Phúc lợi
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
Mô tả Công việc
- Địa điểm làm việc: Linh Trung, thành phố Thủ Đức
<Mô Tả Công Việc>
- Xây dựng, triển khai và giám sát hệ thống quản lý chất lượng ISO của công ty.
- Đảm bảo hệ thống quản lý ISO được duy trì và cải tiến liên tục.
- Phối hợp với các phòng ban để thực hiện đánh giá nội bộ và chuẩn bị cho các kỳ đánh giá từ bên ngoài.
- Đào tạo nhân viên về các quy trình, tiêu chuẩn ISO.
- Xử lý các vấn đề không phù hợp, đề xuất biện pháp khắc phục và phòng ngừa.
- Thực hiện công tác quản lý an toàn hóa chất và đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan.
- Chịu trách nhiệm quản lý giấy phép an toàn môi trường, đảm bảo các hoạt động của công ty tuân thủ luật pháp về môi trường.
- Báo cáo định kỳ tình hình hoạt động của hệ thống ISO và các vấn đề liên quan đến môi trường cho ban lãnh đạo.
* Chi tiết trao đổi cụ thể tại buổi phỏng vấn
Yêu Cầu Công Việc
<Yêu Cầu>
- Bằng Cấp: Tốt nghiệp Đại học các ngành Kỹ thuật hóa học, Môi trường hoặc các ngành liên quan.
- Ngoại ngữ: Tiếng Nhật hoặc tiếng Anh - Giao tiếp tốt (Ưu tiên ứng viên giỏi tiếng Nhật)
- Kinh nghiệm:
+ Có khoảng 3 đến 5 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí Trưởng phòng ISO
+ Có kinh nghiệm trong quản lý an toàn hóa chất và giấy phép môi trường
- Kỹ năng:
+ Kỹ năng lãnh đạo, tổ chức và quản lý đội nhóm tốt.
+ Kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề và làm việc dưới áp lực.
<Ưu tiên>
- Ưu tiên ứng viên có chứng chỉ đào tạo về ISO, an toàn hóa chất và các quy định liên quan đến môi trường
NOTICE:
Only shortlisted candidates will be approached by RGF's consultant. Your resumes will be recorded in our system, and you will receive our Job Introduction Auto-email with suitable jobs in the coming time. Please check your email regularly to get our vacant job. Thanks so much!
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: 29 - 40
- Lương: 22 Tr - 30 Tr VND
RGF là viết tắt của RECRUIT GLOBAL FAMILY, thương hiệu toàn cầu của công ty dịch vụ thông tin và tuyển dụng lớn nhất Nhật Bản, Recruit Holdings Co., Ltd.
Chúng tôi tạo ra thương hiệu này từ cam kết thực hiện thách thức mới nhằm tận dụng hơn 50 năm kinh nghiệm trong ngành và mạng lưới kinh doanh của Recruit Group tại Nhật Bản, nhằm mang đến những cơ hội mới cho khách hàng của chúng tôi trên toàn khu vực.
RGF HR AGENT phụ trách đơn vị kinh doanh của RGF trong các dịch vụ tuyển dụng nói chung. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ nhân sự tổng thể cho khách hàng ở mọi giai đoạn bố trí nhân viên, chẳng hạn như đánh giá, trả lương và đào tạo nhân viên. Đồng thời, chúng tôi hỗ trợ người tìm việc bằng nhiều cách khác nhau để tìm được công việc phù hợp theo sở thích và kinh nghiệm cá nhân của họ. Bên cạnh các dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng nhân viên toàn thời gian, chúng tôi còn cung cấp một loạt các dịch vụ hỗ trợ cho RPO (Gia công quy trình tuyển dụng) và nhu cầu tuyển dụng tạm thời/theo hợp đồng.
Vị thế của công ty chúng tôi là công ty nắm giữ thị phần số 1 Nhật Bản trong lĩnh vực nhân sự, nhân sự tạm thời và quảng cáo việc làm giúp chúng tôi có thể cung cấp các dịch vụ quản lý nguồn nhân lực tổng thể chất lượng cao không chỉ ở Nhật Bản mà trên toàn khu vực.
RECRUIT = RGF sẽ tiếp tục vượt qua thử thách để trở thành công ty tuyển dụng số 1 ở Châu Á, vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân Viên ISO là gì?
1. Nhân Viên ISO là gì?
ISO là tổ Chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế – International Organization for Standardization – đơn vị thành lập nên chứng chỉ ISO.
Nhân viên ISO là người nắm và hiểu rõ tiêu chuẩn ISO của hệ thống quản lý chất lượng (QMS) của Công ty cũng như tình hình thực hiện quy trình chất lượng tại các đơn vị, từ đó xây dựng nên bộ quy chuẩn cho sản phẩm, tương ứng với ngành hàng của công ty, doanh nghiệp sản xuất mà họ đang làm việc.
2. Lương và mô tả công việc Nhân Viên ISO
Lương của Nhân viên ISO
Số năm kinh nghiệm |
Mức lương |
Dưới 02 năm |
khoảng từ 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng |
02 - 05 năm |
khoảng từ 12.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
Trên 05 năm |
khoảng từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương nhân viên ISO (Quản lý chất lượng) thường thay đổi theo số năm kinh nghiệm làm việc, phản ánh sự gia tăng về kỹ năng và kiến thức chuyên môn:
Mức lương Nhân viên ISO có dưới 02 năm kinh nghiệm
Nhân viên ISO mới vào nghề thường có mức lương từ 08 - 12 triệu đồng/tháng. Trong giai đoạn này, họ chủ yếu học hỏi và làm quen với các quy trình quản lý chất lượng. Vì chưa có nhiều kinh nghiễm thực tiễn cũng như chưa quen với môi trường làm việc trong môi trường công sở nên thường mức lương của họ thường không cao.
Mức lương Nhân viên ISO có 2-5 năm kinh nghiệm
Với kinh nghiệm từ 02 đến 05 năm, mức lương của nhân viên ISO có thể dao động từ 12 - 20 triệu đồng/tháng. Họ đã có thể thực hiện các quy trình kiểm tra chất lượng độc lập và tham gia vào các dự án cải tiến chất lượng. Lúc này, kinh nghiệm của họ đã có nên hiệu suất làm việc cũng trơn tru và hiệu quả hơn.
Mức lương Nhân viên ISO trên 05 năm kinh nghiệm
Nhân viên ISO có hơn 05 năm kinh nghiệm thường có mức lương từ 20 - 30 triệu đồng/tháng. Họ có khả năng lãnh đạo các dự án lớn, đưa ra các chiến lược cải tiến chất lượng và huấn luyện các nhân viên mới. Khi đó, nhiều nhân viên cũng đã đạt được vị trí trưởng phòng hay giám đốc bộ phận.
Mô tả công việc Nhân viên ISO
Môi trường làm việc của nhân viên ISO thường làm việc tại văn phòng hoặc xưởng, nhà máy sản xuất, v.v. Tuỳ theo ngành hàng kinh doanh và những tiêu chuẩn ISO doanh nghiệp áp dụng mà nhân viên ISO triển khai các công việc liên quan. Tham khảo một số công việc cụ thể bạn sẽ làm như:
Thiết lập và triển khai hệ thống ISO
Xây dựng và thiết lập tài liệu ISO, từ đó tạo ra các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng sản phẩm trong các giai đoạn nguyên vật liệu, sản xuất và nghiệm thu. Đảm bảo rằng các tiêu chuẩn này được áp dụng và thực hiện đúng trong suốt quy trình sản xuất.
Giám sát và đánh giá chất lượng sản phẩm
Theo dõi và giám sát quy trình sản xuất tại nhà máy để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Thực hiện các báo cáo kiểm định chất lượng, phối hợp với các bộ phận liên quan trong quá trình đánh giá sản phẩm, và điều chỉnh quy trình khi cần thiết.
Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng
Hỗ trợ các phòng ban chỉnh sửa tài liệu ISO và đảm bảo tiến độ công việc đáp ứng yêu cầu chất lượng. Duy trì và liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, quy trình và quy chế chất lượng để phù hợp với thực tế của nhà máy/doanh nghiệp. Thực hiện các báo cáo đánh giá quá trình quản lý chất lượng định kỳ (tuần, tháng, năm) theo yêu cầu của quản lý và ban giám đốc.
3. 3 kỹ năng quan trọng nhất của nhân viên ISO
- Kỹ năng lãnh đạo, quản lý: là một kỹ năng mà bạn sẽ cần rèn luyện để có thể kiểm soát, quản lý được những nhân sự thực hiện sản xuất sản phẩm. Một người ISO thành công sẽ cần có năng lực điều phối, phân phối thực tập sinh, công nhân, nhân sự của họ. Từ đó giúp quá trình sản xuất sản phẩm được hiệu quả, thành phẩm đảm bảo được chất lượng phù hợp với quy chuẩn.
- Kỹ năng xử lý tình huống: Trong quá trình sản xuất sẽ luôn có những sự cố ngoài ý muốn xảy ra. Do đó, với vai trò là người giám sát, ISO của dây chuyền sản xuất, sản phẩm, bạn sẽ cần có khả năng xử lý tình huống linh hoạt. Bên cạnh đó, bạn cần cố gắng đưa ra những biện pháp xử lý để giúp giảm được thiệt hại xuống mức tối thiểu nhất có thể.
- Kỹ năng phân tích dữ liệu: Một nhân viên ISO thông thường sẽ phải thu thập, phân tích các số liệu, dữ liệu thường xuyên. Do đó, bạn sẽ cần rèn luyện về khả năng thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu chính xác, linh hoạt.
4. Tiêu chuẩn ISO là gì?
Tiêu chuẩn ISO là hệ thống quy tắc được chuẩn hóa quốc tế để giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động phát triển bền vững và tạo ra các năng lực nâng cao giá trị của tổ chức, doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực thuộc sản xuất, thương mại, dịch vụ.
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm với chất lượng cao, đồng đều, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh sẽ có một hoặc nhiều bộ tiêu chuẩn ISO riêng, trong đó có một số tiêu chuẩn ISO phổ biến phiên bản mới nhất được nhiều doanh nghiệp, tổ chức áp dụng. Cụ thể:
- Giấy chứng nhận ISO 9001:2015 - Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng;
- Giấy chứng nhận ISO 27001:2013 - Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thông tin;
- Giấy chứng nhận ISO 13485:2016 - Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn trang thiết bị y tế;
- Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 - Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;
- Giấy chứng nhận ISO 50001:2018 - Chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng;
- Giấy chứng nhận ISO 14001:2015 - Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng môi trường;
- Chứng chỉ HACCP - Chứng nhận hệ thống an an toàn thực phẩm;
- Giấy chứng nhận ISO 45001:2018 - Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
5. Làm ISO cho công ty dễ hay khó?
Làm ISO cho công ty sẽ bao gồm các nhiệm vụ chính đó là xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO, đánh giá ISO nội bộ, đăng ký đánh giá chứng nhận ISO và duy trì chứng nhận ISO của doanh nghiệp. Công tác ISO cần sự vào cuộc của hầu hết các bộ phận trong công ty nhưng chủ trì vẫn là Ban ISO. Tại các doanh nghiệp lớn thì ban ISO có biên chế riêng lẻ cho những nhân sự nhất định côn ở những doanh nghiệp nhỏ thì ban ISO thường được kiêm nhiệm bởi trưởng phòng chất lượng hay trưởng phòng nhân sự. Làm ISO không hề khó chút nào nhưng bạn phải vượt qua những thử thách sau:
- Trở ngại về mặt tâm lý: Người tham gia có thể ngại học hỏi cái mới, không chịu cải tiến, hoặc không muốn thay đổi cách làm cũ.
- Cản trở từ phía lãnh đạo: Nếu không có sự hợp tác hoặc hỗ trợ tối đa từ phía lãnh đạo thì rất khó áp dụng ISO thành công.
- Nhân sự không hợp tác: Nhân viên không hợp tác hoặc không muốn thay đổi cách làm việc hiện tại.
- Vướng mắc khi xây dựng hệ thống tài liệu và khó khăn khi triển khai thực hiện: Xây dựng hệ thống tài liệu và triển khai thực hiện tiêu chuẩn ISO có thể gặp khó khăn .
- Lựa chọn đơn vị tư vấn ISO 9001 chưa phù hợp: Chọn đơn vị tư vấn ISO không phù hợp có thể gây khó khăn trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn .
Xem thêm:
Việc làm Nhân viên ISO đang tuyển dụng
Nhân Viên ISO có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
104 - 130 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân Viên ISO
Tìm hiểu cách trở thành Nhân Viên ISO, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân Viên ISO?
Yêu cầu tuyển dụng Nhân viên ISO
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Yêu cầu về trình độ học vấn: Ứng viên được yêu cầu là tốt nghiệp các chuyên ngành kỹ thuật, thống kê, hoặc kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng, hoặc trung cấp.
-
Chứng chỉ/Chứng nhận chuyên môn: Các ứng viên cần có chứng chỉ liên quan như Microsoft Certified Systems Engineer (MCSE), chứng chỉ Microsoft Certified System Administrator (MCS), chứng chỉ Cisco Certified Network Associate (CCNA).
-
Kỹ năng ngôn ngữ: Khi ứng tuyển trở thành nhân viên ISO cần thành thạo tiếng Anh cơ bản, đủ để đọc hiểu tài liệu và giao tiếp cơ bản trong môi trường công việc.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: là một trong những kỹ năng quan trọng không chỉ trong công việc mà ở nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Để thành công, nhân viên ISO nên có kỹ năng giao tiếp tốt. Kỹ năng giao tiếp sẽ bao gồm các kỹ năng nhỏ hơn. Ví dụ như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thuyết trình, giải trình,…
- Kỹ năng tổ chức công việc, thời gian: là một kỹ năng vô cùng cần thiết ở bất kỳ lĩnh vực, công việc nào, bạn cũng cần quản lý thời gian, công việc hợp lý. Đối với vị trí nhân viên ISO cũng không ngoại lệ. Điều này sẽ giúp bạn điều phối được công việc, thời gian giữa làm việc, nghỉ ngơi được hiệu quả, giảm bớt căng thẳng và kiên trì hơn trong công việc.
- Kỹ năng lãnh đạo, quản lý: là một kỹ năng mà bạn sẽ cần rèn luyện để có thể kiểm soát, quản lý được những nhân sự thực hiện sản xuất sản phẩm. Một người ISO thành công sẽ cần có năng lực điều phối, phân phối thực tập sinh, công nhân, nhân sự của họ. Từ đó giúp quá trình sản xuất sản phẩm được hiệu quả, thành phẩm đảm bảo được chất lượng phù hợp với quy chuẩn.
- Kỹ năng xử lý tình huống: Trong quá trình sản xuất sẽ luôn có những sự cố ngoài ý muốn xảy ra. Do đó, với vai trò là người giám sát, ISO của dây chuyền sản xuất, sản phẩm, bạn sẽ cần có khả năng xử lý tình huống linh hoạt. Bên cạnh đó, bạn cần cố gắng đưa ra những biện pháp xử lý để giúp giảm được thiệt hại xuống mức tối thiểu nhất có thể.
- Kỹ năng phân tích dữ liệu: Một nhân viên ISO thông thường sẽ phải thu thập, phân tích các số liệu, dữ liệu thường xuyên. Do đó, bạn sẽ cần rèn luyện về khả năng thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu chính xác, linh hoạt.
- Kỹ năng giám sát, kiểm soát: Là một nhân viên ISO, bạn sẽ cần thường xuyên kiểm soát, giám sát các bộ phận khác. Đây cũng sẽ là một kỹ năng cần thiết nếu bạn phân vân về kỹ năng để thành công của ISO là gì. Nếu kỹ năng kiểm soát, giám sát không tốt, nó có thể gây ra sự ảnh hưởng đến chất lượng công việc của bạn.
Lộ trình thăng tiến Nhân viên ISO
Vị trí |
Số năm kinh nghiệm |
Mức lương |
Dưới 1 năm |
khoảng 3 triệu - 5 triệu đồng/tháng |
|
Từ 1 - 3 năm |
khoảng 8 triệu - 12 triệu đồng/tháng |
|
Chuyên viên ISO |
Từ 3 - 5 năm |
khoảng 12 triệu - 18 triệu đồng/tháng |
Trưởng phòng ISO |
Từ 5 - 8 năm |
khoảng 18 triệu - 30 triệu đồng/tháng trở lên |
Giám đốc ISO |
Trên 8 năm |
khoảng 30 triệu - 50 triệu đồng/tháng trở lên |
Mức lương bình quân của Nhân viên ISO có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Nhân viên tiếp thị: 7 - 10 triệu/tháng
- Nhân viên tổng vụ: 8 - 12 triệu/tháng
- Nhân viên thu cước: 8 - 15 triệu/tháng
1. Thực tập sinh ISO
Mức lương: 3 - 5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh ISO thường được đào tạo và hướng dẫn để làm quen với các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo ISO. Công việc của thực tập sinh bao gồm hỗ trợ các hoạt động kiểm định chất lượng, thu thập dữ liệu, phối hợp với các bộ phận khác để triển khai các quy trình, và tham gia vào việc soạn thảo tài liệu hướng dẫn và báo cáo.
>> Đánh giá: Thực tập sinh ISO sẽ không được giao các công việc chuyên môn vì đó là bí mật kinh doanh và uy tín của tổ chức. Tuy vậy, nhiệm vụ mà một thực tập sinh đảm nhận cũng không hề đơn giản đâu nha. Càng ý thức trách nhiệm trong từng nhiệm vụ nhỏ, bạn càng dễ thành công chinh phục nhà tuyển dụng bởi ngày nay, nhiều doanh nghiệp sẽ chủ động tuyển dụng thực tập sinh đều đặn mỗi năm, có lương cứng. Đa phần đây đều là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, mong muốn chiêu mộ tinh anh và đào tạo từ sớm, xây dựng lớp nhân sự kế thừa chất lượng cao.
2. Nhân viên ISO
Mức lương: 8 - 12 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 1 - 3 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Nhân viên ISO. Vai trò của họ là kiểm tra và đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy trình trong quá trình đào tạo. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện quy trình làm việc, xử lý các vấn đề phát sinh và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình nội bộ của doanh nghiệp.
>> Đánh giá: Công việc của Nhân viên ISO đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, nhân viên ISO cần có kiến thức vững về các tiêu chuẩn ISO, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, cũng như khả năng lãnh đạo nhóm và tư duy chiến lược. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.
3. Chuyên viên ISO
Mức lương: 12 - 18 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Chuyên viên ISO, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Chuyên viên ISO chịu trách nhiệm cao hơn trong việc quản lý và phát triển hệ thống quản lý chất lượng theo ISO. Công việc bao gồm thực hiện đánh giá và cải tiến liên tục các quy trình, phối hợp với các bộ phận khác để triển khai và duy trì hệ thống chất lượng, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và yêu cầu của khách hàng. Chuyên viên cũng thường tham gia vào việc chuẩn bị và chỉ đạo các hoạt động đào tạo liên quan đến ISO, và có trách nhiệm cao trong việc giám sát và báo cáo tình trạng thực hiện ISO cho ban giám đốc.
>> Đánh giá: Công việc của Chuyên viên ISO đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ năng tổ chức tốt và khả năng giao tiếp hiệu quả. Chuyên viên ISO là người hỗ trợ các hoạt động kinh doanh hàng ngày, theo dõi và giám sát quy trình sản xuất, báo cáo kiểm định chất lượng, phối hợp với các bộ phận liên quan trong quá trình đánh giá sản phẩm. Mục tiêu của vị trí này là bồi dưỡng nhân lực trẻ; theo dõi, giám sát việc kiểm định chất lượng của sản phẩm,đảm bảo tuân tủ các quy định pháp luật và yêu cầu khách hàng.
4. Trưởng phòng ISO
Mức lương: 18 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 8 năm
Trưởng phòng ISO là người lãnh đạo cao cấp trong bộ phận quản lý chất lượng. Công việc của họ bao gồm thiết lập chiến lược và kế hoạch tổng thể cho hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo rằng các quy trình và tiêu chuẩn ISO được triển khai hiệu quả và liên tục cải tiến.
>> Đánh giá: Trưởng phòng cũng có trách nhiệm trong việc đào tạo, phát triển nhân viên, xây dựng năng lực cho bộ phận ISO, và đại diện cho bộ phận trong các cuộc đối thoại với khách hàng và cơ quan chứng nhận. Họ cần có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ, quản lý chiến lược và giải quyết vấn đề, cùng với sự hiểu biết sâu rộng về các quy định và yêu cầu ISO.
5. Giám đốc ISO
Mức lương: 30 - 50 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 8 năm trở lên
Giám đốc ISO là người đứng đầu toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng trong công ty. Công việc của họ bao gồm thiết lập và định hướng chiến lược dài hạn cho quản lý chất lượng theo ISO, đảm bảo rằng các quy trình và tiêu chuẩn được thực hiện toàn diện và đạt hiệu quả cao nhất. Giám đốc cũng có trách nhiệm trong việc quản lý nguồn lực, lãnh đạo và phát triển nhân viên, xây dựng mối quan hệ với khách hàng quan trọng và các đối tác chiến lược, đồng thời đảm bảo sự tuân thủ các yêu cầu pháp lý và các tiêu chuẩn quốc tế.
>> Đánh giá: Họ cần có kinh nghiệm rộng lớn, khả năng lãnh đạo chiến lược, và sự hiểu biết sâu rộng về các tiêu chuẩn ISO và ngành công nghiệp mà công ty hoạt động. Mức lương của vị trí cấp cao này nằm trong khoảng từ 30 triệu - 50 triệu đồng/tháng trở lên.
5 bước giúp Nhân viên ISO thăng tiến nhanh trong trong công việc
Trau dồi kiến thức chuyên môn
Nhân viên ISO là người đảm nhận công việc kiểm định, vì vậy cần hiểu rõ về sản phẩm hay dịch vụ đang kinh doanh. Cùng với đó, nhân viên ISO có thể tham gia các khóa học, hội thảo đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực liên quan để cập nhật kiến thức mới và cải thiện kỹ năng chuyên môn.
Đạt năng suất công việc cao
Năng suất công việc thể hiện ở các chỉ tiêu doanh số (KPI) mà nhân viên ISO cần đạt được. Cùng với đó, nhân viên ISO cũng có thể chủ động đưa ra các ý tưởng mới nhằm cải tiến quy trình làm việc và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công việc.
Phát kiển các kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp để tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và đồng nghiệp. Kỹ năng thuyết phục và đàm phán sẽ giúp bạn ký kết được nhiều hợp đồng hơn và đạt được doanh số cao.
Xây dựng và phát triển các mối quan hệ
Khi nhân viên ISO có một mạng lưới quan hệ rộng sẽ tiếp cận được với nhiều khách hàng, đồng nghiệp và đối tác. Các mối quan hệ nhiêu lúc sẽ là chìa khóa cứu cánh cho các chỉ tiêu doanh số.
Đảm nhận thêm các công việc
Nhân viên ISO có thể chứng minh thêm năng lực làm việc thông qua việc sẵn sàng nhận thêm các nhiệm vụ và trách nhiệm mới. Cùng với đó, họ cần liên tục hoàn thiện kỹ năng và tìm ra các phương pháp làm việc để đạt hiệu quả công việc cao hơn.
Xem thêm:
Việc làm Nhân viên ISO đang tuyển dụng
Việc làm Thực tập sinh ISO cho người mới