Hỗ trợ kiểm toán viên chính trong việc kiểm tra tài liệu và báo cáo tài chính
Trợ lý kiểm toán viên có nhiệm vụ thu thập và kiểm tra các chứng từ, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tính chính xác và minh bạch. Công việc này bao gồm phân tích dữ liệu kế toán, đối chiếu số liệu từ các tài khoản, và xác định các sai sót hoặc bất thường trong hồ sơ. Họ cũng phải kiểm tra tính tuân thủ của doanh nghiệp với các quy định kế toán và pháp luật. Thông tin được thu thập sẽ được tổng hợp để báo cáo cho kiểm toán viên chính.
Tham gia vào quá trình kiểm toán thực tế tại các công ty
Trong quá trình kiểm toán tại chỗ, trợ lý sẽ tiến hành kiểm tra thực tế các sổ sách, tài liệu của doanh nghiệp theo yêu cầu của kiểm toán viên chính. Họ có thể phải gặp gỡ nhân viên doanh nghiệp để phỏng vấn, thu thập thông tin và làm rõ những số liệu chưa rõ ràng. Trợ lý cũng cần ghi chú chi tiết quá trình kiểm toán và chuẩn bị các báo cáo ban đầu để cung cấp cho kiểm toán viên chính, giúp đảm bảo kiểm toán diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
Chuẩn bị và tổng hợp báo cáo kiểm toán
Trợ lý kiểm toán viên có trách nhiệm soạn thảo các phần của báo cáo kiểm toán sau khi hoàn thành quá trình kiểm toán. Họ sẽ tổ chức các dữ liệu, ghi chú từ quá trình kiểm tra và soạn báo cáo sơ bộ để trình bày trước khách hàng hoặc lãnh đạo cấp trên. Bên cạnh đó, trợ lý kiểm toán viên phải đảm bảo báo cáo tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm toán và kế toán, đồng thời phản ánh đầy đủ những phát hiện quan trọng trong quá trình kiểm toán.
3. Học gì để trở thành trợ lý kiểm toán?
Mặc dù công việc nhiều áp lực, gian nan, vất vả nhưng nhiều bạn trẻ vẫn yêu thích và đặt mục tiêu trở thành kiểm toán viên trong tương lai. Cùng với đó, nhu cầu tuyển dụng vị trí này tại các doanh nghiệp lớn, nhỏ ngày càng nhiều. Nắm bắt được điều này, nhiều trường đại học đã đào tạo kiểm toán, cung cấp nguồn nhân sự cứng, chuyên môn cao cho thị trường lao động.
Sinh viên theo học ngành kiểm toán sẽ được trang bị khối kiến thức chuyên môn như đọc báo cáo, phân tích tài chính,… cũng như các kỹ năng mềm gồm làm việc nhóm, ngoại ngữ, tin học văn phòng, xử lý tình huống,….
- Bằng cấp: Để trở thành Trợ lý kiểm toán viên, bạn thường cần có bằng cử nhân về kế toán, tài chính, hoặc kiểm toán. Một số công ty có thể chấp nhận bằng cấp liên quan đến quản trị kinh doanh hoặc kinh tế, nhưng ưu tiên nhất vẫn là các ngành chuyên sâu về kế toán. Nếu bạn có thêm các chứng chỉ nghề nghiệp như ACCA, CPA hay các chứng chỉ kiểm toán quốc tế, đó sẽ là lợi thế lớn. Ngoài ra, việc duy trì học hỏi và nâng cao kiến thức cũng rất quan trọng trong lĩnh vực này.
- Kiến thức chuyên môn: Bạn cần nắm vững các nguyên tắc kế toán và chuẩn mực kiểm toán quốc tế (IAS, IFRS), cũng như hệ thống luật pháp về tài chính và thuế tại địa phương. Hiểu biết về quy trình kiểm toán, cách phân tích dữ liệu tài chính và sử dụng các phần mềm kiểm toán phổ biến như Excel, SAP, hoặc phần mềm chuyên dụng khác là điều cần thiết. Ngoài ra, kỹ năng phân tích và đánh giá rủi ro tài chính sẽ giúp bạn phát hiện các bất thường trong báo cáo tài chính. Kiến thức về lập báo cáo và kỹ năng giao tiếp cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình kiểm toán.
Hiện nay, hầu hết các trường thuộc khối kinh tế đều đào tạo kiểm toán như:
- Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Kinh tế Đà Nẵng
- Đại học Kinh tế Luật TPHCM
- Đại học Kinh tế Huế
- Học viện Tài chính
- Học viện Ngân hàng
4. Tố chất của một trợ lý kiểm toán viên giỏi
Nhiều ứng viên nhầm tưởng rằng trợ lý kiểm toán viên là một công việc đơn giản nhưng thực tế lại có yêu cầu cao về chuyên môn và các kỹ năng khi làm việc. Dưới đây là một vài tố chất trợ lý kiểm toán viên cần có để đảm bảo hiệu quả công công việc.
Tư duy logic
Đặc thù công việc của kiểm toán đòi hỏi tính khoa học logic rất cao nên để làm tốt công việc trợ lý kiểm toán viên, bạn phải rèn luyện khả năng tư duy logic của bản thân. Với mỗi việc làm, hành động hay vấn đề, bạn nên nhìn và phân tích theo nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau để đưa ra hướng giải quyết đúng đắn nhất. Chính vì vậy, trợ lý kiểm toán viên cần rèn luyện bản thân, rèn luyện cách tư duy trong công việc để có thể hỗ trợ kiểm toán viên tốt nhất.
Am hiểu lý luận ứng dụng
Điểm khác biệt lớn nhất của kiểm toán so với những ngành nghề khác chính là toàn bộ kiến thức trong chuyên ngành đều được áp dụng vào thực chiến. Chính vì thế, nếu thực sự nghiêm túc theo đuổi nghề này thì ứng viên phải nắm thật chắc kiến thức chuyên môn được học trong môi trường đào tạo chính quy chuyên nghiệp.
Đồng thời, công việc này yêu cầu trợ lý kiểm toán viên phải có kiến thức chuyên sâu về các quy tắc ứng xử của luật lệ trong nghề cùng với hệ thống nghiệp vụ liên quan. Nếu không am hiểu và nắm chắc chuyên môn thì bạn sẽ thấy khó khăn trong quá trình kiểm tra, phát hiện sai phạm.
Khả năng làm việc nhóm
Công việc của kiểm toán là cả một quá trình cần đầu tư về mặt thời gian, công sức và chuyên môn để phân tích, kiểm tra và xử lý chính xác. Do đó, họ hoàn toàn không thể “đơn thương độc mã” làm việc mà phải cần đến những người trợ lý. Do đó, tố chất cần thiết của trợ lý kiểm toán chính là khả năng làm việc nhóm, phối hợp ăn ý với đồng nghiệp để hỗ trợ nhau thực hiện, triển khai các bước trong quy trình kiểm toán.
Lắng nghe, học hỏi
Đa số trợ lý kiểm toán viên là sinh viên mới ra tường nên việc lắng nghe, tận dụng cơ hội học hỏi, tích lũy kinh nghiệm rất hữu ích cho sự nghiệp sau này. Bởi vai trò trợ lý chỉ là điểm tựa để tiến đến các mục tiêu cao hơn trong tương lai. Nếu chỉ an phận, chấp nhận dừng lại ở vạch xuất phát thì chẳng khác nào bạn đang tự triệt hạ con đường thăng tiến của bản thân. Do vậy, trợ lý kiểm toán phải luôn học hỏi, nâng cấp chuyên môn và giá trị bản thân. Khi thấy bạn đủ cứng, kiểm toán viên chắc chắn sẽ đề bạt bạn lên những vị trí lớn hơn.
5. Những thách thức đối với nghề trợ lý kiểm toán viên
Để trở thành một kiểm toán viên, sau quá trình thực tập, bạn sẽ làm việc ở vai trò trợ lý kiểm toán viên trong vòng một đến hai năm tùy theo năng lực và trình độ của bạn trước khi trở thành một kiểm toán viên chính thức. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với những người lựa chọn con đường kiểm toán.
Việc làm trợ lý kiểm toán là một công việc rất vất vả, đòi hỏi người làm cần sự kiên trì, nỗ lực rất nhiều. Những thách thức mà các trợ lý thường hay gặp phải trong quá trình làm việc bao gồm:
- Thường xuyên phải di chuyển qua lại rất nhiều nơi khi đi Jobs kiểm toán
- Áp lực công việc nặng nề, khối lượng việc làm khổng lồ gây cảm giác mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.
- Môi trường làm việc có nhiều áp lực khiến người làm việc cũng luôn trong trạng thái vô cùng căng thẳng.
- Sự mệt mỏi không ngừng nghỉ với những buổi giải trình đầy căng thẳng
- Không có thời gian dành riêng cho chính bản thân mình.