Học viện Nông nghiệp Việt Nam cần tuyển dụng 04 hợp đồng lao động làm nhiệm vụ giảng dạy tại Khoa Công nghệ thông tin, cụ thể như sau:
– Vị trí: Giảng viên
– Số lượng:
+ 01 hợp đồng lao động tại Bộ môn Công nghệ phần mềm.
+ 02 hợp đồng lao động tại Bộ môn Khoa học máy tính.
+ 01 hợp đồng lao động tại Bộ môn Mạng và Hệ thống thông tin.
I. YÊU CẦU CHUNG
1. Là người mang quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ của chức danh dự tuyển.
3. Tuổi đời dự tuyển từ đủ 18 tuổi trở lên.
4. Có tâm huyết, đam mê giảng dạy, nghiên cứu khoa học; có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm.
5. Có kế hoạch làm việc và đóng góp lâu dài cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
6. Có đơn đăng ký dự tuyển.
7. Có lý lịch rõ ràng.
8. Có đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ.
9. Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B1 hoặc tương đương.
10. Không nói ngọng, không nói lắp, không có dị tật, thể hình cân đối.
II. YÊU CẦU RIÊNG
A. Đối với 01 vị trí tuyển dụng hợp đồng lao động làm nhiệm vụ giảng dạy tại Bộ môn Công nghệ phần mềm:
Ngoài các yêu cầu chung về tuyển dụng giảng viên của Học viện, thì người dự tuyển:
1. Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy (không áp dụng đối với các hình thức đào tạo liên thông) ngành đào tạo/chuyên ngành đào tạo: Công nghệ phần mềm, Công nghệ thông tin được cấp bởi các trường đại học công lập có uy tín trong và ngoài nước, đạt loại khá trở lên (tính theo điểm thi lần thứ nhất), số học phần thi lần thứ nhất không đạt yêu cầu không quá 04 học phần (trong đó không quá 02 học phần chuyên môn), điểm thi các học phần: Kỹ thuật lập trình, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Lập trình hướng đối tượng hoặc tương đương phải đạt loại khá trở lên (thể hiện qua bảng điểm thi lần thứ nhất, bậc Đại học).
2. Có bằng Thạc sĩ trở lên thuộc các ngành/chuyên ngành Công nghệ phần mềm, Công nghệ thông tin từ các cơ sở đào tạo đã nêu trên.
B. Đối với 02 vị trí tuyển dụng hợp đồng lao động làm nhiệm vụ giảng dạy tại Bộ môn Khoa học máy tính:
Ngoài các yêu cầu chung về tuyển dụng giảng viên của Học viện, thì người dự tuyển:
1. Tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại Khá trở lên từ các Trường đại học uy tín về ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin ở trong hoặc ngoài nước. Điểm thi các học phần: Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Trí tuệ nhân tạo phải đạt điểm 7 trở lên.
2. Có bằng Thạc sĩ trở lên đúng chuyên ngành đào tạo: Công nghệ thông tin hoặc Khoa học máy tính.
– Ưu tiên các ứng viên được đào tạo ở nước ngoài, có kinh nghiệm giảng dạy bậc Đại học ít nhất 02 năm, có công bố quốc tế hoặc từng tham gia các dự án thực tế trong chuyên ngành liên quan.
C. Đối với 01 vị trí tuyển dụng hợp đồng lao động làm nhiệm vụ giảng dạy tại Bộ môn Mạng và Hệ thống thông tin:
Ngoài các yêu cầu chung về tuyển dụng giảng viên của Học viện, thì người dự tuyển:
1. Tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại Khá trở lên từ các Trường đại học uy tín về ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin, Tin học ở trong hoặc ngoài nước. Điểm thi học phần Mạng máy tính, Quản trị mạng, An ninh mạng (nếu có) phải đạt điểm 7 trở lên.
2. Có bằng Thạc sĩ trở lên thuộc các chuyên ngành: Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu, An toàn thông tin, Công nghệ thông tin tại các trường đại học uy tín trong và ngoài nước.
– Ưu tiên các ứng viên có bằng Tiến sĩ một trong các chuyên ngành nêu trên hoặc có ít nhất 2 năm kinh nghiệm giảng dạy/làm việc thực tế trong đúng lĩnh vực chuyên môn
III. NHỮNG NGƯỜI SAU ĐÂY KHÔNG ĐƯỢC ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
IV. ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN CHỨC DANH GIẢNG VIÊN CÓ BẰNG TIẾN SĨ
Ngoài các quy định tại Mục I và Mục II, người đăng ký dự tuyển có bằng Tiến sĩ:
a) Được xét ngành/chuyên ngành đăng ký dự thi theo bằng Tiến sĩ (nếu khác với các văn bằng trước đó).
b) Chỉ yêu cầu có bằng đại học hệ chính quy hoặc tốt nghiệp Tiến sĩ một trong 200 trường đại học hàng đầu thế giới [không áp dụng đối với các hình thức liên kết đào tạo, đào tạo trực tuyến (e-learning), đào tạo từ xa (distant learning)] tính tại thời điểm nộp hồ sơ thi tuyển viên chức.
Ưu tiên: Ứng viên có năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học: tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, có bài báo quốc tế thuộc hệ thống ISI/Scopus; tốt nghiệp đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại nước ngoài.
V. HỒ SƠ DỰ TUYỂN
1. Đơn đăng ký dự tuyển;
2. Bản sơ yếu lý lịch tự thuật (dán ảnh) có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
3. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả quá trình học tập, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt;
4. Lý lịch khoa học;
5. Giấy chứng nhận sức khỏe của Bệnh viện Quận/Huyện trở lên trong thời hạn 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
6. 02 phong bì (có dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của người nhận) và 02 ảnh cỡ 4×6;
7. Bản sao học bạ phổ thông trung học (có công chứng);
8. Bản sao sổ hộ khẩu (có công chứng)
Lưu ý: Ngoài túi hồ sơ ghi rõ họ tên, số điện thoại liên hệ, hồ sơ không trả lại.
Thời hạn và địa chỉ nhận hồ sơ:
Thời hạn nhận hồ sơ: kể từ ngày ra Thông báo đến hết ngày 15/07/2024.
1. Địa chỉ nhận hồ sơ: Phòng 332, Tầng 3, Nhà Hành chính, Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội.
2. Người tiếp nhận hồ sơ: Đặng Thị Thanh Bình (0982.647.100)
Nguồn tin: vnua.edu.vn
Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay - 1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của tỉnh Hà Nội. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.
Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Giảng viên là gì?
Giảng viên đại học (University lecturers) là người làm trong ngành giáo dục và đào tạo với nhiệm vụ chính là giảng dạy và truyền đạt kiến thức mới mẻ cho thế hệ sau. Trong môi trường đại học, giảng viên cũng được chia làm nhiều cấp bậc tùy theo khả năng cũng như kiến thức chuyên môn của mình, bắt đầu từ trợ giảng, giảng viên chính, phó giáo sư và giáo sư. Cấp bậc của họ dựa theo trình độ học vấn và bằng Thạc sĩ là một trong những chứng chỉ thể hiện được học vấn của giảng viên. Có nhiều sinh viên sau khi ra trường muốn theo đuổi ngành giáo dục với vị trí giảng viên đại học thì họ có thể theo học thạc sĩ và được mời ở lại làm tại trường. Bên cạnh đó những công việc như Giáo viên, Gia sư, Trợ giảng... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Giảng viên
Giảng viên đại học thường hoạt động chính tại các trường đại học trong giờ làm việc hành chính theo lịch giảng dạy được chỉ định trước. Ngoài ra, đối với những giảng viên đại học làm việc tại các trung tâm giáo dục khác nhau, thời gian làm việc có thể kéo dài hơn so với những giảng viên làm việc tại các trường học.
Giảng dạy
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên khi nhắc đến giảng viên là giảng dạy. Họ có nhiệm vụ chuẩn bị bài giảng, tài liệu học tập, bài tập và đề thi cũng như thực hiện giảng dạy trên lớp, sử dụng các phương pháp giảng dạy đa dạng để đảm bảo sinh viên tiếp thu kiến thức hiệu quả. Giảng viên cũng là người tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm, thảo luận để tăng tính tương tác và hướng dẫn sinh viên trong quá trình học tập, giải đáp thắc mắc.
Nghiên cứu khoa học
Ngoài công tác giảng dạy, giảng viên còn phải thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn để công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học uy tín. Họ cũng thường xuyên tham gia các hội thảo, hội nghị khoa học để cập nhật kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm.
Hướng dẫn sinh viên
Giảng viên cũng là người phụ trách hướng dẫn sinh viên làm đồ án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp. Họ là người tư vấn cho sinh viên về định hướng nghề nghiệp và phát triển bản thân cũng nhu tham gia xây dựng chương trình đào tạo, cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy, các hoạt động quản lý của khoa, trường, các hoạt động xã hội, cộng đồng.
Giảng viên có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giảng viên
Tìm hiểu cách trở thành Giảng viên, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giảng viên?
Yêu cầu tuyển dụng của Giảng viên
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên phải có bằng cấp, chứng chỉ hay kết quả được ghi nhận về chuyên môn mà mình sẽ tham gia giảng dạy. Chẳng hạn với giảng viên tiếng Anh thì yêu cầu về trình độ của ứng viên có thể sẽ phải có chứng chỉ Ielts trên 7.5.
- Kiến thức chuyên môn: Ứng viên phải có đầy đủ vốn kiến thức về môn học, chuyên môn tham gia giảng dạy. Ví dụ giảng viên IT thì phải cần có kiến thức về ngôn ngữ lập trình, tin học… Hay giảng viên thiết kế phải có kiến thức về phối màu, thành thạo các kỹ năng sử dụng photoshop và các phần mềm design khác.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng bắt buộc cần phải có đối với bất kỳ ai muốn theo đuổi lĩnh vực sư phạm, vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với học viên. Trong quá trình trao đổi, giảng dạy học viên, Giảng viên cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp, giao tiếp lưu loát, trôi chảy và biết cách xử lý các tình huống một cách khéo léo để tạo cho học viên sự thoải mái, hài lòng và có những trải nghiệm tốt về quá trình học tập.
- Kỹ năng quan sát, đánh giá: Một Giảng viên sẽ rất giỏi trong việc quan sát học viên của mình, từ nét mặt, cử chỉ, người Giảng viên có thể đoán được tâm lý của học viên xem họ có cần hỗ trợ không. Từ đó có phương án hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời đối với học viên.
- Kỹ năng lắng nghe: Là một nghề "làm dâu trăm họ" nên Giảng viên phải có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ học viên của mình. Ngoài việc giảng dạy và truyền tải kiến thức của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với khả năng của học viên nhất.
- Kỹ năng quản lý thời gian và tự quản lý: Trong môi trường làm việc năng động như lĩnh vực học tập, kỹ năng quản lý thời gian là rất quan trọng. Giảng viên cần phải có khả năng ưu tiên và phân bổ thời gian một cách hợp lý giữa các lớp học và các nhiệm vụ công việc khác nhau. Khả năng tự quản lý cũng đặc biệt quan trọng để duy trì sự tự tin, hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong công việc.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: Để có thể cung cấp dịch vụ giảng dạy hiện đại và hiệu quả, Giảng viên cần có khả năng sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông. Việc này bao gồm sử dụng các công cụ và phần mềm quản lý học tập, hỗ trợ tư vấn trực tuyến, và sử dụng mạng xã hội để tương tác và tạo dựng mối quan hệ với học viên. Kỹ năng này giúp Giảng viên nâng cao tính hiện đại và dễ dàng hơn trong quá trình làm việc.
Các yêu cầu khác
- Ưu tiên có 1-2 năm kinh nghiệm làm giảng viên, thạc sĩ, tiến sĩ... hoặc các nghề nghiệp liên quan
- Có ngoại hình sáng sủa, ưa nhìn, chất giọng hay là một lợi thế
- Nhiệt tình, kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn thận
Lộ trình nghề nghiệp của Giảng viên
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Trợ giảng | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
3 - 5 năm | Giảng viên | 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Cố vấn học tập | 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Trên 8 năm | Phó Trưởng khoa trường Đại học | 30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Giảng viên và các ngành liên quan:
- Giảng viên đại học: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
- Chuyên viên giáo vụ: 10.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên thư viện: 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
1. Trợ giảng
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Đầu tiên để bắt đầu với lĩnh vực sư phạm, bạn có thể phải làm quen với vị trí Trợ giảng. Vị trí này có nhiệm vụ hỗ trợ giảng viên chính trong quá trình giảng dạy cũng như hoàn thành các công việc liên quan ở lớp học.. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện bài giảng hằng ngày, hỗ trợ trực tiếp cùng giảng viên để đạt được kết quả tốt nhất.
>> Đánh giá: Vì là bước đầu tiên trong quá trình trở thành một giáo viên/giảng viên nên mức lương cho giai đoạn này thường không cao. Chủ yếu vì Trợ giảng chưa thực sự nắm rõ được quy trình làm việc nên vẫn có thể có nhiều sự sai sót và phải nhận sự hướng dẫn từ những nhân viên có kinh nghiệm hơn. Việc làm Trợ giảng tuy có mức lương không quá hấp dẫn nhưng cơ hội thăng tiến khá rộng mở.
2. Giảng viên
Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm kinh nghiệm
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Giảng viên, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn là giảng dạy trực tiếp với học viên. Với vai trò là giảng viên bạn sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp với bài giảng của mình. Cùng với đó là tích cực tạo dựng môi trường đào tạo tốt, văn hóa lớp học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.
>> Đánh giá: Việc làm Giảng viên mang lại nhiều cơ hội phát triển và thu nhập hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm với những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.
3. Cố vấn học tập
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Cố vấn học tập là người tư vấn và hỗ trợ học sinh hoặc sinh viên để tận dụng tối đa khả năng học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, lựa chọn đăng ký học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm sau khi ra trường, theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập, đồng thời quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo lớp được phân công phụ trách.
>> Đánh giá: Hiện nay, các vị trí Cố vấn học tập yêu cầu nguồn nhân lực có chuyên môn rất cao, song không có đủ nguồn nhân lực đáp ứng được nên mức độ cạnh tranh nghề nghiệp khá cao. Mức lương cho vị trí này khá cao, tuy nhiên đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Việc làm Cố vấn học tập có mức lương khá hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở.
4. Phó Trưởng khoa trường Đại học
Mức lương: 30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm
Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Phó Trưởng khoa trường Đại học. Vai trò của Phó Trưởng khoa trường Đại học là quản lý các hoạt động hàng ngày của khoa, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của nhà trường, cùng với việc quản lý các sinh viên, giảng viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.
>> Đánh giá: Việc làm Phó trưởng khoa Trường Đại học là vị trí vô cùng quan trọng nên mức lương hậu hĩnh đi kèm với đó là tỉ lệ cạnh tranh cao. Vai trò càng lớn thì trách nhiệm và công việc sẽ càng nhiều. Để đạt được vị trí này, bạn cần phải chứng minh được năng lực cá nhân cũng như tư chất lãnh đạo của mình thông qua các thành tựu gặt hái được ngay từ khi còn là Giảng viên bộ môn.
5 bước giúp Giảng viên thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Là một Giảng viên, khả năng chuyên môn là điều vô cùng quan trọng, được xem là quan trọng nhất đối với bất kỳ ai làm ngành sư phạm. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức vững chắc, bạn mới có thể truyền đạt những gì tốt nhất cho học viên của mình. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Giảng viên.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Đặc thù công việc của Giảng viên là phải trao đổi với rất nhiều người mỗi ngày, từ đồng nghiệp, học viên cho đến người nhà học viên. Giảng viên nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của học viên và người nhà học viên. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực giảng dạy của mình và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp để tạo được sự tin tưởng đối với học viên và phụ huynh.
Có khả năng phân tích, đánh giá
Công việc chính của Giảng viên là giảng dạy, chấm bài cho học viên. Do đó, khả năng phân tích, đánh giá là vô cùng quan trọng. Khả năng này càng nhanh nhạy thì học viên càng có hiệu quả học tập tốt hơn. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình.
Kỹ năng lắng nghe
Mỗi ngày, khối lượng công việc của Giảng viên là rất lớn. Trong đó nhiều nhất là nghe lời chỉ đạo của các giảng viên cấp cao hơn để tiến hành thực hiện, hỗ trợ cho học viên. Không những vậy, họ còn có nghĩa vụ lắng nghe học viên và phụ huynh để giải quyết những vấn đề của họ. Vì vậy, đây là một bước vô cùng quan trọng nếu muốn thăng tiến trong lĩnh vực sư phạm này.
Đạo đức nghề nghiệp
Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp.
Xem thêm:
Việc làm Giảng viên tin học đang tuyển dụng