Xuất phát với ước mơ xây dựng một doanh nghiệp Việt, có thể cung cấp, phát triển dịch vụ logistics toàn cầu, tin cậy dựa trên chất lượng dịch vụ, con người và công nghệ, cùng niềm đam mê với nghề logistics, những nhà sáng lập đã quy tụ và cùng khởi đầu ước mơ giản dị, xây dựng một công ty logistics chuyên nghiệp, tin cậy, khác biệt, chất lượng, tận tâm, có trách nhiệm với khách hàng. Bee Logistics đã được ra đời vào ngày 01 tháng 10 năm 2004 với 3 nhân viên đầu tiên tại văn phòng thành phố Hồ Chí Minh.Trải qua hơn 15 năm phát triển và trưởng thành, Bee Logistics đã có sự phát triển vượt bậc với lực lượng nhân sự trên toàn hệ thống là hơn 800 người với các văn phòng tại Việt Nam (22 văn phòng), Cambodia, Myanmar và các công ty liên doanh liên kết, văn phòng đại diện tại Thái Lan, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc ….và hệ thống đối tác chiến lược trên toàn cầu.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng các chế độ bảo hiểm như BHYT, BHXH, BHTN,...theo quy định Pháp Luật Nhà Nước
- Được tham gia Bảo hiểm tai nạn 24/24
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hàng năm
- Team building hàng năm
Lịch sử thành lập
- Năm 2004, Bee Logistics Corporation được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Năm 2005, Thành lập Chi nhánh Hà Nội và Hải Phòng. Trở thành đại lý độc quyền của RMI tại Việt Nam về vận hành bồn ISO
- Năm 2007, Trở thành thành viên chính thức của VIFFAS. Thành lập chi nhánh Đà Nẵng
- Năm 2009, Trở thành thành viên chính thức của FIATA, CGLN
- Năm 2010, Tham gia WCA và đạt chứng chỉ ISO 9001:2008 của BSI UK
- Năm 2011, Nhận giấy phép MTO. Thành lập văn phòng Phnom Penh tại Campuchia và trở thành NVOCC được FMC phê duyệt
- Năm 2012, Thành lập văn phòng Chi nhánh Lạng Sơn và 2 văn phòng đại diện tại Yangon và Bangkok
- Năm 2014, Nâng cấp văn phòng Yangon thành công ty, thành lập Văn phòng đại diện Quy Nhơn, Nam Định, Nha Trang & Bắc Ninh
- Năm 2015, Thành lập văn phòng đại diện Bình Dương, Hải Dương. Sea Forwarder xuất sắc nhất năm 2015
- Năm 2017, chính thức trở thành cổ đông chính của Dragon Maritime Star Co., Ltd tại Bangkok, Thái Lan và khai trương chi nhánh mới tại New Delhi, Ấn Độ vào tháng 05/2017. Văn phòng chi nhánh Cát Lái được thành lập vào tháng 09/2017. Thương hiệu yêu thích năm 2017
- Năm 2018, Thành lập Văn phòng Hà Nam và Đài Loan. Top doanh thu Vietnam Airlines năm 2018
- Năm 2019, Giải thưởng Nhà tuyển dụng của năm 2019. Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN 2019
- Năm 2020, Thành lập văn phòng Bàu Bàng. Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN. Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Giải thưởng Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Giải thưởng Top 10 Công ty Logistics uy tín Việt Nam
- Năm 2021, Thành lập văn phòng Malaysia. Thành lập văn phòng Chi nhánh Laem Chabang - Thái Lan. Thành lập văn phòng chi nhánh Ahmedabad, Bangalore và Mumbai - Ấn Độ. Giải thưởng Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Giải thưởng Top 10 Công ty Logistics uy tín Việt Nam
Mission
Sứ mệnh của Bee Logistics là mang đến cho khách hàng những giải pháp logistics hiện đại, tích hợp dựa trên sự sáng tạo và không ngừng tối ưu hóa các nguồn lực thông qua đội ngũ của chúng tôi, những chiến binh mang biểu tượng Con Ong luôn trung thực, chăm chỉ, tận tâm và hết mình. không bao giờ ngừng học hỏi để vượt ra ngoài sự hài lòng của khách hàng để làm hài lòng khách hàng.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của HTML5 Developer là gì?
HTML5 Developer (Nhà lập trình HTML5) là một lập trình viên chuyên môn hóa hoặc đặc biệt tham gia vào việc phát triển bằng công nghệ HTML5. HTML5 cung cấp nhiều tính năng mới và cập nhật so với các phiên bản trước của HTML, bao gồm hỗ trợ đa phương tiện, đồ họa, và nhiều tính năng tương tác khác. Một HTML5 developer thường có kiến thức sâu về HTML5 và các ngôn ngữ lập trình và công nghệ liên quan như CSS (Cascading Style Sheets) và JavaScript. Các developer này thường tập trung vào việc phát triển các ứng dụng web, trò chơi trực tuyến, ứng dụng di động và nhiều loại nội dung trực tuyến khác sử dụng các tính năng và tiện ích của HTML5.
Mô tả công việc của HTML5 Developer
Công việc của một HTML5 Developer không chỉ dừng lại ở việc coding và thiết kế, mà còn đi sâu vào quá trình tạo ra những trải nghiệm trực tuyến tốt nhất cho người dùng. Với trọng trách đó, một HTML5 Developer sẽ đảm nhận những công việc chính sau đây.
- Phát triển giao diện người dùng (UI): Xây dựng giao diện web bằng cách sử dụng HTML5 để định nghĩa cấu trúc và các thành phần của trang web.
- Tối ưu hóa độ tương thích và đáp ứng: Đảm bảo rằng trang web hoạt động một cách tốt trên nhiều thiết bị và trình duyệt khác nhau.
- Xử lý đa phương tiện: Sử dụng HTML5 để nhúng video, âm thanh, và đa phương tiện khác vào trang web một cách dễ dàng và hiệu quả.
- Sử dụng CSS: Kết hợp HTML5 với CSS để tạo ra giao diện và trải nghiệm người dùng hấp dẫn.
- Tích hợp JavaScript: Khi kết hợp với JavaScript, HTML5 có thể tạo ra các ứng dụng web tương tác phong phú và động.
- Điều hướng và tương tác trang web: Sử dụng HTML5 để tạo các liên kết, biểu mẫu, và các yếu tố tương tác khác để người dùng có thể tương tác với trang web.
- Sử dụng API và thư viện: Kiểm soát các API (Application Programming Interface) cung cấp bởi HTML5 và sử dụng các thư viện JavaScript để mở rộng chức năng của trang web.
- Kiểm thử và gỡ lỗi: Đảm bảo rằng trang web hoạt động đúng trên các trình duyệt và thiết bị khác nhau, và sửa lỗi khi cần thiết.
- Cập nhật và duy trì: Theo dõi và áp dụng các cập nhật mới nhất của HTML5 và công nghệ liên quan để giữ cho trang web luôn hoạt động ổn định và hiệu quả.
- Tối ưu hóa hiệu suất: Tối ưu hóa mã nguồn và tài nguyên để đảm bảo rằng trang web tải nhanh và hoạt động mượt mà.
HTML5 Developer có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
117 - 195 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp HTML5 Developer
Tìm hiểu cách trở thành HTML5 Developer, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một HTML5 Developer?
Yêu cầu tuyển dụng HTML5 Developer
HTML5 Developer muốn đạt được hiệu quả cao trong quá trình làm việc cần có những kỹ năng cơ bản và nâng cao nhất định. Vậy nên một developer tốt nên nắm chắc trong tay những kỹ năng sau:
Kiến thức chuyên môn
- Sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình: Việc đọc, hiểu và sử dụng các ngôn ngữ lập trình là điều rất quan trọng và cần thiết do đây là những ngôn ngữ bạn tiếp xúc mỗi ngày bao gồm: JavaScript, Python, C/C++, Java, PHP, Swift, C# (C-Sharp), Ruby, Objective-C, SQL. Người lập trình sẽ giúp người dùng và các thiết bị hiểu được các chương trình làm việc thông qua mô tả bằng ngôn ngữ lập trình.
- Biết cách tổ chức dữ liệu trên máy tính: Công việc của HTML5 Developer là lập trình, thế nên việc tổ chức dữ liệu trên máy tính sẽ được diễn ra mỗi ngày. Vì lẽ đó, những kiến thức về cấu trúc dữ liệu ở trên máy tính như: Arraylist, Stack, Queue, Tree,… cần được nắm rõ.
- Nắm được kiến thức cơ bản về HTML/CSS: HTML sẽ giúp tạo nên sườn website - cung cấp cấu trúc nội dung và ý nghĩa nội dung đó. CSS sẽ tạo nên hình thức bên ngoài của website. Chính vì thế lập trình viên web cần hiểu rõ 2 ngôn ngữ này.
- Trau dồi kiến thức và kỹ năng SEO: Không chỉ những marketer mới cần có kiến thức về SEO, công việc của HTML5 Developer cũng cần thu hút lượng truy cập website, tăng lượng khách hàng tiềm năng. Do đó, kiến thức và kỹ năng về SEO sẽ rất cần thiết.
- Sử dụng tốt công cụ Photoshop: Photoshop giúp ích cho lập trình viên web rất nhiều trong việc thiết kế logo, giao diện web, biểu ngữ cho website. Sử dụng Photoshop thành thạo, bạn tựa như một chuyên gia ảo thuật với khả năng biến hóa giao diện web trở nên bắt mắt và thu hút người dùng hơn.
- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn: Kiến thức chuyên môn là điều rất cần thiết và vô cùng quan trọng khi làm bất cứ ngành nghề nào. Trong thời đại 4.0, các công nghệ mới xuất hiện liên tục và phát triển rất nhanh. Chính vì vậy, các HTML5 Developer phải luôn cập nhật kiến thức mới và nâng cao trình độ chuyên môn để bắt kịp với sự phát triển chung của nghề nghiệp.
Kỹ năng mềm:
- Có sở thích làm việc trên máy tính: Mỗi ngày, công việc của HTML5 Developer sẽ diễn ra hoàn toàn trên chiếc laptop, từ việc thiết kế, lập trình,... Vì vậy, nếu bạn không thể xem chiếc máy tính là người bạn thân thiết thì thật sự khó khăn trong công cuộc theo đuổi ngành.
- Linh hoạt giữa làm việc nhóm và độc lập: Trong một công ty, mỗi nhân viên sẽ phụ trách một phần việc riêng và cần tính độc lập. Tuy nhiên để làm nên dự án hoàn chỉnh, các cá nhân cần kết nối lại với nhau. Do đó, bạn cần thích nghi và linh động giữa làm việc nhóm và độc lập.
- Khả năng giải quyết vấn đề: HTML5 Developer cần phải có khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến trang web của họ, đồng thời có thể đưa ra giải pháp và sửa chữa các lỗi kỹ thuật.
- Tư duy sáng tạo: Một HTML5 Developer cần có tư duy sáng tạo để thiết kế và phát triển các trang web độc đáo và hấp dẫn.
Lộ trình thăng tiến của HTML5 Developer
Mức lương trung bình của của HTML5 Developer cùng các ngành liên quan:
- HTML5 Developer 7.000.000 - 30.000.000 VNĐ ( 1 tháng )
- Thực tập sinh lập trình 3.000.000 - 6.000.000 VNĐ ( 1 tháng )
Từ 0-2 năm đầu tiên: Junior HTML5 Developer
Đây là vị trí đầu tiên sau khi bạn hoàn thành khóa học hoặc có kinh nghiệm cơ bản. Bạn sẽ trải qua giai đoạn học cơ bản và xây dựng nền tảng về Front-end và Back-end, cùng với đó là tham gia vào các dự án nhỏ và hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm.
Từ 2-4 năm: Mid-level HTML5 Developer
Lúc này bạn đã có kiến thức và kinh nghiệm đủ để làm việc độc lập trên các dự án trung bình. Nhiệm vụ của bạn là xây dựng và phát triển các tính năng phức tạp hơn cho ứng dụng và tham gia vào việc thiết kế cấu trúc dự án và quản lý cơ sở dữ liệu.
Từ 4-7 năm: Senior HTML5 Developer
Vị trí này sẽ tham gia vào quá trình thiết kế kiến trúc hệ thống và đưa ra các quyết định quan trọng về công nghệ. Bạn sẽ hướng dẫn và hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm, đảm bảo chất lượng mã nguồn và hiệu suất ứng dụng khi đã có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm làm việc trên các dự án lớn và phức tạp.
Từ 6-10 năm: Tech Lead
Tech Lead là người lãnh đạo kỹ thuật của dự án hoặc nhóm phát triển, đưa ra các quyết định về thiết kế và kiến trúc của toàn bộ hệ thống để đảm bảo việc áp dụng các best practice, quản lý công nghệ và đào tạo nhân viên.
Từ 10-12 năm: CTO (Chief Technology Officer)
Đây là người đứng đầu phòng kỹ thuật của công ty hoặc tổ chức. Khi đã có đủ kinh nghiệm cho vị trí này, bạn sẽ định hình chiến lược công nghệ và quản lý toàn bộ hệ thống công nghệ; cùng với đó là tham gia vào quyết định chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm.