Phúc lợi
- Laptop
- Chế độ bảo hiểm
- Phụ cấp
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Công tác phí
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
MỤC ĐÍCH VÀ VAI TRÒ
Thực hiện công tác triển khai, giám sát thi công lắp đặt hoàn thiện các công trình, dự án của công ty theo phân công, yêu cầu của Chỉ huy trưởng/ TBP. QLDA và các yêu cầu của TP/BGĐ.
NHIỆM VỤ
1. Thực hiện nhiệm vụ do Chỉ huy trưởng/ TBP QLDA phân công, theo dõi quản lý chất lượng, kỹ thuật, điều động công việc hàng ngày tại hiện trường, giám sát các đội thợ thi công trực tiếp theo đúng Hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật và tiến độ thi công công trình.
2. Lập biện pháp thi công trong đó quy định cụ thể các biện pháp, bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình, kế hoạch triển khai cho các công việc được giao.
3. Kiểm tra tim, cốt, trắc đạc, kích thước, số liệu của công trình theo đúng thiết kế đã được phê duyệt, triển khai và kết hợp với kỹ thuật giám sát thi công nhà thầu trong suốt quá trình thi công.
4. Kiểm tra chất lượng vật tư, vật liệu, tay nghề sức khỏe công nhân, trang bị bảo hộ lao động trước khi triển khai công việc.
5. Nhận hàng và kiểm tra nghiệm thu đầu vào.
6. Kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm theo gia đoạn hoàn thành và bàn giao.
7. Lập hồ sơ nghiệm thu cho các công việc xây dựng. Kết hợp với QC (nếu có)
8. Các vấn đề liên quan đến NTC/NTP/Tổ đội thi công hoặc bên thứ 3 liên quan.
Yêu Cầu Công Việc
Trình độ, kinh nghiệm
- Trình độ học vấn: Tốt nghiệp Cao đẳng/ Đại học chuyên ngành Xây dựng
- Kinh nghiệm chuyên môn: 3 năm kinh nghiệm Giám sát công trình hoặc ít nhất 1 năm ở vị trí tương đương. Ưu tiên kinh nghiệm giám sát công trình Nhôm kính cao cấp.
Kiến thức, kỹ năng & khả năng
- Chuyên ngành Xây dựng.
- Am hiểu nghiệp vụ Giám sát thi công công trình xây dựng, ưu tiên có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ Giám sát thi công công trình xây dựng.
- Có khả năng phân tích, dự báo, đề xuất giải pháp
- Kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, làm việc đội nhóm – giao tiếp liên phòng ban, khả năng thích nghi và tính cam kết cao.
- Kỹ năng trình bày số liệu báo cáo trực quan, sử dụng thành thạo Auto Cad, MS Word, MS Project, MS Excel, Ms Powerpoint.
Yêu cầu khác
- Luôn chủ động trong công việc.
- Chấp nhận đi công tác theo công trình/ dự án.
- Chấp nhận làm ngoài giờ theo yêu cầu công việc.
Địa điểm làm việc
Thông tin khác
- Giới tính: Nam
- Độ tuổi: 24 - 40
- Lương: 15 Tr - 20 Tr VND
Tại An Lập Phát, chúng tôi tự hào trong việc tiên phong nâng tầm giá trị nhôm, dẫn đầu thị trường về các giải pháp ứng dụng nhôm cho cuộc sống an cư, vững bền để lập nghiệp và phát triển.
Năm 1998, khi thị trường nhôm Việt Nam vẫn còn nhiều mới lạ, sơ khai, cửa hàng Nhôm Đại Tân ra đời, mang thương hiệu nhôm Ynghua từ Đài Loan, đánh dấu bước khởi đầu cho hành trình ‘nhôm chất lượng cao’ về thị trường Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.
Với niềm tin Nhôm giúp đổi mới chất lượng cuộc sống, chúng tôi đã mở rộng mô hình kinh doanh, thành lập thêm các thương hiệu Đại Tân, Fuji đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Các năm tiếp theo, chúng tôi thiết lập hệ thống phân phối và sản xuất rộng khắp cả nước, trải dài từ Quảng Trị đổ vào Cà Mau, từng bước nâng cao tầm quan trọng của nhôm, đưa nhôm vào các ứng dụng thường nhật.
Năm 2015 – nhận thấy vai trò của Nhôm cần được đẩy mạnh, định hình rõ ràng hơn nữa, chúng tôi chuyển mình, để thật sự nâng tầm giá trị của Nhôm đặc biệt trong thiết kế, ứng dụng nội, ngoại thất. Chúng tôi đổi tên thành Tập đoàn Nhôm An Lập Phát – với mong muốn nhôm mang lại cuộc sống An cư, Lập nghiệp và Phát triển bền vững.
Nghiên cứu phát triển sản phẩm theo hướng hiện đại, tối ưu công năng và thiết kế thanh nhôm đạt chuẩn quốc tế, chất lượng cao, An Lập Phát đầu tư máy móc công nghệ theo chuẩn Châu Âu, đồng thời tập trung xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, liên tục tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, công nghệ hoá toàn bộ hệ thống vận hành, đồng hành cùng sự phát triển của thời đại, xoay quanh giá trị cốt lõi Chất lượng – Đổi mới – Bền vững.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Kỹ sư Xây dựng là gì?
Kỹ sư xây dựng là những người đảm nhận việc tư vấn, thiết kế, giám sát, quản lý, đảm bảo tiến độ xây dựng diễn ra đúng kế hoạch và có chất lượng tốt nhất. Đa phần những người làm Kỹ sư xây dựng đều tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng hoặc một số chuyên ngành thuộc lĩnh vực xây dựng. Bên cạnh đó, những vị trí như Kỹ sư hạ tầng công trình, Kỹ sư cầu nối, Giám sát xây dựng cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
Mô tả công việc của vị trí Kỹ sư xây dựng
Nghiên cứu tính khả thi của bản vẽ thiết kế
Nghiên cứu tính khả thi của bản vẽ thiết kế và các nghiệp vụ có liên quan, đảm bảo đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật. Phân tích bản báo cáo, bản đồ địa hình, tình hình khu vực khởi công xây dựng và một số dữ liệu liên quan khác để lên kế hoạch dự án.
Kiểm tra chất liệu, vật liệu xây dựng
Kiểm tra chất liệu, vật liệu xây dựng đã và đang được sử dụng trong công trình. Xem xét và đánh giá những vấn đề liên quan đến giá trị xây dựng, tìm hiểu các quy định của Chính phủ, Nhà nước về an toàn trong xây dựng và dự đoán các nguy hiểm tiềm ẩn trong môi trường, phân tích rủi ro có thể xảy ra.
Giám sát tiến độ thi công
Giám sát tiến độ thi công và lập báo cáo về tình hình dự án đang triển khai. Quản lý ngân sách mua trang thiết bị/nguyên vật liệu. Quản lý, điều hành các công việc tại công trường bao gồm: sửa chữa, bảo trì và thay thế các cơ sở hạ tầng đã hỏng hay xuống cấp.
Đảm bảo an toàn về mặt công trình
Đề xuất đặt thầu, báo cáo rủi ro, ước tính nguồn vốn và số lượng nhân công xây dựng với chủ đầu tư hoặc khách hàng. Công trình được thiết kế dựa trên mục đích sử dụng của con người, nên việc đảm bảo an toàn trong quá trình thi công và đưa vào sử dụng là vô cùng cần thiết.
Kỹ sư Xây dựng có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
138 - 205 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kỹ sư Xây dựng
Tìm hiểu cách trở thành Kỹ sư Xây dựng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ sư Xây dựng?
Yêu cầu tuyển dụng của Kỹ sư xây dựng
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Kỹ sư xây dựng cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Kiến thức chuyên môn: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng khi tuyển dụng Kỹ sư xây dựng yêu cầu trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản từ bậc Đại học trở lên. Những kiến thức chuyên môn liên quan đến vị trí công việc này như: đọc bản vẽ, bóc tách dự toán, lập giá dự thầu, lập hồ sơ dự thầu, lập hồ sơ quyết toán xây dựng,... Bạn cần phải nắm vững những kiến thức này để có thể vận dụng vào thực tế.
-
Kiến thức đánh giá hiện trạng công trình: Đây là một trọng những yêu cầu bắt buộc đối với Kỹ sư xây dựng. Đánh giá hiện trạng công trình xây dựng là một hoạt động chuyên môn quan trọng trong xây dựng. Qua hoạt động này sẽ có thể lên kế hoạch bảo trì hoặc khắc phục hư hỏng của các công trình.
-
Kiến thức về kỹ thuật: Kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật là thứ cực kỳ quan trọng để giúp các Kỹ sư xây dựng khẳng định năng lực với các chủ đầu tư. Kỹ sư xây dựng phải hiểu về bản vẽ, biết đọc bản vẽ và sử dụng các công cụ hỗ trợ thiết kế trên máy tính.
-
Kiến thức đọc hiểu bản vẽ: Bạn cần biết đọc hiểu bản vẽ cơ khí vì nó được dùng để thể hiện các chi tiết, đặc điểm của một loại máy móc, hệ thống. Đôi khi, nó dùng để mô tả một chi tiết máy móc riêng biệt nào đó. Thành thạo đọc hiểu bản vẽ cơ khí sẽ giúp mọi người nắm được cấu tạo, đặc điểm cũng như cách vận hành của máy móc, chi tiết, sản phẩm sản xuất ra. Ngay cả những chi tiết không thể nhìn thấy bằng mắt thường, bản vẽ cơ khí cũng có thể thể hiện một cách rõ ràng.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng giao tiếp bổ trợ cho khả năng làm việc nhóm của Kỹ sư xây dựng. Việc phối hợp ăn ý giữa các bộ phận trong công ty sẽ giúp công việc được thuận lợi, suôn sẻ và công trình được hoàn thành đúng thời hạn. Bên cạnh đó, đội nhóm làm việc hiệu quả sẽ giúp chủ đầu tư giảm thiểu rủi ro hoặc nếu có xảy ra rủi ro thì sẽ đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự an toàn cho người lao động và người sử dụng.
-
Kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành xây dựng: Không chỉ riêng ngành xây dựng mà những ngành nghề khác cũng cần trang bị kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh. Các Kỹ sư xây dựng cần dành thời gian để học tiếng anh chuyên ngành nhằm phục vụ cho công việc thiết kế bản vẽ, đọc bản vẽ kỹ thuật,... Ngoài ra tiếng anh sẽ giúp kỹ sư tham khảo được các nguồn tài liệu nước ngoài, giúp nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn ngành xây dựng.
-
Kỹ năng phân tích: Giúp cho Kỹ sư xây dựng phân tích các vấn đề liên quan đến công việc của mình, đặc biệt là về các vấn đề liên quan đến bản vẽ thiết kế.
-
Thành thạo công nghệ: Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ vào quy trình làm việc ngày càng trở nên phổ biến, nhất là trong thời đại 4.0 như hiện nay. Điều này giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian, sức lực, vừa mang đến tính chính xác và hiệu quả cao trong công việc.
Các yêu cầu khác
-
Kinh nghiệm
Để có thể trở thành một Kỹ sư xây dựng thành công thì bằng cấp và kiến thức, kinh nghiệm là một trong số những yếu tố cần thiết giúp cho quá trình làm việc của vị trí này được suôn sẻ, đạt được hiệu quả cao hơn. Kỹ sư xây dựng phải là người có bằng kỹ thuật kết cấu, có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm ở vị trí tương đương. Tóm lại, để trở thành Kỹ sư xây dựng, ứng viên cần sở hữu trình độ học vấn cao, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xây dựng và các kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, và làm việc nhóm xuất sắc.
-
Sức khỏe tốt
Đặc thù công việc của kỹ sư trong lĩnh vực xây dựng là phải thường xuyên di chuyển theo những công trình, trực tiếp tham gia giám sát dự án, chỉ đạo hay hướng dẫn nhân công. Trong khi đó, môi trường làm việc tại công trường lại bị bao phủ bởi khói bụi, tiếng ồn cũng như những tác động của thời tiết như mưa gió, nắng gắt,... Những điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người kỹ sư.
Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư xây dựng
Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư xây dựng có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Kỹ sư kết cấu
Mức lương: 8 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 1 - 3 năm
Kỹ sư kết cấu là người chuyên về thiết kế, phân tích, và đảm bảo tính ổn định và an toàn của các công trình kết cấu, nhu cầu, tòa nhà, nhà xưởng, cầu trục, và các công trình khác. Họ tham gia vào việc tính toán, thiết kế các thành phần cấu trúc, lựa chọn vật liệu và đảm bảo rằng công trình sẽ đáp ứng được tải trọng và yêu cầu kỹ thuật.
>> Đánh giá: Chỉ cần dựa vào bản chất công việc và nhiệm vụ của kỹ sư kết cấu không khó để bạn có thể nhận định hay dự báo về tương lai của nghề nghiệp này. Xét về mức độ ưu tiên trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp nói chung và mục tiêu phát triển đất nước theo xu hướng hiện đại nói riêng thì kỹ sư kết cấu là công việc có nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Do đó, bạn cần có năng lực chuyên môn tốt để có thể thăng tiến tốt nhất.
>> Xem thêm: Việc làm Kỹ sư kết cấu đang tuyển dụng
2. Kỹ sư xây dựng
Mức lương: 16 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Kỹ sư xây dựng là những người đảm nhận việc tư vấn, thiết kế, giám sát, quản lý, đảm bảo tiến độ xây dựng diễn ra đúng kế hoạch và có chất lượng tốt nhất. Đa phần những người làm Kỹ sư xây dựng đều tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng hoặc một số chuyên ngành thuộc lĩnh vực xây dựng.
>> Đánh giá: Thực tế cho thấy, vị trí kỹ sư xây dựng luôn thu hút nguồn nhân lực lớn hơn so với các ngành nghề khác và vẫn đang trên đà tăng trưởng từng ngày. Đặc biệt, vị trí này còn thu hút ứng viên nhờ mức lương cao và ổn định. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.
>> Xem thêm: Việc làm Kỹ sư xây dựng hiện nay
3. Giám sát xây dựng
Mức lương: 25 - 35 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm
Giám sát xây dựng hay còn được gọi là giám sát công trình, giám sát thi công,... Đây là một vị trí quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Vị trí công việc này phụ trách việc kiểm soát và theo dõi chất lượng, các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành để đảm bảo công trình xây dựng đạt chuẩn về thi công, an toàn lao động cũng như thời hạn quy định.
>> Đánh giá: Công việc của Giám sát xây dựng đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng và năng lực, từ lãnh đạo, quản lý, đến phân tích và chiến lược. Đây là một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty. Một Giám sát xây dựng giỏi sẽ giúp phân tích các báo cáo xây dựng để lên kế hoạch dự án, đánh giá và phân tích rủi ro khi thực hiện dự án.
>> Xem thêm: Việc làm Giám sát xây dựng hiện tại
5 bước giúp Kỹ sư xây dựng thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn
Học thêm bằng cấp bằng cấp tham gia các chương trình đào tạo nâng cao như cử nhân, thạc sĩ hoặc các khóa học chuyên ngành liên quan đến xây dựng, kết cấu. Đăng ký các khóa học và thi lấy chứng chỉ có uy tín như Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hay Chứng chỉ hành nghề xây dựng là chứng chỉ quan trọng và cần thiết đối với các cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Đây là chứng chỉ hành nghề bắt buộc đối với các cá nhân đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm, chủ trì, giám sát trưởng, giám sát viên và chỉ huy trưởng công trường.
Tạo chú ý ở nơi làm việc của bạn
Mặc dù làm việc chăm chỉ là quan trọng. Nhưng nỗ lực của bạn có thể không được chú ý nếu bạn không bao giờ đặt mình vào vị trí dễ thấy. Nếu bạn muốn cho nhà tuyển dụng thấy lý do tại sao bạn xứng đáng được thăng chức, bạn cần được chú ý vì những đóng góp của bạn cho công ty. Dưới đây là những cách để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng:
Hoàn thành tốt công việc hằng ngày
Khi nghĩ đến thăng tiến trong công việc, đừng vội nghĩ đến những điều quá lớn lao. Hãy thực hiện tốt những công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình. Trong hầu hết mọi trường hợp, đầu tiên các cấp lãnh đạo sẽ nhìn vào hiệu quả trong công việc thường nhật của một người để xem xét liệu họ có xứng đáng được thăng tiến hay không.
Cải thiện điểm yếu của bản thân
Biến điểm yếu của bản thanh thành điểm mạnh. Bạn sẽ không thể tiến bộ nếu không chấp nhận rằng khả năng của mình không hoàn hảo và sau đó lập một kế hoạch cụ thể để cải thiện. Nếu như bạn có thể rèn luyện một cách cụ thể để khắc phục điểm yếu của mình, bạn không chỉ làm gương cho các kỹ sư khác mà còn đang cải thiện bản thân.
Luôn là người tích cực
Giữ bình tĩnh và tích cực trước áp lực là một trong những phẩm chất cần thiết nhất của một nhà lãnh đạo giỏi. Bằng cách giữ đầu óc tỉnh táo và tập trung mọi lúc, bạn có thể mang lại kết quả nhất quán và giảm thiểu khả năng mắc sai lầm. Bạn cũng sẽ giúp các thành viên trong nhóm của bạn tích cực, dẫn đến một môi trường làm việc thuận lợi hơn cho mọi người.
Đọc thêm:
Mức lương Kỹ sư hạ tầng công trình