Mô tả công việc
- Kiểm tra đơn hàng của các shop mỗi ngày:
- Tạo voucher theo yêu cầu mỗi mùa sale
- Hỗ trợ xử lý đơn hàng hỏa tốc không liên lạc được khách.
- Rà soát, lọc, tách và in đơn hàng cho bộ phận đóng gói trên Seller Center
- Hỗ trợ in từng đơn cho các shipper nếu lượng đơn hỏa tốc >100 đơn, tránh trường hợp in sẵn tìm đơn mất thời gian
- Tiếp nhận các cuộc gọi đơn hàng hỏa tốc khi có đơn giao hàng 2h (có thể làm việc xuyên trưa với những ngày còn đơn 2h).
- Hỗ trợ giao đơn 2h cho shipper trong những ngày đơn nhiều
- Phản hồi các tin nhắn của khách hàng
- Hỗ trợ đổi trả cho các đơn hàng đóng gói sai sót, làm việc với điều phối và shipper của công ty
- Làm việc với bộ phận đóng gói về đơn hàng, theo dõi số lượng đã đóng gói và chuyển trạng thái sẵn sàng giao trên Seller Center
- Tạo Flash- sale bài đăng dạo, share feedback mỗi ngày
- Lên đơn hàng LazChoice, kiểm tra số lượng và book lịch giao hàng phù hợp
Yêu cầu công việc
- Chăm chỉ, siêng năng, chịu khó
- Tốt nghiệp Trung cấp trở lên
Quyền lợi
- Chế độ thưởng: thưởng theo doanh thu, thưởng hiệu quả công việc
- Hưởng đầy đủ chế độ BHXH, BHYT, BHTN theo quy định, và các chế độ đãi ngộ khác theo quy định của Công ty
- Có cơ hội thăng tiến và phát triển bản thân
- Môi trường làm việc: năng động, chủ động, chuyên nghiệp
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-10-08 02:30:02
Được thành lập từ năm 1990, trải qua hơn 20 năm phát triển với quy mô gần 1.000 cán bộ công nhân viên và đội ngũ kỹ sư lành nghề, công ty đã đưa ra thị trường các sản phẩm chất lượng cao : Mì ăn liền Cung Đình Khoai Tây, Mummum, DimDim, Micoem, nước mắm Ông Tây, Kem tươi NZ (New Zealand) với những hương vị thơm ngon và nguyên liệu được nhập khẩu 100% từ New Zealand.
Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu là nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm ăn liền tại Việt Nam, cung cấp hàng tỉ bữa ăn ngon, chất lượng và tiện lợi cho người tiêu dùng trong và ngoài nước mỗi năm. Công ty đang tạo ra hơn 2,300 việc làm ổn định cho người lao động trên khắp cả nước… Các sản phẩm của Á Châu đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới như Cambodia, Lào, Đài Loan, Hàn Quốc, Châu Mỹ, Hungary, Slovakia, Nga, Ukraine.
Chính sách bảo hiểm
- Được tham gia BHXH, BHYT, BHTN, … theo chính sách của công ty và quy định của Nhà Nước
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch nghỉ mát, tham quan hằng năm
- Teambuilding nội bộ thường xuyên diễn ra vào cuối tháng
Lịch sử thành lập
- Năm 1990, Nhà máy Mì ăn liền ViFood thành lập tại Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh.
- Năm 1995, Công ty TNHH Công Nghiệp Thực Phẩm Á Châu ra đời với nhà máy đặt tại ấp Đồng An, xã Bình Hòa, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
- Năm 1997, Chính thức xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như: Nga, Ukraine, Đức, New Zealand.
- Năm 1999, Trở thành nhà cung cấp mì ăn liền lớn nhất tại thị trường Campuchia (chiếm hơn 50% thị phần).
- Năm 2003, Khởi công xây dựng nhà máy An Phú công suất 1.248.000.000 gói/năm với dây chuyền hiện đại và tiên tiến tại xã An Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
- Năm 2006, Bắt đầu xuất khẩu sang Czech, Slovak, Hungary, Samoa, Ba Lan.
- Năm 2011, Mở rộng kinh doanh ra miền Bắc và khởi công xây dựng nhà máy Bắc Ninh tại xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Năm 2012, Xây dựng nhà máy Đà Nẵng tại cụm công nghiệp Thanh Vinh, KCN Hòa Khánh, Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
- Năm 2014, Khởi công xây dựng nhà máy Nam Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương với tổng diện tích hơn 100,000 m2.
- Năm 2017, Nhà máy Nam Tân Uyên đi vào hoạt động đạt tiêu chuẩn HACCP.
Mission
- Đem đến người tiêu dùng những bữa ăn tiện dụng, ngon và đa dạng. Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố tiên quyết.
- Từng thành viên trong gia đình công ty Á Châu tự hào góp phần làm cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn với mỗi sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn và thưởng thức mỗi ngày.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Trợ lý kinh doanh là gì?
Trợ lý kinh doanh là người hỗ trợ các hoạt động quản lý và kinh doanh của một tổ chức. Vai trò của Trợ lý kinh doanh bao gồm hỗ trợ quản lý, xử lý thông tin, hỗ trợ giao tiếp, hỗ trợ quy trình hành chính và hỗ trợ trong công việc tài chính. Trợ lý kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tổ chức duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý và nhân viên trong công việc hàng ngày. Bên cạnh đó, những vị trí như Trợ lý cao cấp, Trợ lý phát triển kinh doanh cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
Mô tả công việc của vị trí Trợ lý kinh doanh
Tiếp nhận và giải quyết các vấn đề của khách hàng
Tư vấn, giới thiệu và thuyết phục khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của công ty, thực hiện soạn thảo, quản lý các văn bản liên quan đến hoạt động kinh doanh như hợp đồng, thư chào hàng, bảng báo giá,...Trực tiếp giải quyết các khiếu nại, phản hồi tích cực, tiêu cực từ phía khách hàng hoặc bộ phận chăm sóc khách hàng.
Nghiên cứu thị trường và đề xuất chiến lược
Để đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thông qua việc theo dõi hoạt động của bộ phận kinh doanh, trợ lý kinh doanh sẽ chủ động điều xuất, điều chỉnh các chiến lược mới nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả. Từ đó, hướng đến xây dựng mục tiêu về doanh số, phát triển mục tiêu chiến lược chung của doanh nghiệp.
Tham mưu cho cấp trên
Bên cạnh các công việc hành chính thì trợ lý kinh doanh còn thực hiện tham mưu cho Giám đốc, Phó giám đốc kinh doanh. Nghĩa là sẽ thực hiện xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp trong các giai đoạn khác nhau nhằm tăng doanh thu, tăng khách hàng trung thành. Đồng thời, đề xuất các chính sách, tầm nhìn chiến lược giúp công ty đạt được thành công trong tương lai.
Giám sát công việc của cấp dưới
Trợ lý kinh doanh được coi là “cánh tay phải” đắc lực của ban lãnh đạo. Vì thế, họ sẽ có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ ban lãnh đạo điều hành, quản lý và giám sát công việc của cấp dưới. Mục đích hướng đến vẫn là tăng trưởng lợi nhuận, doanh thu cho công ty. Công việc cụ thể bao gồm theo dõi, nhắc nhở công việc của bộ phận kinh doanh theo kế hoạch, chiến lược đã đề ra.
Trợ lý kinh doanh có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 195 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Trợ lý kinh doanh
Tìm hiểu cách trở thành Trợ lý kinh doanh, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trợ lý kinh doanh?
Yêu cầu tuyển dụng của Trợ lý kinh doanh
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Trợ lý kinh doanh cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Kiến thức chuyên môn: Đòi hỏi ứng viên phải có nền tảng kiến thức chuyên ngành về kinh doanh, marketing vững chắc. Vì thế, khi theo ngành nghề này, bạn nên theo học tại các trường Đại học/Cao đẳng có đào tạo chuyên ngành kinh doanh, marketing hoặc các chuyên ngành liên quan. Khi được trang bị đầy đủ kiến thức, bạn sẽ xử lý công việc, đặc biệt là các công việc về số liệu nhanh nhẹn hơn và khả năng tư duy logic tốt hơn.
-
Tìm hiểu thị trường và sản phẩm: Tìm hiểu về thị trường và sản phẩm mà bạn đang kinh doanh. Nắm bắt thông tin về đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường và nhu cầu của khách hàng để có thể đưa ra các giải pháp kinh doanh phù hợp và tăng doanh thu bán hàng.
- Kiến thức về lập báo cáo tài chính: Đây là yêu cầu bắt buộc cần có đối với Trợ lý kinh doanh, thống kê lại tất cả các hoạt động kinh doanh và liên quan đến ngân sách của doanh nghiệp. Nó là phương tiện để trình bày khả năng sinh lợi nhuận, thực trạng tài chính doanh nghiệp tới các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, Cơ quan thuế, Ngân hàng, Các cơ quan chức năng…
-
Kiến thức về pháp luật: Trợ lý kinh doanh cần nắm chắc các quy định và luật pháp liên quan đến bán hàng và quảng cáo để đảm bảo bảo thủ và tránh các vấn đề pháp lý.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường gồm việc thu thập thông tin thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng ngành. Sau khi đã phân tích dữ liệu, người làm vị trí này sẽ có cái nhìn rõ hơn về nhu cầu, sở thích, hành vi tiêu dùng của đối tượng khách hàng để đưa ra phương pháp bán hàng hợp lý, tối ưu hóa quy trình tiếp cận, tăng cường sự tương tác với khách hàng.
-
Kỹ năng sử dụng công cụ: Nắm bắt xu hướng công nghệ mới và thành thạo các công cụ sẽ giúp nhân viên kinh doanh dễ dàng quản lý thông tin của khách hàng, nâng cao hiệu quả công việc, tìm ra cơ hội bán hàng, thích ứng với môi trường kinh doanh đầy biến động như hệ thống quản lý khách hàng (Salesforce, HubSpot CRM,...), công cụ quản lý dự án (Trello, Asana, Jira,...), công cụ tự động hóa tiếp thị (HubSpot, Mailchimp,...), c
-
Kỹ năng nhận diện khách hàng tiềm năng:Nhận biết được đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ giúp Trợ lý kinh doanh dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng, gia tăng hiệu quả và năng suất làm việc, giảm bớt công sức và chi phí phải bỏ ra trong quá trình tư vấn, thuyết phục.
-
Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe:Kỹ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết để Trợ lý kinh doanh trình bày giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, tư vấn giúp khách hàng hiểu được sự cần thiết, công dụng,... và cảm thấy sản phẩm thích hợp với nhu cầu của họ.
Các yêu cầu khác
-
Nam/nữ, độ tuổi từ 20 - 30, có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm trở lên ở vị trí tương đương
-
Hòa đồng, nhanh nhẹn, trách nhiệm, chịu được áp lực công việc
-
Am hiểu luật lao động và các quy định pháp luật có liên quan
-
Tự tổ chức, sắp xếp và xây dựng kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ được phân công
-
Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Excel, Word, GoogleSheet)
Lộ trình thăng tiến của Trợ lý kinh doanh
Lộ trình thăng tiến của Trợ lý kinh doanh có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Cộng tác viên kinh doanh
Mức lương: 5 - 7 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm
Cộng tác viên kinh doanh (Sales Collaborator/Independent Sales Representative) là những người làm việc cho các đại lý, nhà bán buôn, doanh nghiệp trên cơ sở nhận hoa hồng đối với mỗi sản phẩm, dịch vụ mà mình bán được. Họ đăng tải sản phẩm cần bán lên các kênh khác nhau như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, tiếp cận khách hàng và tư vấn, thuyết phục họ mua sản phẩm.
>> Đánh giá: Cộng tác viên kinh doanh là công việc nhiều sinh viên năm khối ngành kinh tế lựa chọn. Vị trí này thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận kinh doanh trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và hỗ trợ các hoạt động bán hàng. Mục tiêu chính của họ là học hỏi, trải nghiệm thực tế, kiếm thêm thu nhập và đóng góp vào các hoạt động kinh doanh của công ty.
>> Xem thêm: Việc làm Cộng tác viên kinh doanh đang tuyển dụng
2. Nhân viên kinh doanh
Mức lương: 8 - 12 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm
Nhân viên kinh doanh là người có nhiệm vụ tìm kiếm và tiếp cận khách hàng, tư vấn và giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đàm phán và thương mại để đạt được thỏa thuận mua bán, theo dõi và chăm sóc khách hàng, lập báo cáo và đánh giá kết quả bán hàng.
>> Đánh giá: Công việc của Nhân viên kinh doanh đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, nhân viên kinh doanh cần có kỹ năng giao tiếp xuất sắc, khả năng thuyết phục, đàm phán tốt, và đặc biệt là tinh thần chủ động, trách nhiệm cùng với đạo đức nghề nghiệp cao. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên kinh doanh tuyển dụng
3. Trợ lý kinh doanh
Mức lương: 10 - 18 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 4 - 6 năm
Trợ lý kinh doanh là người hỗ trợ các hoạt động quản lý và kinh doanh của một tổ chức. Vai trò của Trợ lý kinh doanh bao gồm hỗ trợ quản lý, xử lý thông tin, hỗ trợ giao tiếp, hỗ trợ quy trình hành chính và hỗ trợ trong công việc tài chính. Trợ lý kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tổ chức duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý và nhân viên trong công việc hàng ngày.
>> Đánh giá: Công việc của Cộng tác viên kinh doanh đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ năng tổ chức tốt và khả năng giao tiếp hiệu quả. Cộng tác viên kinh doanh là người hỗ trợ các hoạt động kinh doanh hàng ngày, bao gồm quản lý lịch trình, theo dõi đơn hàng, hỗ trợ khách hàng, và thực hiện các công việc hành chính liên quan. Mục tiêu của vị trí này là giúp bộ phận kinh doanh hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu doanh số.
>> Xem thêm: Việc làm Trợ lý kinh doanh
4. Trưởng phòng kinh doanh
Mức lương: 14 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 6 - 8 năm kinh nghiệm
Trưởng phòng kinh doanh (Sales Manager) là người đứng đầu và chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của một phòng kinh doanh trong một tổ chức, doanh nghiệp. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng, gia tăng lợi nhuận và phát triển thị trường cho công ty.
>> Đánh giá: Công việc của Trưởng phòng kinh doanh đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng và năng lực, từ lãnh đạo, quản lý, đến phân tích và chiến lược. Đây là một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty. Một Trưởng phòng kinh doanh giỏi sẽ giúp xác định mục tiêu, chiến lược và xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động của phòng kinh doanh.
>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng kinh doanh tuyển dụng
5 bước giúp Trợ lý kinh doanh thăng tiến nhanh trong trong công việc
Khẳng định vai trò lãnh đạo
Bất kể ở vị trí nào, mỗi nhân viên đều có cơ hội thể hiện tố chất lãnh đạo của mình mỗi ngày. Đối với Trợ lý kinh doanh, bạn có thể phát huy những kỹ năng quan trọng bằng việc giúp đỡ đồng nghiệp, tham gia đào tạo, v.vv.. Điều này không chỉ giúp bạn trở nên tốt hơn mỗi ngày mà còn khẳng định được vai trò của mình trong việc đóng góp vào thành công chung.
Biết nắm bắt cơ hội
Tận dụng mọi cơ hội trong quá trình làm việc là điều bạn nên làm. Đặc biệt khi công ty tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn, hãy tham gia để nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết cho bản thân. Điều này giúp lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh trở nên nhanh chóng và vô cùng hiệu quả.
Đạt năng suất công việc cao
Năng suất công việc thể hiện ở các chỉ tiêu doanh số (KPI) mà nhân viên kinh doanh cần đạt được. Cùng với đó, Trợ lý kinh doanh cũng có thể chủ động đưa ra các ý tưởng mới nhằm cải tiến quy trình làm việc và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công việc.
Thẳng thắn đề xuất thăng tiến
Khi bạn đã đủ tự tin về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của mình và đã đóng góp nhiều công lao, giá trị lớn cho doanh nghiệp thì hãy mạnh dạn đề xuất thăng chức để có những bước phát triển mới trong sự nghiệp. Kể cả khi bị sếp từ chối thì bạn sẽ biết được lý do chưa được thăng tiến để tiếp tục cải thiện và phấn đấu hơn nữa trong tương lai.
Đảm nhận thêm các công việc
Trợ lý kinh doanh có thể chứng minh thêm năng lực làm việc thông qua việc sẵn sàng nhận thêm các nhiệm vụ và trách nhiệm mới. Cùng với đó, họ cần liên tục hoàn thiện kỹ năng và tìm ra các phương pháp làm việc để đạt hiệu quả công việc cao hơn.
Đọc thêm: