Phúc lợi
- Laptop
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Phụ cấp
- Xe đưa đón
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Công tác phí
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
- Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu mở giao dịch cho khách hàng từ đội bán hàng của Công ty.
- Thực hiện đánh giá hồ sơ khách hàng dựa trên các phương diện: tư cách pháp lý; năng lực tài chính; khả năng thanh toán… đảm bảo mở giao dịch đúng quy định công ty
- Đánh giá mức độ rủi ro khi mở giao dịch cho khách hàng
- Đưa ra quan điềm đồng ý hay không đồng ý mở giao dịch cho khách hàng
- Phối hợp với bộ phận bán hàng đề cấp hạn mức giao dịch phù hợp cho từng khách hàng
- Giám sát khách hàng cùng với Bộ phận bán hàng trong suốt quá trình cấp hạn mức để đề xuất điều chỉnh/thay đổi hạn mức phù hợp quy định.
- Tham gia xây dựng và hoàn thiện quy trình thẩm định mở giao dịch cho khách hàng
- Báo cáo kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thẩm định khách hàng cho cấp quản lý hoặc Báo cáo định kỳ/đột xuất theo yêu cầu của cấp quản lý
- Các công việc khác phát sinh theo quy định công ty từng thời kỳ.
Yêu Cầu Công Việc
- Ít nhất 1 - 3 năm kinh nghiệm vị trí tương đương
- Tốt nghiệp: Đại học chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Ngân Hàng, Luật hoặc tương đương
- Kiến thức về quy định pháp luật liên quan đến công nợ, tín dụng và tài chính
- Kỹ năng phân tích và đánh giá rủi ro và ra quyết định
- Sẳn sàn đi công tác khi được yêu cầu
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Năm 1999, CÔNG TY TNHH CJ VINA AGRI chính thức đầu tư dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam với tên gọi CJ Vina Agri. Năm 2001, CJ Vina Agri thành lập nhà máy đầu tiên tại Long An. Với mong muốn trở thành công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi dẫn đầu thị trường Việt Nam, CJ Vina Agri đã không ngừng phát triển cả quy mô lẫn tầm vóc. Đến nay, CJ Vina Agri đã hoàn thiện quy trình chăn nuôi khép kín Feed – Farm – Food với tổng nhân sự hơn 5.000 người, cùng mạng lưới nhà máy, chi nhánh phân bố tại nhiều tỉnh thành Việt Nam.
Chính sách bảo hiểm
- Các chế độ BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ theo quy định.
- Bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên và cho người thân
Các hoạt động ngoại khóa
- Team Building
- Du lịch nghỉ mát
Lịch sử thành lập
- Năm 1999, Tập đoàn CJ chính thức đầu tư dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam với tên gọi CJ Vina Agri
- Năm 2001, CJ Vina Agri khánh thành nhà máy đầu tiên tại tỉnh Long An với công suất 330.000 tấn/năm.
- Năm 2006, Công ty bắt đầu mở rộng ra thị trường miền Bắc với việc khánh thành nhà máy Hưng Yên, công suất 130.000 tấn/năm. Thành lập CJ Vina Food (tiền thân của Livestock)
- Năm 2007, Hoàn thành nhà máy tại Vĩnh Long với công suất 90.000 tấn/năm, chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản.
- Năm 2013, Trại heo đầu tiên được thành lập tại Bến Cát, Bình Dương. Trại gà giống đầu tiên được thành lập tại Bình Dương.
- Năm 2015, Khánh thành nhà máy Thức ăn gia súc và thủy sản tại Đồng Nai với công suất 440.000 tấn/năm. Bộ phận Livestock Bắc tiến với trại heo đầu tiên tại Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
- Năm 2017, Khánh thành nhà máy tại Hà Nam với công suất 320.000 tấn/năm. Trại heo đầu tiên tại miền Trung được xây dựng tại Diên Khánh, Khánh Hòa
- Năm 2018, Khánh thành nhà máy Bình Định với công suất 72.000 tấn/năm và nhà máy Thức ăn chăn nuôi gia súc và thủy sản Mê Kông với công suất 174.000 tấn/năm.
- Năm 2019, CJ Vina Food đổi tên thành CJ Vina Agri - chi nhánh Bình Dương ngày 1/1/2019. Xưởng Pha lóc thịt heo được đưa vào hoạt động tháng 12/2019
- Năm 2020, Khai trương cửa hàng thịt sạch Meat Master đầu tiên tại TP.HCM.
- Năm 2021, CJ Vina Agri kỉ niệm cột mốc 20 năm thành lập. Khai trương cửa hàng thịt sạch Meat Master thứ 2 tại TP HCM, Khánh thành Xưởng pha lóc mới tại TP HCM, Khánh thành 3 kho trung chuyển heo tại Bình Dương, Đak Lak, Ninh Thuận.
Mission
Đóng góp cho cộng đồng toàn cầu bằng cách cung cấp giá trị tốt nhất với các sản phẩm và dịch vụ duy nhất của chúng tôi.
Review CJ Vina Agri
Lương cao và chế độ đãi ngộ cho nhân viên tốt: bao ăn ở và đồ dùng cá nhân cho nhân viên. (id)
Nơi làm việc tệ. Quản lý tệ.
Môi trường làm việc tốt. Có quy trình làm việc rõ ràng, quản lý có trách nhiệm. Đãi ngộ lâu tốt... đâng làm việc lâu dài.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Chuyên viên Thẩm định là gì?
Chuyên viên thẩm định là những nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm, tích lũy nhiều kiến thức chuyên môn sâu, nắm rõ nhu cầu thị trường, tình hình biến động giá trị của một loại tài sản. Tài sản đó có thể là hàng hóa, dịch vụ ở dạng vô hình (như thương hiệu, sức ảnh hưởng…) và hữu hình (bất động sản, cổ vật…). Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Chuyên viên giám định, Chuyên viên thẩm định tín dụng cũng rất đa dạng.
Mô tả công việc của vị trí Chuyên viên thẩm định
Tìm kiếm dữ liệu, thông tin khối tài sản thẩm định
Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trong quy trình thẩm định mà chuyên viên định giá không được bỏ qua để tránh những rủi ro khi đánh giá tài sản sau này. Quá trình thẩm định sẽ dựa vào thông tin trên hợp đồng cũng như thông tin thực tế được tổng hợp chính xác.
Thực hiện các báo cáo, lập kế hoạch về định giá và đề xuất giải pháp
Công việc của chuyên viên định giá sẽ bao gồm việc lên kế hoạch cụ thể cho quá trình thẩm định giá về nội dung, phạm vi hoạt động, mục đích công tác, tiến độ thực hiện. Đồng thời tiến hành viết báo cáo để làm cơ sở cho quá trình thẩm định. Từ đó, đề xuất giải pháp và phân chia nguồn lực thực hiện công việc thẩm định.
Khảo sát thực tế
Trong những chuyến công tác thực tế, chuyên viên định giá phải trực tiếp tham gia vào việc khảo sát. Sau đó tiến hành so sánh những dữ liệu đã thu thập được với tài sản thực tế. Công việc này cần được thực hiện cẩn trọng và tuân thủ đúng quy định bởi thẩm định viên là người trực tiếp ký kết các biên bản số liệu liên quan đến giá trị tài sản mang tính pháp lý.
Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định
Thẩm định viên là người đưa ra giá trị cuối cùng của tài sản sau khi đã phân tích dữ liệu thực tế và so sánh các loại tài sản. Quá trình thiết lập và đưa ra báo cáo cuối cùng cần đảm bảo về kết quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật và thẩm định viên phải trực tiếp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định.
Chuyên viên Thẩm định có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 234 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Chuyên viên Thẩm định
Tìm hiểu cách trở thành Chuyên viên Thẩm định, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên Thẩm định?
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Chuyên viên thẩm định cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu tuyển dụng của Chuyên viên thẩm định
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Bằng cấp và chuyên ngành: Để trở thành một Chuyên viên thẩm định, bạn cần tốt nghiệp trình độ Đại học hoặc sau Đại học các chuyên ngành về vật giá, thẩm định như: Kinh tế, Ngân hàng, Tài chính, Kỹ thuật, Luật Kinh tế và các quy phạm pháp luật liên quan. Được cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan/tổ chức có chuyên môn trong ngành thẩm định giá đào tạo.
-
Kiến thức về thẩm định: Để có thể hoàn thành tốt công việc thẩm định, các chuyên viên định giá cần có kiến thức cũng như sự hiểu biết về các quy trình theo quy định. Với mỗi loại tài sản sẽ có quy trình khác nhau, tuy nhiên công việc đầu tiên của thẩm định viên đó là phải tìm hiểu kỹ lưỡng về thông tin tài sản thẩm định, giá cả trên thị trường, những đặc điểm về cơ sở pháp lý.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu: Dù là người giàu kinh nghiệm nhưng chuyên viên thẩm định không thể chỉ dựa vào trực giác và quan điểm cá nhân để xác định giá trị tài sản được. Tất cả đều phải thông qua số liệu tổng hợp và các kết quả phân tích từ những công cụ chuyên dụng. Có như vậy, thông tin mới có giá trị thực tế cao, các kết quả thẩm định đưa ra của Chuyên viên thẩm định cũng tăng sức thuyết phục.
-
Kỹ năng đánh giá thẩm định hiệu quả: Những con số từ kết quả phân tích ai cũng có thể làm được khi có đủ số liệu, có đủ công cụ thực hiện, nhưng nhìn vào những kết quả đó để đưa ra nhận định, đánh giá phù hợp cho giá trị tài sản thì cần kết hợp cả yếu tố tâm lý khách hàng/ đối tác, mức độ mong muốn giao dịch của các bên… để thẩm định mức giá tốt nhất cho tổ chức. Đây chính là kỹ năng đánh giá thẩm định mà chuyên viên cần có.
-
Kỹ năng thiết lập kế hoạch thẩm định: Muốn thẩm định một tài sản cần liên hệ nhiều nguồn dữ liệu, cần tuân thủ quy trình thẩm định nghiêm ngặt, cần theo kịp tiến độ mong muốn… Trong khi đó, cùng một lúc, mỗi chuyên viên thẩm định phải thực hiện nhiều dự án công việc khác nhau, do đó, năng lực thiết lập kế hoạch thẩm định phải tốt nếu không sẽ dễ bị rối, dẫn đến kết quả thẩm định sai lệch.
Yêu cầu khác
-
Kinh nghiệm: Chuyên viên thẩm định phải có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương ít nhất 2 năm, hoặc một số vị trí liên quan tối thiểu 1 năm, có thời gian công tác thực tế từ 1 năm trở lên. Có Thẻ Thẩm định viên về giá được cấp bởi Bộ Tài chính. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan.
Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên thẩm định
Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên thẩm định có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Chuyên viên thẩm định
Mức lương: 10 - 18 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Chuyên viên thẩm định là những nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm, tích lũy nhiều kiến thức chuyên môn sâu, nắm rõ nhu cầu thị trường, tình hình biến động giá trị của một loại tài sản. Tài sản đó có thể là hàng hóa, dịch vụ ở dạng vô hình (như thương hiệu, sức ảnh hưởng…) và hữu hình (bất động sản, cổ vật…)
>> Đánh giá: Hiện nay, nhu cầu về nhân lực trong ngành thẩm định có triển vọng nghề nghiệp rất lớn bởi nhân lực đang rất thiếu. Cứ theo đà phát triển của xã hội thì nhu cầu của ngành nghề này lại càng gia tăng lên. Khi các doanh nghiệp cần thuê đất của nhà nước để làm dự án cũng cần thẩm định giá. Đây chính là cơ hội cho bạn.
>> Đọc thêm: Việc làm Chuyên viên thẩm định tuyển dụng
2. Chuyên viên thẩm định tín dụng
Mức lương: 15 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Chuyên viên thẩm định tín dụng là vị trí trong bộ phận backoffice ngân hàng. Vị trí này sẽ đảm nhiệm các công việc liên quan đến thẩm định hồ sơ, yêu cầu vay vốn tín dụng từ khách hàng. Quá trình thẩm định này sẽ bao gồm quá trình kiểm tra và đánh giá một dự án có độ rủi ro và độ tin cậy như thế nào, có đủ khả năng trả nợ hay chưa, từ đó đưa ra được quyết định sẽ cho dự án được vay hay là không.
>> Đánh giá: Chuyên viên thẩm định tín dụng dù làm việc ở môi trường ngân hàng hay doanh nghiệp, công ty thì họ cũng vẫn đang được làm việc ở những môi trường rất chuyên nghiệp và tiếp xúc với nhiều người giỏi giang thành đạt, chính bởi thế mà họ có nhiều cơ hội phát triển bản thân, tạo nên sự nghiệp tốt đẹp hơn.
>> Đọc thêm: Việc làm Chuyên viên thẩm định tín dụng đang tuyển dụng
5 bước giúp Chuyên viên thẩm định thăng tiến nhanh trong trong công việc
Trung thực, tỉ mỉ, cẩn trọng
Công việc thẩm định giá liên quan trực tiếp đến những con số, vì vậy chỉ cần “sai một li là đi một dặm”. Sự sai sót dù là do bất cẩn hay cố ý đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thẩm định tài sản. Vì vậy, sự trung thực và cẩn trọng là hai yếu tố cần thiết nếu bạn quyết định theo đuổi công việc này.
Khả năng xử lý tình huống tốt
Khả năng xử lý tình huống chính là thước đo hiệu quả để đánh giá năng lực của một chuyên viên thẩm định. Bởi vì chỉ khi có khả năng phản xạ tốt và nhạy bén trong các tình huống khác nhau bạn mới có thể nghe hiểu các từ địa phương, thành ngữ hay tiếng lóng.
Kỹ năng đánh giá thẩm định hiệu quả
Những con số từ kết quả phân tích ai cũng có thể làm được khi có đủ số liệu, có đủ công cụ thực hiện, nhưng nhìn vào những kết quả đó để đưa ra nhận định, đánh giá phù hợp cho giá trị tài sản thì cần kết hợp cả yếu tố tâm lý khách hàng/ đối tác, mức độ mong muốn giao dịch của các bên… để thẩm định mức giá tốt nhất cho tổ chức. Đây chính là kỹ năng đánh giá thẩm định mà chuyên viên cần có.
Nâng cao kỹ năng quản lý và lãnh đạo
Cho cấp trên thấy được kỹ năng lãnh đạo của bản thân là một cách giúp Nhân viên tư vấn giải pháp được ưu ái hơn khi cất nhắc các vị trí quản lý, điều hành. Chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh, khách hàng, đồng nghiệp,... và đứng ra giải quyết các vấn đề nảy sinh cũng là cách để thể hiện năng lực cá nhân với những người xung quanh.
Tính cách tỉ mỉ, cẩn trọng
Người chịu trách nhiệm chính cho những bản kê số liệu thực tế hay những báo cáo thẩm định là chuyên viên thẩm định, những người thu thập thông tin, triển khai phân tích đánh giá có thể không phải là chuyên viên, mà là một nhân viên dưới quyền hay một người hỗ trợ bên ngoài. Do đó, để an tâm về giá trị thẩm định, cũng như hạn chế rủi ro về trách nhiệm, mỗi Chuyên viên thẩm định luôn phải ý thức về sự cẩn trọng, tỉ mỉ, giao việc nhưng phải có sự kiểm soát chặt chẽ.
Đọc thêm: