Chi tiết công việc
- Xác định khách hàng mục tiêu phù hợp với sản phẩm, giải pháp công nghệ và dịch vụ do công ty cung cấp.
- Thiết lập, tìm kiếm, tiếp nhận mối quan hệ với khách hàng tiềm năng thông qua các hình thức tiếp cận khác nhau.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch triển khai theo KPI phòng kinh doanh đưa ra.
- Lập kế hoạch làm việc chặt chẽ với các nhóm marketing, tư vấn, nhóm phát triển sản phẩm để xác định và đề nghị giải pháp, dịch vụ phù hợp tới khách hàng.
- Theo sát và chốt hợp đồng với khách hàng.
- Chăm sóc và tiếp tục cung cấp các sản phẩm dịch vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động của khách hàng, giữ khách hàng hài lòng và có trải nghiệm tốt nhất với dịch vụ và hỗ trợ của công ty.
- Thực hiện các công việc do cấp trên yêu cầu.
- Nam/ Nữ, Tốt nghiệp CĐ/ĐH chuyên ngành kinh doanh, marketing hoặc chuyên ngành liên quan.
- Có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên.
- Yêu cầu hiểu biết, có kiến thức về lĩnh vực nông nghiệp.
- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT, phần mềm hoặc dịch vụ cloud là lợi thế.
- Sẵn sàng và chịu khó học hỏi các công nghệ và sản phẩm mới.
- Chủ động để nhắm tới kết quả tốt trong công việc.
- Có kỹ năng quan sát, giao tiếp và trình bày tốt để làm việc hiệu quả với khách hàng và các bộ phận khác trong công ty.
Công ty Cổ phần Công nghệ Green Agri là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp công nghệ cho ngành nông nghiệp.Sau nhiều năm tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu và phát triển, Công ty cổ phần Công nghệ Green Agri đã xây dựng và triển khai các giải pháp công nghệ đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông hộ... nhằm số hóa các công việc trong quá trình sản xuất, thu hoạch, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thông qua 2 nền tảng công nghệ là Green Check và Green Agri.
Chính sách bảo hiểm
- Thưởng BHXH, Thưởng Lễ / Tết.
- THưởng hiệu quả công việc
Các hoạt động ngoại khóa
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, thân thiện
- Team building
- Thể thao
- Trò chơi
Lịch sử thành lập
- Thành lập vào năm 2022
Mission
- Đối với khách hàng: Xây dựng nền tảng và giải pháp công nghệ phù hợp, tối ưu với dịch vụ tư vấn và hỗ trợ vận hành hiệu quả, kịp thời.
- Đối với nhà đầu tư: Luôn đảm bảo minh bạch và hiệu quả.
- Đối với nhân viên: Luôn đổi mới, sáng tạo để tạo ra môi trường làm việc năng động với hiệu năng cao nhất
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Trợ lý tài chính là gì?
Trợ lý tài chính là nhân viên sơ cấp chịu trách nhiệm chuẩn bị các bảng tính tài chính, báo cáo và đề xuất lên các nhà quản lý có thâm niên và cấp cao, thực hiện các công việc theo sự phân công của cấp trên. Họ là người sẽ làm việc trực tiếp với Ban giám đốc cũng như trưởng bộ phận các phòng ban. Trợ lý sẽ hỗ trợ cấp trên giải quyết những công việc ở nhiều mảng khác nhau. Có thể khẳng định trợ lý tài chính là cánh tay đắc lực với giám đốc Tài chính. Ngoài ra còn có các công việc liên quan đến tài chính mà bạn có tham khảo như Trợ lý kinh doanh, Trợ lý hành chính,...
Mô tả công việc của Trợ lý tài chính
Quản lý và báo cáo tài chính
Tập trung vào tổng hợp và kiểm tra các báo cáo tài chính của các dự án trong công ty, bao gồm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dòng tiền, và bảng cân đối kế toán. Đảm bảo tính chính xác của các báo cáo định kỳ của dự án và phòng kế toán, lập các báo cáo tổng hợp về tình hình kinh doanh và tài chính chung của công ty theo định kỳ, đưa ra đánh giá về hiệu quả hoạt động của các dự án và công ty, và thực hiện công tác lưu trữ các giấy tờ tài chính và báo cáo dự án.
Tư vấn và hỗ trợ cho quyết định tài chính
Vai trò của Trợ lý tài chính không chỉ dừng lại ở việc lập báo cáo và phân tích số liệu. Họ còn phải tham mưu và tư vấn cho Ban Giám đốc các quyết định đầu tư chiến lược và các quyết định tài chính quan trọng khác. Việc chuẩn bị tài liệu chi tiết và dễ hiểu giúp Ban Giám đốc có thể đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng hơn, dựa trên các dữ liệu tài chính và phân tích đáng tin cậy. Đồng thời, Trợ lý tài chính cũng phải sẵn sàng thực hiện các yêu cầu khác từ Ban Giám đốc, bao gồm các báo cáo đặc biệt hoặc phản hồi chi tiết về tình hình tài chính hiện tại của công ty.
Quản lý và phát triển các biểu mẫu kiểm soát tài chính
Việc lập các biểu mẫu và bảng biểu kiểm soát tài chính là một phần quan trọng của công việc của Trợ lý tài chính. Những biểu mẫu này không chỉ giúp kiểm soát hiệu quả tài chính mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc báo cáo và phân tích. Trợ lý tài chính cần có khả năng thiết kế và phát triển các mẫu biểu để phù hợp với các yêu cầu của công ty và đảm bảo tính hiệu quả trong việc quản lý tài chính và báo cáo.
Trợ lý tài chính có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
117 - 195 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Trợ lý tài chính
Tìm hiểu cách trở thành Trợ lý tài chính, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trợ lý tài chính?
Yêu cầu tuyển dụng của Trợ lý tài chính
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Đây là công việc đòi hỏi ở một trợ lý tài chính cần hiểu rõ, thông thạo các công cụ đánh giá, phân tích dữ liệu, có kiến thức vững vàng về các bộ Ngân hàng, có kinh nghiệm ở các vị trí tương đương. Có xuất thân và được đào tạo bài bản tại các trường đại học có ngành hay chuyên ngành về kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính hoặc các ngành về Ngân hàng sẽ được đánh giá cao và ưu tiên hơn.
- Kinh nghiệm: Ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm tư vấn tài chính cho khách hàng cá nhân cao cấp trong lĩnh vực tài chính cá nhân (ưu tiên nhóm ngân hàng cá nhân cao cấp, đầu tư, chứng khoán, bảo hiểm, quản lý tài sản, ưu tiên có chứng chỉ CFA hay bằng cấp nước ngoài).
Yêu cầu về kỹ năng
- Khả năng thích nghi: Tính chất công việc của trợ lý giám đốc là đa nhiệm, tức là cái gì cũng phải biết, cũng phải hiểu và có tầm nhìn bao quát để hỗ trợ tốt cho giám đốc của mình. Trợ lý phải thường xuyên cùng với giám đốc của mình đối mặt với các vấn đề rủi ro, tình huống khẩn cấp. Chính vì vậy, vị trí này đòi hỏi một người có khả năng thích nghi, linh hoạt với mọi tình huống nhằm đưa ra những phương án giải quyết kịp thời. Nếu khả năng thích nghi kém, dễ bỏ cuộc trước những thách thức, áp lực từ công việc và cấp trên của mình, công việc này khó có thể gắn bó lâu dài.
- Làm việc độc lập: Một trợ lý có kỹ năng làm việc độc lập, chủ động, có ý thức tự giác cao và thực hiện công việc với trách nhiệm sẽ nhận được sự tín nhiệm rất lớn từ cấp trên. Trợ lý đôi khi phải thay mặt giám đốc thực hiện các công việc với trọng trách lớn như giao tiếp, đàm phán với khách hàng, việc này đòi hỏi họ cần phải có khả năng tính toán, phân tích tốt.
- Làm việc đa nhiệm: Một Trợ lý tài chính sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề và đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong quá trình làm việc. Do đó, kỹ năng làm việc đa nhiệm rất cần thiết khi bạn muốn gắn bó lâu dài với công việc này.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Như đã mô tả về công việc của Trợ lý tài chính, vị trí này đảm nhiệm rất nhiều công việc. Chính vì thế, đôi khi sẽ gặp phải các vấn đề xảy ra ngoài ý muốn. Do đó, trong vai trò là Trợ lý tài chính, bạn cần phải có kỹ năng linh hoạt và tư duy nhạy bén để có thể đảm bảo các hoạt động không bị ảnh hưởng.
- Khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những ai mong muốn làm việc ở vị trí Trợ lý tài chính, càng giỏi giao tiếp đến đâu, khả năng thành công càng cao đến đấy... Do đó, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp kỹ sư mô tả ý tưởng, truyền tải thông tin và giải thích thuật ngữ chuyên ngành một cách dễ hiểu. Một nhân viên thiết kế kết cấu có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có thể phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, đảm bảo công việc hoàn thành đúng tiến độ.
Các yêu cầu khác
- Có các kỹ năng tin học văn phòng như Word, Excel, Power Point,...
- Biết sử dụng các công cụ hỗ trợ trong lĩnh vực tài chính
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác
Lộ trình nghề nghiệp của Trợ lý tài chính
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh tài chính | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Nhân viên tài chính | 6.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
4 - 5 năm | Trợ lý tài chính | 12.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Phó phòng tài chính | 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
7 - 8 năm | Trưởng phòng tài chính | 25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng |
Trên 8 năm | Giám đốc tài chính | 35.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Trợ lý tài chính và các ngành liên quan:
- Trợ lý kinh doanh: 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
- Trợ lý cao cấp: 20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh tài chính
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Đây là vị trí khởi đầu cho các sinh viên mới tốt nghiệp hoặc người mới bước vào lĩnh vực tài chính. Thực tập sinh tài chính thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ các công việc tài chính cơ bản và học hỏi từ những người giàu kinh nghiệm trong công ty.
>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh tài chính dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn tìm hiểu về lĩnh vực tài chính và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì đây là vị trí cơ bản nên mức lương cho vị trí này không cao, nhưng nguồn nhân lực thì lại vô cùng dồi dào cũng khá cạnh tranh để có thể trở thành Nhân viên chính thức.
2. Nhân viên tài chính
Mức lương: 6.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm
Nhân viên tài chính làm những công việc chính như phân bổ, dự toán ngân sách, phân tích tình hình tài chính, làm việc với phòng ban như IT, Sales, Marketing… Tại vị trí này, bạn cần có kinh nghiệm liên quan đến mảng tài chính/kế toán hoặc phân tích tài chính trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính, kế toán là một điểm cộng.
>> Đánh giá: Đây là vị trí cơ bản đầu tiên sau khi một thực tập sinh được chuyển lên chính thức nên mức lương tuy cao hơn thực tập sinh nhưng cũng sẽ không quá cao. Tuy nhiên nhân lực cho vị trí này cũng khá đông nên mức độ cạnh tranh cũng khá cao. Đặc biệt là đối với những ai muốn lên vị trí cao hơn như trưởng phòng, giám đốc... thì phải đạt được những thành tích nhất định. Cơ hội việc làm Nhân viên tài chính với cơ hội thăng tiến rộng mở.
3. Trợ lý tài chính
Mức lương: 12.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 4 - 5 năm kinh nghiệm
Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 1 - 3 năm, bạn có thể lên vị trí trợ lý tài chính. Đây là lúc bạn nên tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tùy vào từng cơ sở mà bạn sẽ được đào tạo thêm chuyên môn. Ở vị trí này, thay vì làm việc qua trưởng, phó phòng tài chính thì bạn sẽ làm việc trực tiếp dưới chị chỉ đạo của các cấp lãnh đạo cao hơn như phó giám đốc, giám đốc, tổng giám đốc,....
>> Đánh giá: Việc làm Trợ lý tài chính là một vị trí có mức lương khá hậu hĩnh và cơ hội mở rộng mối quan hệ khá cao nên vô cùng có tính cạnh tranh. Vì vậy, để thăng tiến dễ dàng hơn, bạn sẽ phải tự chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tế, từ những thành công hay từ chính thất bại của bản thân.
4. Phó phòng tài chính
Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Công việc chính của Phó phòng tài chính là phân tích hoạt động kinh doanh, lập kế hoạch quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngoại giao và đàm phán các tổ chức trong và ngoại địa phương và đề xuất cách thực hiện dự án. Bạn cần có hơn 5 năm kinh nghiệm, thành thạo các kỹ năng phân tích tổng hợp số liệu và làm việc với đối tác và ít nhất còn phải có thêm khả năng quản lý nhân sự ở mức độ cơ bản.
>> Đánh giá: Là một Nhân viên tài chính có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Phó phòng tài chính. Việc làm Phó phòng tài chính với mức lương khá cao nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.
5. Trưởng phòng tài chính
Mức lương: 25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 7 - 8 năm kinh nghiệm
Trưởng phòng tài chính là người quản lý team, phân tích tích xu hướng tài chính, tính toán ảnh hưởng của các quyết định kinh doanh tiềm năng và đề xuất các phương án tăng lợi nhuận và giá trị công ty. Bạn cần có hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, thành tạo kỹ năng phân tích tình hình và xây dựng mô hình tài chính.
>> Đánh giá: Trưởng phòng tài chính là vị trí vô cùng quan trọng nên thường giao cho những người thực sự có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao. Với vai trò nặng nề và nguồn nhân lực hạn chế nên mức lương cho vị trí này khá cao. Cơ hội việc làm Trưởng phòng tài chính với mức lương hấp dẫn và lộ trình thăng tiến rõ ràng.
6. Giám đốc tài chính
Mức lương: 35.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm
Giám đốc tài chính là người đại diện mảng Tài chính của công ty, quản lý rủi ro, quản lý nguồn tiền, đưa ra các chiến lược đầu tư, báo cáo trực tiếp với CEO và quản lý vùng. Người làm ở vị trí này cần phải có hơn 10 năm kinh nghiệm và có bằng cấp quốc tế như: CPA, ACCA, CFO… và có kỹ năng phân tích, quản trị.
>> Đánh giá: Việc làm Giám đốc tài chính không phải là vị trí mà ai cũng có thể ngồi được. Vì ngoài khả năng chuyên môn bạn còn cần phải có năng lực điều hành và kỹ năng đàm phán cùng khách hàng, làm việc với Hội đồng quản trị của công ty. Mức lương rất cao đi kèm với đó cũng là nhiều vai trò và trách nhiệm.
5 bước giúp Trợ lý tài chính thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Là một Trợ lý tài chính, khả năng chuyên môn là điều vô cùng cần thiết. Hầu hết các doanh nghiệp đều ưu tiên những nhân viên có bằng Đại học trở lên hoặc thậm chí là bằng Thạc sĩ là một lợi thế lớn. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức kinh doanh vững chắc, bạn mới xây dựng được chiến lược phân tích tài chính và điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Trợ lý tài chính.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Tại sao nói kỹ năng giao tiếp là chìa khóa thành công của bất kỳ nghề nghiệp nào? Bởi, đặc thù công việc của trợ lý là phải làm việc với rất nhiều người mỗi ngày. Đây là một công việc đòi hỏi bạn sẽ phải gặp mặt và trò chuyện với rất nhiều phòng ban cũng như ban lãnh đạo. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi trao đổi công việc.
Trợ lý tài chính nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của lãnh đạo, đối tác. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực tài chính và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp. Có nhiều mối quan hệ và khách hàng thân thiết sẽ là một lợi thế rất lớn trên con đường thăng tiến của Trợ lý tài chính.
Có khả năng phân tích, đánh giá
Công việc của Trợ lý tài chính sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ tài chính liên quan. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. Bạn nên thường xuyên xem xét và phân tích những biểu đồ, số liệu tài chính để nâng cao khả năng phân tích của mình.
Kỹ năng lắng nghe
Nếu muốn thành công và được khách hàng ghi nhớ, ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, bạn cũng nên lắng nghe quan điểm, ý kiến của lãnh đạo, đối tác. Khi bạn lắng nghe, bạn được nhiều hơn mất. Biết đâu những điều mà lãnh đạo nói sẽ cho bạn một góc nhìn mới về vấn đề nào đó. Vì thế, hãy học cách lắng nghe trước khi đưa ra một kết luận hay lời tư vấn nào đó. Lắng nghe còn giúp Trợ lý tài chính nắm bắt suy nghĩ và yêu cầu của lãnh đạo, từ đó giúp cho việc thăng tiến thuận lợi hơn.
Đạo đức nghề nghiệp
Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp.