Căn cứ Quy chế số 11-QC/TU, ngày 18/8/2022 của Tỉnh ủy (khóa XIV) về Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 (sửa đổi, bổ sung);
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Nghị định số 85/2023/NĐ- CP, ngày 07/12/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, ngày 25/9/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW, ngày 03/01/2023 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về một số nội dung trong tuyển dụng công chức, viên chức cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội,
Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch tiếp nhận vào làm viên chức tại Báo Bình Thuận năm 2024 (sau đây viết tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, CĂN CỨ VÀ NGUYÊN TẮC TIẾP NHẬN
1. Mục đích, yêu cầu, căn cứ tiếp nhận
– Nhằm bổ sung đội ngũ viên chức có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn, phù hợp với tiêu chuẩn, chức danh, vị trí việc làm, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao tại Báo Bình Thuận.
– Việc tiếp nhận vào làm viên chức phải đảm bảo nguyên tắc, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
– Việc tiếp nhận vào làm viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và chỉ tiêu biên chế được giao.
2. Nguyên tắc tiếp nhận
– Công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền về tuyển dụng viên chức.
– Bảo đảm tính cạnh tranh.
– Tuyển chọn đúng người, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
II. NHU CẦU TIẾP NHẬN
1. Tình hình sử dụng biên chế tại Báo Bình Thuận
– Biên chế giao năm 2024: 30 biên chế.
– Số lượng người đã được tuyển dụng vào viên chức: 25 người.
2. Nhu cầu tiếp nhận: 04 chỉ tiêu.
3. Danh mục chi tiết về chỉ tiêu, vị trí việc làm, trình độ, chuyên ngành cần tiếp nhận (theo biểu đính kèm).
III. ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN(1)
1. Người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký dự tuyển
Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có Phiếu đăng ký dự tuyển;
d) Có lý lịch rõ ràng;
đ) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với vị trí cần tuyển;
e) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
g) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN TIẾP NHẬN CỤ THỂ
1. Đối tượng: Người đang được Báo Bình Thuận ký hợp đồng lao động làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật đáp ứng các điều kiện đăng ký dự tuyển chung tại Mục III và điều kiện cụ thể nêu tại Khoản 2, Mục này của Kế hoạch này.
2. Điều kiện cụ thể: Có ít nhất 05 năm công tác trở lên làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm cần tuyển, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và đang công tác tại Báo Bình Thuận (thời gian công tác này không tính thời gian tập sự theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 115/2020/NĐ- CP, ngày 25/9/2020 của Chính phủ. Trường hợp thời gian tập sự, thử việc tại công việc đang làm theo quy định của pháp luật ít hơn thời gian tập sự của công việc được tiếp nhận quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, ngày 25/9/2020 của Chính phủ thì thời gian chênh lệch ít hơn này được tính vào thời gian tập sự. Trường hợp có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn).
V. THÀNH PHẦN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TIẾP NHẬN
Đối tượng tiếp nhận nộp hồ sơ tại Báo Bình Thuận, thành phần hồ sơ gồm:
1. Sơ yếu lý lịch cá nhân theo quy định hiện hành được lập trong thời hạn 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của đơn vị nơi công tác.
2. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển và bản sao bản ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
3. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận.
4. Bản tự nhận xét, đánh giá của người được tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu đơn vị nơi công tác.
VI. HÌNH THỨC, NỘI DUNG TIẾP NHẬN
Hội đồng kiểm tra, sát hạch sẽ báo cáo Thường trực Tỉnh ủy thống nhất về hình thức và nội dung sát hạch trước khi thực hiện và sẽ có thông báo cụ thể sau.
VII. XÁC ĐỊNH NGƯỜI ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ TIẾP NHẬN TRÚNG TUYỂN
Người được đề nghị tiếp nhận trúng tuyển phải có đủ các điều kiện sau:
1. Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận được nêu tại Kế hoạch này.
2. Có kết quả điểm thi đạt từ 50 điểm trở lên.
3. Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì Thường trực Tỉnh ủy quyết định người trúng tuyển theo thứ tự sau:
– Người có bằng tốt nghiệp chuyên môn loại giỏi trở lên.
– Người dân tộc thiểu số.
– Người dự tuyển là nữ.
– Người có trình độ đào tạo chuyên môn cao hơn.
– Người có nhiều kinh nghiệm công tác hơn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển.
VIII. QUY TRÌNH THỰC HIỆN TIẾP NHẬN
1. Xác định đối tượng và tiếp nhận hồ sơ
a) Căn cứ đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện tại Kế hoạch này và Công văn triển khai của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Báo Bình Thuận xác định đối tượng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện để được tiếp nhận vào làm viên chức và tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ của đối tượng đó.
b) Báo Bình Thuận chịu trách nhiệm tổng hợp danh sách những người đăng ký tiếp nhận đủ điều kiện, tiêu chuẩn và có văn bản đề nghị tiếp nhận vào làm viên chức Báo Bình Thuận gửi về Ban Tổ chức Tỉnh ủy theo quy định.
2. Hội đồng kiểm tra, sát hạch
a) Thường trực Tỉnh ủy quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch có 05 thành viên, bao gồm:
– Chủ tịch Hội đồng là 01 đồng chí Thường trực Tỉnh ủy;
– Phó Chủ tịch Hội đồng là đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
– Các ủy viên là: đồng chí Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Tổng Biên tập Báo Bình Thuận;
– Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là đồng chí Trưởng Phòng Tổ chức – Cán bộ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
b) Nhiệm vụ của Hội đồng kiểm tra, sát hạch:
– Kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
– Tổ chức sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận; báo cáo Thường trực Tỉnh ủy thống nhất về hình thức và nội dung sát hạch trước khi thực hiện;
– Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, sát hạch đã biểu quyết;
– Báo cáo Thường trực Tỉnh ủy về kết quả kiểm tra, sát hạch;
– Hội đồng kiểm tra, sát hạch tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
3. Thông báo kết quả tiếp nhận và nhận việc
a) Sau khi hoàn tất việc tiếp nhận vào làm viên chức, Hội đồng kiểm tra, sát hạch báo cáo kết quả kiểm tra, sát hạch để Thường trực Tỉnh ủy công nhận kết quả tiếp nhận vào làm viên chức.
b) Sau khi có quyết định công nhận kết quả tiếp nhận vào viên chức:
– Hội đồng kiểm tra, sát hạch thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản đến người được đề nghị tiếp nhận có kết quả tiếp nhận trúng tuyển.
– Ban Tổ chức Tỉnh ủy ban hành quyết định tiếp nhận vào làm viên chức đối với người trúng tuyển, đồng thời gửi quyết định tới người trúng tuyển và Báo Bình Thuận để biết, thực hiện việc ký hợp đồng làm việc với viên chức theo quy định.
c) Trường hợp phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn bằng không hợp pháp thì hủy kết quả trúng tuyển, đồng thời xem xét, xử lý theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Thời gian và địa điểm tổ chức
– Thời gian tổ chức thi: Dự kiến trong tháng 6/2024 – tháng 7/2024.
– Địa điểm tổ chức thi: Tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Tổ chức Tỉnh ủy
a) Tham mưu trình Thường trực Tỉnh ủy quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch để thực hiện tiếp nhận vào viên chức theo quy định.
b) Thông báo công khai trên Trang thông tin điện tử về Kế hoạch tiếp nhận vào làm viên chức tại Báo Bình Thuận năm 2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
c) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký tiếp nhận của Báo Bình Thuận.
d) Ban hành quyết định tiếp nhận vào viên chức đối với người trúng tuyển, đồng thời chỉ đạo Báo Bình Thuận thực hiện việc ký hợp đồng làm việc theo đúng quy định.
đ) Phối hợp Văn phòng Tỉnh ủy, Báo Bình Thuận tham mưu dự toán kinh phí tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
e) Giải quyết các thắc mắc, khiếu nại (nếu có).
2. Báo Bình Thuận
a) Thông báo và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc về Kế hoạch tiếp nhận vào làm viên chức tại Báo Bình Thuận năm 2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Văn phòng UBND tỉnh đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử của tỉnh.
b) Hướng dẫn người đăng ký tiếp nhận, thực hiện việc kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người đăng ký tiếp nhận, tổng hợp danh sách những người đăng ký tiếp nhận đủ điều kiện, tiêu chuẩn và có văn bản đề nghị tiếp nhận vào làm viên chức Báo Bình Thuận, kèm theo thành phần hồ sơ gửi về Ban Tổ chức Tỉnh ủy theo quy định.
c) Thực hiện ký hợp đồng làm việc với viên chức theo quy định.
d) Phối hợp thực hiện các nội dung khác có liên quan đến việc tiếp nhận vào làm viên chức theo sự phân công của Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng kiểm tra, sát hạch và của Ban Tổ chức Tỉnh ủy theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc đề nghị Báo Bình Thuận kịp thời báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy (qua Ban Tổ chức Tỉnh ủy) để xem xét, giải quyết./.
***** Đính kèm:
Nguồn tin: binhthuan.gov.vn
Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay - 1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của Bình Thuận. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.
Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn
Công việc của Phóng viên là gì?
Phóng viên là một công việc quan trọng trong lĩnh vực truyền thông và báo chí. Phóng viên là người có nhiệm vụ thu thập thông tin, sự kiện, và tin tức từ nhiều nguồn khác nhau để sau đó trình bày chúng cho công chúng thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, radio, hoặc truyền thông trực tuyến. Nhiệm vụ chính của một Phóng viên là phân tích, tổng hợp và truyền đạt thông tin một cách chính xác và cân nhắc đến độc giả hoặc người xem.
Mô tả công việc của Phóng viên
Phóng viên là người làm việc trong lĩnh vực truyền thông, báo chí, và truyền hình, có nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, và tạo ra bản tin, bài báo, hoặc chương trình truyền hình để thông tin có thể được truyền đến công chúng. Dưới đây là mô tả chi tiết về công việc của Phóng viên:
Phóng viên có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
104 - 195 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Phóng viên
Tìm hiểu cách trở thành Phóng viên, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Phóng viên?
Yêu cầu tuyển dụng với vị trí Phóng viên
Khi tuyển dụng một Phóng viên, có hai tiêu chí quan trọng cần xem xét: kiến thức chuyên môn và kỹ năng cơ bản. Dưới đây là một mô tả chi tiết về hai tiêu chí này:
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
Yêu cầu về kỹ năng
Các yêu cầu khác
Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí cụ thể và ngành công nghiệp, có thể có các yêu cầu kiến thức chuyên môn và kỹ năng cụ thể khác. Việc tìm hiểu rõ nhu cầu cụ thể của vị trí là quan trọng để lựa chọn và đào tạo Phóng viên phù hợp.
Lộ trình thăng tiến của Phóng viên
Mức lương trung bình của Phóng viên tại Việt Nam khoảng từ 10 triệu - 20 triệu VND/tháng. Mức lương của từng cấp bậc thăng tiến vị trí Phóng viên tại Việt Nam có thể thay đổi tùy theo công ty, ngành nghề và khu vực.
Lộ trình thăng tiến của một Phóng viên trong lĩnh vực truyền thông thường bắt đầu từ vị trí thực tập sinh và sau đó đi qua các cấp bậc khác nhau tùy theo kỹ năng, kinh nghiệm và thành tựu cá nhân.
Số năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
Dưới 1 năm |
Thực tập sinh phóng viên |
3.000.000 - 6.000.000 VNĐ/tháng |
1 - 2 năm |
Phóng viên |
7.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng |
3 - 5 năm |
Biên tập viên |
12.000.000 - 20.000.000 VNĐ/tháng |
5 - 10 năm |
Tổng biên tập |
20.000.000 - 35.000.000 VNĐ/tháng |
1. Thực tập sinh phóng viên
Mức lương: 3.000.000 - 6.000.000 VNĐ/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Bạn sẽ hỗ trợ phóng viên và biên tập viên trong việc thu thập thông tin, chuẩn bị bài viết và làm quen với quy trình sản xuất tin tức. Thực tập sinh thường tham gia phỏng vấn, thu thập dữ liệu và viết các bài báo dưới sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm. Bạn cũng sẽ học cách biên tập nội dung và làm việc với các công cụ hỗ trợ truyền thông
>> Đánh giá: Đây là vị trí giúp bạn tiếp cận và làm quen với môi trường báo chí, tạo cơ hội việc làm Phóng viên cho sau này khi được học hỏi từ các phóng viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn thường phải đảm nhận nhiều công việc hỗ trợ với mức thu nhập thấp hoặc không có lương.
2. Phóng viên
Mức lương: 7.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 2 năm
Phóng viên chịu trách nhiệm chính trong việc thu thập thông tin, viết bài và đưa tin sự kiện. Bạn sẽ thường xuyên thực hiện phỏng vấn, thu thập thông tin từ nhiều nguồn, và viết bài báo để công bố trên các phương tiện truyền thông. Phóng viên cũng cần biên tập và chỉnh sửa bài viết để đảm bảo tính chính xác và chất lượng.
>> Đánh giá: Đây là vị trí cơ bản trong ngành báo chí, nơi bạn có cơ hội phát triển kỹ năng viết, biên tập và thu thập thông tin. Công việc đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng làm việc dưới áp lực cao.
3. Biên tập viên
Mức lương: 12.000.000 - 20.000.000 VNĐ/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Sau vài năm kinh nghiệm ở vị trí phóng viên, bạn có thể thăng chức lên Biên tập viên. Công việc của bạn sẽ là kiểm tra, chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung do các phóng viên gửi đến. Bạn sẽ đảm bảo rằng nội dung bài viết tuân thủ các tiêu chuẩn báo chí và phù hợp với phong cách của tòa soạn. Biên tập viên cũng đưa ra phản hồi cho phóng viên và định hướng nội dung để đảm bảo tính hấp dẫn cho độc giả.
>> Đánh giá: Vị trí này đòi hỏi khả năng phân tích và chỉnh sửa tốt. Bạn cần kỹ năng đánh giá nội dung và đưa ra phản hồi chi tiết để nâng cao chất lượng bài viết. Tuy nhiên, áp lực về việc đảm bảo bài viết đạt chất lượng cao có thể khá căng thẳng.
4. Tổng biên tập
Mức lương: 20.000.000 - 35.000.000 VNĐ/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 10 năm
Tổng biên tập là người điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất nội dung của tòa soạn. Bạn sẽ lên kế hoạch, định hướng nội dung, và duyệt bài viết cuối cùng trước khi xuất bản. Tổng biên tập cũng chịu trách nhiệm về chất lượng và sự chính xác của nội dung, đồng thời quản lý đội ngũ phóng viên và biên tập viên.
>> Đánh giá: Đây là vị trí cao nhất trong tòa soạn, đòi hỏi kỹ năng quản lý và kinh nghiệm sâu rộng. Mức độ trách nhiệm rất cao, nhưng bạn có quyền định hướng và quyết định nội dung chính của tòa soạn, giúp mang lại sự ảnh hưởng lớn trong ngành báo chí.
Xem thêm: