Phúc lợi
- Laptop
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Đào tạo
- Tăng lương
- Công tác phí
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
1/ Nghiên cứu và đánh giá xã hội:
- Thực hiện các nghiên cứu, đánh giá tác động xã hội của các dự án phát triển, bao gồm nhưng không giới hạn đến các vấn đề như tác động đối với cộng đồng địa phương, văn hóa, bão tồn, xã hội, kinh tế, giao thông, biến đổi khí hậu;
- Phân tích dữ liệu, đánh giá rủi ro và cơ hội về mặt xã hội của các dự án;
2/ Quan hệ với cộng đồng và truyền thông:
- Tổ chức các buổi họp cộng đồng dự án, các khu vực có hoạt động của AgriS, thu thập ý kiến và phản hồi từ người dân, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan;
- Phát triển và triển khai chiến lược truyền thông để nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề môi trường và xã hội;
3/ Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động xã hội:
- Xây dựng các kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu tác động xã hội tiêu cực và thúc đẩy tác động tích cực trong các dự án;
- Theo dõi và giám sát việc triển khai các hoạt động xã hội trong khuôn khổ dự án, đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia và nội bộ;
- Xây dựng kế hoạch và triển khai đánh giá các nhà thầu, nhà cung cấp, khảo sát sự hài lòng cộng đồng;
- Giám sát các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội và các hoạt động hỗ trợ cho người lao động và các bên liên quan;
- Xây dựng các qui định về E&S chuỗi nhà cung ứng, giám sát việc thực thi;
- Tổ chức đánh giá nội bộ về công tác quản lý Xã hội;
- Đề xuất các biện pháp sản xuất bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến xã hội;
4/ Quản lý và báo cáo:
- Lập kế hoạch, quản lý ngân sách và tài liệu liên quan đến các hoạt động xã hội;
- Chuẩn bị các báo cáo định kỳ về tình hình triển khai và kết quả của các hoạt động xã hội, báo cáo lên cấp trên và các bên liên quan khác;
5/ Hợp tác với Các Bên Liên Quan:
- Làm việc chặt chẽ với các bộ phận khác trong tổ chức, các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức cộng đồng để đảm bảo tính liên kết trong các hoạt động xã hội và môi trường;
6/ Phát triển Năng lực và Đào tạo:
- Tham gia và hỗ trợ các hoạt động đào tạo, phát triển năng lực cho nhân viên và cộng đồng về các vấn đề xã hội;
- Đảm bảo tuân thủ các chính sách, quy định về quyền con người và môi trường;
- Tổ chức đào tạo kiến thức bình đẳng giới, xã hội;
7/ Nhiệm vụ khác:
- Thực hiện công việc khác theo sự phân công của Phụ trách trực tiếp trong phạm vi chuyên môn;
- Hỗ trợ đồng nghiệp trong phòng;
Yêu Cầu Công Việc
- Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành Xã hội học, Phát triển cộng đồng, Môi trường hoặc các ngành liên quan;
- Tối thiểu 2-3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xã hội, cộng đồng, các dự án phát triển bền vững, các DA E&S DD của NĐT IFC, ADB;
- Tiếng Anh: Tiếng Anh tốt là một lợi thế;
- Tin học văn phòng thành thạo;
- Trung thực, khả năng làm việc độc lập;
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa tiền thân là Công ty Liên doanh giữa Tập đoàn Group Bourbon, Liên hiệp Mía Đường II và Liên hiệp Mía Đường Tây Ninh.
Hoạt động chính của công ty là sản xuất đường và điện; trồng cây mía; sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sử dụng đường hoặc sử dụng phụ phẩm, phế phẩm từ sản xuất đường…Năm 2022, Sản lượng Đường tiêu thụ tiếp tục được duy trì mức trên 1.000.000 tấn và được xuất khẩu sang hơn 29 nước.
Chính sách bảo hiểm
- Được tham gia đầy đủ các chế độ (BHYT, BHTN, BHXH tự nguyện) theo quy định
- Được hưởng bảo hiểm tai nạn 24/24
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hằng năm
- Team Building
- CLB Thể thao
- Ngày hội gia đình
- Ngày hội thể thao
- Các cuộc thi nội bộ ngành và Tập đoàn…
Lịch sử thành lập
- Ngày 15/7/1995, Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa được thành lập - tiền thân là Công ty liên doanh giữa Bourbon, Liên hiệp Mía Đường II, Liên hiệp Mía Đường Tây Ninh
- Năm 2012, Hoàn thành Dự án Affinage - Xưởng hoà tan Đường thô
- Năm 2013, Phát hành 6.574.200 cổ phiếu ESOP. Đổi tên thành CTCP Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh
- Năm 2015, Sáp nhập CTCP Nhiệt điện Gia Lai
- Năm 2017, Sáp nhập với CTCP Đường Biên Hòa, đổi tên thành CTCP Thành Thành Công - Biên Hoà
- Năm 2018, Cải tiến QTCT: Theo tiêu chuẩn quốc tế và thông lệ tốt trên thị trường
- Năm 2019, Hợp tác với Công ty ED&F Man xuất khẩu đường sang châu Âu. Hợp tác chiến lược với DEG - nhà đầu tư chiến lược đến từ châu Âu
- Năm 2022, Chính thức thảo luận chiến lược hợp tác phát triển nông nghiệp 4.0 song phương với chính quyền bang Queensland, Úc. VNSI20: năm thứ 5 liên tiếp là Doanh nghiệp Mía Đường duy nhất thuộc rổ chỉ số
Mission
Kiến tạo nền Nông nghiệp hiện đại, bền vững và mang lại nguồn năng lượng - dinh dưỡng nguồn gốc tự nhiên, không biến đổi gen.
Review Thành Thành Công - Biên Hòa
Môi trường làm việc tốt, cạnh tranh cao, phúc lợi xã hội tốt, thiếu CNBV chuyên môn cao (ID)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Thực tập sinh tài chính ngân hàng là gì?
Thực tập sinh tài chính ngân hàng là những sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp trong lĩnh vực tài chính hoặc ngân hàng, tham gia vào chương trình thực tập để có cơ hội áp dụng kiến thức học được vào thực tế công việc trong ngành tài chính và ngân hàng. Chương trình thực tập thường cung cấp cho thực tập sinh những trải nghiệm thực tế, hướng dẫn và đào tạo về các khía cạnh như phân tích tài chính, quản lý rủi ro, giao dịch ngân hàng và công việc liên quan đến quản lý tài chính trong ngành ngân hàng. Bên cạnh đó những công việc như Thực tập sinh tài chính, Thực tập sinh kế toán, Thực tập sinh ngân hàng,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Thực tập sinh tài chính ngân hàng
Những trách nhiệm chung đối với công việc của Thực tập sinh tài chính ngân hàng:
Hỗ trợ các công việc giấy tờ
Vì là những thực tập sinh nên lúc này kinh nghiệm của họ không nhiều, chủ yếu được phân công đảm nhiệm các công tác liên quan đến hành chính, giấy tờ, văn bản,... Ngoài ra, Thực tập sinh tài chính ngân hàng cũng có thể phụ trách cập nhật, theo dõi dữ liệu tài chính hay hỗ trợ xử lý các giao dịch thanh toán, lập các báo cáo tài chính và tham gia vào các hoạt động kiểm tra, đối chiếu,...
Hỗ trợ các dự án
Tuy không thể trực tiếp tham gia vào các dự án lớn nhưng Thực tập sinh tài chính ngân hàng vẫn có thể hỗ trợ các công tác vòng ngoài như thu thập số liệu, phân tích dữ liệu cho các dự án; tham gia xây dựng các báo cáo, thuyết trình cho các dự án hay hỗ trợ thực hiện các công việc theo hướng dẫn của chuyên viên,...
Hỗ trợ khách hàng
Dưới sự hướng dẫn của các chuyên viên có kinh nghiệp, Thực tập sinh tài chính ngân hàng cũng có thể hỗ trợ tư vấn cho khách hàng về những vấn đề cơ bản liên quan đến lĩnh vực tài chính hoặc những công tác hành chính, giấy tờ liên quan. Bên cạnh đó, họ cũng có thể hỗ trợ khách hàng hoàn thành các quy trình đầu tư.
