108 việc làm
Thỏa thuận
Long An
Đăng 30+ ngày trước
Công Ty Cổ Phần Phương Tiện Điện Thông Minh Selex
Thực Tập Sinh Điện Tử
Điện Thông Minh Selex
3.6
4 - 6 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MARVELL VIỆT NAM
Analog Layout Intern - Bachelors
MARVELL VIETNAM LLC
4.3
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 3 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 12 ngày trước
CÔNG TY TNHH SYNOPSYS VIỆT NAM
Power Integrity / EMIR Engineer
SYNOPSYS VIETNAM
3.6
Thỏa thuận
Đà Nẵng
Đăng 12 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 26 ngày trước
CÔNG TY TNHH SYNOPSYS VIỆT NAM
Senior Analog Layout Engineer
SYNOPSYS VIETNAM
3.6
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 28 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
10 - 35 triệu
Hải Phòng
Đăng 30+ ngày trước
CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH
Nhân viên Kỹ thuật điện (Long An)
NHỰA BÌNH MINH
14 việc làm 2 lượt xem
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 02/12/2024
Hạn nộp hồ sơ: 17/01/2025
Hình thức: Nhân viên chính thức
Kinh nghiệm: 1 - 2 năm
Số lượng: 1
Giới tính: Đang cập nhật
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Long An

Mô tả công việc

- Tham gia thực hiện các công việc liên quan đến việc sửa chữa, cải tạo máy móc, thiết bị, khuôn mẫu phục vụ vận hành sản xuất trong nhà máy;
- Giám sát bảo trì sửa chữa cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị do bên ngoài thực hiện;
- Tham gia thực hiện các công việc liên quan đến việc sửa chữa, cải tạo máy móc, thiết bị, khuôn mẫu phục vụ vận hành sản xuất trong nhà máy;
- Bảo trì và cải tiến hệ thống điện, điện điều khiển, văn phòng;
- Lập và cập nhật theo yêu cầu các hồ sơ hệ thống bao gồm lý lịch khuôn mẫu, lý lịch máy móc thiết bị, các bản vẽ kỹ thuật;
- Kiểm tra vận hành hệ thống điện, thiết bị trong trạm, hoạt động máy móc thiết bị. Quản lý công tác an toàn điện toàn nhà máy.
- Các công việc khác theo sự phân công của Giám đốc Kỹ thuật và Bảo trì.

Yêu cầu công việc

- Có kinh nghiệm trong công việc tương tự ít nhất 1 năm;
- Có kỹ năng giao tiếp tốt, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề;
- Hiểu biết về khuôn mẫu, thiết bị ngành nhựa hoặc bảo trì công nghiệp;
- Đại học: Cơ điện tử/ Điện/ Cơ khí hoặc các chuyên ngành phù hợp khác;
- Làm việc 5 ngày/1 tuần từ T2- T6 ( 7g30- 16g00).
- Ngoại ngữ: Khả năng giao tiếp và đọc hiểu Tiếng Anh;

Quyền lợi

Laptop, Chế độ bảo hiểm, Du Lịch, Phụ cấp, Xe đưa đón, Đồng phục, Chế độ thưởng, Chăm sóc sức khỏe, Đào tạo, Tăng lương, Công tác phí, Phụ cấp thâm niên, Nghỉ phép năm, CLB thể thao

Cập nhật gần nhất lúc: 2024-12-02 23:30:03

Khu vực
Báo cáo

CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH
NHỰA BÌNH MINH Xem trang công ty
Quy mô:
1.000 - 5.000 nhân viên
Địa điểm:
240 Hậu Giang, Phường 9, Quận 6

Tiền thân là doanh nghiệp Nhà Nước, được thành lập từ năm 1977, cổ phần hóa năm 2004, Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh hiện là một doanh nghiệp nhựa hàng đầu và có uy tín trong ngành công nghiệp nhựa vật liệu xây dựng Việt Nam. Nhựa Bình Minh chuyên sản xuất và cung ứng các loại ống, phụ tùng nối ống nhựa đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế gồm: ống và phụ tùng uPVC, HDPE gân thành đôi, ống gân PE, HDPE, PP-R,.. Nhựa Bình Minh là doanh nghiệp được đánh giá công bố ngay từ lần đầu và duy trì liên tục trong Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam cho đến nay. 19 năm liền được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.

Sản phẩm đạt giải thưởng: Huân chương Độc Lập hạng Nhì, hạng Ba và Huân chương Lao Động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. 19 năm liền được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.

Chính sách bảo hiểm

  • Được hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN theo quy định của Nhà Nước 
  • Được tham gia Bảo hiểm tai nạn 24/24; 

Các hoạt động ngoại khóa 

  • CLB thể thao
  • Du lịch 1 lần trong 1 năm

Lịch sử thành lập 

  • Năm 1977, thành lập ngày 16/11/1977 theo mô hình công tư hợp doanh trên cơ sở sáp nhập Công ty Ống Nhựa Hóa Học Việt Nam (KEPIVI) và Công ty Nhựa Kiều Tinh. Tại thời điểm này, Nhà máy trực thuộc Tổng Công ty Công nghệ phẩm – Bộ Công nghiệp nhẹ chuyên sản xuất các loại sản phẩm nhựa dân dụng và một số sản phẩm ống kèm phụ kiện ống nhựa.
  • Năm 1986, Nhựa Bình Minh được Quỹ nhi đồng Unicef của Liên Hiệp Quốc Tổ chọn làm đối tác chính thức sản xuất và cung cấp ống nhựa uPVC phục vụ chương trình nước sạch nông thôn của Unicef tại Việt Nam. 
  • Năm 1990, Chính thức đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu và logo Nhựa Bình Minh tại Việt Nam. Hệ thống phân phối sản phẩm của Nhựa Bình Minh bắt đầu được hình thành.
  • Năm 1994, Đổi tên thành CÔNG TY NHỰA BÌNH MINH, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước ứng dụng công nghệ tiên tiến Dry Blend để sản xuất ống nhựa uPVC đến đường kính 400mm trực tiếp từ nguyên liệu bột compound.
  • Năm 1999, Khánh thành Nhà máy 2 - diện tích 20.000 m2 tại Bình Dương với trang thiết bị hiện đại của các nước Châu Âu - đánh dấu một bước phát triển về quy mô và năng lực sản xuất của Công ty.
  • Năm 2000, Được cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.
  • Năm 2002, Lần đầu tiên đưa ra thị trường sản phẩm ống HDPE trơn và ống PE gân thành đôi. Hoàn tất đầu tư kho bãi mở, rộng diện tích Nhà máy 2 lên 30.000m2.
  • Năm 2004, Sau cổ phần hóa, Công ty chính thức hoạt động dưới tên gọi CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH. Đây là cột mốc cực kỳ quan trọng đánh dấu sự thay đổi cơ bản về cơ chế hoạt động của Công ty, tạo tiền đề cho các phát triển vượt bậc về sau. Công ty đầu tư thiết bị và mở rộng diện tích Nhà máy 2 lên 50.000m2
  • Năm 2006, Cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch trên sàn HOSE với mã chứng khoán BMP.
  • Ngày 21/12/2007, Khánh thành Công ty TNHH MTV Nhựa Bình Minh miền Bắc tại Hưng Yên, thương hiệu Nhựa Bình Minh chính thức tham gia chinh phục thị trường phía Bắc.
  • Năm 2008, Công ty mua và nắm giữ 29% cổ phần của Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng với mục đích phát triển mạnh thương hiệu Nhựa Bình Minh tại miền Trung và Cao Nguyên.
  • Năm 2009, Sản phẩm ống PP-R chịu nhiệt được chính thức đưa ra thị trường. Sản xuất ống uPVC đường kính đến 630mm.
  • Năm 2010,  Ký hợp đồng thuê hơn 155.000 m2 đất tại Khu Công Nghiệp Vĩnh Lộc 2 – Bến Lức - tỉnh Long An cho dự án xây dựng Nhà máy Bình Minh Long An.Là Doanh nghiệp đầu tiên sản xuất thành công ống HDPE có đường kính 1.200mm lớn nhất Việt Nam tại NBM.
  • Năm 2012, Áp dụng Hệ thống Quản lý môi trường ISO 14001. Triển khai dự án công nghệ thông tin “Hoạch định tổng thể nguồn lực doanh nghiệp (ERP) – Oracle E-Business Suite”.
  • Năm 2013, Chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm theo quy chuẩn của Bộ Xây dựng. Tăng vốn điều lệ lên 454.784.800.000 đồng.
  • Năm 2014, Khởi công xây dựng Nhà máy mới tại Long An. Áp dụng chính thức (Go-live) hệ thống ERP tại Công ty.
  • Ngày 18/11/2015, Khánh thành Nhà máy Bình Minh Long An. Triển khai thành công 05 phân hệ ERP tại Công ty, các Chi nhánh và Công ty con.
  • Năm 2016, Khởi công xây dựng giai đoạn II Nhà máy Bình Minh Long An.
  • Năm 2018, Trở thành Công ty thành viên thuộc Tập đoàn SCG Thailand - một tập đoàn công nghiệp hàng đầu Đông Nam Á. Tiếp cận một tập đoàn lớn với nhiều kinh nghiệm và công nghệ quản trị hiện đại, Nhựa Bình Minh có điều kiện rất thuận lợi để trao đổi, hợp tác, nâng cao năng lực và hiệu quả trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Đạt Giải thưởng Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương
  • Năm 2019, Tiến hành triển khai tái cấu trúc tổ chức Công ty và tái cấu trúc hệ thống phân phối theo hướng năng động và phù hợp hơn trong môi trường cạnh tranh. Được vinh doanh là doanh nghiệp có môi trường Làm Việc Tốt Nhất Châu Á 2019” do tạp chí HR Asia công bố
  • Năm 2020, Danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2020”. Giải thưởng “Thương hiệu vàng Thành phố Hồ Chí Minh 2020”, Chứng nhận “Sản phẩm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2020” do Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng. Triển khai mô hình Quản lý Chuỗi Cung ứng (SCM) để tối ưu hóa nguồn lực khai thác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh
  • Năm 2021, Áp dụng thành công và hình thành chính thức Bộ phận Chuỗi cung ứng (SCM); Phát huy sự vững chãi của hệ thống quản lý hiện hành để đưa Công ty vượt qua đại dịch Covid-19 một cách chủ động và hiệu quả.
  • Năm 2022, Phục hồi sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả sau Đại dịch. Đạt lợi nhuận cao kỷ lục với quy trình Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả: Đặt trọng tâm vào khách hàng, Vận hành tối ưu, Mua sắm chủ động.

Mission

Cung ứng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Bảo đảm hài hòa các lợi ích của khách hàng, người lao động, cổ đông và xã hội.

Công việc của Nhân viên kỹ thuật điện tử là gì?

1. Nhân viên kỹ thuật điện tử là gì?

Nhân viên kỹ thuật điện tử là những chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ điện tử, đảm bảo sự hoạt động ổn định và hiệu quả của các thiết bị và hệ thống điện tử. Công việc của họ bao gồm nhiều khía cạnh, từ thiết kế và lắp đặt đến bảo trì và sửa chữa. Nhân viên kỹ thuật điện tử thường chịu trách nhiệm về việc phân tích và xác định sự cố trong hệ thống điện tử. Bên cạnh đó, những vị trí như Kỹ sư điện tử viễn thông, Kỹ sư Chuyên gia Điện tử Viễn thông cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.

2. Lương và mô tả các công việc của Nhân viên kỹ thuật điện tử

Lương của vị trí Nhân viên kỹ thuật điện tử

Hiện nay, có rất nhiều thông tin về việc tuyển dụng Nhân Viên kỹ thuật điện tử, trong những thông tin tuyển dụng đó đều có đính kèm theo thông tin về mức lương Nhân Viên kỹ thuật điện tử. Điều đó giúp cho các bạn có được những cơ hội để biết được mức lương của mình ra sao. Trong phần này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thể nắm được mức lương cơ bản của Nhân Viên kỹ thuật điện tử theo số năm kinh nghiệm:

Số năm kinh nghiệm Vị trí Mức lương
0 - 1 năm Thực tập sinh điện tử 3.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng
2 – 4 năm Nhân Viên Kỹ thuật điện tử 10.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
4– 8 năm Chuyên Viên Kỹ thuật điện tử 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
8 - 10 năm Quản lý Kỹ thuật điện tử 40.000.000 - 45.000.000 đồng/tháng 
Trên 10 năm Giám đốc Kỹ thuật điện tử 50.000.000 đồng/tháng trở lên

Mô tả công việc của vị trí Nhân viên kỹ thuật điện tử

Phân tích, xác định sự cố

Nhân viên kỹ thuật điện tử thường xuyên tiến hành phân tích và xác định sự cố trong hệ thống điện tử. Điều này bao gồm việc sử dụng các công cụ đo lường và thiết bị kiểm tra để đánh giá hiệu suất và xác định nguyên nhân của vấn đề. Trong quá trình triển khai mới hoặc nâng cấp hệ thống, nhân viên kỹ thuật điện tử tham gia vào việc lắp đặt và cấu hình các thiết bị điện tử. Họ đảm bảo rằng mọi thành phần hoạt động đúng cách và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn.

Bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện tử

Họ thực hiện các hoạt động bảo dưỡng định kỳ để duy trì sự ổn định của thiết bị và ngăn chặn sự cố từ trước. Khi có sự cố xảy ra, nhân viên kỹ thuật điện tử sẽ thực hiện công việc sửa chữa, thay thế linh kiện, và khắc phục vấn đề để khôi phục hoạt động bình thường.

Kiểm tra và đánh giá hiệu suất sản phẩm

Các kiểm tra hiệu suất là một phần quan trọng của công việc, giúp đảm bảo rằng hệ thống và thiết bị đáp ứng đúng yêu cầu. Nhân viên kỹ thuật điện tử thực hiện kiểm tra các thông số kỹ thuật, đánh giá mức tiêu thụ điện năng, và xác nhận rằng mọi thành phần hoạt động như mong đợi.

Theo dõi công nghệ mới

Với sự phát triển liên tục trong lĩnh vực công nghệ điện tử, nhân viên kỹ thuật thường xuyên theo dõi và cập nhật kiến thức của mình. Điều này giúp họ áp dụng những tiến bộ mới nhất vào công việc hàng ngày và thích ứng với những thách thức kỹ thuật mới.

Ngành Kỹ thuật dữ liệu: Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp

3. Môi trường làm việc của Nhân viên kỹ thuật điện tử

Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có thể đảm nhận các vị trí:

  • Kỹ thuật viên phụ trách lĩnh vực điện, điện tử
  • Cán bộ tư vấn, giám sát, lập dự án, thiết kế điện, điện tử
  • Chuyên viên lắp đặt, chuyển giao công nghệ, quản lý vận hành, sửa chữa, bảo trì, cải tiến các hệ thống điện, điện tử
  • Giảng viên
  • ...

Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có thể làm việc tại:

  • Doanh nghiệp nhà nước: Các tập đoàn, tổng công ty điện lực, viễn thông, điện tử,...
  • Doanh nghiệp tư nhân: Các công ty sản xuất thiết bị điện, điện tử, công ty lắp đặt hệ thống điện, điện tử,...
  • Cơ quan hành chính sự nghiệp: Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp có liên quan đến lĩnh vực điện, điện tử.
  • Trường học: Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng,...
  • ....

4. Nhân viên kỹ thuật điện tử cần học những gì?

Kiến thức chuyên môn: Trình độ chuyên môn là yêu cầu bắt buộc đầu tiên để bạn tìm việc làm Nhân viên kỹ thuật điện tử thành công. Các doanh nghiệp thường yêu cầu ứng viên phải có trình độ Đại học trở lên thuộc các chuyên ngành Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, VIễn thông, Điện tử viễn thông,... và kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương. Khi bạn đã thật sự nằm lòng và có nền tảng vững chắc về công việc thì tỉ lệ tìm việc thành công sẽ cao hơn.

Các trường đào tạo ngành Điện tử viễn thông tốt nhất tại Việt Nam:

5. Những thuận lợi và khó khăn của công việc Nhân viên kỹ thuật điện tử

Thuận lợi

Kiến thức chuyên sâu được thực hành liên tục

Nhân viên kỹ thuật điện tử được đào tạo với kiến thức chuyên sâu về nguyên tắc hoạt động của các thành phần điện tử, mạch điện và hệ thống điều khiển. Điều này giúp họ hiểu rõ về cách thiết bị hoạt động và có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp.

Kỹ năng sửa chữa được nâng cao

Một trong những ưu điểm lớn của Nhân viên kỹ thuật điện tử là khả năng sửa chữa các thiết bị và mạch điện. Họ có khả năng xác định và khắc phục sự cố nhanh chóng, giúp duy trì hoạt động ổn định của hệ thống và thiết bị điện tử.

Hiểu biết thêm các công nghệ mới

Với sự tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ, Nhân viên kỹ thuật điện tử là những người luôn duy trì cập nhật với những xu hướng mới và công nghệ tiên tiến. Điều này giúp họ áp dụng những ý tưởng và giải pháp mới vào công việc hàng ngày.

Tư duy phân tích ngày càng nhạy bén

Nhân viên kỹ thuật điện tử thường có tư duy phân tích tốt. Họ có khả năng phân tích mô phỏng mạch điện và xác định nguyên nhân của sự cố, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả. Những ưu điểm trên giúp Nhân viên kỹ thuật điện tử đóng góp tích cực vào sự phát triển của công nghiệp điện tử và làm cho họ trở thành những chuyên gia quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và nghiên cứu.

Khó khăn

Áp lực công việc

Trong nhiều trường hợp, Nhân viên kỹ thuật điện tử phải làm việc dưới áp lực cao, đặc biệt là khi giải quyết các sự cố khẩn cấp hoặc đối mặt với các deadline chặt chẽ. Áp lực này có thể tạo ra tình trạng căng thẳng và yêu cầu họ phải làm việc hiệu quả dưới áp lực.

Rủi ro về tính mạng

Công việc của Nhân viên kỹ thuật điện tử thường liên quan đến xử lý với điện áp cao và các thiết bị nguy hiểm. Rủi ro tai nạn và thương tật có thể tăng lên nếu họ không tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn và không kiểm soát cẩn thận các rủi ro liên quan.

Cần đào tạo liên tục

Công nghệ trong lĩnh vực điện tử thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi Nhân viên kỹ thuật phải duy trì đào tạo liên tục để theo kịp xu hướng mới. Điều này có thể tốn nhiều thời gian và năng lượng, đặt ra thách thức trong việc duy trì sự nghiệp chuyên nghiệp.

Đọc thêm: Việc làm Thực tập sinh điện tử tuyển dụng

Đọc thêm: Việc làm Nhân viên kỹ thuật điện tử tuyển dụng

Đọc thêm: Việc làm Kỹ sư chuyên gia điện tử viễn thông tuyển dụng

Nhân viên kỹ thuật điện tử có mức lương bao nhiêu?

91 - 130 triệu /năm
Tổng lương
84 - 120 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
7 - 10 triệu
/năm

Lương bổ sung

91 - 130 triệu

/năm
80 M
120 M
90 M 130 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Nhân viên kỹ thuật điện tử

Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên kỹ thuật điện tử, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Kỹ sư điện tử
104 - 150 triệu/năm
Nhân viên kỹ thuật điện tử

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
32%
2 - 4
42%
5 - 7
25%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên kỹ thuật điện tử?

Yêu cầu tuyển dụng của Nhân viên kỹ thuật điện tử

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Nhân viên kỹ thuật điện tử cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan: 

Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn 

  • Kiến thức chuyên môn: Trình độ chuyên môn là yêu cầu bắt buộc đầu tiên để bạn tìm việc làm Nhân viên kỹ thuật điện tử thành công. Các doanh nghiệp thường yêu cầu bằng cử nhân Kỹ thuật Điện tử, Kỹ thuật Viễn thông, Kỹ thuật Điện tử Viễn thông hoặc các ngành liên quan. Chứng chỉ như CCNA, CCNP (Cisco), PMP (quản lý dự án), hay các chứng chỉ về mạng viễn thông cũng có thể được yêu cầu tùy vào yêu cầu công việc cụ thể.

  • Kiến thức về mạch điện: Có sự hiểu biết và kiến thức chuyên môn liên quan đến hệ thống mạch điện, đọc thành thạo các bản vẽ kỹ thuật về hệ thống điện cũng như các thiết bị điện tử.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Tỉ mỉ, chi tiết, cẩn trọng trong công việc: Để thực hiện công việc chính xác và đạt được hiệu quả cao, nhân viên cần phải làm việc với sự tỉ mỉ và tập trung vào chi tiết, đảm bảo rằng mọi yếu tố kỹ thuật đều được xử lý đúng cách. Bên cạnh đó, kỹ năng này giúp nhân viên phát hiện và khắc phục các lỗi hoặc sai sót trong quá trình thực hiện công việc. Điều này đảm bảo rằng các vấn đề được giải quyết kịp thời, tiết kiệm thời gian và tối ưu quy trình làm việc. 

  • Kỹ năng tư duy logic: Các hệ thống điện tử tân tiến hiện nay cần được cài đặt và cần những Nhân viên kỹ thuật điện tử giỏi để bảo trì kỹ càng. Do đó, những công việc này yêu cầu phải tỉ mỉ, chú ý đến những chi tiết nhỏ của vấn đề gặp phải ở đâu, từ đó phân tích vấn đề ở độ chính xác nhất và giải quyết một cách an toàn, vững chắc nhất. Ngoài ra, khi Nhân viên kỹ thuật điện tử phải làm việc với những hệ thống thiết bị hiện đại, đôi khi họ còn cần lập kế hoạch chi tiết về các công việc hằng ngày, theo dõi, bảo trì thiết bị ra sao,...

  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Khả năng giao tiếp hiệu quả và làm việc nhóm là những yếu tố quyết định sự thành công của một Nhân viên kỹ thuật điện tử. Hpj cần phải có khả năng trình bày ý tưởng một cách rõ ràng và dễ hiểu cho đồng nghiệp và khách hàng. Ngoài ra, khả năng làm việc nhóm hiệu quả giúp tăng tính linh hoạt và sáng tạo trong giải quyết vấn đề, đồng thời cũng giúp thúc đẩy quá trình phát triển sản phẩm và dịch vụ.

Yêu cầu khác

  • Kinh nghiệm làm việc

Ứng viên thường cần có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Kỹ thuật Điện tử, Viễn thông hoặc công việc tương đương. Kinh nghiệm này giúp họ làm quen với các quy trình, thiết bị, và thách thức kỹ thuật mà họ có thể gặp phải trong môi trường làm việc thực tế. Kiến thức sâu rộng về lý thuyết điện tử, các thành phần và mạch điện tử, cũng như khả năng đọc và hiểu sơ đồ mạch là điều cần thiết. Ứng viên cũng cần có kỹ năng sử dụng các công cụ và thiết bị đo đạc, kiểm tra, và sửa chữa, cũng như hiểu biết vững về an toàn điện.

Lộ trình thăng tiến của Nhân viên kỹ thuật điện tử 

Lộ trình thăng tiến của Nhân viên kỹ thuật điện tử có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.

1. Thực tập sinh điện tử

Mức lương: 3 - 5 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm

Thực tập sinh điện tử là một giai đoạn học tập và rèn luyện cho những sinh viên hoặc người mới bước chân vào lĩnh vực Điện tử. Trong thời gian thực tập, người học sẽ có cơ hội tiếp xúc và áp dụng những kiến thức đã học tại trường vào thực tế công việc. Điều này giúp họ làm quen với các công nghệ và quy trình công nghiệp, từ việc thiết kế, lắp ráp, đến sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị điện tử. 

>> Đánh giá: Ngành điện tử, viễn thông là một ngành khoa học có phạm vi rộng, được chia thành nhiều nhánh ngành nhỏ và mỗi ngành lại mang những đặc thù riêng biệt. Tuy thực tập không phải là công việc chính thức nhưng là cơ hội để các bạn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp nhằm tích lũy kinh nghiệm. Đây cũng là môi trường mang tính cạnh tranh cao đòi hỏi các ứng viên thực tập sinh điện tử phải có nền tảng kiến thức vững chắc.

Đọc thêm: Việc làm Thực tập sinh điện tử tuyển dụng

2. Nhân viên kỹ thuật điện tử 

Mức lương: 10 - 12 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm 

Nhân viên kỹ thuật điện tử là những chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ điện tử, đảm bảo sự hoạt động ổn định và hiệu quả của các thiết bị và hệ thống điện tử. Công việc của họ bao gồm nhiều khía cạnh, từ thiết kế và lắp đặt đến bảo trì và sửa chữa. Nhân viên kỹ thuật điện tử thường chịu trách nhiệm về việc phân tích và xác định sự cố trong hệ thống điện tử. 

>> Đánh giá: Là Nhân viên kỹ thuật điện tử bạn phải có kiến thức chuyên môn tốt, am hiểu tường tận để phục vụ cho các công việc, có khả năng làm việc độc lập trong việc giải quyết vấn đề kỹ thuật và thử nghiệm các sản phẩm. Họ cũng cần thường xuyên cập nhật kiến thức về công nghệ mới để áp dụng vào các dự án.

Đọc thêm: Việc làm Nhân viên kỹ thuật điện tử tuyển dụng

3. Kỹ sư điện tử

Mức lương: 12 - 17 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 6 năm 

Kỹ sư điện tử (hoặc còn gọi là kỹ sư điện tử viễn thông) là một chuyên ngành trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử. Kỹ sư điện tử chuyên về thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì các hệ thống và thiết bị điện tử, điện viễn thông, và các ứng dụng liên quan đến công nghệ thông tin và viễn thông.

>> Đánh giá: Hiện nay khi mà đất nước từng bước hiện đại hóa, phát triển công nghiệp hóa, ngành điện tử công nghiệp càng có vai trò quan trọng hơn nữa. Các công ty, hệ thống sản xuất đều cần có nguồn nhân lực lớn. Vì vậy tạo cho Kỹ sư điện tử cơ hội việc làm cực kỳ lớn, bạn phải không ngừng nỗ lực học hỏi các kỹ năng để có thể thăng tiến xa hơn trong tương lai.

Đọc thêm: Việc làm Kỹ sư điện tử đang tuyển dụng

5 bước giúp Nhân viên kỹ thuật điện tử thăng tiến nhanh trong trong công việc

Nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn:

Ngành điện tử luôn phát triển không ngừng, do đó việc cập nhật kiến thức mới là vô cùng quan trọng. Bạn có thể tham gia các khóa học chuyên sâu, hội thảo,.. để trau dồi kiến thức và kỹ năng. Việc sở hữu các chứng chỉ nghề nghiệp uy tín sẽ giúp bạn khẳng định năng lực bản thân và có cơ hội thăng tiến trong công việc. Một số chứng chỉ bạn có thể tham khảo như: Chứng chỉ kỹ thuật viên điện tử, Chứng chỉ an toàn lao động điện,...

Rèn luyện kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên dụng

Rèn luyện kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên dụng. Một số phần mềm chuyên dụng trong ngành điện tử như: Altium Designer, Proteus, AutoCAD Electrical,... có thể giúp bạn tối ưu hóa công việc và nâng cao hiệu quả làm việc.

Có mục tiêu hợp lý, rõ ràng, công khai

Khi mục tiêu rõ ràng, minh bạch và được giải thích rõ ràng cho toàn đội, nhân viên sẽ hiểu rõ nội dung, mục tiêu của công việc cũng như các phương tiện, phương hướng để hoàn thành tốt công việc này. Mục tiêu công còn giúp nhân viên ở các bộ phận khác nhau dễ dàng theo dõi và hợp tác tốt với nhau, tạo môi trường làm việc thuận lợi hơn.

Tích hợp những việc có cùng tính chất

Cách nâng cao hiệu suất công việc mà bạn không nên bỏ qua đó là tích hợp những công việc có cùng tính chất. Khi bạn lên lịch làm việc cho ngày hôm sau, hãy xem xét, sắp xếp nội dung công việc có cùng tính chất lại với nhau. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập hợp những hành trình ở cùng một địa điểm làm việc. Đây là cách tăng năng suất làm việc hiệu quả từ đó giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

Trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực điện tử - viễn thông

Tập trung phát triển chuyên môn sâu về một lĩnh vực cụ thể trong viễn thông, chẳng hạn như hệ thống viễn thông không dây, mạng di động, hoặc viễn thông quang. Trở thành chuyên gia có thể tạo ra giá trị cao hơn và thu hút sự quan tâm từ các công ty và tổ chức. Điều này có thể dẫn đến cơ hội làm việc trong các dự án và vị trí cao cấp hơn, đi kèm với thu nhập tương xứng.

Đọc thêm:

Việc làm Kỹ sư điện tử viễn thông hiện tại

Việc làm Kỹ sư chuyên gia điện tử viễn thông tuyển dụng

Tìm việc theo nghề nghiệp