6 việc làm
3 - 4 triệu
Hà Nội
Đăng 10 ngày trước
Công ty Cổ phần Chứng khoán SmartMind (SMDS)
Thực Tập Sinh (Chứng Khoán, Quản Trị Rủi Ro)
Công ty Cổ phần Chứng khoán SmartMind (SMDS)
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30 ngày trước
CÔNG TY TNHH SCG VIỆT NAM
Risk & Compliance Management Intern (Legal Intern)
CÔNG TY TNHH SCG VIỆT NAM
3.9
Thỏa thuận
Đăng 30 ngày trước
800 - 1300 USD
Hồ Chí Minh
Đăng 3 ngày trước
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC VÀ THƯƠNG MẠI RIKI VIỆT NAM
Phó Phòng Quản Lý Cơ Sở
Giáo dục và thương mại Riki Việt Nam
13 - 20 triệu
Đăng 24 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Thực Tập Sinh Phòng Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng - Dự Án Engine Scoring, Ifrs
HDBANK
4.0
2 đánh giá 575 việc làm
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 16
Hết hạn ứng tuyển
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 16
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Mới tốt nghiệp/Thực tập sinh
Ngày đăng tuyển: 02/06/2024
Hạn nộp hồ sơ: 04/07/2024
Hình thức: Part-time
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Hồ Chí Minh

Mô tả công việc

'- Tổng quan về dự án: Xây dựng các mô hình đo lường rủi ro (risk model), bao gồm mô hình xếp hạng tín dụng (credit rating), mô hình xét duyệt cấp tín dụng (A-Score), mô hình đánh giá hành vi khách hàng (B-Score), mô hình thu hồi nợ (C-Score), mô hình cảnh báo nợ sớm (EWS), xác suất vỡ nợ (PD), lỗ dự kiến (EL) và phối hợp các đơn vị xây dựng các mô hình khác (quản lý danh mục, tối ưu hóa, stress-test, tính VaR...).
- Hỗ trợ thu thập, xử lý dữ liệu lớn phục vụ công việc xây dựng và vận hành các mô hình rủi ro
- Học hỏi và hỗ trợ chuyên viên trong các nghiệp vụ chuyên môn:
1. Xây dựng, triển khai hệ thống Mã thống kê, hệ thống CSDL (data), thông tin liên quan, làm cơ sở cho việc xây dựng, kiểm định các mô hình rủi ro.
2. Xây dựng, triển khai, kiểm định các các mô hình rủi ro.
3. Nghiên cứu và phát triển các mô hình rủi ro theo các phương pháp và cách tiếp cận mới phù hợp với xu thế và thị trường.
4. Phân tích và đề xuất các chiến lược ứng dụng kết quả của mô hình để phục vụ các mục tiêu kinh doanh và quản lý rủi ro.
5. Xây dựng/triển khai, quản lý và nâng cấp hệ thống vận hành các mô hình rủi ro nêu trên.
6. Thiết kế và thực hiện các báo cáo giám sát, cảnh báo liên quan các mô hình rủi ro (tháng, quý, năm) nhằm kịp thời điều chỉnh/xây dựng lại mô hình đảm bảo mô hình hoạt động theo kỳ vọng.
7. Thiết kế và thực hiện các báo cáo giám sát, cảnh báo hoạt động của các mô hình trên hệ thống vận hành nhằm đảm bảo hệ thống vận hành hoạt động ổn định và hiệu quả.

Yêu cầu công việc

Yêu Cầu Công Việc

- Sinh viên các chuyên ngành: tài chính/ngân hàng/ toán kinh tế/ toán tài chính/ toán thống kê/ khoa học máy tính/ kiểm toán;
- Ưu tiên biết một trong các công cụ SQL/R/Python
- Ưu tiên có kinh nghiệm thực tập tại cty kiểm toán, ngân hàng & các tổ chức tài chính, ngân hàng
- Có khả năng phân tích và xử lý dữ liệu
- Có kiến thức về tài chính và xác xuất thông kê tốt
- Có đam mê trong lĩnh vực thống kê, phân tích rủi ro
- Có thể thực tập Fulltime từ T2 - T6: 3 - 6 tháng

Quyền lợi được hưởng

- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Nghỉ phép năm
- CLB thể thao
Khu vực
Báo cáo
Quy mô:
Trên 10.000 nhân viên
Địa điểm:
25Bis Nguyễn Thị Minh Khai

Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (tên tiếng Anh: Ho Chi Minh City Development Joint Stock Commercial Bank, tên viết tắt HDBank) là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập năm 1989. HDBank hiện nằm trong Top các ngân hàng dẫn đầu với chiến lược phát triển tập trung vào các mảng bán lẻ và SME, đang có tốc độ tăng trưởng cao. Sau gần 30 năm hoạt động HDBank đã chứng tỏ khả năng phát triển mạnh mẽ, bền vững với chất lượng tài sản vượt trội, giá trị vốn hóa trong nhóm dẫn đầu ngành ngân hàng và thị trường chứng khoán. Cổ phiếu HDBank được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM với mã chứng khoán HDB.

Chính sách bảo hiểm

  • Bảo hiểm sức khỏe, tai nạn
  • Chăm sóc sức khỏe y tế định kỳ
  • Được hưởng bảo hiểm y tế quốc tế đối với nhân viên có thâm niên trên 5 năm…

Các hoạt động ngoại khóa

  • Đồng hành cùng đơn vị kinh doanh
  • Teambuilding
  • Chương trình: Giải văn nghệ toàn quốc -Sao Mai HDBank, Hội thao HDBank toàn quốc, Ngân hàng Xanh, Sáng Kiến Xanh... 

Lịch sử thành lập

  • Ngày 11 tháng 2 năm 1989, Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà TP. Hồ Chí Minh, tiền thân của HDBank ngày nay, được thành lập theo quyết định số 47/QĐ-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp, với khoảng 50 nhân viên, vốn điều lệ 3 tỷ đồng.
  • Ngày 06/06/1992, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 00019/NH-GP cho Ngân hàng TMCP phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh.
  • Ngày 19/9/2011 HDBank được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận đổi tên thành Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
  • Năm 2013, HDBank mua lại 100% vốn cổ phần của công ty tài chính Societe Generale Viet Finance (SGVF) - công ty con của tập đoàn ngân hàng Societe Generale (Cộng hòa Pháp) và đổi tên công ty SGVF thành HDFinance.
  • Cũng trong năm 2013, HDBank sáp nhập thành công Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Á (tên viết tắt: DaiA Bank). Tại thời điểm sáp nhập DaiA Bank có lịch sử hoạt động 20 năm, vốn điều lệ 3.100 tỷ đồng.
  • Sau gần 30 năm hoạt động, đến nay HDBank bứt phá mạnh mẽ, thuộc nhóm dẫn đầu thị trường về tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, huy động vốn, lợi nhuận, mạng lưới, chất lượng tài sản và giá trị vốn hóa.
  • Năm 2015, HDBank được cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s xếp hạng tín nhiệm lần đầu ở mức B2
  • Năm 2016, HDBank chuyển nhượng 49% vốn tại HDFinance cho đối tác Credit Saison (Nhật Bản) và Công ty được đổi tên thành HD SAISON
  • Năm 2017, IPO thành công và được phê duyệt niêm yết cổ phiếu HDB tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
  • Năm 2018, Được Moody’s nâng bậc xếp hạng tín nhiệm lên B1. Cổ phiếu chính thức được giao dịch trên HOSE và nằm trong nhóm 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất.
  • Năm 2020, Mừng 30 năm thành lập và phát triển, HDBank đón nhận nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý. Tăng vốn điều lệ lên hơn 16.088 tỷ đồng. Phát hành thành công 160 triệu USD trái phiếu quốc tế - là tổ chức tín dụng có khối lượng phát hành thành công lớn nhất trong năm.
  • Năm 2021, Tăng vốn điều lệ lên hơn 20.073 tỷ đồng. Phát hành thành công 165 triệu USD trái phiếu quốc tế. Moody’s nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm HDBank từ Ổn định lên Tích cực
  • Năm 2022, Kết quả kinh doanh cao nhất từ trước đến nay, gia nhập câu lạc bộ ngân hàng có lợi nhuận trước thuế vượt 10 nghìn tỷ đồng. Là một trong 4 ngân hàng lành mạnh được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tin tưởng lựa chọn tham gia Đề án tái cơ cấu hệ thống NHTM. Khẳng định uy tín thương hiệu và vị thế trên thị trường với nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế.

Mission

  • Đối với khách hàng: HDBank cam kết mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng bằng các giải pháp tài chính trọn gói và sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi dựa trên sự thấu hiểu của khách hàng.
  • Đối với nhân viên: HDBank tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thú vị và có mức đãi ngộ xứng đáng giúp nhân viên có thể học hỏi, sáng tạo và cống hiến để cùng thành đạt về sự nghiệp.
  • Đối với đối tác: HDBank cam kết tối đa hóa lợi ích cho cổ đông và các đối tác nhờ tăng trưởng mạnh và bền vững đi cùng với hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả và quản lý rủi ro chặt chẽ.

Công việc của Thực tập sinh quản trị rủi ro là gì?

Thực tập sinh Quản trị rủi ro là sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp tham gia  vào các hoạt động như đánh giá rủi ro, xây dựng chính sách và quy trình quản lý rủi ro, theo dõi và đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản lý rủi ro, cũng như cung cấp thông tin và tư vấn cho các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Các Thực tập sinh quản trị rủi ro thường làm việc dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia và nhân viên kinh nghiệm trong lĩnh vực này. 

Mô tả công việc của Thực tập sinh Quản trị rủi ro 

Hỗ trợ thu thập và phân tích dữ liệu rủi ro

Thực tập sinh Quản trị rủi ro sẽ tham gia vào việc thu thập dữ liệu rủi ro từ các nguồn khác nhau, bao gồm báo cáo nội bộ, dữ liệu thị trường, thông tin từ các bên liên quan,.. Sử dụng các công cụ và kỹ thuật thống kê để phân tích dữ liệu, xác định các xu hướng và mô hình rủi ro.

Hỗ trợ đánh giá rủi ro

Tham gia vào việc đánh giá mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra của các rủi ro đã được xác định cũng là nhiệm vụ của Thực tập sinh Quản trị rủi ro. Họ phải sử dụng các phương pháp đánh giá rủi ro khác nhau, chẳng hạn như phân tích tác động và khả năng xảy ra rủi ro (DVP), mô hình hóa rủi ro,..

Hỗ trợ lập kế hoạch quản lý rủi ro

Một trong những nhiệm chính của Thực tập sinh Quản trị rủi ro là tham gia vào việc phát triển và thực hiện các kế hoạch quản lý rủi ro cho tổ chức. Họ là người đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro và theo dõi hiệu quả của các biện pháp này.

Thực hiện các công việc hỗ trợ khác

Xây dựng biểu mẫu, hỗ trợ xây dựng chính sách/KPIs/OKRs, Xây dựng công cụ (tool) đơn giản cho việc tính lương hiệu suất của các bộ phận. Đưa ra báo cáo tổng thể theo tháng/quý/năm của bộ phận phụ trách tính lương hiệu suất. Chuẩn bị báo cáo rủi ro, cập nhật tài liệu quản lý rủi ro, thực hiện các bài kiểm tra rủi ro,..

Thực tập sinh quản trị rủi ro có mức lương bao nhiêu?

65 - 78 triệu /năm
Tổng lương
60 - 72 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
5 - 6 triệu
/năm

Lương bổ sung

65 - 78 triệu

/năm
65 M
78 M
52 M 104 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Thực tập sinh quản trị rủi ro

Tìm hiểu cách trở thành Thực tập sinh quản trị rủi ro, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Thực tập sinh quản trị rủi ro

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
85%
2 - 4
15%
5 - 7
0%
8+
0%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Thực tập sinh quản trị rủi ro?

Yêu cầu tuyển dụng Thực tập sinh Quản trị rủi ro 

Đối với vị trí này, các nhà tuyển dụng thường đặt ra yêu cầu, tiêu chí khá khắt khe. Cụ thể, bạn sẽ cần đảm bảo:

Yêu cầu về bắng cấp và kiến thức chuyên môn 

  • Bằng cấp: Thực tập sinh Quản trị rủi ro phải là sinh viên năm 3, năm 4 hoặc đã tốt nghiệp đại học trở lên, ưu tiên các ngành liên quan như tài chính, ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh.
  • Kiến thức chuyên môn: Thực tập sinh quản trị rủi ro phải nắm vững về khung quản trị rủi ro và các yếu tố quản trị rủi ro. Họ phải có kiến thức về kinh tế học vi mô và vĩ mô, kế toán, kiểm toán và tài chính doanh nghiệp cũng như hạy bén với các con số và xu hướng thay đổi của thị trường.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một kỹ năng rất quan trọng đối với Thực tập sinh Quản trị rủi ro. Bạn có thể được yêu cầu giao tiếp với khách hàng, đồng nghiệp và các thành viên khác trong nhóm. Giao tiếp hiệu quả có thể giúp bạn truyền đạt thông tin rõ ràng và trả lời các câu hỏi. Bạn cũng có thể sử dụng giao tiếp để xây dựng mối quan hệ với khách hàng và khách hàng.
  • Tư duy phê phán: Quản trị rủi ro bao gồm việc phân tích các tình huống và đưa ra quyết định sáng suốt. Khả năng suy nghĩ chín chắn có thể giúp bạn đưa ra quyết định tốt nhất cho công ty của mình. Ví dụ: nếu bạn nhận thấy sự thay đổi trên thị trường, bạn có thể phân tích tình hình và xác định xem đó có phải là rủi ro cho công ty của bạn hay không. Sau đó, bạn có thể thực hiện các bước để giảm thiểu rủi ro và ngăn nó ảnh hưởng đến công ty của bạn.
  • Giải quyết vấn đề: Quản trị rủi ro liên quan đến việc xác định các vấn đề tiềm ẩn và tìm giải pháp cho chúng. Bạn có thể sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề của mình để xác định rủi ro, phát triển các chiến lược để giảm thiểu chung và đánh giá sự thành công của các chiến lược giảm thiểu của mình. Bạn cũng có thể sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề để xác định và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chiến lược quản lý rủi ro của mình.
  • Kỹ năng tổ chức: Tổ chức là một kỹ năng khác có thể giúp bạn thành công ở vị trí cộng tác viên quản trị rủi ro. Bạn có thể chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, hồ sơ và các tài liệu quan trọng khác. Có kỹ năng tổ chức tốt có thể giúp bạn theo dõi những thông tin quan trọng và hoàn thành công việc đúng hạn. 
  • Định hướng chi tiết: Quản trị rủi ro liên quan đến khả năng định hướng chi tiết. Bạn có thể chú ý đến từng chi tiết để đảm bảo tuân thủ quy định của công ty, hoàn thành tất cả các thủ tục giấy tờ cần thiết cũng như theo dõi và báo cáo chính xác về rủi ro. Định hướng chi tiết cũng có thể giúp bạn xác định rủi ro và giải pháp tiềm năng hiệu quả hơn.
  • Kỹ năng lập báo cáo, thuyết trình: Kỹ năng lập báo cáo không chỉ dựa vào mỗi kỹ năng viết nội dung mà nó còn được thể hiện qua kỹ năng thuyết trình, bạn phải biết cách biến kế hoạch của mình thành một xâu chuỗi logic từ đó thuyết phục được sếp của mình, sau đó là khách hàng bằng những lập luận có căn cứ và đủ bằng chứng chứng minh.

Các kỹ năng khác 

  • Có khả năng sử dụng ngoại ngữ ở mức Giỏi
  • Là người có khả năng phân tích, chịu áp lực công việc cao
  • Là người vững chuyên môn tài chính, luôn tìm ra phương án tốt nhất để đảm bảo lợi ích của cả khách hàng lẫn doanh nghiệp
  • Là người trung thực, quyết đoán

Lộ trình nghề nghiệp Thực tập sinh Quản trị rủi ro  

1. Cộng tác viên Quản trị rủi ro

Mức lương: 1.000.000 - 3.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 6 tháng

Trong vai trò này, bạn sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia khác và tham gia vào các dự án quản trị rủi ro. Bạn sẽ tiếp tục phát triển kỹ năng phân tích, đánh giá rủi ro và phát triển các biện pháp kiểm soát rủi ro. Trong giai đoạn này, bạn sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm và mở rộng kiến thức của mình về quản trị rủi ro.

>> Đánh giá: Cộng tác viên Quản trị rủi ro là vị trí dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn tìm hiểu về lĩnh vực tài chính và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì đây là vị trí cơ bản nên mức lương cho vị trí này không cao, nhưng nguồn nhân lực thì lại vô cùng dồi dào cũng khá cạnh tranh để có thể trở thành Nhân viên chính thức.

2. Thực tập sinh Quản trị rủi ro

Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm

Vị trí Thực tập sinh Quản trị rủi ro dành cho người mới bắt đầu hoặc sinh viên thực tập. Trong giai đoạn này, bạn sẽ được học hỏi và áp dụng các nguyên tắc cơ bản của quản trị rủi ro trong môi trường thực tế. Nhiệm vụ chính là hỗ trợ các Chuyên viên quản trị rủi ro trong việc phân tích dữ liệu, chuẩn bị tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ khác.

>> Đánh giá: Thực tập sinh Quản trị rủi ro là công việc nhiều sinh viên năm cuối khối ngành tài chính lựa chọn. Vị trí này thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận quản trị rủi ro trong việc nghiên cứu thị trường, xác định rủi ro và xây dựng chiến lược xử lý. Mục tiêu chính của thực tập sinh là học hỏi, trải nghiệm thực tế và đóng góp vào các hoạt động kinh doanh của công ty.

3. Chuyên viên Quản trị rủi ro

Mức lương: 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 2 - 5 năm kinh nghiệm

Sau khi đã có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, năng lực và kỹ năng, bạn sẽ được thăng chức lên Chuyên viên quản trị rủi ro, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chiến lược quản trị rủi ro, đề xuất giải pháp, theo dõi và đánh giá hiệu quả. 

>> Đánh giá: Công việc của Chuyên viên Quản trị rủi ro đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, Chuyên viên Quản trị rủi ro cần có năng lực phân tích, đánh giá rủi ro, khả năng giải quyết vấn đề, đàm phán tốt và đặc biệt là tinh thần chủ động, trách nhiệm cùng với đạo đức nghề nghiệp cao. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.

4. Giám đốc Quản trị rủi ro

Mức lương: 30.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm kinh nghiệm

Vị trí cao nhất mà một Chuyên viên quản trị rủi ro có thể đạt được là Giám đốc quản trị rủi ro, là người có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động quản trị rủi ro trong một tổ chức, để có được vị trí này, bạn cần xây dựng cho mình một hệ thống kiến thức chuyên môn, kỹ năng cao, tích lũy nhiều kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo hơn. 

>> Đánh giá: Vị trí Giám đốc Quản trị rủi ro đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hành và phát triển các hoạt động tài chính của công ty. Giám đốc Quản trị rủi ro lại chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược tài chính và định hướng dài hạn cho công ty. Vị trí đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo, phân tích, và chiến lược xuất sắc, cùng với tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao.

5 bước giúp Thực tập sinh Quản trị rủi ro thăng tiến nhanh trong trong công việc

Nâng cao trình độ chuyên môn

Tốt nghiệp Đại học là yêu cầu cơ bản cho vị trí Thực tập sinh Quản trị rủi ro. Tuy nhiên, để tăng khả năng cạnh tranh và thăng tiến, bạn nên cân nhắc theo học chương trình Cao học hoặc Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị rủi ro, Tài chính, hoặc các ngành liên quan khác. Nếu có thời gian, bạn cũng có thể tham gia các khóa học ngắn hạn về quản trị rủi ro, đánh giá rủi ro, hoặc các công cụ hỗ trợ quản trị rủi ro cũng là cách hiệu quả để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn cũng như lấy các chứng chỉ chứng chỉ uy tín trong lĩnh vực quản trị rủi ro như FRM (Financial Risk Manager) hoặc PRM (Professional Risk Manager) có thể giúp bạn khẳng định năng lực và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

Tích lũy kinh nghiệm làm việc

Cố gắng tìm kiếm cơ hội làm việc trong các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia hoặc các tổ chức tài chính uy tín để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp Thực tập sinh Quản trị rủi ro tiếp xúc với nhiều dự án lớn, học hỏi từ những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và có cơ hội thăng tiến nhanh hơn. Bạn cũng có thể cố gắng tích lũy kinh nghiệm làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến quản trị rủi ro, chẳng hạn như quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro thị trường, quản trị rủi ro hoạt động,..

Tham gia các dự án quan trọng

Tích cực tham gia vào các dự án quan trọng của công ty là cách tốt nhất để Thực tập sinh Quản trị rủi ro chứng minh năng lực và đóng góp của bản thân đối với lãnh đạo công ty. Hoàn thành tốt các dự án quan trọng sẽ giúp bạn ghi điểm với cấp trên. Từ đó cũng mở ra nhiều cơ hội thăng tiến hơn cho Thực tập sinh Quản trị rủi ro. 

Nâng cao kỹ năng mềm

Các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,... là vô cùng quan trọng. Thực tập sinh Quản trị rủi ro cần có kỹ năng giao tiếp tốt để trình bày kết quả phân tích và đánh giá rủi ro, cũng như để thảo luận về các vấn đề quản lý rủi ro với các bên liên quan. Còn kỹ năng đàm phán sẽ giúp bạn thuyết phục cấp trên và các bên liên quan thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp. Việc phải làm việc nhóm thường xuyên cũng là nguyên nhân Thực tập sinh Quản trị rủi ro nên có kỹ năng này. 

Đạo đức nghề nghiệp 

Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp. 

Tìm việc theo nghề nghiệp