Thực tập sinh tài chính ngân hàng có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
104 - 130 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Thực tập sinh tài chính ngân hàng
Tìm hiểu cách trở thành Thực tập sinh tài chính ngân hàng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Thực tập sinh tài chính ngân hàng?
Yêu cầu tuyển dụng của Thực tập sinh tài chính ngân hàng
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Là sinh viên mới ra trường hoặc năm 3, năm 4 đang theo học tại các trường Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế, Kế toán, Kiểm toán hoặc các ngành liên quan.
- Kiến thức chuyên môn: Thực tập sinh tài chính ngân hàng phải có kiến thức chuyên môn về các sản phẩm, dịch vụ tài chính phổ biến cũng như nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tư vấn tài chính. Họ cũng phải là những người có khả năng phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng,... để có thể xây dựng và tư vấn các giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Thực tập sinh tài chính ngân hàng là một công việc đặc thù với nhiệm vụ học hỏi, trao đổi nhiều với người hướng dẫn. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn trong quá trình học tập kinh nghiệm từ các chuyên viên tài chính giàu kinh nghiệm hơn.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá: Công việc của Thực tập sinh tài chính ngân hàng sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ tài chính liên quan. Chính vì thế kỹ năng phân tích và đánh giá là vô cùng quan trọng đối, giúp họ nhạy bén hơn trước sự thay đổi của những con số và tình hình chung của thị trường tài chính.
- Khả năng dự đoán xu hướng thị trường: Công việc của một Thực tập sinh tài chính ngân hàng là học cách đưa ra những lời khuyên, định hướng tốt nhất về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức dưới sự hướng dẫn của các chuyên viên có kinh nghiệm. Vì thế, họ cần là một người “nhìn xa trông rộng”, nắm bắt được những xu hướng thay đổi trong thị trường tài chính ở hiện tại và tương lai.
- Kỹ năng lắng nghe: Là một nghề "làm dâu trăm họ" nên những người làm tài chính có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ lãnh đạo, đối tác của mình. Ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhất.
Các yêu cầu khác
- Có các kỹ năng tin học văn phòng như Word, Excel, Power Point,...
- Biết sử dụng các công cụ hỗ trợ cho lĩnh vực tài chính, kế toán,...
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác
Lộ trình nghề nghiệp của Thực tập sinh tài chính ngân hàng
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Tài chính ngân hàng | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Nhân viên Kế hoạch & Phân tích tài chính | 5.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng |
Trên 5 năm | Chuyên viên tư vấn tài chính | 8.000.000 - 14.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Thực tập sinh tài chính ngân hàng và các ngành liên quan:
- Thực tập sinh ngân hàng: 3.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng
- Thực tập sinh phân tích tài chính: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Lộ trình nghề nghiệp của Thực tập sinh tài chính ngân hàng có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức, doanh nghiệp. Dưới đây là một lộ trình nghề nghiệp phổ biến cho vị trí này:
1. Thực tập sinh Tài chính ngân hàng
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Sinh viên năm cuối hoặc người mới ra trường thường sẽ bắt đầu với vị trí thực tập sinh Tài chính ngân hàng. Nhiệm vụ chính mà thực tập sinh được giao phó là hỗ trợ các phòng, ban chuyên môn trong việc xử lý các vấn đề bề nổi, đơn giản. Ngày trước, các doanh nghiệp thường để sinh viên hoặc trường đào tạo chủ động liên hệ doanh nghiệp để lấy suất thực tập. Còn ngày nay, nhiều doanh nghiệp sẽ chủ động tuyển dụng thực tập sinh đều đặn mỗi năm, có lương cứng. Đa phần đây đều là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, mong muốn chiêu mộ tinh anh và đào tạo từ sớm, xây dựng lớp nhân sự kế thừa chất lượng cao.
>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh Tài chính tài chính dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn tìm hiểu về lĩnh vực tư vấn tài chính và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì đây là vị trí cơ bản nên mức lương cho vị trí này không cao, nhưng nguồn nhân lực thì lại vô cùng dồi dào cũng khá cạnh tranh để có thể trở thành Nhân viên chính thức.
2. Nhân viên Kế hoạch & Phân tích tài chính
Mức lương: 5.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm
Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 4 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí nhân viên Kế hoạch & Phân tích tài chính. Vai trò của họ là kiểm tra và đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy trình trong quá trình tư vấn khách hàng cũng như tham gia vào việc đánh giá và cải thiện quy trình làm việc, xử lý các vấn đề phát sinh và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình nội bộ của doanh nghiệp.
>> Đánh giá: Đây là vị trí cơ bản đầu tiên sau khi một thực tập sinh được chuyển lên chính thức nên mức lương tuy cao hơn thực tập sinh nhưng cũng sẽ không quá cao. Tuy nhiên ngoài khoảng lương cứng, họ cũng sẽ được thưởng các khoản thêm dựa theo các dự án hoàn thành. Cơ hội việc làm Nhân viên Kế hoạch & Phân tích tài chính có mức lương hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở.
3. Chuyên viên tư vấn tài chính
Mức lương: 8.000.000 - 14.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm kinh nghiệm
Sau khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm và khả năng chuyên môn, bạn có thể chuyển lên vị trí Chuyên viên tư vấn tài chính. Vị trí này sẽ phải làm việc nhiều với khách hàng nên yêu cầu năng lực cá nhân phải vững vàng và tường tận để có thể giải đáp và định hướng đúng đắn cho khách hàng.
>> Đánh giá: Với việc làm Chuyên viên tư vấn tài chính, ngoài mức lương cứng họ cũng sẽ có các khoản thưởng bên ngoài. Nhưng khác Nhân viên Kế hoạch & Phân tích tài chính, lương thưởng của Chuyên viên tư vấn tài chính sẽ đến từ tiền tips và tiền hoa hồng từ các khách hàng của họ. Thu nhập khá hấp dẫn nên cạnh tranh cũng cao.
5 bước giúp Thực tập sinh tài chính ngân hàng thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Là một Thực tập sinh tài chính ngân hàng, khả năng chuyên môn là điều vô cùng cần thiết. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức kinh doanh vững chắc, bạn mới xây dựng được chiến lược phân tích tài chính và tư vấn hiệu quả hiệu quả. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn, cụ thể hơn là được giữ lại và trở thành nhân viên chính thức sau khi kết thúc kỳ thực tập.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Tại sao nói kỹ năng giao tiếp là chìa khóa thành công của một người làm trong lĩnh vực tài chính? Bởi, đặc thù công việc của ngành nghề này chính là tư vấn tài chính cho khách hàng và định hướng chiến lược phù hợp với ngân sách cho doanh nghiệp. Đây là một công việc đòi hỏi bạn sẽ phải gặp mặt và trò chuyện, tư vấn với rất nhiều người trong một ngày. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi tiến hành thu thập thông tin từ người khác và tư vấn thông tin cho khách hàng. Có nhiều mối quan hệ và khách hàng thân thiết sẽ là một lợi thế rất lớn trên con đường thăng tiến của Thực tập sinh tài chính ngân hàng.
Có khả năng phân tích, đánh giá
Công việc của Thực tập sinh tài chính ngân hàng sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ tài chính liên quan. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. Bạn nên thường xuyên xem xét và phân tích những biểu đồ, số liệu tài chính để nâng cao khả năng phân tích của mình.
Kỹ năng lắng nghe
Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn là một người làm tài chính thì bạn có quyền “làm chủ” mọi thứ. Nếu muốn thành công và được khách hàng ghi nhớ, ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, bạn cũng nên lắng nghe quan điểm, ý kiến của khách hàng. Khi bạn lắng nghe, bạn được nhiều hơn mất. Biết đâu những điều mà khách hàng nói sẽ cho bạn một góc nhìn mới về vấn đề nào đó. Vì thế, hãy học cách lắng nghe trước khi đưa ra một kết luận hay lời tư vấn nào đó. Lắng nghe ngoài việc giúp bạn thấu hiểu khách hàng còn giúp Thực tập sinh tài chính ngân hàng nắm bắt suy nghĩ và yêu cầu của lãnh đạo, từ đó giúp cho việc thăng tiến thuận lợi hơn.
Đạo đức nghề nghiệp
Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp.