc càng hạn chế sai sót trong lúc triển khai.

Từ 5- 10 năm: Trưởng/phó phòng kế hoạch

Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Trưởng/phó phòng kế hoạch. Vai trò của Trưởng/phó phòng kế hoạch là: 

  • Là người quản lý, đứng đầu bộ phận phòng ban nên Trưởng phòng kế hoạch phải bao gồm rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ chuyên môn đến quản lý nhân viên, các sự việc phát sinh, thực hiện báo cáo với cấp trên, làm việc với khách hàng. Cụ thể bao gồm:
  • Lập kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, năm, quản lý, theo dõi thực hiện kế hoạch dự án, đảm bảo các chỉ tiêu xuất suất phù hợp với thị trường.
  • Đánh giá, phân tích tình hình thị trường về sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của công ty, dự báo về kế hoạch sắp tới.
  • Tham mưu, cố vấn cho ban giám đốc về các vấn đề liên quan đến kế hoạch, lựa chọn khách hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
  • Theo dõi kế hoạch xuất nhập hàng hóa của công ty.
  • Phối hợp với các phòng ban thực hiện tốt kế hoạch, mục tiêu đề ra.
  • Phân bổ công việc cho cấp dưới, kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, nhân viên đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.
  • Xử lý khiếu nại, thắc mắc của khách hàng.
  • Chuẩn bị các báo cáo về hoạt động, khuyến nghị cải tiến, sửa đổi. Báo cáo cho ban giám đốc về tiến độ sản xuất, kế hoạch thực hiện sản xuất của doanh nghiệp.
  • Tham gia chuẩn bị và quản lý ngân sách, theo dõi và kiểm soát chi tiêu.
  • Cung cấp, đào tạo phát triển nhân viên.
  • Thực hiện các công việc khác của cấp trên giao cho.
Tìm việc theo nghề nghiệp