- Bảo dưỡng xe đẩy suất ăn;
- Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị hangar.- Là công dân Việt Nam; từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi (sinh từ ngày [protected info] về sau); có ngoại hình phù hợp; không có thông tin án tích theo xác nhận của lý lịch tư pháp (mẫu số 2), không mắc các tệ nạn xã hội, chấp hành tốt quy định pháp luật theo xác nhận tại lý lịch nhân thân; có lý lịch bản thân và gia đình rõ ràng; có sức khoẻ loại 1 hoặc 2 theo tiêu chuẩn phân loại sức khỏe của Bộ Y tế.
- Trình độ chuyên môn: tốt nghiệp trung cấp trở lên các ngành điện, điện tử, cơ điện tử, điều khiển tự động, công nghệ tự động hóa, cơ khí, cơ khí động lực, chế tạo máy, bảo trì cơ khí, công nghệ ô tô và một số ngành phù hợp khác do Hội đồng tuyển dụng xem xét, quyết định.
- Trình độ tiếng Anh: Trình độ tiếng Anh: Có chứng chỉ tiếng Anh tối thiểu TOEIC 350/ TOEFL (paper) 400/ TOEFL CBT 63/ TOEFL IBT 29/ TOEFL ITP 359/ TOEFL Essentials 2.5/ IELTS 3.0/ CEFR A2/ Aptis A2 đang còn hạn (có ngày thi không quá 02 năm đến thời điểm nộp hồ sơ) và không áp dụng hình thức thi online tại nhà (Home Edition).- Khởi điểm: lương hàng tháng từ 11,2 triệu - 13,2 triệu.
- Thưởng từ tháng lương thứ 13 trở đi theo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
a) Điều kiện làm việc: Thời gian làm việc 42h/ tuần.
b) Ký kết hợp đồng lao động:
- Ký hợp đồng thử việc: Thử việc 01 tháng.
- Ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 12 tháng.
- Ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
c) Bảo hộ lao động: Được trang bị bảo hộ lao động theo quy định của Nhà nước và của Công ty theo tiêu chuẩn trang bị của từng chức danh công việc.
d) Chế độ nghỉ ngơi:
- Nghỉ hằng tuần, phép năm, lễ tết,...: thực hiện theo pháp luật lao động hiện hành.
- Nghỉ việc riêng được hưởng lương: được nghỉ thêm 01 ngày so với quy định của pháp luật.
đ) Chế độ Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: Được Công ty đóng nộp Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật khi ký hợp đồng lao động dài hạn với Công ty.
e) Khám sức khỏe định kỳ: hàng năm được khám sức khỏe định kỳ 02 lần.
f) Chế độ phúc lợi:
- Được mua vé máy bay giảm cước cho bản thân và thân nhân theo quy định của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.
- Được hỗ trợ tiền nghỉ mát hàng năm tùy theo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Được Công ty mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm sức khỏe.
g) Đào tạo và phát triển nghề nghiệp:
- Được đào tạo và phát triển các kỹ năng phù hợp với vị trí công việc.
- Có cơ hội phát triển và thăng tiến.
1. Cộng điểm ưu tiên:
Thí sinh là vợ (hoặc chồng), con người lao động (con đẻ, coi nuôi được pháp luật công nhận) trong Công ty hoặc đã làm việc và nghỉ hưu tại Công ty được cộng 1,00 điểm;
2. Hồ sơ dự tuyển:
- Phiếu đăng ký dự tuyển lao động ();
- Sơ yếu lý lịch (có dán ảnh 4x6) có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
- Bản chứng thực chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước công dân;
- Bản chứng thực giấy khai sinh;
- Bản chứng thực: Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp, bảng điểm kết quả học tập; chứng chỉ tiếng Anh TOEIC/TOEFL/IELTS/CEFR/Aptis (kèm bản chính để đối chiếu) và các văn bằng, chứng chỉ khác có liên quan;
- Giấy khám sức khoẻ tại cơ sở y tế tuyến huyện hoặc tương đương trở lên (trong vòng 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ);
3. Tiếp nhận hồ sơ:
a) Thời gian: Từ thứ hai đến thứ sáu các ngày trong tuần
- Buổi sáng: Từ 8 giờ 30' đến 11 giờ 30'.
- Buổi chiều: Từ 13 giờ 30' đến 16 giờ 00'.
b) Địa điểm: Thí sinh có thể nộp hồ sơ thi tuyển tại một trong các địa điểm sau:
- Tại Tp. Hà Nội: Phòng Phát triển nhân lực, Ban Tổ chức - Nhân lực, Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Máy bay tại Sân bay Quốc Tế Nội Bài, Tp. Hà Nội.
- Tại Tp. Hồ Chí Minh: Ban Tổ chức - Nhân lực tại Tp. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay, Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, Tp. Hồ Chí Minh.
Công ty TNHH Kỹ thuật máy bay (VAECO) là một thành viên của Vietnam Airlines, công ty có trụ sở chính tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, và hai chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. VAECO cung cấp các dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng máy bay tại trụ sở chính Hà Nội và cơ sở Hồ Chí Minh, và các dịch vụ phục vụ ngoại trường tại tất cả các sân bay ở Việt Nam. Công ty được thành lập và xây dựng theo các tiêu chuẩn quy định của Cục Hàng không Việt Nam - CAAV, Cục Hàng không liên bang Mỹ - FAA, và Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO. Với các tiêu chuẩn như vậy, VAECO đáp ứng các yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa cho tất cả các loại máy bay của VNA và hơn 40 hãng hàng không quốc tế bay đến Việt Nam.
Chính sách bảo hiểm
- Chế độ Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: Được Công ty đóng nộp Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật khi ký hợp đồng lao động dài hạn với Công ty.
Các hoạt động ngoại khóa
- Tham gia Teambuilding, du lịch, sinh nhật, liên hoan, ..
Lịch sử thành lập
- Từ 1975: Xí nghiệp bảo dưỡng máy bay A75, Xí nghiệp bảo dưỡng máy bay A76 và Phòng Kỹ thuật miền trung của Tổng công ty Hàng không Việt Nam cung cấp dịch vụ bảo dưỡng toàn diện cho tất cả các máy bay của VNA.
- 2006: VAECO được thành lập theo Quyết định 1276/QĐ-TTg ngày 26/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sát nhập, tổ chức lại các Xí nghiệp sửa chữa máy bay A75, A76 và phòng kỹ thuật thuộc Văn phòng khu vực miền Trung của Tổng công ty Hàng không Việt Nam và trở thành Công ty con của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
- 2009: VAECO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2009 theo tiêu chuẩn tổ chức bảo dưỡng của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam (phê chuẩn số VN-268/CAAV)
- 2011: VAECO được Cục HK Liên bang Mỹ (FAA) cấp chứng chỉ phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng tàu bay FAR-145.
- 2017: VAECO được Cơ quan An toàn hàng không Châu Âu (EASA) cấp chứng chỉ phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng EASA-145.
Mission
TẦM NHÌN
Trở thành một MRO được lựa chọn hàng đầu của các hãng hàng không và phát triển theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường.
SỨ MỆNH
Mang đến các dịch vụ với chất lượng và tiêu chuẩn an toàn xuất sắc với giá cả cạnh tranh nhất có thể cho các khách hàng.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Kỹ sư sửa chữa máy là gì?
Kỹ sư sửa chữa máy (Repair Engineer) được biết đến là những kỹ sư sửa chữa máy móc trong các nhà máy sản xuất. Trách nhiệm của họ là thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất để kịp thời phát hiện các sự cố kỹ thuật hay các hư hỏng và tiến hành sửa chữa sớm nhất. Bên cạnh đó họ cũng có trách nhiệm thực hiện công tác bảo dưỡng định kỳ nhằm đảm bảo hệ thống máy móc luôn hoạt động với công suất tối ưu.
Công việc chính của các kỹ sư sửa chữa máy
Trong doanh nghiệp hay tại các cơ sở làm việc, nhân viên kỹ sư sửa chữa máy là những người có nhiệm vụ duy trì các cấu trúc máy móc, thiết bị, hệ thống và các chương trình hoạt động máy móc kỹ thuật. Những nhân viên này sẽ nắm bắt và vận hành các công việc có liên quan đến sửa chữa máy móc trong nội bộ doanh nghiệp nhằm đảm bảo duy trì hoạt động liên quan trơn tru và liền mạch.
Cụ thể hơn, nhiệm vụ của một kỹ thuật viên sửa chữa bao gồm những hoạt động chủ yếu sau:
Chẩn đoán và sửa chữa sự cố
Kỹ sư sửa chữa máy phân tích và xác định nguyên nhân gây hỏng hóc hoặc sự cố của máy móc. Họ thực hiện các bước sửa chữa, thay thế linh kiện hỏng, và khôi phục hoạt động của thiết bị.
Bảo trì và bảo dưỡng định kỳ
Họ thực hiện các công việc bảo trì và bảo dưỡng máy móc theo lịch trình định kỳ để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ. Công việc này bao gồm kiểm tra, làm sạch, bôi trơn và thay thế các bộ phận cần thiết.
Cải tiến và nâng cấp thiết bị
Kỹ sư sửa chữa máy tham gia vào các dự án cải tiến và nâng cấp thiết bị để nâng cao hiệu suất và khả năng hoạt động. Họ đề xuất các giải pháp cải tiến, thực hiện các nâng cấp cần thiết và kiểm tra hiệu quả của các thay đổi.
Kỹ sư sửa chữa máy có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 156 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kỹ sư sửa chữa máy
Tìm hiểu cách trở thành Kỹ sư sửa chữa máy, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ sư sửa chữa máy?
Yêu cầu của tuyển dụng đối với kỹ sư sửa chữa máy
Yêu cầu đầu tiên đối với ứng viên vị trí Kỹ sư sửa chữa máy chính trình độ chuyên môn. Các ứng viên cần đạt trình độ cao đẳng trở lên, thuộc các chuyên ngành liên quan đến sửa chữa, như kỹ thuật cơ khí, công nghệ tự động, cơ khí chế tạo,…
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Để trở thành kỹ sư cơ khí, ứng viên cần phải có bằng cử nhân đại học chuyên ngành về chế tạo máy, kỹ thuật cơ khí hoặc bằng kỹ sư cơ khí các ngành liên quan khác.
- Không những thế, kỹ sư cơ khí còn phải am hiểu về kiến thức cơ khí và truyền đạt lại kiến thức cho người khác, biết sử dụng các công cụ phần mềm hỗ trợ thiết kế như AutoCAD, tin học văn phòng.
- Ngoài ra, còn cần có kinh nghiệm được tích lũy nhiều năm thông qua quá trình làm việc, cụ thể kinh nghiệm làm việc trên 1 năm.
Yêu cầu về kỹ năng
- Cẩn thận, tỉ mỉ: Cơ khí là ngành nghề đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ cao để giúp cho sản phẩm hoàn thiện đúng bản vẽ và giúp cho người thực hiện tránh được những sai sót trong quá trình làm việc.
- Óc sáng tạo: Kỹ thuật cơ khí sẽ kéo theo sự phát triển của máy móc, thiết bị. Vì thế để có thể phát minh ra những sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng đòi hỏi rất nhiều sự sáng tạo.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Kỹ sư cơ khí phải có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, bởi trong quá trình làm việc sẽ không tránh khỏi những tình huống phát sinh. Vì thế là một kỹ sư cơ khí bạn cần giải quyết vấn đề theo cách tốt nhất, có lợi cho cả đôi bên.
- Kỹ năng lãnh đạo: Trong một số doanh nghiệp kỹ sư cơ khí sẽ được trao quyền quản lý và giám sát từng giai đoạn của dự án. Vì thế kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp cho kỹ sư cơ khí quản lý và phân công công việc cho từng nhân viên của mình một cách rõ ràng, nhờ đó mà dự án được thực hiện suôn sẻ, đem lại kết quả cao khi làm việc.
- Làm việc nhóm: Để hoàn thành tốt công việc, kỹ sư cơ khí sẽ phải phối hợp với các nhà khoa học máy tính hay kiến trúc sư để thực hiện dự án. Do đó kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp kỹ sư cơ khí phối hợp nhịp nhàng để thực hiện tốt công việc khi làm việc chung với những người khác.
Lộ trình thăng tiến của kỹ sư sửa chữa máy
Số năm kinh nghiệm |
Chức vụ |
Mức lương |
Dưới 1 năm |
Nhân viên sửa chữa máy tập sự |
khoảng 7 triệu - 10 triệu đồng/tháng |
Từ 1 - 2 năm |
Kỹ thuật viên sửa chữa máy |
khoảng 10 triệu - 15 triệu đồng/tháng |
Từ 3 - 5 năm |
Kỹ sư sửa chữa máy |
khoảng 15 triệu - 20 triệu đồng/tháng |
Từ 6 - 10 năm |
Trưởng phòng kỹ thuật (sửa chữa máy) |
khoảng 20 triệu - 30 triệu đồng/tháng |
Từ 10 năm trở lên |
Giám đốc kỹ thuật (sửa chữa máy) |
khoảng 30 triệu - 50 triệu đồng/tháng trở lên |
Mức lương trung bình của kỹ sư sửa chữa máy có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Kỹ sư sửa chữa máy : 7.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng
- Chief Engineer/ Kỹ sư trưởng : 20.000.000 - 30.000.000 VNĐ/tháng
1. Nhân viên sửa chữa máy tập sự
Mức lương: 7 - 10 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm
Nhân viên sửa chữa máy tập sự là vị trí dành cho những người mới bắt đầu trong lĩnh vực sửa chữa máy móc. Công việc chủ yếu của họ là hỗ trợ các kỹ thuật viên và kỹ sư sửa chữa máy trong việc bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị. Họ thường được hướng dẫn và giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện các công việc như kiểm tra, vệ sinh, bôi trơn và thay thế các bộ phận cơ bản. Nhân viên tập sự cũng cần học hỏi và rèn luyện các kỹ năng cơ bản như đọc bản vẽ kỹ thuật, sử dụng các công cụ đo lường và các thiết bị sửa chữa.
2. Kỹ thuật viên sửa chữa máy
Mức lương: 10 - 12 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 2 năm
Kỹ thuật viên sửa chữa máy có nhiệm vụ chính là thực hiện các công việc sửa chữa và bảo dưỡng máy móc và thiết bị. Họ có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng hơn so với nhân viên tập sự, có thể tự tin trong việc chuẩn đoán sự cố, thay thế linh kiện và điều chỉnh lại các thiết lập để đảm bảo máy móc hoạt động hiệu quả. Kỹ thuật viên thường đảm nhận vai trò điều hành các dự án sửa chữa nhỏ và tham gia vào việc lắp đặt, cài đặt các thiết bị mới.
>> Đánh giá: Lĩnh vực sửa chữa máy liên tục phát triển và tiến bộ. Kỹ sư sửa chữa máy có cơ hội tiếp cận với công nghệ mới, các công cụ và phương pháp sửa chữa tiên tiến. Điều này tạo điều kiện cho việc học tập liên tục và phát triển kỹ năng chuyên môn.
3. Kỹ sư sửa chữa máy
Mức lương: 15 - 20 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Kỹ sư sửa chữa máy là nhà chuyên môn có trình độ cao trong lĩnh vực sửa chữa và bảo trì máy móc. Họ có khả năng phân tích sâu và giải quyết các vấn đề phức tạp hơn, đảm bảo tính ổn định và hiệu quả của hệ thống sản xuất hoặc thiết bị. Công việc của kỹ sư bao gồm lập kế hoạch bảo trì định kỳ, đề xuất và triển khai các cải tiến công nghệ để tăng cường hiệu suất. Họ cũng có thể đảm nhận vai trò quản lý dự án, đưa ra các chiến lược bảo trì dài hạn và hướng dẫn đào tạo cho nhân viên dưới quyền.
>> Đánh giá: Với sự phát triển của công nghệ và quan hệ kinh tế toàn cầu, kỹ sư sửa chữa máy có thể tìm kiếm cơ hội làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Điều này mở ra cơ hội trải nghiệm văn hóa mới và phát triển kỹ năng làm việc đa quốc gia.
4. Trưởng phòng kỹ thuật (sửa chữa máy)
Mức lương: 20 - 30 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 6 - 10 năm
Trưởng phòng kỹ thuật là người đứng đầu bộ phận sửa chữa máy trong công ty. Họ có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động bảo trì và sửa chữa, bao gồm lập kế hoạch, phân công công việc, giám sát tiến độ và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn. Trưởng phòng kỹ thuật cần có khả năng lãnh đạo tốt, kỹ năng quản lý dự án và có khả năng đưa ra quyết định chiến lược để đảm bảo hoạt động suôn sẻ của bộ phận.
>> Đánh giá: Cũng giống như hầu hết các trưởng phòng khác, đảm nhận nhiều chức năng khác nhau. So với công việc kinh doanh, sản xuất,... thì Trưởng phòng kỹ thuật có đặc thù riêng biệt hơn, có chức năng phối hợp với các phòng ban khác nhằm theo dõi, rà soát, kiểm tra số lượng, chất lượng vật tư trong xuất nhập.
5. Giám đốc kỹ thuật (sửa chữa máy)
Mức lương: 30 - 50 triệu/tháng hoặc hơn
Kinh nghiệm làm việc: Trên 10 năm
Giám đốc kỹ thuật là người có trách nhiệm cao nhất trong lĩnh vực sửa chữa máy của công ty. Vai trò của họ là định hướng chiến lược và phát triển công nghệ cho toàn bộ bộ phận, đảm bảo rằng hoạt động sửa chữa và bảo trì đóng góp vào sự phát triển bền vững của công ty. Giám đốc kỹ thuật thường tham gia vào việc đưa ra các quyết định chiến lược, đề xuất các dự án lớn và quản lý ngân sách cho bộ phận kỹ thuật.
>> Đánh giá: Giám đốc Kỹ thuật là một vai trò lãnh đạo quan trọng, đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn sâu rộng, kỹ năng lãnh đạo và khả năng lập chiến lược. Đây là một cơ hội tuyệt vời cho những ai muốn định hình và thúc đẩy sự phát triển công nghệ của công ty.
Lưu ý rằng đây chỉ là một ví dụ và trình bày tiến trình thăng tiến cũng như trình độ có thể khác nhau tùy thuộc vào từng công ty, ngành công nghiệp và thị trường lao động. Ngoài ra, việc làm có các chứng chỉ, đào tạo và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực sửa chữa máy cũng có thể ảnh hưởng đến trình độ thăng tiến và trình độ của kỹ năng sửa chữa máy.
Yêu cầu của tuyển dụng đối với kỹ sư sửa chữa máy
Yêu cầu đầu tiên đối với ứng viên vị trí Kỹ sư sửa chữa máy chính trình độ chuyên môn. Các ứng viên cần đạt trình độ cao đẳng trở lên, thuộc các chuyên ngành liên quan đến sửa chữa, như kỹ thuật cơ khí, công nghệ tự động, cơ khí chế tạo,…
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Để trở thành kỹ sư cơ khí, ứng viên cần phải có bằng cử nhân đại học chuyên ngành về chế tạo máy, kỹ thuật cơ khí hoặc bằng kỹ sư cơ khí các ngành liên quan khác.
- Không những thế, kỹ sư cơ khí còn phải am hiểu về kiến thức cơ khí và truyền đạt lại kiến thức cho người khác, biết sử dụng các công cụ phần mềm hỗ trợ thiết kế như AutoCAD, tin học văn phòng.
- Ngoài ra, còn cần có kinh nghiệm được tích lũy nhiều năm thông qua quá trình làm việc, cụ thể kinh nghiệm làm việc trên 1 năm.
Yêu cầu về kỹ năng
- Cẩn thận, tỉ mỉ: Cơ khí là ngành nghề đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ cao để giúp cho sản phẩm hoàn thiện đúng bản vẽ và giúp cho người thực hiện tránh được những sai sót trong quá trình làm việc.
- Óc sáng tạo: Kỹ thuật cơ khí sẽ kéo theo sự phát triển của máy móc, thiết bị. Vì thế để có thể phát minh ra những sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng đòi hỏi rất nhiều sự sáng tạo.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Kỹ sư cơ khí phải có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, bởi trong quá trình làm việc sẽ không tránh khỏi những tình huống phát sinh. Vì thế là một kỹ sư cơ khí bạn cần giải quyết vấn đề theo cách tốt nhất, có lợi cho cả đôi bên.
- Kỹ năng lãnh đạo: Trong một số doanh nghiệp kỹ sư cơ khí sẽ được trao quyền quản lý và giám sát từng giai đoạn của dự án. Vì thế kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp cho kỹ sư cơ khí quản lý và phân công công việc cho từng nhân viên của mình một cách rõ ràng, nhờ đó mà dự án được thực hiện suôn sẻ, đem lại kết quả cao khi làm việc.
- Làm việc nhóm: Để hoàn thành tốt công việc, kỹ sư cơ khí sẽ phải phối hợp với các nhà khoa học máy tính hay kiến trúc sư để thực hiện dự án. Do đó kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp kỹ sư cơ khí phối hợp nhịp nhàng để thực hiện tốt công việc khi làm việc chung với những người khác.
5 bước giúp Kỹ sư sửa chữa máy thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng cao kỹ năng và chứng chỉ chuyên môn
Tham gia các khóa đào tạo nâng cao và đạt chứng chỉ chuyên môn liên quan đến sửa chữa và bảo trì máy móc. Kiến thức chuyên sâu giúp nâng cao hiệu quả công việc và mở rộng cơ hội nghề nghiệp.
Rèn luyện kỹ năng quản lý dự án
Học cách quản lý các dự án sửa chữa và bảo trì máy móc, bao gồm lập kế hoạch, điều phối công việc và giám sát tiến độ. Kỹ năng quản lý tốt giúp bạn nổi bật và chuẩn bị cho các vai trò lãnh đạo.
Đề xuất cải tiến quy trình
Chủ động đề xuất các giải pháp cải tiến quy trình sửa chữa và bảo trì để nâng cao hiệu quả công việc. Việc này chứng tỏ sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, giúp bạn được đánh giá cao và có cơ hội thăng tiến.
Xây dựng mối quan hệ chuyên môn
Tạo dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, nhà cung cấp và các bộ phận khác trong công ty. Một mạng lưới quan hệ rộng giúp bạn dễ dàng tiếp cận thông tin và cơ hội nghề nghiệp.
Theo dõi và đánh giá kết quả công việc
Liên tục theo dõi kết quả sửa chữa và bảo trì để đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Báo cáo kết quả đầy đủ và chính xác giúp xây dựng uy tín và chứng tỏ năng lực, từ đó mở rộng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
>> Xem thêm:
Việc làm Kỹ sư sửa chữa máy mới nhất
Việc làm Kỹ sư cơ điện đang tuyển dụng