Để trở thành một kỹ sư cơ điện, bạn cần trang bị nền tảng kiến thức vững chắc từ các ngành học phù hợp và bổ sung thêm kỹ năng thực tiễn thông qua các khóa học chuyên môn. Đây là một lĩnh vực đòi hỏi sự kết hợp giữa tư duy logic, khả năng sáng tạo và kiến thức sâu rộng về cơ khí, điện tử và tự động hóa. Việc lựa chọn đúng ngành học và đầu tư vào các chứng chỉ hỗ trợ sẽ giúp bạn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực đầy tiềm năng này. Vậy, học gì để trở thành kỹ sư cơ điện?
You will provide leadership and coordination for all Low Voltage and high Voltage EDS and junction boxes reporting to the EDS Manager.
- Ownership of the HV and LV EDS systems delivery.
- Ownership of the requirements relative to the HV and LV, Electric Distribution System.
- Ownership of all interfaces (Physical and Data) and accountable for coherence of those interfaces with rest of Platform system
- Accountable for alignment with Vehicle DVP and Prototype milestones
- Responsible for the timing management of the development and release of those components.
- Responsible for the successful completion of all DFMEA activities
- Responsible for the supervision of the successful CAD releases and integration in the Virtual Car
- Responsible for supplier management
- Responsible for the co-ordination and supervision of the delivery of Logical Circuits, 2D Drawings, 3D models
- Hands-on participation in prototype and vehicle build phases and issue management
Knowledge / Experience
- Degree in Electrical/Electronic Engineering discipline.
- Industry experience: Proven (7years +) experience in delivery of EDS Systems and charging solutions for automotive or related industry (supplier or OEM side)
- Excellent communications skills, demonstrated ability to communicate at all levels.
- Decisive contributor to guide the business
- Autonomous, enduring and highly-motivated attitude
- Experience with CAD systems (Catia V5/V6) a plus
- Experience of ECAD platforms: Capital Logic & Integrator, Capital Harness ideally but other toolchains accepted.
- Significant experience in use of engineering tools FMEA, DFM, DFA, Six Sigma, problem resolution etc.
- Experience of change management processes like Engineering Change Requests.
- Extensive design experience of designing circuit schematics.
- Experience in the correct implementation of unique requirements for circuits as required to protect the integrity of the signal (e.g. twisting, shielding, voltage rating, voltage drops, max resistance, specifying insulation type for temperature, dynamics, etc.
- Expertise in circuit simulation, load calculations, voltage drop calculations, bundle size calculations, fault finding & design solutions to prevent failures.
- Good knowledge of connector inline topology and ground topology.
- Gather, interpret and upload relative Technical Customer Documentation (TCD's) into Electrical Database.
- Experience of 2D/3D MCAD bridge synchronization.
- PC Literacy: CAD review systems (Vis Mockup), Power Point, Excel, Word etc.
Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Và Kinh Doanh VinFast là công ty thành viên thuộc tập đoàn Vingroup, một trong những Tập đoàn Kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất Châu Á.
Với triết lý “Đặt khách hàng làm trọng tâm”, VinFast không ngừng sáng tạo để tạo ra các sản phẩm đẳng cấp và trải nghiệm xuất sắc cho mọi người.
VinFast đã nhanh chóng thiết lập sự hiện diện toàn cầu, thu hút những tài năng tốt nhất từ khắp nơi trên thế giới và hợp tác với một số thương hiệu mang tính biểu tượng nhất trong ngành Ô tô.
Review Sản Xuất và Kinh Doanh Vinfast
Nhiều cơ hội tốt học hỏi kinh nghiệm, áp lực cao, chính sách chưa phù hợp (ID)
Công ty tệ, không có cơ hội sửa sai, dễ dàng bị sa thải, thanh tra phạt (RV)
Lương đầu vào công ty khá cao so với mặt bằng chung, công ty có rất nhiều chế độ như bảo hiểm sức khỏe (RV)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Kỹ sư cơ điện là gì?
1. Kỹ sư cơ điện là gì?
Kỹ sư Cơ điện là một lĩnh vực chuyên sâu trong ngành kỹ thuật, liên quan đến việc thiết kế, xây dựng, và duy trì hệ thống cơ điện trong các công trình và thiết bị. Kỹ sư Cơ điện chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các hệ thống điện, cơ khí, và tự động hóa hoạt động hiệu quả và an toàn. Họ có nhiệm vụ phát triển các giải pháp kỹ thuật sáng tạo để tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm năng lượng trong các ứng dụng công nghiệp, dân dụ, và thương mại. Bên cạnh đó những công việc như Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng, Nhân viên cơ điện, Nhân viên kỹ thuật điện tử,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
2. Lương và mô tả công việc của Kỹ sư cơ điện
Mức lương trung bình của Kỹ sư Cơ điện tại Việt Nam khoảng từ 15 triệu - 25 triệu VND/tháng. Mức lương của Kỹ sư Cơ điện tính tại Việt Nam có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cấp bậc, kinh nghiệm làm việc, địa điểm làm việc, và ngành công nghiệp.
Kinh nghiệm |
Mức lương trung bình (VNĐ/tháng) |
Dưới 2 năm kinh nghiệm |
9 - 15 triệu VNĐ/tháng |
2-5 năm kinh nghiệm |
15 - 25 triệu VNĐ/tháng |
5-10 năm kinh nghiệm |
25 - 40 triệu VNĐ/tháng |
Trên 10 năm kinh nghiệm |
40 - 60 triệu VNĐ/tháng |
Tư vấn thiết kế và thi công hệ thống cơ điện
Kỹ sư cơ điện sẽ đi khảo sát thực tế tại nơi xây dựng, công trình để nắm bắt tình hình, không gian, bối cảnh. Từ đó sẽ đưa ra phương án thi công cơ điện phù hợp. Họ cũng là người xem xét bản vẽ từ bộ phận thiết kế, kỹ sư xây dựng và đưa ra tư vấn tối ưu cho việc thực thi thiết kế.
Thống kê số lượng và khối lượng vật tư, lập kế hoạch dự án thi công
Kỹ sư cơ điện cũng có nhiệm vụ tính toán và thống kê số lượng, khối lượng vật tư cần thiết để thi công. Lên hồ sơ dự toán nguyên vật liệu cho công trình. Họ là người trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ đội thi công kiểm tra chất lượng, thông số các vật tư theo danh sách cũng như tổ chức đội ngũ thi công và giám sát quá trình thi công các hạng mục theo đúng tiến độ.
Thiết kế hệ thống cơ điện
Sau khi phương án thi công đã được phê duyệt, kỹ sư cơ điện tiến hành triển khai thiết kế, đảm bảo thời gian thực hiện đúng quy trình, đúng thời hạn. Dựa trên tình hình thực tế mà Kỹ sư cơ điện có thể linh động chỉnh sửa hoặc bổ sung cho các hạng mục cơ điện cũng như thường xuyên kiểm tra, rà soát bản vẽ theo đúng yêu cầu của chủ dự án để hoàn thiện bản vẽ.
Hướng dẫn thi công, vận hành hệ thống cơ điện
Với kinh nghiệm và chuyên môn của mình, kỹ sư cơ điện là người chịu trách nhiệm trong việc thi công, vận hành hệ thống cơ điện theo đúng bản thiết kế được phê duyệt. Đối với những công trình có quy mô rộng lớn, cần nhiều nguồn nhân lực thì kỹ sư cơ điện sẽ là người hướng dẫn, điều lệnh cho nhóm thợ phụ trách công việc lắp đặt thiết bị.
Bảo dưỡng, kiểm tra hệ thống cơ điện
Tiến hành việc kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng hệ thống cơ điện theo sự phân công của cấp trên cũng là một trong những nhiệm vụ phổ biến nhất của Kỹ sư cơ điện. Họ là người phụ trách giải quyết và khắc phục các lỗi về điện, đảm bảo sự an toàn cho người dùng trong khu vực sử dụng.
3. Kỹ sư cơ điện tiếng Anh là gì?
Kỹ sư cơ điện trong tiếng Anh là Electro-Mechanical Engineer hoặc Mechatronics Engineer, tùy theo phạm vi công việc cụ thể:
- Electro-Mechanical Engineer: Thường được sử dụng nếu công việc chủ yếu liên quan đến việc thiết kế, bảo trì, và vận hành các hệ thống cơ khí và điện.
- Mechatronics Engineer: Thường được sử dụng nếu công việc liên quan nhiều đến tích hợp cơ khí, điện tử, máy tính, và hệ thống điều khiển tự động.
4. Học gì để làm Kỹ sư cơ điện
Kỹ thuật Cơ điện tử (Mechatronics Engineering)
Đây là ngành học tích hợp giữa cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin và hệ thống điều khiển tự động. Sinh viên sẽ học cách thiết kế và vận hành các hệ thống máy móc thông minh, như robot hoặc dây chuyền sản xuất tự động. Chương trình đào tạo tập trung vào kỹ năng lập trình, thiết kế mạch điện, và mô phỏng cơ khí. Ngành này phù hợp với những người yêu thích sự kết hợp giữa các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau.
Kỹ thuật Điện - Điện tử (Electrical and Electronics Engineering)
Ngành này tập trung vào việc thiết kế, phát triển và bảo trì các hệ thống điện, mạch điện, và hệ thống truyền dẫn. Sinh viên sẽ học các môn cơ sở như lý thuyết mạch, hệ thống điện và năng lượng tái tạo. Ngoài ra, chương trình còn cung cấp kiến thức về điều khiển tự động và các ứng dụng trong công nghiệp. Ngành này đặc biệt cần thiết trong việc xây dựng và vận hành hệ thống cơ điện công nghiệp.
Kỹ thuật Cơ khí (Mechanical Engineering)
Sinh viên ngành này học cách thiết kế, chế tạo và bảo trì các thiết bị cơ khí và hệ thống năng lượng. Chương trình bao gồm các môn như động lực học, nhiệt động lực học, và kỹ thuật sản xuất. Kiến thức từ ngành này rất hữu ích khi làm việc với hệ thống cơ khí tích hợp trong các hệ thống cơ điện. Đây là một nền tảng quan trọng để làm việc hiệu quả trong các dự án liên quan đến cơ điện.
Các sinh viên theo học các ngành trên cũng có thể tham khảo một số khóa học hoặc chứng chỉ để có thêm những kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn:
- AutoCAD hoặc SolidWorks: Kỹ năng vẽ và thiết kế kỹ thuật.
- PLC Programming: Chuyên về lập trình điều khiển tự động.
- MATLAB và Simulink: Công cụ phân tích và mô phỏng hệ thống.
- Chứng chỉ về an toàn lao động: Như OSHA hoặc các khóa đào tạo tương tự tại Việt Nam.
- Khóa học IoT (Internet of Things): Liên quan đến tích hợp các hệ thống thông minh trong cơ điện.
5. Các kỹ năng quan trọng của Kỹ sư cơ điện
Kỹ sư cơ điện có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
139 - 203 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kỹ sư cơ điện
Tìm hiểu cách trở thành Kỹ sư cơ điện, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ sư cơ điện?
Yêu cầu tuyển dụng với vị trí Kỹ sư Cơ điện
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Kỹ sư Cơ điện cần có ít nhất bằng Trung cấp chuyên ngành điện hoặc Đại học chuyên ngành Điện. Bằng cấp này cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống điện và các nguyên lý về điện tử. Các chứng chỉ và bằng cấp nghề nghiệp, như Chứng chỉ An toàn Điện, là một phần quan trọng của hồ sơ của nhân viên bảo trì điện. Điều này không chỉ chứng minh kiến thức và kỹ năng của họ mà còn đảm bảo rằng họ tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và quy định ngành.
- Kiến thức chuyên môn: Kỹ sư Cơ điện phải là người có hiểu biết vững về nguyên tắc hoạt động và ứng dụng của hệ thống điện cũng như có kiến thức sâu rộng về các thành phần điện như máy biến áp, motor, công tắc, relay, và hệ thống điều khiển. Họ phải nắm vững kiến thức về điện áp, dòng điện, và đặc tính điện của các vật liệu và hiểu rõ về cơ học và động lực học, đặc biệt là trong ngữ cảnh của thiết bị cơ điện để phục vụ cho công việc.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng điện tử và điện lạnh: Kỹ sư Cơ điện cần có kiến thức sâu rộng về nguyên lý điện, hệ thống điện và điều khiển điện tử. Khả năng đọc sơ đồ điện và thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện như động cơ, cảm biến, và hệ thống điều khiển là quan trọng.
- Kỹ năng cơ khí: Kỹ năng về cơ khí là yếu tố không thể thiếu, giúp Kỹ sư Cơ điện thực hiện bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị cơ khí như máy móc, bơm, van, và hệ thống cơ khí khác.
- Hiểu biết về điều khiển tự động và PLC: Khả năng làm việc với các hệ thống điều khiển tự động và PLC (Programmable Logic Controller) là quan trọng. Kỹ sư Cơ điện cần có khả năng cài đặt, chẩn đoán, và sửa chữa các vấn đề liên quan đến hệ thống điều khiển tự động.
- Kỹ năng sử dụng công cụ và thiết bị đo lường: Sử dụng chính xác các công cụ cơ khí và thiết bị đo lường là quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ bảo trì. Điều này bao gồm việc sử dụng ống đo, máy hàn, máy cắt kim loại và các thiết bị đo điện tử.
- Kỹ năng giao yiếp: Khả năng giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp, quản lý, và nhóm là chìa khóa để hiểu rõ vấn đề kỹ thuật và thảo luận các giải pháp. Việc lập báo cáo và tài liệu bảo trì cũng đòi hỏi kỹ năng giao tiếp vững.
- An toàn và tuân thủ quy tắc an toàn: Kỹ sư Cơ điện cần tuân thủ mọi quy tắc an toàn nghề nghiệp và có khả năng đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện bảo trì và sửa chữa.
Các yêu cầu khác
- Nhiệt tình, năng nổ, chăm chỉ trong công việc
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ là một lợi thế như tiếng Anh, Hàn, Nhật, Trung,...
Lộ trình nghề nghiệp của Kỹ sư Cơ điện
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
1 - 3 năm | Nhân viên cơ điện | 7.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng |
3 - 5 năm | Nhân viên bảo trì cơ điện | 12.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Kỹ sư cơ điện | 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Kỹ sư Cơ điện và các ngành liên quan:
- Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng: 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên kỹ thuật điện tử: 12.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
1. Nhân viên cơ điện
Mức lương: 7.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm kinh nghiệm
Nhân Viên Cơ Điện là người chịu trách nhiệm vận hành, thử nghiệm và bảo trì các thiết bị cơ điện bao gồm các công cụ, động cơ, máy móc. Chính bởi công việc đòi hỏi độ kỹ thuật cao nên kỹ thuật viên cơ điện cần có những yêu cầu về kiến thức chuyên môn nhất định.
>> Đánh giá: So với các ngành nghề khác thì ngành kỹ thuật điện mang đến cho bạn nhiều cơ hội nghề nghiệp lớn hơn hẳn. Lý do là vì ngành nghề này chú trọng vào tính ứng dụng cao. Vì vậy cơ hội việc làm cho Nhân viên cơ điện luôn rất dồi dào và không ngừng phát triển. Những bạn đang theo học ngành này cũng có thể hoàn toàn yên tâm về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, bởi vì bạn chỉ cần nỗ lực học tập kiến thức, kỹ năng chuyên môn thì những vị trí việc làm tốt chắc chắn nằm trong tầm tay.
2. Nhân viên bảo trì cơ điện
Mức lương: 12.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm kinh nghiệm
Khi đã tích lũy được những kiến thức kha khá về lĩnh vực điện, điện tử, bạn sẽ được thăng cấp lên vị trí Nhân viên bảo trì cơ điện. Nhân viên bảo trì cơ điện sẽ có các nhiệm vụ bảo trì cơ bản như kiểm tra, bảo dưỡng, và sửa chữa theo hướng dẫn. Trong giai đoạn này, họ tiếp xúc với quy trình làm việc, học hỏi từ đồng nghiệp và tích lũy kinh nghiệm thực tế.
