Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019;
Căn cứ Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày ngày 25/9/2020 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Thông tư 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
Căn cứ Quyết định số 38/2023/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế, số lượng người làm việc, hợp đồng lao động, cán bộ, công chức, viên chức, người quản lý doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang;
Căn cứ Quyết định số 335/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng năm 2024;
Ủy ban nhân dân huyện thông báo Kế hoạch tuyển dụng viên chức năm 2024, như sau:
I. CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG: 87 chỉ tiêu.
1. Sự nghiệp giáo dục: 83 chỉ tiêu.
– Cấp học mầm non: 71 chỉ tiêu.
– Cấp học tiểu học: 04 chỉ tiêu.
– Cấp học trung học cơ sở: 08 chỉ tiêu.
2. Sự nghiệp khác: 04 chỉ tiêu.
(Có biểu chi tiết chỉ tiêu kèm theo)
II. ĐIỀU KIỆN NGƯỜI ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN, ƯU TIÊN TRONG TUYỂN DỤNG, PHƯƠNG THỨC TUYỂN DỤNG
1. Điều kiện đăng ký dự tuyển
Người dự tuyển vào làm viên chức phải có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đủ điều kiện quy định tại Điều 22, Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010.
2. Ưu tiên trong tuyển dụng
Thực hiện theo quy định tại Điều 6, Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020; khoản 2 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ.
3. Phương thức tuyển dụng: Xét tuyển
4. Nội dung và hình thức xét tuyển
4.1. Vòng 1
Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
4.2. Vòng 2
Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành (theo khoản 4, Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ)
a) Hình thức thi: Vấn đáp.
b) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
c) Thời gian thi: Vấn đáp 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị, không tính thời gian vào thi).
d) Thang điểm vấn đáp: 100 điểm.
5. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức
Thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 12 Nghị định 115/2020/NĐ- CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ và khoản 5, Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ.
6. Về xét tuyển, trình tự, thủ tục tuyển dụng đối với người thuộc đối tượng chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ
Thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định số 140/2017/NĐ- CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ. Trường hợp nếu cùng 01 vị trí việc làm vừa có thí sinh thuộc đối tượng theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ, vừa có thí sinh là người được cử đi học theo chế độ cử tuyển của tỉnh, vừa có thí sinh là đối tượng thu hút nguồn nhân lực của tỉnh theo Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 20/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND ngày 06/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đối tượng khác đủ điều kiện dự tuyển thì thực hiện như sau:
Thí sinh thuộc đối tượng theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ, thí sinh là người được cử đi học theo chế độ cử tuyển của tỉnh, thí sinh thuộc đối tượng thu hút nguồn nhân lực của tỉnh theo Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 20/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND ngày 06/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh được xét tuyển trước.
Sau khi xét tuyển đối với đối tượng nêu trên, nếu vị trí việc làm còn chỉ tiêu tuyển dụng thì tiếp tục thực hiện xét tuyển đối với các đối tượng khác đủ điều kiện dự tuyển theo quy định.
III. HỒ SƠ DỰ TUYỂN VÀ THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ DỰ TUYỂN
1. Hồ sơ dự tuyển
Mỗi thí sinh dự tuyển chỉ được nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký dự tuyển vào 01 vị trí việc làm cần tuyển dụng tại một cơ quan có chỉ tiêu tuyển dụng, hồ sơ gồm có:
– Phiếu đăng ký dự tuyển theo Phụ lục Mẫu số 01 kèm theo Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ; Mẫu phụ lục kèm theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ (đối với xét tuyển theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ).
– Văn bản, giấy tờ chứng nhận thuộc đối tượng xét tuyển (nếu có) được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực.
– 06 phong bì dán tem, có ghi địa chỉ, số điện thoại của thí sinh dự tuyển hoặc người nhận thay.
– Hồ sơ dự tuyển phải đủ các thành phần nêu trên. Hồ sơ không đủ thành phần nêu trên hoặc nộp từ 02 hồ sơ dự tuyển trở lên vào các vị trí tuyển dụng khác nhau tại một cơ quan có chỉ tiêu tuyển dụng là hồ sơ không hợp lệ và không đủ điều kiện dự tuyển.
– Thí sinh dự tuyển mua hồ sơ đăng ký dự tuyển tại Phòng Nội vụ huyện Chiêm Hóa (nếu có nhu cầu). Thời gian bán hồ sơ từ ngày 19/4/2024.
2. Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ dự tuyển
2.1. Thời gian nhận hồ sơ
Từ ngày 19/4/2024 đến hết ngày 18/5/2024 (vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần).
2.2. Địa điểm nhận hồ sơ
Tại Phòng Nội vụ huyện Chiêm Hóa (Tầng 2, nhà làm việc Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội và Phòng Nội vụ huyện Chiêm Hóa; địa chỉ: Tổ dân phố Vĩnh Tiến, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang). Số điện thoại cơ quan liên hệ: 02073.851.350.
2.3. Người tiếp nhận hồ sơ
a) Viên chức sự nghiệp giáo dục
Ông Phạm Út Thái, Chuyên viên Phòng Nội vụ (Số điện thoại: 0393.818.999).
b) Viên chức sự nghiệp khác
Bà Nguyễn Thị Chung, Chuyên viên Phòng Nội vụ (Số điện thoại: 0829.396.389).
IV. LỆ PHÍ TUYỂN DỤNG
Thí sinh đủ điều kiện dự tuyển, nộp phí tuyển dụng theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
V. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM XÉT TUYỂN
1. Thời gian xét tuyển: Hoàn thành trong tháng 7 năm 2024.
2. Địa điểm, thời gian xét tuyển chính thức: Hội đồng tuyển dụng viên chức huyện sẽ thông báo cụ thể bằng văn bản sau.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Nội vụ
1.1. Tổ chức việc tiếp nhận, thẩm định, tổng hợp hồ sơ dự tuyển; lập danh sách người đủ tiêu chuẩn, điều kiện xét tuyển theo từng vị trí việc làm, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện theo quy định.
1.2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt nội dung chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện tại Thông báo này.
1.3. Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quy trình tuyển dụng viên chức năm 2024 theo đúng quy định.
1.4. Niêm yết công khai thông báo này tại trụ sở làm việc của cơ quan.
1.5. Chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch xây dựng dự toán kinh phí, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí tổ chức tuyển dụng theo quy định.
2. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Thông báo công khai ít nhất 01 lần trên Báo Tuyên Quang, Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang và niêm yết công khai thông báo này tại trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân huyện. Phối hợp với Phòng Nội vụ huyện, Hội đồng tuyển dụng viên chức năm 2024 chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, bố trí phương tiện phục vụ cho các hoạt động của Hội đồng tuyển dụng.
3. Phòng Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân huyện triển khai thực hiện công tác tuyển dụng theo quy định; Niêm yết công khai thông báo này tại trụ sở làm việc của cơ quan.
4. Phòng Tài chính – Kế hoạch
Phối hợp với Phòng Nội vụ huyện thẩm định dự toán kinh phí, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện xem xét, phê duyệt theo quy định; hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán kinh phí tổ chức tuyển dụng theo quy định.
5. Công an huyện
Cử cán bộ tham gia đảm bảo công tác an ninh trong kỳ tuyển dụng viên chức năm 2024.
6. Trung tâm Văn hóa, Truyền thông và Thể thao
Đăng tải công khai Thông báo này lên Cổng thông tin điện tử của huyện Chiêm Hóa, thông báo công khai trên các bản tin của Trung tâm văn hóa, Truyền thông và Thể thao huyện.
7. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, các đơn vị trường học, các đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng trên địa bàn huyện
Có trách nhiệm niêm yết công khai Thông báo này tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị kể từ ngày ban hành Thông báo.
Ủy ban nhân dân huyện Chiêm Hóa trân trọng thông báo./.
*****Tài liệu đính kèm:
– Phụ lục
Nguồn tin: chiemhoa.tuyenquang.gov.vn
Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay - 1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của Tuyên Quang. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.
Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Giáo viên mầm non là gì?
1. Giáo viên mầm non là gì?
Giáo viên Mầm non là một người trực tiếp truyền tải các kiến thức khác nhau. Họ là những người mang sứ mệnh cao cả, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đưa các bạn nhỏ làm quen, tiếp cận với kiến thức xã hội bên ngoài. Giáo viên mầm non sẽ giúp cho những “đứa trẻ” có thể hình thành nên phẩm chất, thế giới quan và kích thích sự niềm đam mê học tập. Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Giáo viên tiểu học, Giáo viên chủ nhiệm...cũng rất đa dạng.
2. Vì sao nên làm giáo viên mầm non?
- Tình yêu với trẻ nhỏ: Nhiều bạn, nhất là những bạn nữ, đến với nghề giáo viên mầm non đơn giản là có tình yêu với trẻ nhỏ, có những bạn đã xác định ngay từ rất sớm rằng mình sẽ theo nghề “nuôi dạy trẻ”, tình yêu và sự gần gũi với trẻ đã giúp các bạn định hướng ngay được con đường đi cho mình sau này.
- Đầu vào và đầu ra không hề khó: Để trở thành giáo viên mầm non, không cần yêu cầu các bạn phải học quá giỏi, chỉ cần các bạn có sức học trung bình - khá là đã hoàn toàn có thể thi đỗ và theo học. Không những vậy, do tình trạng giáo viên hiện nay còn thiếu, cơ hội có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp là vô cùng lớn .
- Công việc ổn định và mức đãi ngộ tốt, có lương hưu: Hiện nay, Nhà nước, Bộ Giáo dục – Đào tạo đặc biệt quan tâm đến ngành sư phạm mầm non, trong những năm gần đây, mức lương và đời sống giáo viên mầm non đã được cải thiện một cách rõ rệt.
- Được nghỉ hè, thai sản: Không như những công việc khác, nghề sư phạm nói chung trong đó có sư phạm mầm non là ngành đặc thù, thời gian nghỉ và làm việc xê dịch theo lịch học của học sinh. Trong 1 năm, giáo viên mầm non có thể được nghỉ hè từ 1 đến 3 tháng, đây là khoảng thời gian quý giá để nghỉ ngơi thư giãn hay làm một công việc thời vụ khác.
- Môi trường làm việc thoải mái và tràn ngập tiếng cười: Đã làm giáo viên mầm non nghĩa là làm việc với môi trường toàn trẻ nhỏ, điều này giúp bạn luôn cảm thấy thư giãn, thoải mái vì xung quanh toàn là tiếng cười đùa của con trẻ, điều này hoàn toàn không có khi bạn làm việc những công việc văn phòng vốn đầy áp lực và ganh đua.
- Có lợi cho cuộc sống gia đình sau này: Do luôn gắn liền với trẻ nhỏ, nên những cô giáo mầm non luôn có kỹ năng nuôi dạy và chăm sóc trẻ tốt hơn với những người bình thường, điều này hoàn toàn có lợi sau này khi lập gia đình,đấy là lý do tại sao các cô giáo mầm non luôn luôn “đắt chồng”. Còn rất nhiều lý do khác để theo đuổi nghề giáo viên mầm non, nhưng có lẽ điều quan tâm đối với các bậc phụ huynh và học sinh là vấn đề việc làm cho ngành mầm non sau khi ra trường.
3. Muốn làm giáo viên mầm non cần bằng cấp gì?
Căn cứ quy định tại Điều 3, 4, 5 Thông tư 1 của Bộ GD&ĐT năm 2021, giáo viên mầm non cần đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo như sau:
Giáo viên mầm non hạng III
Giáo viên mầm non hạng III, bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non. Ngoài ra, bạn cần có thêm chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản và chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng III.
Giáo viên mầm non hạng II
Với hạng chức danh giáo viên mầm non hạng II, người dạy cần có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên. Đồng thời, bạn phải hoàn thành lớp học và được cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non cũng như chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Giáo viên mầm non hạng I
Tương tự giáo viên mầm non hạng II, giáo viên mầm non hạng I cũng cần phải có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên. Đồng thời, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non và chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Ngoài các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, giáo viên mầm non còn phải đáp ứng được tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ với từng hạng chức danh.
Thông qua các quy định trên, để làm giáo viên mầm non tại trường công lập thì phải có những bằng cấp sau đây:
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên hoặc có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.
4. Lương và mô tả các công việc của Giáo viên mầm non
Lương của Giáo viên mầm non hiện nay
Đối với các giáo viên tại các trường mầm non công lập tại Việt Nam, theo quy định hiện tại, tiền lương của giáo viên được tính bằng cách sử dụng công thức sau: Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương. Khi lương cơ sở tăng, mức lương của giáo viên sẽ tăng tương ứng, phụ thuộc vào từng cấp dạy, hạng giáo viên, và bậc lương. Lưu ý đâu là công thức tính tiền lương áp dụng cho giáo viên mầm non trước ngày 01/07/2024.
Hạng giáo viên | Mức lương |
Giáo viên mầm non hạng III | 3.780.000 - 8.800.000 đồng/tháng |
Giáo viên mầm non hạng II | 4.200.000 - 8.900.000 đồng/tháng |
Giáo viên mầm non hạng I | 7.200.000 – 11.400.000 đồng/tháng |
Mô tả công việc chính của Giáo viên Mầm non
Giáo viên mầm non thường hoạt động chính tại các trường học trong giờ làm việc hành chính theo lịch giảng dạy được chỉ định trước. Ngoài ra, đối với những giáo viên mầm non làm việc tại các trung tâm khác nhau, thời gian làm việc có thể kéo dài hơn so với những giáo viên làm việc tại các trường học.
Tiếp nhận và trao trả trẻ tận tay cho phụ huynh
Giáo viên mầm non cần đảm bảo đón và trả trẻ hàng ngày khi phụ huynh đưa, đón. Họ sẽ điểm danh sự có mặt của từng học sinh và liên lạc với phụ huynh khi trẻ vắng mặt mà không có thông báo trước.
Xây dựng giáo án giảng dạy phù hợp
Xây dựng nên các chương trình dạy học mới mẻ, sáng tạo, phù hợp với trẻ mầm non. Giáo viên mầm non sẽ cần sử dụng các công cụ giảng dạy đa dạng (kể chuyện, đóng kịch, các công cụ hỗ trợ khác,…) để các bé nhanh chóng tiếp thu kiến thức.
Quan sát, hỗ trợ phát triển từng cá nhân
Thường xuyên quan sát quá trình học tập, sinh hoạt của từng em để có thể hỗ trợ các bạn cải thiện năng lực hành vi xã hội cũng như hình thành tính tự trọng. Theo dõi về sự tiến bộ của các bé trong học tập, sự hòa đồng với môi trường mới và báo cáo cho phụ huynh. Thường xuyên liên lạc với phụ huynh để hiểu hơn về hoàn cảnh, tính cách, tâm lý của các bé. Từ đó giáo viên mầm non sẽ có phương pháp để hỗ trợ, giảng dạy tốt và phù hợp nhất cho các bạn nhỏ
Hướng dẫn kỹ năng mềm cho trẻ
Hướng dẫn cho các bạn nhỏ các kỹ năng về nghệ thuật, kỹ năng mềm thông qua các chương trình giảng dạy với kết cấu rõ ràng. Ví dụ như là giúp trẻ nhớ, nhận ra các dạng hình học, con số, màu sắc, các món đồ thủ công,… Luôn tìm cách để khuyến khích các bé tương tác, trò chuyện với nhau nhiều hơn, giải quyết các vấn đề gây lộn, mâu thuẫn của trẻ khi học tập.
Chăm sóc trẻ
Sắp xếp thời gian ăn – ngủ trưa, ăn nhẹ buổi chiều cho các bé, giám sát các bé để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối. Luôn duy trì lớp học sạch sẽ, gọn gàng, đảm bảo an toàn thực phẩm, tuân thủ về tiêu chuẩn y tế.
Học tập nâng cao kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ
Không chỉ cung cấp kiến thức cho trẻ, giáo viên mầm non còn phải nâng cao kiến thức và kỹ năng của bản thân trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ. Họ nên tham gia các khóa đào tạo, hội thảo và các hoạt động chuyên môn để cập nhật những phương pháp giảng dạy mới nhất, những kiến thức về phát triển trẻ và các vấn đề liên quan đến giáo dục mầm non. Bằng việc liên tục nâng cao kiến thức và kỹ năng, giáo viên mầm non có khả năng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu và thách thức trong công tác dạy dỗ trẻ.
5. Vai trò của giáo viên mầm non
Giảng dạy theo giáo trình
Giáo viên mầm non đảm nhận vai trò giảng dạy theo giáo trình được thiết kế đặc biệt cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Họ tạo ra môi trường học tập thích hợp và sáng tạo, sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với độ tuổi và các giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ. Qua việc giảng dạy, giáo viên mầm non giúp trẻ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, toán học, khoa học, nghệ thuật và thể chất cơ bản.
Nắm bắt mọi tình hình của trẻ để trao đổi cùng phụ huynh khi cần
Giáo viên mầm non là người có thể quan sát và hiểu rõ những nhu cầu, khó khăn và tiềm năng của từng trẻ nhỏ. Họ thường ghi chép, đánh giá và theo dõi sự phát triển của trẻ để thông báo cho phụ huynh về những tiến bộ và những vấn đề của trẻ cần quan tâm. Bằng việc trao đổi thường xuyên với phụ huynh, giáo viên sẽ cung cấp những thông tin quan trọng của bé và phối hợp cùng gia đình tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho trẻ.
Dạy các kỹ năng cơ bản cho trẻ
Một trong những vai trò quan trọng của giáo viên mầm non là giúp trẻ phát triển các kỹ năng cơ bản như tự lập, giao tiếp, tư duy logic và tư duy sáng tạo. Họ thiết kế các hoạt động giáo dục và trò chơi phù hợp để khuyến khích trẻ tham gia, tìm hiểu và thử nghiệm. Giáo viên mầm non cũng hướng dẫn trẻ nhỏ rèn luyện kỹ năng xã hội, như chia sẻ, tôn trọng và làm việc nhóm. Bên cạnh đó, các kỹ năng sinh tồn như: bơi lội, phòng cháy chữa cháy, tự sơ cứu cho bản thân,.. cũng đã được đưa vào giáo trình mầm non, cho các bé có kiến thức tốt để cứu bản thân và những người xung quanh.
Tìm tòi, phân tích và kích thích các khả năng bẩm sinh của trẻ
Giáo viên mầm non tìm hiểu và phân tích các khả năng bẩm sinh của từng trẻ để định hướng giáo dục phù hợp. Họ khám phá và khuyến khích sự sáng tạo, tư duy linh hoạt và khả năng đặc biệt của trẻ. Bằng cách tạo ra môi trường đa dạng lĩnh vực, ngành nghề, giáo viên mầm non giúp trẻ phát triển và tận dụng tối đa tiềm năng của mình.
Tạo nền tảng học tập và kiến thức cho trẻ
Vai trò quan trọng khác của giáo viên mầm non là tạo nền tảng học tập và kiến thức cho trẻ nhỏ. Họ giúp trẻ hiểu và thực hiện các hoạt động học tập đơn giản, từ việc nhận biết màu sắc, hình dạng, đến các khái niệm cơ bản về số học, ngôn ngữ và khoa học. Giáo viên mầm non xây dựng môi trường học tập tích cực, động viên sự tò mò và khám phá của trẻ, và khuyến khích trẻ học hỏi thông qua trò chơi, câu chuyện, và hoạt động thực tế.
>> Đọc thêm:
Việc làm Giáo viên lái xe đang tuyển dụng
Giáo viên mầm non có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
104 - 156 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giáo viên mầm non
Tìm hiểu cách trở thành Giáo viên mầm non, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giáo viên mầm non?
Yêu cầu tuyển dụng của Giáo viên mầm non
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Giáo viên mầm non cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Bằng cấp chuyên ngành: Vị trí Giáo viên mầm non yêu cầu có bằng cử nhân giáo dục mầm non hoặc bằng cấp tương đương trong lĩnh vực giáo dục. Bằng cấp này cung cấp kiến thức vững chắc về cách tiếp cận và phát triển trẻ em trong độ tuổi mầm non. Các chứng chỉ hoặc bằng cấp về giáo dục sớm, phát triển trẻ em, hoặc quản lý giáo dục có thể được yêu cầu. Đây là những bằng cấp bổ sung giúp củng cố kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc giáo viên mầm non.
-
Kiến thức về phát triển trẻ em: Cần có kiến thức sâu về quy trình phát triển vật lý, tâm lý, và xã hội của trẻ nhỏ. Điều này giúp giáo viên nhận biết và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cụ thể của từng trẻ trong lớp. Việc nắm bắt tâm lý và nuôi dạy trẻ đúng là vô cùng quan trọng, đặc biệt là với trẻ nhỏ vì ở độ tuổi này, chúng tiếp thu và bắt chước thông tin và hành động từ môi trường xung quanh, đặc biệt là từ những người gần gũi chúng thường xuyên như mẹ và cô giáo.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp hiệu quả với trẻ nhỏ, phụ huynh và đồng nghiệp là rất quan trọng để xây dựng một môi trường học tập tích cực và hỗ trợ sự phát triển của trẻ nhỏ. Việc giao tiếp với trẻ nhỏ đòi hỏi sự kiên nhẫn và khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, vì vậy một giáo viên mầm non cần thành thạo kỹ năng này để thực hiện tốt công việc của mình.
-
Kỹ năng quản lý lớp học: Có khả năng quản lý và duy trì một môi trường học tập tích cực và an toàn cho trẻ nhỏ, bao gồm quản lý hành vi và xử lý các tình huống khó khăn. Một lớp học đầy các em nhỏ sẽ không bao giờ bình lặng vì trẻ ở độ tuổi mầm non rất hiếu động và tò mò về mọi thứ xung quanh. Do đó các em cần được chú ý giám sát và chăm sóc để tránh xảy ra các tình huống nguy hiểm.
-
Kỹ năng giảng dạy: Khả năng truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả và sinh động là yếu tố quan trọng. Giáo viên tiểu học cần biết cách lên kế hoạch giảng dạy, sử dụng phương pháp và tài liệu phù hợp với độ tuổi và năng lực của học sinh. Những bài giảng dạy khô khan sẽ không thu hút được sự chú ý và tập trung của học sinh, do đó Giáo viên tiểu học cần liên tục làm mới bài giảng của mình.
Yêu cầu khác
-
Tình yêu và thích làm việc với trẻ nhỏ: Là một giáo viên mầm non, một yêu cầu tất yếu là bạn phải có sự đam mê trong việc giáo dục và chăm sóc trẻ nhỏ. Điều này sẽ quyết định đến chất lượng công việc và giảng dạy của bạn rất nhiều.
Lộ trình thăng tiến của Giáo viên mầm non
Lộ trình thăng tiến của Giáo viên mầm non có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
Kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
Dưới 1 năm |
Giáo viên thực tập |
1 - 3 triệu/tháng |
1 – 4 năm |
5 - 10 triệu/tháng |
|
4 – 10 năm |
Giáo viên mầm non chuyên nghiệp |
10 - 18 triệu/tháng |
Mức lương trung bình của Giáo viên mầm non và các ngành liên quan
-
Giáo viên chủ nhiệm: 6 - 13 triệu đồng/tháng (1 tháng)
- Giáo viên tiểu học: 12 - 18 triệu đồng/tháng (1 tháng)
1. Giáo viên thực tập
Mức lương: 1 - 3 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: dưới 1 năm
Giáo viên thực tập là các giáo viên mới ra trường hoặc đang theo học tập tại các trường đại học sư phạm. Họ được phân công để tiếp xúc thực tế với công việc giảng dạy, tham gia vào các hoạt động giảng dạy dưới sự hướng dẫn của giáo viên có kinh nghiệm. Công việc bao gồm tham gia lên kế hoạch giảng dạy, chuẩn bị tài liệu học tập, thực hiện các hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả học tập của học sinh.
>> Đánh giá: Đây là giai đoạn khi giáo viên mới bắt đầu sự nghiệp, thường có khoảng 1 năm kinh nghiệm. Giáo viên mới thường được phân công giảng dạy các lớp cơ bản và nhận sự hướng dẫn từ giáo viên kinh nghiệm.
2. Giáo viên mầm non
Mức lương: 5 - 10 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 4 năm
Giáo viên Mầm non (Preschool teacher) là một người trực tiếp truyền tải các kiến thức khác nhau. Họ là những người mang sứ mệnh cao cả, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đưa các bạn nhỏ làm quen, tiếp cận với kiến thức xã hội bên ngoài. Giáo viên mầm non sẽ giúp cho những “đứa trẻ” có thể hình thành nên phẩm chất, thế giới quan và kích thích sự niềm đam mê học tập.
>> Đánh giá: Là Giáo viên mầm non bạn phải tích cực phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. Vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm vào thực tế giảng dạy, giáo dục; có khả năng đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp trong việc nghiên cứu và áp dụng khoa học sư phạm từ cấp trường trở lên.
3. Giáo viên mầm non chuyên nghiệp
Mức lương: 10 - 18 triệu đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 4 - 10 năm
Giáo viên mầm non chuyên nghiệp là người đã có kinh nghiệm. Họ là những người mang sứ mệnh cao cả, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đưa các bạn nhỏ làm quen, tiếp cận với kiến thức xã hội bên ngoài. Giáo viên mầm non sẽ giúp cho những “đứa trẻ” có thể hình thành nên phẩm chất, thế giới quan và kích thích sự niềm đam mê học tập.
>> Đánh giá: Là người có kinh nghiệm và kỹ năng lãnh đạo. Công việc hộ rất bận rộn. Một khi, cứ quay cuồng trong giảng dạy và hàng tá kế hoạch, báo cáo, họp hành, tập huấn… Giáo viên cần có lòng yêu thương học sinh, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc; giữ gìn phẩm chất đạo đức nhà giáo, gương mẫu cho học sinh.
Đọc thêm:
Việc làm Giáo viên mầm non đang tuyển dụng