Mô tả Công việc
(*) Chịu trách nhiệm thực hiện các công tác hành chính, văn phòng, kho và các phúc lợi bằng hiện vật cho nhân viên.
Thực hiện thanh toán và quản lý các chi phí văn phòng
1.1 Thanh toán các chi phí thuê văn phòng, thuê căn hộ cho các chuyên gia, chi phí thuê xe, điện, nước, internet và viễn thông
1.2 Thanh toán các chi phí mua trang thiết bị, dụng cụ, văn phòng phẩm
1.3 Theo dõi các thanh toán văn phòng và lập báo cáo các chi phí văn phòng
1.4 Thực hiện các thanh toán trên SAP/ERP
Thực hiện thanh toán và quản lý chi phí hành chính
2.1 Thực hiện mua hàng và thanh toán theo kế hoạch được duyệt
2.2 Kiểm soát tình hình sử dụng hàng hóa, kiểm kê kho định kỳ
2.3 Đảm bảo chi phí hành chính được sử dụng hiệu quả
Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ
1.1 Nhận bàn giao hồ sơ từ các phòng ban
1.2 Phân loại, lưu trữ hồ sơ của Công ty đảm bảo theo quy trình
3.3 Thanh toán tiền kho
Triển khai các chế độ phúc lợi, tổ chức các sự kiện nội bộ và quản lý vệ sinh văn phòng
4.1 Triển khai các chế độ phúc lợi của CBNV theo chính sách của Công ty: văn phòng phẩm cho người mới; phúc lợi các dịp lễ Tết
4.2 Làm giấy phép lao động, thẻ cư trú cho người nước ngoài (nếu có)
4.3 Hỗ trợ tổ chức các sự kiện của Công ty khi được phân công
4.4 Phân bổ công việc cho các Tạp vụ vệ sinh văn phòng, đảm bảo văn phòng luôn gọn gàng và sạch sẽ.
Yêu Cầu Công Việc
Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên ngành Kinh tế/ Quản trị Kinh doanh, Văn thư – Lưu trữ hoặc các ngành liên quan
Tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc các vị trí tương đương.
Hiểu biết về các thủ tục hành chánh và thư ký, các phần mềm xử lý văn bản, quản lý hồ sơ, biết xây dựng các biểu mẫu và format chuẩn.
Có kinh nghiệm trong việc sự kiện là 1 lợi thế.
Thành thạo tin học văn phòng và phầm mềm quản trị văn phòng
Thông tin khác
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Tiền thân của công ty là Công ty TNHH Nam Long được thành lập thuộc thế hệ những doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tiên trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam vào năm 1992. Năm 1997, công ty chính thức tham gia vào lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng các khu đô thị mới, thương hiệu Nhà Nam Long xuất hiện trên thị trường. Tháng 12/2005, Công ty TNHH Xây dựng Nam Long thực hiện cổ phần hóa và chính thức chuyển thành Công ty CP Đầu tư Nam Long. Tháng 4/2013, công ty đăng ký niêm yết cổ phiếu và giao dịch trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh với mã chứng khoán NLG.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng đầy đủ BHXH, BHYT và BHTN theo Luật lao động hiện hành
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hàng năm
- Ngày thứ sáu đầu tiên của tháng
- Công ty tài trợ những buổi tập Yoga, Aerobic, khiêu vũ, thể dục thể thao, các giải thi đấu Golf, tennis, cầu lông, bóng đá….
Lịch sử thành lập
- Năm 1992, Công ty TNHH Nam Long được thành lập, đây là doanh nghiệp thuộc thế hệ những doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tiên trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam.
- Năm 1996, Công ty Nam Long xác lập định hướng trở thành công ty đầu tư phát triển khu đô thị mới đầu tiên tại thị trường Việt Nam.
- Năm 1999, Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh với một loạt khu dân cư mang thương hiệu Nam Long
- Năm 2003, Công ty Mở rộng đầu tư phát triển bất động sản sang các tỉnh thành như Bình Dương, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai… với quy mô lên đến hàng chục hecta/dự án.
- Năm 2004, Cty Nam Long Bắt đầu quá trình tái cấu trúc theo định hướng chuyên nghiệp.
- Năm 2005, Nam Long chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long có vốn điều lệ tăng gấp 78 lần so với lúc mới thành lập.
- Năm 2008, Nam Long tiếp nhận sự cộng lực sức mạnh phát triển của hai cổ đông chiến lược là Công ty Nam Việt (100% vốn nước ngoài) và quỹ ASPL (thuộc tập đoàn Ireka – Malaysia)
- Năm 2009, Công ty ra mắt đại bản doanh chính thức của tập đoàn: Capital Tower, có vị trí tại trung tâm Tài chính – Thương mại Dịch vụ Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 2010, Công ty cổ phần đầu tư Nam Long Tăng vốn điều lệ lên 482,6 tỷ đồng, công bố và trao giấy chứng nhận cổ đông cho Vietnam Azela Fund (VAF thuộc quỹ Mekong Capital của Mỹ)
- Năm 2011, Công ty Nam Long tăng vốn điều lệ lên 615,7 tỷ đồng.
- Năm 2012, Nam Long trong 20 năm phát triển. Nâng vốn điều lên 955 tỷ chuẩn bị cho bước phát triển mới : Tiến hành niêm yết trên sàn chứng khoán
- Năm 2013: Cty Nam Long chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán với mã chứng khoán là NLG ( Hose)
- Năm 2014, Các đơn vị trở thành cổ đông mới của NAm Long bao gồm: Công ty tài chính quốc tế IFC, Quỹ Probus Asia, CTCK Tp. HCM (HSC), Quỹ đầu tư Bridger Capital, CTY Cổ phần tư vấn đầu tư Hướng Việt, CTY TNHH Quốc tế TM DV Tân Hiệp.
- Năm 2015 - 2016, Keppel Land là cổ đông chiến lược mới của Nam Long, Nam Long phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho Keppel Land.
Mission
Tạo ra một môi trường sống mang lại giá trị nhân văn cho cộng đồng. Để thực hiện sứ mệnh này, công ty chủ động đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tiện ích cho các khu đô thị và dự án của mình. Mục tiêu của Nam Long là mang lại cho khách hàng những môi trường sống hiện đại và đầy đủ tiện nghi.
Công việc của Supervisor là gì?
Supervisor (nhân viên giám sát) là vị trí không thể thiếu đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là với công ty sản xuất hoặc các tập đoàn lớn có nhiều bộ phận. Họ chịu trách nhiệm chính đối với việc duy trì hoạt động hàng ngày của một nhóm nhỏ, một bộ phận hoặc một ca làm việc. Các nhân viên giám sát cũng thường có kinh nghiệm quản lý nhân sự, thúc đẩy nhân viên hoàn thành mục tiêu. Bên cạnh đó, họ cũng có sự tin tưởng từ quản lý các cấp, được trao quyền để lãnh đạo, giám sát, nhắc nhở và kỷ luật nhân viên. Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Production supervisor, Logistics Supervisor...cũng rất đa dạng.
Mô tả công việc của vị trí Supervisor
Quản lý quy trình làm việc
Một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của người giám sát là quản lý một nhóm nhân viên. Thông thường, người giám sát tạo và trực tiếp theo dõi, giám sát quy trình làm việc của nhóm này hoặc các nhiệm vụ cụ thể để hoàn thành công việc. Người giám sát phải xác định rõ mục tiêu, truyền đạt nó rõ ràng, từ đó, hoạt động giám sát của họ sẽ tăng động lực cho các nhóm và hối thúc họ làm đúng theo thời gian đã đề ra.
Đào tạo nhân viên mới
Khi có nhân sự mới, người giám sát của họ nên giúp nhân viên mới hiểu được vị trí này cần làm gì và hỗ trợ người này trong quá trình chuyển đổi. Điều này có thể bao gồm việc định hướng công việc và giải thích các chính sách của công ty. Người giám sát nên chỉ dẫn nhân viên mới phối hợp với bộ phận nhân sự để đảm bảo họ đã nhận được sự hướng dẫn và thông tin cần thiết.
Tạo và quản lý lịch trình của nhóm
Nếu như các công ty đã lên lịch trình cho toàn bộ lực lượng lao động của họ thì lúc này người giám sát sẽ không cần sắp xếp, lên kế hoạch điều chỉnh. Tuy nhiên, khi các thành viên trong nhóm làm việc theo ca, người giám sát thường sẽ nhận trách nhiệm tạo lịch trình, chia ca và sắp xếp nhân viên làm việc theo lịch trình của tuần/tháng/năm.
Báo cáo cho bộ phận nhân sự và quản lý cấp cao
Người giám sát thường chịu trách nhiệm báo cáo hiệu suất của từng nhóm và từng cá nhân cho bộ phận nhân sự và quản lý cấp cao. Họ cũng có thể cần phải đánh giá từng thành viên trong nhóm và ghi nhận sự nỗ lực của nhân viên, hiệu suất theo mục tiêu, tính chuyên nghiệp, các vấn đề kỷ luật, tuân thủ các chính sách của công ty,...
Đánh giá hiệu suất và gửi phản hồi cho cấp trên
Người giám sát thường được giao nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu, phát triển hoặc thực hiện các ý kiến phản hồi và ghi nhận của nhân viên. Trách nhiệm này có thể bao gồm việc thiết lập các mục tiêu của nhân viên và nhóm và lựa chọn phần thưởng thích hợp cho các thành tích.
Supervisor có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
156 - 238 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Supervisor
Tìm hiểu cách trở thành Supervisor, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Supervisor?
Yêu cầu tuyển dụng của Supervisor
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Supervisor cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Kiến thức chuyên môn: Tùy theo yêu cầu của từng doanh nghiệp và dự án, như vị trí Giám sát xây dựng thường yêu cầu tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên. Tùy thuộc vào lĩnh vực công việc cụ thể, Supervisor cần có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên, ví dụ như cao đẳng, đại học chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, quản trị kinh doanh, v.v.
-
Kiến thức về quản lý chất lượng: Supervisor cần hiểu về các nguyên tắc quản lý chất lượng và quy trình kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng công việc hoàn thiện đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
-
Kiến thức về an toàn lao động: Supervisor cần nắm vững các quy định và quy trình an toàn lao động để đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho các công nhân hoàn thiện.
-
Có chứng chỉ hành nghề giám sát: Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát đối với các lĩnh vực xây dựng, nội thất, hệ thống nước, hệ thống điện. Có tham gia các lớp bồi dưỡng giám sát thi công công trình dành cho cho những người chuyên nghiệp.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng quản lý: Đặc thù công việc là giám sát và quản lý, do đó kỹ năng quản lý là kỹ năng mềm quan trọng của một giám sát viên. Kỹ năng này giúp giám sát viên biết cách để tổ chức và điều phối công việc, biết cách khai thác thế mạnh và năng lực của mỗi nhân viên và dẫn dắt họ thành một tập thể đoàn kết. Từ đó đảm bảo quy trình vận hành luôn đạt hiệu quả tốt nhất.
-
Kỹ năng sắp xếp công việc: Mỗi ngày giám sát viên thường phải quản lý nhiều người, nhiều đầu việc khác nhau. Nếu không biết cách sắp xếp thời gian hay sắp xếp nhiệm vụ họ sẽ rất khó để quản lý hết thảy khối lượng công việc. Vì vậy, nếu giám sát viên sở hữu kỹ năng sắp xếp tốt, họ sẽ biết cách để ưu tiên những đầu việc quan trọng để xử lý trước, giải quyết từng công việc một cách chính xác và kịp tiến độ.
-
Kỹ năng xử lý tình huống: Trong quá trình làm việc không thể không tránh khỏi những mâu thuẫn hay các sự cố bất ngờ trong công việc. Những lúc này, giám sát viên sẽ phải trực tiếp đứng ra xử lý sao cho ổn thỏa, tránh những tranh chấp ảnh hưởng đến công việc. Vì vậy, kỹ năng xử lý tình huống tốt sẽ giúp giám sát viên biết cách giải quyết vấn đề một cách thông minh.
Yêu cầu khác
-
Có tinh thần trách nhiệm cao, làm việc cẩn thận, tỉ mỉ.
-
Có khả năng làm việc độc lập và phối hợp nhóm tốt.
-
Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc mới.
-
Có khả năng chịu áp lực cao và làm việc trong điều kiện gấp rút.
Lộ trình thăng tiến của Supervisor
Lộ trình thăng tiến của Supervisor có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
Số năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
0 - 1 năm |
Thực tập sinh giám sát |
2.000.000 - 3.000.000 triệu/tháng |
1 - 3 năm |
5.000.000 - 8.000.000 triệu/tháng |
|
3 - 5 năm |
7.000.000 - 10.000.000 triệu/tháng |
|
Trên 5 năm |
Trưởng phòng giám sát |
20.000.000 - 40.000.000 triệu/tháng |
Mức lương trung bình của Supervisor và các ngành liên quan
-
Production supervisor 12.000.000 - 18.000.000 VNĐ (1 tháng)
-
Logistics Supervisor 15.000.000 - 18.000.000 (1 tháng)
1. Thực tập sinh giám sát
Mức lương: 2 - 3 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm
Thực tập sinh giám sát là vị trí thực tập dành cho sinh viên đang theo học các ngành liên quan đến quản lý, giám sát trong các lĩnh vực như sản xuất, xây dựng, dịch vụ, v.. thường có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động giám sát, theo dõi tiến độ công việc, thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của người hướng dẫn.
>> Đánh giá: Thực tập sinh giám sát là công việc nhiều sinh viên năm cuối khối ngành xây dựng, kỹ thuật,..hay lựa chọn. Vị trí này thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận giám sát. Đây cũng là cơ hội để các bạn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp nhằm tích lũy kinh nghiệm. Nó mang tính cạnh tranh cao đòi hỏi các ứng viên thực tập sinh phải có nền tảng kiến thức vững chắc.
2. Nhân viên điều phối
Mức lương: 5 - 8 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên Điều phối là người chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý các hoạt động di chuyển và phân phối tài nguyên, hàng hóa, hoặc dịch vụ trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của họ là đảm bảo rằng mọi quá trình di chuyển diễn ra mạ smooth và hiệu quả. Phải làm việc chặt chẽ với các bộ phận khác trong tổ chức như sản xuất, giao hàng, và kho để đảm bảo sự liên kết hài hòa giữa các giai đoạn của chuỗi cung ứng.
>> Đánh giá: Công việc của Nhân viên điều phối đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, họ cần có kỹ năng giao tiếp xuất sắc, khả năng thuyết phục, đàm phán tốt, và đặc biệt là tinh thần chủ động, trách nhiệm cùng với đạo đức nghề nghiệp cao. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên điều phối vừa cập nhật
3. Supervisor
Mức lương: 7 - 10 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Supervisor là vị trí không thể thiếu đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là với công ty sản xuất hoặc các tập đoàn lớn có nhiều bộ phận. Họ chịu trách nhiệm chính đối với việc duy trì hoạt động hàng ngày của một nhóm nhỏ, một bộ phận hoặc một ca làm việc. Các nhân viên giám sát cũng thường có kinh nghiệm quản lý nhân sự, thúc đẩy nhân viên hoàn thành mục tiêu. Bên cạnh đó, họ cũng có sự tin tưởng từ quản lý các cấp, được trao quyền để lãnh đạo, giám sát, nhắc nhở và kỷ luật nhân viên.
>> Đánh giá: Hiện nay, việc giám sát chất lượng đã được áp dụng trong hầu hết mọi ngành nghề, lĩnh vực từ công nghiệp đến thương mại, dịch vụ. Vậy nên, cơ hội việc làm cho những người theo đuổi vị trí giám sát chất lượng là vô cùng lớn. Ngành giám sát liên tục thay đổi và phát triển. Hãy đọc sách, tham gia các khóa học hoặc theo dõi các nguồn tin ngành để cập nhật kiến thức mới nhất về ngành, sản phẩm và dịch vụ tài chính.
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên giám sát vừa cập nhật
4. Trưởng phòng giám sát
Mức lương: 20 - 40 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm kinh nghiệm
Sau khi có kinh nghiệm và thành công trong vai trò nhân viên giám sát, bạn có thể tiến đến vị trí Trưởng phòng giám sát. Họ là người đứng đầu một phòng ban, một bộ phận nào đó trong công ty. Đây là vị trí chủ chốt trong mỗi doanh nghiệp, họ chính là người thực hiện việc điều hành, tổ chức, kiểm tra… bộ phận mà mình quản lý để đảm bảo sự vận hành bộ máy hoạt động của công ty một cách hiệu quả nhất.
>> Đánh giá: Công việc của Trưởng phòng giám sát đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng và năng lực, từ lãnh đạo, quản lý, đến phân tích và chiến lược. Đây là một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty. Một Trưởng phòng quản lý sẽ giúp xác định mục tiêu, chiến lược và xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động của phòng ban.
>> Xem thêm: Việc làm Giám sát Logistics (Logistics Supervisor) thu nhập tốt