>> Đánh giá: Nhân viên bảo trì cơ điện là sự phù hợp cho những ai đã có ít nhiều kinh nghiệm cơ bản trong lĩnh vực điện, điện tử và muốn phát triển sự nghiệp lên một cấp độ cao hơn. Vị trí này đòi hỏi sự am hiểu về các quy trình điện, bảo trì, đi đường dây cũng như khả năng xử lý vấn đề và giao tiếp tốt với khách hàng cũng như các bộ phận khác trong công ty. Việc làm Nhân viên bảo trì cơ điện có mức lương hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở.
3. Kỹ sư cơ điện
Mức lương: 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Kỹ sư cơ điện là một công việc quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ. Người làm nghề này đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế hệ thống điện và điện tử cho các công trình, dự án công nghiệp, nhà ở, cơ sở hạ tầng và nhiều ứng dụng khác.
>> Đánh giá: Việc làm Kỹ sư cơ điện thường bị coi là một công việc có lương cao, nhiều cơ hội phát triển nhưng khá nguy hiểm vì bất kỳ sai sót nào cũng có thể ảnh hưởng đến an toàn của bản thân và những người xung quanh. Dù vậy, không thể phủ nhận rằng Kỹ sư thiết kế điện vẫn luôn là một công việc hấp dẫn, "kén người" và chỉ chấp nhận những người tài năng, xuất sắc.
5 bước giúp Kỹ sư Cơ điện thăng tiến nhanh trong công việc
Chủ động nâng cao kỹ năng và chuyên môn
Để mở ra nhiều cơ hội trên con đường thăng tiến, quan trọng nhất là phải duy trì và phát triển kỹ năng cơ bản và chuyên môn. Việc theo dõi các xu hướng mới, công nghệ mới trong lĩnh vực bảo trì cơ điện sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia có giá trị. Tham gia các khóa đào tạo, chứng chỉ và hội thảo liên quan đến công nghệ mới và phương pháp tiên tiến có thể tăng cường nhanh chóng cả kỹ năng và giá trị cá nhân. Ngoài ra việc bổ sung thêm bằng cấp chính quy sẽ giúp bạn thăng tiến lên các vị trí cao cấp hơn như quản lý, giám đốc,...
Chủ động tìm kiếm dự án nâng cao năng suất
Để thu nhập tăng cao, hãy chủ động tìm kiếm dự án có thể nâng cao hiệu suất làm việc. Điều này có thể bao gồm việc đề xuất và triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng, tối ưu hóa hệ thống cơ điện, hoặc tham gia vào các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng. Việc tạo ra giá trị bổ sung cho doanh nghiệp qua các dự án sẽ giúp bạn được đánh giá cao và dễ dàng được cất nhắc lên các vị trí cao hơn.
Xây dựng mối quan hệ
Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác, và các chuyên gia trong ngành là quan trọng để có cơ hội tham gia vào các dự án lớn và được giới thiệu cho các dự án mới. Các mối quan hệ tốt đẹp có thể mở ra cơ hội hợp tác và kinh doanh mới, đồng thời giúp bạn nắm bắt thông tin về thị trường và cơ hội tăng thu nhập. Ngoài ra giữ quan hệ tốt với các khách hàng hiện tại cũng sẽ mở rộng cơ hội phát triển dự án cá nhân của riêng bạn.
Tăng cường năng lực quản lý và lãnh đạo
Nếu bạn có thể đảm nhận các vị trí quản lý hoặc lãnh đạo, thu nhập của bạn có thể tăng đáng kể. Đào tạo và phát triển bản thân về kỹ năng quản lý dự án, nhóm và tài chính có thể mở ra cửa cho cơ hội thăng tiến lên các cấp quản lý và mức lương cao hơn.
Đạo đức nghề nghiệp
Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp.