Phúc lợi
- Laptop
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Phụ cấp
- Du lịch nước ngoài
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Tăng lương
- Công tác phí
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
Tham mưu cho Ban Giám đốc và Phụ trách chung; Chịu trách nhiệm toàn diện, mọi mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban QLTC trước Ban Giám đốc và trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác sau:
1.1 Công tác quản lý, điều hành chung Ban Quản lý thi công
- Phụ trách quản lý CB-CNV thuộc ban QLTC;
- Ký duyệt các hồ sơ liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ (bao gồm khen thưởng, kỷ luật, đề xuất tăng lương), công tác tài chính, các đề xuất liên quan đến Ban QLTC;
- Thực hiện báo cáo hàng tuần các công việc của Ban QLTC trình Ban Giám đốc;
- Duyệt chi phí tiếp khách của Ban theo quy định;
- Phụ trách cập nhật, điều chỉnh ISO, các quy định của Ban;
- Phụ trách các công việc khác do Ban Giám đốc Chi nhánh giao.
1.2. Công tác quản lý thi công dự án
- Quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm mọi mặt công tác của tất cả các dự án, công trình: Quản lý tổng thể dự án; Phạm vi công việc; Thời gian, tiến độ thực hiện dự án; Chi phí dự án; Chất lượng công việc; Nhân lực thực hiện dự án; Rủi ro khi thực hiện dự án; Nghiệm thu dự án; Phạm vi, tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc, hợp đồng của nhà thầu phụ.
- Đầu mối phối hợp các hoạt động kỹ thuật, thi công giữa các Ban trong Công ty;
- Tổ chức triển khai hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời chào giá, quản lý hợp đồng và thanh toán, quyết toán với các nhà thầu phụ thi công của các dự án;
- Đánh giá nhà thầu phụ thi công tại các dự án.
- Nghiên cứu, tham mưu cho Ban Giám đốc và xây dựng các giải pháp nhằm duy trì và thúc đẩy hoạt động của Chi nhánh Công ty;
- Xem xét và kiểm tra, phê duyệt các đề xuất trong phạm vi Ban QLTC;
- Thực hiện những nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Giám đốc Chi nhánh
.1.3. Công tác đấu thầu:
- Quản lý, phân công, tổ chức triển khai đấu thầu, chào giá nhân công theo phân công công việc của BGĐ và Tổ trưởng tổ đấu thầu thuộc phạm vi công việc của Ban QLTC;
1.4 Công tác bảo hành bảo trì
- Chịu trách nhiệm phân công cán bộ phụ trách theo dõi, bảo hành bảo trì các dự án phụ trách được Ban Giám đốc giao.
Yêu Cầu Công Việc
• Trình độ: Đại học trở lên chuyên ngành Điện hoặc Cơ khí.
• Kinh nghiệm: 10 năm trở lên, YÊU CẦU CÓ KINH NGHIỆM VỀ PCCC và các chứng chỉ liên quan PCCC.
• NẮM RÕ CÁC TIÊU CHUẨN PCCC.
• Kỹ năng: Vi tính văn phòng, thành thạo phần mềm thiết kế Autocad 2D trở lên, TIẾNG ANH GIAO TIẾP TỐT, làm việc đội nhóm.
• Có kinh nghiệm lãnh đạo, từng thực hiện các dự án quy mô lớn, công trình công nghiệp.
Địa điểm làm việc
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Giới tính: Nam
- Độ tuổi: 35 - 45
- Lương: 30 Tr - 40 Tr VND
Chi nhánh Công ty TNHH MTV BCA - Thăng Long tại TP.HCM (TLC) là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục Công nghiệp - An ninh, Bộ Công An. TLC có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, giám sát, quản lý dự án, cung cấp và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống camera quan sát, hệ thống báo động chống đột nhập, hệ thống chống sét và hệ thống cơ điện cho các dự án trọng điểm quốc gia:
- Các dự án Nhà máy Nhiệt điện: Vân Phong 1, Vũng Áng 1, Duyên Hải 1, Thái Bình 2, Vĩnh Tân 4, Sông Hậu 1, Duyên Hải 3 mở rộng, Nghi Sơn 2;
- Các dự án dầu khí, hóa chất: Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy HSVN PP4, Nhà máy HSVC1 OL1, Nhà máy PP2, Nhà máy PP5;
- Các dự án Nhà máy Điện mặt trời: Phong Điền, Phước Hữu, Trúc Sơn, Thành Long, TTC Đức Huệ, Phước Ninh;
- Các công trình dân dụng (condotel, bệnh viện, trường học,...) khắp cả nước.
TLC được đối tác trong và ngoài nước đánh giá cao về năng lực cũng như kinh nghiệm thực hiện dự án, điển hình như Tập đoàn điện lực việt nam EVN, Tập đoàn dầu khí việt nam PVN, Tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama, Tổng công ty truyền tải điện quốc gia, Tập đoàn công nghiệp nặng Doosan, Tập đoàn Thái Bình Dương Pacific, Tập đoàn Sumitomo, Tập đoàn Mitsubishi, Minimax Fire Solutions International GmbH, Công Ty Toshiba Energy Systems & Solutions Corporation Nhật Bản, Tập đoàn CTCI, Tập đoàn IHI …
Chính sách bảo hiểm
- Chế độ BHXH, BHTN, BHYT: Thực hiện tại Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân.
Các hoạt động ngoại khóa
- Nghỉ mát, thưởng các ngày lễ
Lịch sử thành lập
- 09/07/1993: Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ký quyết định số 307/QĐ-BNV/H11 về việc thành lập Công ty Thăng Long.
- 05/11/2002: Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 1116/2002/QĐ-BCA(H11) sáp nhập Công ty Bình Minh vào Công ty Thăng Long thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích.
- 08/02/2010: Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quyết định số 492/QĐ-BCA(X13) về việc công nhận Công ty Thăng Long, Bộ Công an là công ty an ninh.
- 26/05/2011: Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quyết định số 1790/QĐ-BCA chuyển đổi Công ty Thăng Long thành Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu và phân cấp ủy quyền cơ quan quản lý trực tiếp là Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.
- 26/10/2012: Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quyết định số 5290/QĐ-BCA công nhận Công ty TNHH MTV BCA - Thăng Long là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.
- 06/08/2018: Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quyết định số 4020/QĐ-BCA quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Công nghiệp An ninh, là cơ quan quản lý trực tiếp Công ty TNHH MTV BCA - Thăng Long.
Mission
Tầm nhìn:
- BCA - Thăng Long luôn nỗ lực để trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực PCCC; xuất nhập khẩu trang thiết bị nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ; sản xuất biển số xe phản quang và kinh doanh xăng dầu phục vụ công tác, chiến đấu của lực lượng Công an Nhân dân và tham gia thị trường.
- Đồng thời luôn nỗ lực tìm kiếm các đối tác quốc tế để hợp tác kinh doanh, mở rộng đầu tư, phát triển và vươn ra thị trường quốc tế.
Sứ mệnh:
- Thực hiện nhiệm vụ chính trị do Bộ Công an giao và tham gia thị trường. Đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.
Công việc của Kỹ sư phòng cháy chữa cháy là gì?
Kỹ sư phòng cháy chữa cháy (fire protection engineer) là những người có bằng kỹ sư (tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật) chuyên làm các công việc liên quan đến thiết kế, thi công, giám sát thi công, bảo trì sửa chữa các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, hệ thống phòng cháy chữa cháy. Kỹ sư phòng cháy chữa cháy có vai trò rất quan trọng trong việc lắp đặt và vận hành các hệ thống phòng cháy chữa cháy, góp phần giúp cho cơ quan tổ chức đảm bảo an toàn cháy nổ. Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Nhân viên An ninh, Nhân viên cứu hộ...cũng rất đa dạng.
Mô tả công việc của vị trí Kỹ sư phòng cháy chữa cháy
Đảm nhận thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy
Công việc chuyên môn và thiết yếu của kỹ sư phòng cháy chữa cháy chính là thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy của các dự án mà mình đảm nhận. Việc thiết kế đóng vai trò quan trọng khi là cơ sở để dự án được đảm bảo đúng tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Triển khai chi tiết các bản vẽ kỹ thuật
Sau khi đã thống nhất và có ý tưởng thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy cho dự án thì kỹ sư PCCC sẽ cần triển khai thiết kế theo từng bản vẽ kỹ thuật chi tiết. Các bản vẽ này sẽ là bản vẽ của chi tiết của từng phần trong hệ thống PCCC được xây dựng. Việc phân tách sẽ giúp quá trình thi công được thuận tiện và rõ ràng hơn, đảm bảo được sự hiểu ý và kết nối giữa người thiết kế với bộ phận thi công sau đó.
Trực tiếp tham gia giám sát và theo dõi tiến độ thi công
Kỹ sư phòng cháy chữa cháy không chỉ chịu trách nhiệm về mảng thiết kế mà còn phải trực tiếp tham gia vào quá trình thi công. Trực tiếp giám sát đội ngũ thi công để đảm bảo việc xây dựng được đúng theo thiết kế đề ra. Việc này nhằm chắc chắn hệ thống tuân thủ đúng theo quy định cũng như yêu cầu từ phía chủ đầu tư, đồng thời kiểm soát được chất lượng thi công công trình. Qua đó, giảm thiểu được các rủi ro liên quan có thể xảy ra trong tương lai.
Tham gia vào quá trình khảo sát và lập phương án làm việc
Thực hiện khảo sát và lên phương án làm việc là một trong những công việc mà kỹ sư phòng cháy chữa cháy sẽ cần thực hiện. Họ sẽ thực hiện việc khảo sát thực tế về địa điểm thi công dự án, các yếu tố, môi trường xung quanh dự án ra sao. Qua đó, có thể lên kế hoạch, phương án làm việc chi tiết nhất để đáp ứng được điều kiện cũng như yêu cầu của dự án.
Kỹ sư phòng cháy chữa cháy có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 195 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kỹ sư phòng cháy chữa cháy
Tìm hiểu cách trở thành Kỹ sư phòng cháy chữa cháy, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ sư phòng cháy chữa cháy?
Yêu cầu tuyển dụng của Kỹ sư phòng cháy chữa cháy
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Kỹ sư phòng cháy chữa cháy cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Bằng cấp chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp đại học về kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, nếu tốt nghiệp đại học các ngành kỹ thuật khác thì phải học thêm 6 tháng khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy chữa cháy
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình hiệu quả: Kỹ năng này giúp kỹ sư phòng cháy giải thích các vấn đề kỹ thuật một cách rõ ràng, súc tích và dễ hiểu cho cả những người không chuyên môn.
-
Khả năng làm việc nhóm và phối hợp với các bên liên quan: Công việc phòng cháy chữa cháy thường đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan khác như: chủ đầu tư, nhà thầu thi công, cơ quan chức năng phòng cháy chữa cháy… Do đó, kỹ sư phòng cháy chữa cháy cần có khả năng làm việc nhóm hiệu quả.
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định nhanh chóng: Trong tình huống khẩn cấp như cháy nổ, kỹ sư phòng cháy chữa cháy cần có khả năng phân tích tình hình nhanh chóng, đưa ra quyết định chính xác và kịp thời để xử lý sự cố hiệu quả.
Yêu cầu khác
-
Sức khỏe tốt: Có sức khỏe tốt, có khả năng đi công tác xa và chịu được áp lực công việc cao. Bởi hiện nay, bất cứ dự án, công trình nào có sự tập trung đông của con người đều cần có hệ thống phòng cháy chữa cháy đảm bảo đúng quy chuẩn. Vì thế mà việc đi công tác xa là tất yếu để kỹ sư có thể bám sát vào dự án, thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình.
Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư phòng cháy chữa cháy
Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư phòng cháy chữa cháy có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
Kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
Dưới 1 năm |
Thực tập sinh Phòng cháy chữa cháy |
2 - 2.5 triệu/tháng |
1 – 3 năm |
Nhân viên phòng cháy chữa cháy |
10 - 18 triệu/tháng |
3 – 6 năm |
15 - 20 triệu/tháng |
Mức lương trung bình của Kỹ sư phòng cháy chữa cháy và các ngành liên quan
-
Nhân viên cứu hộ 7.000.000 - 13.000.000 VNĐ (1 tháng)
-
Nhân viên An ninh 6.000.000 - 12.000.000 (1 tháng)
1. Thực tập sinh Phòng cháy chữa cháy
Mức lương: 2 - 2.5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm
Thực tập sinh PCCC là người đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp chuyên ngành PCCC hoặc các ngành liên quan, được cơ quan PCCC cấp phép thực tập tại các đơn vị PCCC để tích lũy kinh nghiệm thực tế và hoàn thiện kiến thức chuyên môn.
>> Đánh giá: Nghề nào cũng đều đòi hỏi người làm nghề phải có tài, có đức. Tính chuyên nghiệp của nghề cứu hỏa, chữa cháy cũng đòi hỏi Thực tập sinh PCCC phải cao – tức phải hội đủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, chỉ vừa ngước nhìn là đã có thể xác định ngay phương án tối ưu để vào bên trong một cao ốc đang bùng cháy…
2. Nhân viên phòng cháy chữa cháy
Mức lương: 10 - 18 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên phòng cháy chữa cháy là nhân viên có trình độ kỹ thuật, chịu trách nhiệm thực hiện các công việc cụ thể trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy (PCCC) dưới sự chỉ đạo của Kỹ sư PCCC cấp trên.
>> Đánh giá: Nhân viên phòng cháy chữa cháy bắt buộc phải nắm rõ những kiến thức chuyên ngành về phòng cháy chữa cháy và có thể ứng dụng được kiến thức chuyên môn này vào quá trình thiết kế, xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy của công trình, dự án được giao phó. Có khả năng theo dõi trạng thái của máy dò, bộ vi xử lý, biết cách kiểm tra độ nhạy của các thiết bị khi có tình trạng hỏa hoạn.
3. Kỹ sư phòng cháy chữa cháy
Mức lương: 20 - 25 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 6 năm
Kỹ sư phòng cháy chữa cháy chuyên làm các công việc liên quan đến thiết kế, thi công, giám sát thi công, bảo trì sửa chữa các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, hệ thống phòng cháy chữa cháy. Kỹ sư phòng cháy chữa cháy có vai trò rất quan trọng trong việc lắp đặt và vận hành các hệ thống phòng cháy chữa cháy, góp phần giúp cho cơ quan tổ chức đảm bảo an toàn cháy nổ.
>> Đánh giá: Kỹ sư phòng cháy chữa cháy sẽ cần nắm bắt được thiết kế về kiến trúc của dự án cụ thể như thế nào, yêu cầu của chủ đầu tư về dự án là gì, địa điểm xây dựng của dự án,... Từ đó có thể định hình và lên kế hoạch thiết kế chi tiết về hệ thống phòng cháy chữa cháy cho doanh nghiệp.
Đọc thêm:
Việc làm của Kỹ sư phòng cháy chữa cháy mới cập nhật