1,906 việc làm
Công ty cổ phần chứng khoán VPS
CHUYÊN VIÊN PHÁT TRIỂN KINH DOANH
Chứng khoán VPS
4.6
20 - 50 triệu
Hà Nội
Đăng 13 ngày trước
Công Ty TNHH Dịch Vụ Công Nghệ NANO VIỆT NAM
Senior Talent Acquisition cum HR Generalist - Hết hạn
Dịch Vụ Công Nghệ NANO VIỆT NAM
Thỏa thuận
Đăng 30+ ngày trước
12 - 15 triệu
Hồ Chí Minh, Vĩnh Long
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đăng 30+ ngày trước
Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam
Quản Lý Tiềm Năng [Đồng Nai, Vũng Tàu] - Hết hạn
Bảo hiểm Cathay Life Việt Nam
3.2
12 - 22 triệu
Đăng 30+ ngày trước
4 - 8 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Công ty cổ phần chứng khoán VPS
CHUYÊN VIÊN PHÁT TRIỂN KINH DOANH
Chứng khoán VPS
4.6
47 đánh giá 62 việc làm
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 3
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 3
Thông tin cơ bản
Mức lương: 20 - 50 triệu
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 10/07/2024
Hạn nộp hồ sơ: 31/08/2024
Hình thức: Khác
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 25
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Số 8 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội

MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Phát triển khách hàng:

 

+ Tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu đầu tư chứng khoán/ đang đầu tư chứng khoán. (Ứng viên sẽ được đào tạo chi tiết về các kênh và nguồn phát triển khách hàng, được hỗ trợ data, xây dựng kênh online thu hút khách hàng)

 

+ Tư vấn đầu tư khách hàng giao dịch chứng khoán. ( Ứng viên sẽ được đào tạo đầy đủ kiến thức chuyên môn phân tích doanh nghiệp, ngành nghề, phân tích kỹ thuật để phục vụ nghiệp vụ tư vấn, được hỗ trợ tư vấn từ trưởng phòng và chuyên gia trong công ty).

YÊU CẦU

Kinh nghiệm

Không yêu cầu

Bằng cấp

Không yêu cầu

Giới tính

Không yêu cầu

Độ tuổi

Từ 21 đến 55

- Nam/nữ, tuổi từ 21

- Sinh viên, thực tập sinh năm 3, năm 4 của các trường đại học có mong muốn và đam mê ngành tư vấn tài chính, tư vấn đàu tư chứng khoán.

- Có kỹ năng thuyết phục, xây dựng mối quan hệ và giao tiếp hiệu quả;

- Năng động, nhiệt tình, đam mê nghề nghiệp, có tinh thần đồng đội;

- Trung thực cởi mở và có trách nhiệm với công việc, cầu tiến và ham học hỏi;

- Kỹ năng phân tích, và tư guy logic;

- Ưu tiên đã từng giao dịch, đầu tư chứng khoán, hoặc các sản phẩm tài chính khác (Bất động sản, Bảo hiểm, tiền điện tử…).

QUYỀN LỢI

- Thu nhập hoa hồng 65% KPI (không giới hạn thu nhập);

 

- Có thể đạt mức thu nhập 30 tr sau 3 tháng làm việc, 50 - 100 tr sau 6 tháng làm việc với CTV chăm chỉ và theo sát chương trình đào tạo.

 

- Làm việc Fulltime hoặc Parttime linh động, có thể làm song song hai công việc.

 

- Được đào tạo bài bản liên tục để trở thành chuyên viên tư vấn, nhà tư vấn, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

 

- Cơ hội thăng tiến rõ ràng (vị trí Chuyên viên tư vấn, Trưởng phòng TVĐT, Giám đốc TVĐT) khi đạt KPI;

 

- Hình thức làm việc: Parttime/ Fulltime

 

HỒ SƠ BAO GỒM

CÁCH THỨC ỨNG TUYỂN

Ứng viên nộp hồ sơ trực tuyến bằng cách bấm Ứng tuyển ngay dưới đây.


Hạn nộp hồ sơ: 31/08/2024

ứng tuyểnỨng tuyển ngay
Khu vực
Báo cáo

Công ty cổ phần chứng khoán VPS
Chứng khoán VPS Xem trang công ty
Quy mô:
1.000 - 5.000 nhân viên
Địa điểm:
65 Cảm Hội

Thành lập từ năm 2006, Công ty cổ phần Chứng khoán VPS (VPS) - trước đây là Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, đã trở thành một trong những công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam với vốn vốn điều lệ đạt 3.500 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản 10.274 tỷ đồng tính đến thời điểm 30/06/2019.

VPS cung cấp các sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, tạo nên giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, bao gồm: môi giới chứng khoán, dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng đầu tư, tư vấn tài chính và phân tích. Là tổ chức trung gian tài chính, hoạt động ngân hàng đầu tư là trọng tâm xuyên suốt trong định hướng phát triển của chúng tôi. Cụ thể, VPS thực hiện các dịch vụ tài chính như thu xếp vốn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn, nợ trong từng giai đoạn, thời kỳ.

Chính sách bảo hiểm

  • Được hưởng đầy đủ chế độ BHXH, BHYT, BHTN
  • Khám sức khỏe định kỳ hàng năm

Các hoạt động ngoại khóa

  • Có nhiều hoạt động ngoại khóa: Gym, yoga, và các hoạt động xã hội
  • Team Building hàng tháng 
  • Du lịch nghỉ mát 

Lịch sử thành lập

  • Năm 2006, thành lập công ty TNHH chứng khoán ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 
  • Năm 2007, khai trương phòng giao dịch Hồ Gươm và chi nhánh TP.HCM 
  • Năm 2008, vốn chủ sở hữu tăng lên 504 tỷ đồng 
  • Năm 2010, đổi tên thành công ty TNHH chứng khoán ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng. Khai trương chi nhánh Đà Nẵng 
  • Năm 2012, vốn chủ sở hữu tăng từ 570 tỷ lên 873 tỷ đồng 
  • Năm 2013, khai trương phòng giao dịch láng hạ trực thuộc hội sở. Khai trương phòng giao dịch Nguyễn Chí Thanh trực thuộc chi nhánh TP.HCM 
  • Năm 2015, vốn chủ sở hữu tăng từ 988 tỷ lên 1018 tỷ chuyển đổi sang mô hình. Công ty cổ phần 
  • Năm 2017, vốn chủ sở hữu tăng từ 1126 tỷ lên 1861 tỷ đồng 
  • Năm 2018, vốn chủ sở hữu tăng từ 1861 tỷ lên 4271 tỷ đồng 
  • Năm 2019, đổi tên thành công ty cổ phần chứng khoán VPS 
  • Năm 2020, thành lập chi nhánh Quảng Ninh 
  • Năm 2021, chuyển địa chỉ giao dịch đông đô về 35 thi sách. Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 

Mission

VPS mở ra cơ hội tiếp cận dễ dàng các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực đầu tư, tài chính và tiêu dùng, nhằm mang lại những giá trị vượt trội và bền vững cho khách hàng, đối tác và cộng đồng.

Công việc của Chuyên viên Phát triển sản phẩm là gì?

Chuyên viên phát triển sản phẩm (Product Developer) là vị trí nhân sự gắn với vòng đời của sản phẩm. Vị trí này sẽ là người lên ý tưởng, giám sát hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ cũng sẽ người kiểm tra các tiêu chí về chất lượng, sự an toàn cũng như những tiêu chí khác của sản phẩm và thực hiện điều tra thị trường, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Mô tả công việc của Chuyên viên phát triển sản phẩm 

Thông thường, Chuyên viên phát triển sản phẩm sẽ làm việc trực tiếp với các phòng ban như marketing, sales, thiết kế, tài chính, kế toán,… trong doanh nghiệp. Họ sẽ là những nhân sự thuộc ban quản lý của công ty, chịu trách nhiệm phân phối nhiệm vụ, công việc hoặc trực tiếp thực hiện các công việc đó với những phòng ban khác. Một Chuyên viên phát triển sản phẩm sẽ đảm nhận những công việc chính sau đây.

  • Thực hiện nghiên cứu về sản phẩm, dịch vụ của đối thủ.
  • Phân khúc khách hàng mục tiêu của đối thủ so với sản phẩm, dịch vụ của công ty.
  • So sánh, đưa ra được những ưu điểm, nhược điểm của đối thủ để áp dụng vào sản xuất, cải tiến sản phẩm của công ty.
  • Phân tích các sản phẩm đã có trên thị trường.
  • Đưa ra các phương án, đề xuất để phân phối được sản phẩm đến thị trường.
  • Thực hiện các cuộc khảo sát, thu phản hồi từ khách hàng.
  • Tổng hợp các ý kiến phản hồi, phân tích và đưa ra được những điểm yếu để khắc phục sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Xây dựng các bộ tài liệu liên quan đến sản phẩm để đào tạo cho những bộ phận khác như marketing, sales, thiết kế,…

Chuyên viên Phát triển sản phẩm có mức lương bao nhiêu?

130 - 195 triệu /năm
Tổng lương
120 - 180 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
10 - 15 triệu
/năm

Lương bổ sung

130 - 195 triệu

/năm
130 M
195 M
65 M 390 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Chuyên viên Phát triển sản phẩm

Tìm hiểu cách trở thành Chuyên viên Phát triển sản phẩm, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Chuyên viên Phát triển sản phẩm

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
32%
2 - 4
42%
5 - 7
25%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên Phát triển sản phẩm?

Yêu cầu tuyển dụng Chuyên viên phát triển sản phẩm 

Kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin

Trước khi muốn tạo mới hay cải tiến một dòng sản phẩm nào, doanh nghiệp đều tiến hành nghiên cứu thị trường. Bởi lẽ, muốn thành công, doanh nghiệp phải “bán cái khách hàng cần”, chứ không thể chỉ “bán cái mình có”.

Thông tin, số liệu từ thị trường hay khách hàng đã có các chuyên viên nghiên cứu thị trường lo, phần của chuyên viên phát triển sản phẩm là sàng lọc những số liệu đó và đưa vào những phân tích mà phòng nghiên cứu phát triển cần triển khai để biết được:

  • Những tiêu chuẩn thị hiếu nào doanh nghiệp đủ sức đáp ứng
  • Những yếu tố nào trong sản phẩm giúp đạt những tiêu chuẩn thị hiếu đó
  • Kỹ thuật phát triển sản phẩm nào khả thi để có được những yếu tố đó.

Do đó, sở hữu năng lực phân tích, tổng hợp số liệu hiệu quả, Chuyên viên phát triển sản phẩm sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức.

Kỹ năng sáng tạo, suy nghĩ logic

Hầu như ngày nay, khách hàng có nhu cầu nào thì thị trường đều đã có sản phẩm phù hợp đáp ứng. Do đó, bên cạnh sáng tạo sản phẩm mang tính thay thế, bản thân chuyên viên phát triển sản phẩm còn được doanh nghiệp kỳ vọng sáng tạo ra những sản phẩm đánh thức nhu cầu sử dụng mà khách hàng còn chưa nghĩ đến.

Ví dụ, cách đây 20 năm, người tiêu dùng Việt chỉ dùng bột giặt có hương thơm để tạo mùi, đại đa số không biết nước xả vải là gì. Nhưng giờ thì nhà nhà, người người đều dùng nước xả vải để làm thơm quần áo lâu, tránh ẩm mốc. Nhà sản xuất không chỉ tạo nên sản phẩm mà còn tạo nên thị hiếu sử dụng sản phẩm đó nữa. Kỹ năng sáng tạo, suy nghĩ logic vì vậy luôn là trợ thủ đắc lực cho thành công của chuyên viên phát triển sản phẩm.

Kỹ năng dung hòa thị hiếu và lợi ích doanh nghiệp

Năng lực nghiên cứu sáng tạo thì chuyên viên phát triển sản phẩm nào cũng có, nhưng chỉ những chuyên viên sáng tạo sản phẩm phù hợp với kết quả phân tích thị hiếu khách hàng, cũng như hiệu quả kinh doanh cho tổ chức thì mới có được thành công trong sự nghiệp.

Thực tế, các Chuyên viên phát triển sản phẩm hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm cực kỳ tốt, chất lượng cực cao nhưng chi phí sản xuất sẽ rất cao, khó đáp ứng khả năng chi tiêu tài chính của khách hàng. Làm sao để sản phẩm chất lượng tốt nhưng vẫn phù hợp túi tiền đại đa số người tiêu dùng mới là điều mà doanh nghiệp kỳ vọng.

Kỹ năng làm việc nhóm chuyên nghiệp 

Để cho ra đời một sản phẩm, Chuyên viên phát triển sản phẩm có thể phải chịu trách nhiệm quản lý một đội nhóm gồm nhiều nhân viên. Việc phân bổ nhiệm vụ, phối hợp triển khai công việc đều sẽ do chuyên viên phát triển sản phẩm lên kế hoạch và trực tiếp kiểm soát.

Bên cạnh đó sẽ luôn cần đến sự kết hợp của phòng phát triển sản phẩm (R&D) và nhiều phòng ban chuyên môn như phòng tài chính, phòng Marketing, phòng sản xuất… 

Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phản biện giỏi

Những giải pháp sản phẩm do chuyên viên đưa ra sẽ phải trải qua vòng phê duyệt của ban lãnh đạo và nhiều phòng ban chuyên môn khác. Ngay khi ý tưởng được trình bày, chắc chắn sẽ có những ý kiến trái chiều, “chín người, mười ý” đòi hỏi Chuyên viên phát triển sản phẩm phải dùng nhiều luận điểm để chứng minh và bảo vệ sáng kiến của mình nếu không muốn bị loại ý tưởng. Do đó, dù là công việc thiên về nghiên cứu, sáng tạo nhưng giao tiếp, thuyết trình, phản biện giỏi vẫn sẽ là kỹ năng rất cần cho sự nghiệp của chuyên viên phát triển sản phẩm.

Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên phát triển sản phẩm 

Mức lương bình quân của Chuyên viên phát triển sản phẩm có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Từ 0 - 2 năm đầu tiên: Chuyên viên phát triển sản phẩm 

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí Chuyên viên phát triển sản phẩm. Nhiệm vụ chính của Chuyên viên phát triển sản phẩm là  tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới hoặc cải thiện các sản phẩm hiện có. Bạn sẽ học cách làm việc trong môi trường lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp và xây dựng kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ của một Chuyên viên phát triển sản phẩm.

Từ 2 - 3 năm: Chuyên viên quản lý dự án 

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 3 năm làm việc, nếu Chuyên viên phát triển sản phẩm thể hiện khả năng quản lý dự án xuất sắc, họ có thể chuyển sang vị trí Chuyên viên quản lý dự án. Vị trí này thực hiện nhiệm vụ trách nhiệm điều hành và quản lý các dự án phát triển sản phẩm, đảm bảo tiến độ và chất lượng.

Từ 3 - 5 năm: Quản lý sản phẩm 

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Quản lý sản phẩm, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược sản phẩm, quản lý vòng đời sản phẩm và điều hướng phát triển. Vị trí Quản lý sản phẩm là một vị trí cao trong công việc phát triển sản phẩm.

Từ 5 - 7 năm: Giám đốc chiến lược/điều hành sản phẩm

Với kinh nghiệm và thành tựu xuất sắc, Chuyên viên phát triển sản phẩm có thể tiến lên các vị trí cao cấp hơn trong bộ phận phát triển sản phẩm. Vị trí này đòi hỏi những người có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ và hiểu biết sâu về chiến lược sản phẩm hoặc hoạt động sản phẩm.