Khoa Y – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự, vị trí Chuyên viên viên làm việc tại Tổ Quản Lý Đào Tạo – Văn Phòng Khoa Y thuộc Khoa Y, mã ngạch 01.003, cụ thể như sau:
1. Số lượng: 03
2. Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng, cử nhân Quản lý giáo dục
3. Thời gian làm việc: Toàn thời gian cố định
4. Mô tả công việc:
– Quản lý hoạt động xây dựng và cập nhật chương trình đào tạo sau đại học
– Quản lý triển khai chương trình đào tạo sau đại học các công tác như: tuyển sinh, giảng dạy lượng giá và tốt nghiệp
– Quản lý chất lượng bên trong chương trình đào tạo đại học và sau đại học
5. Điều kiện, đối tượng tham dự thi tuyển:
a. Đối tượng và điều kiện dự tuyển: là công dân Việt Nam, tuổi từ 22-35, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có văn bằng và chứng chỉ đào tạo phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển; đủ sức khỏe đảm nhận nhiệm vụ, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chấp nhận án phạt, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh và cơ sở giáo dục.
b. Văn bằng chứng chỉ của người dự tuyển:
– Tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng, cử nhân Quản lý giáo dục
– Chứng chỉ B1 (tương đương bậc 3 Châu Âu) ngoại ngữ trở lên.
– Chứng chỉ tin học trình độ công nghệ thông tin cơ bản.
– Chứng chỉ quản lý hành chính nhà nước chương trình ngạch chuyên viên
c. Ưu tiên có kinh nghiệm 2 năm trở lên.
6 . Hồ sơ dự tuyển: Bao gồm:
– Đơn xin việc
– Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của địa phương)
– Văn bằng, chứng chỉ liên quan (sao y)
– Căn cước công dân ( sao y)
– Giấy khám sức khỏe (do bệnh viện Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố, Tỉnh cấp)
– 02 ảnh 3×4
7. Thời gian nhận hồ sơ: từ ngày 08/5/2024 đến hết ngày 17/5/2024 tại Tổ Hành chính tổ chức Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, 217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5. TP. Hồ Chí Minh,
Điện thoại: 028. 38 56 61 54.
Năm 1947: Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, thường gọi là Y khoa Đại học đường Sài Gòn, được thành lập, như một phân hiệu của trường Y khoa Hà Nội. GS. C.Massias được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng phân hiệu này. (GS. Pierre Daléas, Phó Khoa trưởng của Trường Y Dược Hà Nội phụ trách; GS. Pierre Daléas được xem là vị “Khoa trưởng” đầu tiên của trường.)
Năm 1954: Trường chính thức mang tên Trường Đại học Y Dược Sài Gòn, hay thường được gọi ngắn gọn là Trường Y khoa Sài Gòn hoặc gọi một cách trang trọng là Y Dược Đại học đường Sài Gòn (do Chính phủ Việt Nam Cộng hòa quản lý).
Ngày 31.12.1961: Y Dược Đại học đường Sài Gòn được phân chia thành Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Dược khoa Đại học đường Sài Gòn.
Ngày 12.08.1962: Ban Nha khoa thuộc Y khoa Đại học đường Sài Gòn trở thành Nha khoa Đại học đường Sài Gòn. Cả 3 trường hoạt động độc lập trong Viện Đại học Sài Gòn.
Ngày 16.11.1966: Y khoa Đại học đường Sài Gòn chính thức chuyển về Trung tâm Giáo dục Y khoa trên đường Hồng Bàng, Quận 5. Trung tâm có cơ sở vật chất khá tiện nghi, hiện đại lúc bấy giờ, được sử dụng chung cho 2 trường: Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Nha khoa Đại học đường Sài Gòn, với 1 đại giảng đường 500 chỗ ngồi, 3 giảng đường với mỗi giảng đường có 300 chỗ ngồi, thư viện và đầy đủ các khu y học cơ sở cùng với các phòng thí nghiệm.
Ngày 27.10.1976: Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 426/TTg ngày 27/10/1976 về một số vấn đề cấp bách trong mạng lưới các trường đại học ở miền Nam, theo đó trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba trường: Y khoa Đại học đường Sài Gòn, Dược khoa Đại học đường Sài Gòn, Nha khoa Đại học đường Sài Gòn.
Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh có 3 khoa trực thuộc gồm Khoa Y, Khoa Răng Hàm Mặt và Khoa Dược, 10 phòng chức năng và 57 bộ môn tại 3 Khoa. Đơn vị chủ quản của trường là Bộ Y Tế.
Năm 1990: Trường xây dựng định hướng chiến lược phát triển Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thành trường đa ngành trong lĩnh vực khoa học sức khỏe, mục tiêu là phát triển thêm 4 khoa mới và một bệnh viện thuộc Trường.
Năm 1994: Xây dựng Khoa Khoa học Cơ bản trên cơ sở sáp nhập và tổ chức lại các bộ môn Khoa học Xã hội Nhân văn và các Bộ môn Khoa học cơ bản của các khoa. Khoa Khoa học cơ bản đảm trách giảng dạy các môn chung, các môn Khoa học Xã hội Nhân văn và các môn khoa học cơ bản cho tất cả các chương trình đào tạo.
Năm 1998: Xây dựng Khoa Y học Cổ truyền trên cơ sở sáp nhập trường Trung học Y tế Tuệ Tĩnh và Bộ môn Đông Y của Khoa Y đảm trách các chương trình đào tạo về Y học Cổ truyền và học phần y học cổ truyền cho các chương trình khác.
Năm 1998: Xây dựng Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật y học trên cơ sở sáp nhập và nâng cấp Trường Kỹ thuật Y tế Trung ương III. Khoa đảm trách đào tạo các chương trình về điều dưỡng và kỹ thuật y học.
Năm 1999: Xây dựng Khoa Y tế Công cộng trên cơ sở sáp nhập Bộ môn Y tế Công cộng của Khoa Y và Khoa Tổ chức - Quản lý của Viện Vệ sinh Y tế Công cộng. Khoa đảm trách đào tạo các chương trình về y tế công cộng, y học dự phòng và các môn học có liên quan.
Ngày 18.10.2000: Bệnh viện Đại học Y Dược được thành lập theo Quyết định số 3639/2000/QĐ-BYT ngày 18/10/2000, trên cơ sở sáp nhập 3 phòng khám Đa Khoa thuộc Khoa Y, Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học và Khoa Y học Cổ truyền. Hiện nay Bệnh viện ĐHYD TPHCM trở thành Bệnh viện hạng Nhất hiện đại với gần 1.000 giường bệnh, đáp ứng yêu cầu thực hành khám chữa bệnh. Bệnh viện là đơn vị đào tạo, đơn vị nghiên cứu lâm sàng, nơi ứng dụng và chuyển giao các kỹ thuật tiên tiến trong khám chữa bệnh có uy tín cả nước và có vai trò quan trọng trong hợp tác quốc tế.
Ngày 18.06.2003: Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh được đổi tên thành Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TP.HCM) theo Quyết định số 2223/QĐ-BYT ngày 18/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Trưởng phòng Đào tạo là gì?
Trưởng phòng đào tạo (Training Manager hoặc Head of Training) là người tổ chức và quản lý các chương trình đào tạo, tập huấn trong một tổ chức, doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao kỹ năng cho nhân viên. Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, họ sẽ lãnh đạo một nhóm tập huấn viên hoặc chính bản thân họ sẽ thực hiện việc đào tạo.
Mô tả công việc của trưởng phòng đào tạo
Dưới đây là tổng hợp các công việc mà Trưởng phòng đào tạo cần xoay vần trong suốt quãng đường sự nghiệp của mình:
Xây dựng các chương trình đào tạo mới
Thông qua việc phân tích nghề nghiệp, hướng phát triển nghề nghiệp, đánh giá năng lực nhân viên hiện tại, thảo luận với các quản lý trực tiếp, nhân viên và giám đốc, trưởng phòng đào tạo sẽ nhận định và phát triển các chương trình đào tạo mới. Chương trình đào tạo có thể là phát triển kỹ năng mới hoặc nâng cao những kỹ năng cũ, bổ sung kiến thức, các công nghệ mới có thể áp dụng vào công việc,... tùy theo nhu cầu.
Trưởng phòng đào tạo có nhiệm vụ tìm hiểu và cập nhật các phương pháp đào tạo mới để nâng cao hiệu quả đào tạo. Họ cũng sẽ lên trước lịch đào tạo trong năm cho doanh nghiệp, bao gồm sắp xếp thời gian, thông báo nhân sự và chuẩn bị ngân sách.
Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo
Trưởng phòng đào tạo có nhiệm vụ tổ chức tập huấn đào tạo nhân viên mới và nhân viên cũ để nâng cao năng lực nghiệp vụ.
Trưởng phòng đào tạo cũng sẽ là người xây dựng hoặc tổ chức xây dựng các công cụ dành cho đào tạo như tài liệu tập huấn, các bài phát biểu, bài kiểm tra đầu vào đầu ra đối với nhân viên. Đối với những tài liệu tập huấn được cung cấp bởi các bên thứ ba, trưởng phòng đào tạo sẽ rà soát để tìm ra các điểm chưa phù hợp cần sửa.
Khi tổ chức các chương trình đào tạo, trưởng phòng đào tạo cũng sẽ quan tâm tới các vấn đề hậu cần kỹ thuật như các trang thiết bị dùng cho tập huấn. Các công tác chuẩn bị khác như nơi tổ chức tập huấn (có thể là ngay tại doanh nghiệp hoặc tại một địa điểm bên ngoài), phương tiện đi lại, đồ dùng hậu cầu khác có thể không phải do trưởng phòng đào tạo chuẩn bị nhưng sẽ là người duyệt thông qua.
Trưởng phòng đào tạo có thể là người trực tiếp đào tạo, quản lý những tập huấn viên của bộ phận hoặc tìm kiếm những tập huấn viên phù hợp từ bên ngoài.
Ngoài ra, vị trí này còn có trách nhiệm thảo luận với các lãnh đạo để tìm ra các vấn đề trong đào tạo, các vấn đề cấu trúc và các điểm cần thay đổi cho phù hợp với từng bộ phận.
Phát triển các công cụ theo dõi đánh giá
Đối với vai trò đảm bảo năng lực của nhân viên, trưởng phòng đào tạo chịu trách nhiệm xây dựng công cụ để thực hiện đánh giá nhân viên trong quá trình làm việc (trước và sau khi diễn ra tập huấn). Từ những kết quả đánh giá này, họ có thể nhận định được những thiếu sót cần bổ sung hay lên ý tưởng cho những chương trình đào tạo tiếp theo.
Ngoài đánh giá con người, họ cũng đánh giá chương trình đào tạo (trong và sau khi diễn ra). Thêm nữa, họ sẽ thu thập ý kiến từ nhân viên để tổng hợp phản hồi về chương trình. Từ những đánh giá này, họ có thể tìm ra những vấn đề còn tồn tại (về nội dung tập huấn, cách thức tổ chức tập huấn) để sửa chữa hoặc phát triển những chương trình tốt hơn trong tương lai.
Trưởng phòng Đào tạo có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
195 - 325 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Trưởng phòng Đào tạo
Tìm hiểu cách trở thành Trưởng phòng Đào tạo, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trưởng phòng Đào tạo?
Yêu cầu tuyển dụng trưởng phòng đào tạo
Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm
Sở hữu bằng cử nhân Chuyên ngành Quản trị nhân sự, Quản lý đào tạo, Tâm lý học, Tâm lý học hành vi,…
Có 3 năm kinh nghiệm trở lên tại vị trí Chuyên viên đào tạo hoặc các vị trí tương đương như Trợ lý Trưởng phòng đào tạo, Trưởng phòng Nhân sự và Đào tạo, Trưởng phòng Tuyển dụng và Đào tạo,…
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng tư duy phản biện: Đây là kỹ năng quan trọng của một Trưởng phòng đào tạo, vì họ phải đánh giá chương trình, tài liệu, lớp học, trả lời các câu hỏi của học viên.
- Kỹ năng ra quyết định: Người quản lý phải đưa ra quyết định về các chương trình đào tạo tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức. Để làm được điều này họ phải cân nhắc, xem xét kỹ những phương pháp, tài liệu để chọn ra giải pháp đúng đắn nhất.
- Kỹ năng giao tiếp: Là trưởng phòng đào tạo thì kỹ năng giao tiếp tốt cực kỳ quan trọng, họ không chỉ truyền đạt nội dung, các vấn đề cấp trên, đối tác, các bên liên quan mà còn phải hướng dẫn cho nhân viên cấp dưới. Giao tiếp tốt là khả năng thuyết phục, kể chuyện, lắng nghe, giải thích,… đều khiến người nghe hiểu, có cảm nhận tốt.
- Kỹ năng lãnh đạo: Tất nhiên người quản lý nào cũng phải rèn luyện tố chất này, từ vị trí Trưởng phòng, giám đốc đến chủ tịch. Chỉ khi người lãnh đạo biết cách quản lý, điều hành nhân viên thì các công việc mới được sắp xếp hiệu quả, đem lại hiệu suất cao cho doanh nghiệp.
Lộ trình thăng tiến của trưởng phòng đào tạo
Số năm kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh đào tạo | 3.000.000 - 5.000.000 triệu/tháng |
1 – 3 năm | Nhân viên đào tạo | 10.000.000 - 15.000.000 triệu/tháng |
3 – 6 năm | Chuyên viên đào tạo | 20.000.000 - 30.000.000 triệu/tháng |
Trên 6 năm | Trưởng phòng đào tạo | 25.000.000 - 30.000.000 triệu/tháng |
Mức lương bình quâncủa Trưởng phòng đào tạo có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Trưởng phòng hành chính: 20 - 27 triệu/tháng
- Trưởng phòng nhân sự: 20 - 25 triệu/tháng
1. Thực tập sinh
Mức lương: 3 - 5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 0 - 1 năm
Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí thực tập sinh. Ngày trước, các doanh nghiệp thường để sinh viên hoặc trường đào tạo chủ động liên hệ doanh nghiệp để lấy suất thực tập. Còn ngày nay, nhiều doanh nghiệp sẽ chủ động tuyển dụng thực tập sinh đều đặn mỗi năm, có lương cứng. Đa phần đây đều là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, mong muốn chiêu mộ tinh anh và đào tạo từ sớm, xây dựng lớp nhân sự kế thừa chất lượng cao.
Nhiệm vụ chính mà thực tập sinh được giao phó là hỗ trợ các phòng, ban chuyên môn trong việc xử lý các vấn đề bề nổi, đơn giản. Chắc chắn doanh nghiệp sẽ không giao cho bạn công việc chuyên môn đâu vì đó còn là bí mật kinh doanh và uy tín của tổ chức nữa. Tuy vậy, nhiệm vụ mà một thực tập sinh đảm nhận cũng không hề đơn giản đâu nha. Càng ý thức trách nhiệm trong từng nhiệm vụ nhỏ, bạn càng dễ thành công chinh phục nhà tuyển dụng
2. Nhân viên đào tạo
Mức lương: 10 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 1 - 3 năm
Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 4 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí nhân viên đào tạo. Vai trò của họ là kiểm tra và đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy trình trong quá trình đào tạo. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện quy trình làm việc, xử lý các vấn đề phát sinh và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình nội bộ của doanh nghiệp.
3. Chuyên viên đào tạo
Mức lương: 20 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 3 - 6 năm
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí chuyên viên đào tạo, sau khi tích được 4 - 8 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn sẽ tăng cường đào tạo nhóm nhân viên và đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng. Bạn sẽ giám sát hoạt động hàng ngày của phòng dịch vụ khách hàng, định hướng và đào tạo nhân viên, giải quyết các vấn đề phát sinh và tăng cường mối quan hệ với nhân viên.
4. Trưởng phòng đào tạo
Mức lương: 25 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: Trên 6 năm
Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí trưởng phòng đào tạo. Vai trò của trưởng phòng đào tạo là đào tạo nhóm nhân viên, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của doanh nghiệp, cùng với việc đào tạo nhóm nhân viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.
5 bước giúp Trưởng phòng đào tạo thăng tiến nhanh trong công việc
Chủ động trong việc học hỏi và phát triển kỹ năng
Trưởng phòng đào tạo cần chủ động trong việc nghiên cứu và học hỏi về các xu hướng mới trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nhân lực. Họ nên tham gia các khóa đào tạo, hội thảo ngành nghề, và theo dõi các tài liệu chuyên ngành để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới nhất.
Xây dựng và quản lý các chương trình đào tạo hiệu quả
Trưởng phòng đào tạo cần có khả năng thiết kế, triển khai và quản lý các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của tổ chức và nhân viên. Điều này bao gồm việc phân tích nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch, xác định mục tiêu rõ ràng, và đánh giá hiệu quả của các chương trình đào tạo.
Lãnh đạo và phát triển nhóm
Trưởng phòng đào tạo cần có khả năng lãnh đạo và phát triển nhóm, tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động lực cao. Họ nên khuyến khích sự phát triển cá nhân của từng thành viên trong nhóm, đồng thời xây dựng các kế hoạch phát triển nghề nghiệp để giúp nhân viên nâng cao kỹ năng và tiến bộ trong sự nghiệp.
Quản lý tài nguyên và ngân sách đào tạo
Trưởng phòng đào tạo cần có khả năng quản lý tài nguyên và ngân sách đào tạo một cách hiệu quả. Họ nên biết cân đối giữa việc sử dụng các nguồn lực hiện có để tối ưu hóa chất lượng đào tạo và đảm bảo sự hiệu quả trong việc chi tiêu.
Đo lường và đánh giá hiệu quả đào tạo
Cuối cùng, trưởng phòng đào tạo cần có khả năng đo lường và đánh giá hiệu quả của các hoạt động đào tạo. Họ nên thực hiện các phương pháp đánh giá như đánh giá phản hồi từ học viên, đo lường sự thay đổi trong năng lực sau đào tạo, và đánh giá impact của đào tạo đối với tổ chức. Việc này giúp họ liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo.
Những chiến lược này sẽ giúp trưởng phòng đào tạo phát triển trong lộ trình sự nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời mang lại giá trị lâu dài cho tổ chức thông qua việc nâng cao năng lực và hiệu suất làm việc của nhân viên.
>> Khám phá thêm:
Việc làm Chuyên viên đào tạo và phát triển đang tuyển dụng
Việc làm Trưởng phòng đào tạo đang tuyển dụng