Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp (IDC, Cục Công nghiệp) thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024, cụ thể như sau:
I. Điều kiện đăng ký dự tuyển
1. Người đủ các điều kiện sau không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn đăng ký dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Trình độ đào tạo:
– Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm dự tuyển;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển (bảng tổng hợp nhu cầu tuyển dụng kèm theo).
2. Không tiếp nhận đăng ký dự tuyển đối với các trường hợp:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
II. Chỉ tiêu và vị trí việc làm cần tuyển dụng
Chỉ tiêu: 09 viên chức.
Vị trí việc làm cần tuyển dụng: Viên chức làm việc tại Trung tâm (bảng tổng hợp nhu cầu tuyển dụng kèm theo).
III. Hồ sơ dự tuyển
Toàn bộ hồ sơ đựng trong túi bìa cứng cỡ 24 cm x 32 cm, ngoài bì hồ sơ ghi rõ “Hồ sơ đăng ký tuyển dụng viên chức năm 2024” và thông tin cá nhân (họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú), đơn vị, vị trí dự tuyển, điện thoại và địa chỉ liên lạc. Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự tuyển vào 01 vị trí, hoàn toàn chịu trách nhiệm về hồ sơ đăng ký dự thi. Trường hợp thí sinh nộp hồ sơ vào từ 02 vị trí trở lên, khai không đúng sự thật thì sẽ bị loại khỏi danh sách dự thi hoặc bị hủy kết quả thi tuyển. Thành phần hồ sơ dự tuyển gồm:
1. Phiếu đăng ký dự tuyển ghi rõ vị trí việc làm đăng ký dự tuyển theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
2. Bản foto các văn bằng chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, nếu là văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải có văn bản công nhận văn bằng do Trung tâm Công nhận văn bằng thuộc Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và đào tạo cấp;
3. Bản foto Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức (nếu có);
4. 02 phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ người nhận.
IV. Hình thức và nội dung xét tuyển
1. Hình thức tuyển dụng: xét tuyển.
2. Nội dung tuyển dụng
a) Vòng 1:
Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm, nếu phù hợp thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
b) Vòng 2: thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
– Hình thức thi: Phỏng vấn
– Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Cụ thể như sau:
+ Kiến thức về viên chức quản lý nhà nước;
+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, Cục Công nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp;
+ Các kiến thức chuyên ngành về công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
– Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút
– Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100.
– Không thực hiện phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn.
V. Ưu tiên trong tuyển dụng
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: được cộng 2,5 điểm vào kết quả vòng 2.
d) Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2
e) Ưu tiên theo vị trí việc làm tại phụ lục chỉ để tính khi có 02 trường hợp điểm bằng nhau ở một vị trí cần tuyển dụng.
Trường hợp người dự xét tuyển viên chức thuộc nhiều diện ưu tiên quy định nêu trên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2 theo quy định.
VI. Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ, phí tuyển dụng
1. Thời gian nhận hồ sơ: từ ngày 20 tháng 8 năm 2024 đến ngày 20 tháng 9 năm 2024 (trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần).
2. Địa điểm nhận hồ sơ, số điện thoại liên hệ:
Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp, địa chỉ số 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Số điện thoại liên hệ: (024).37586826
3. Thời gian và địa điểm xét tuyển: trong tháng 10 hoặc tháng 11/2024 tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp, địa chỉ số 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
4. Phí tuyển dụng: 500.000 đ/thí sinh (theo hướng dẫn tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức).
Lưu ý:
– Chỉ tiếp nhận các hồ sơ đủ thành phần theo quy định tại mục III của Thông báo và do người đăng ký dự tuyển trực tiếp đến nộp. Không trả lại hồ sơ đối với tất cả các trường hợp đăng ký dự tuyển.
*****Tệp đính kèm:
Nguồn tin: moit.gov.vn
Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay - 1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của tỉnh Hà Nội. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.
Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân viên tư vấn là gì?
1. Nhân viên tư vấn là gì?
Nhân viên tư vấn là người chịu trách nhiệm tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc đưa ra quyết định hoặc giải quyết vấn đề. Công việc của nhân viên tư vấn bao gồm tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin và giải đáp các câu hỏi, đề xuất giải pháp phù hợp, xử lý tình huống khó khăn và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Nhân viên tư vấn cần có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng lắng nghe và hiểu khách hàng, cũng như kiến thức về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang tư vấn.
2. Học ngành gì để trở thành nhân viên tư vấn?
Ngành tư vấn trên thực tế là một ngành học đòi hỏi sự kết hợp giữa kỹ năng giao tiếp, tâm lý học và sự hiểu biết sâu rộng về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn hỗ trợ. Để trở thành một nhân tư vấn chuyên nghiệp, bạn cần trang bị các kiến thức chuyên môn và rèn luyện các kỹ năng mềm như xử lý tình huống, lắng nghe khách hàng, và làm việc nhóm. Việc theo học tại các trường đào tạo uy tín hoặc các khóa học ngắn hạn chuyên sâu là rất cần thiết, giúp bạn vừa nắm vững lý thuyết vừa có cơ hội thực hành.
3. 6 kiểu nhân viên tư vấn (qua điện thoại, trực tiếp, email online, dịch vụ, bán hàng, tư vấn chuyên gia)
Kiểu nhân viên tư vấn | Mô tả công việc |
1. Tư vấn qua điện thoại | Gọi điện hoặc nhận cuộc gọi từ khách hàng để giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin hoặc xử lý vấn đề. |
2. Tư vấn trực tiếp | Gặp gỡ và tư vấn trực tiếp với khách hàng tại văn phòng, cửa hàng hoặc các sự kiện. |
3. Tư vấn qua email/online | Gửi email hoặc sử dụng các nền tảng trực tuyến để trả lời câu hỏi và hướng dẫn khách hàng. |
4. Tư vấn dịch vụ | Đưa ra giải pháp tối ưu cho khách hàng liên quan đến dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. |
5. Tư vấn bán hàng | Hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm/dịch vụ và thúc đẩy hành vi mua hàng. |
6. Tư vấn chuyên gia | Cung cấp lời khuyên và giải pháp dựa trên chuyên môn cao trong một lĩnh vực cụ thể. |
4. Những cơ hội và thách thức khi trở thành nhân viên tư vấn
Cơ hội | Thách thức |
|
|
5. Ai nên lựa chọn công việc tư vấn?| Hướng nghiệp ngành tư vấn
Những người có kỹ năng giao tiếp tốt
Công việc tư vấn yêu cầu khả năng giao tiếp rõ ràng, thuyết phục và lắng nghe hiệu quả. Nếu bạn có khả năng diễn đạt ý tưởng một cách logic, dễ hiểu và thuyết phục, đồng thời biết cách lắng nghe và hiểu được nhu cầu của khách hàng, bạn sẽ phù hợp với công việc này. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng và đối tác, tạo ra những giải pháp hữu ích cho họ.
Người có khả năng phân tích và giải quyết vấn đề
Một trong những yêu cầu quan trọng trong công việc tư vấn là khả năng phân tích vấn đề và đưa ra các giải pháp hiệu quả. Nếu bạn có khả năng nhìn nhận các vấn đề từ nhiều góc độ, phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định sáng suốt, công việc tư vấn sẽ rất phù hợp với bạn. Tư vấn viên thường phải giải quyết các tình huống phức tạp, vì vậy khả năng phân tích sâu và tư duy phản biện là rất quan trọng.
Người thích làm việc với con số và dữ liệu
Một số ngành tư vấn, đặc biệt là tư vấn tài chính, chiến lược hay marketing, yêu cầu bạn làm việc với dữ liệu và con số một cách thường xuyên. Nếu bạn có đam mê với việc phân tích dữ liệu, hiểu được tầm quan trọng của con số trong việc ra quyết định, bạn sẽ có lợi thế lớn khi làm việc trong ngành tư vấn. Các công ty tư vấn rất coi trọng việc áp dụng các phân tích dữ liệu chính xác để đưa ra các chiến lược tối ưu cho khách hàng.
Những người có tinh thần cầu tiến và học hỏi không ngừng
Ngành tư vấn liên tục thay đổi và yêu cầu người làm nghề luôn cập nhật kiến thức mới, xu hướng và công nghệ. Nếu bạn là người yêu thích việc học hỏi, khám phá và sáng tạo để giải quyết các vấn đề mới, công việc tư vấn sẽ rất phù hợp với bạn. Tư vấn viên cần có khả năng thích nghi nhanh chóng với các thay đổi và không ngừng nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và thị trường.
Công việc tư vấn phù hợp với những người có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng phân tích vấn đề sắc bén, đam mê làm việc với dữ liệu và có tinh thần cầu tiến. Nếu bạn sở hữu những phẩm chất này, ngành tư vấn có thể là một lựa chọn nghề nghiệp rất phù hợp và mở ra nhiều cơ hội phát triển.
Nhân viên tư vấn có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
91 - 143 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân viên tư vấn
Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên tư vấn, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên tư vấn?
Mô tả công việc của Nhân viên tư vấn
Tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng
Nhân viên tư vấn tương tác với khách hàng để hiểu rõ về nhu cầu và mong muốn của họ. Điều này có thể bao gồm việc nghe và ghi chép thông tin, đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề và tìm hiểu mục tiêu của khách hàng.
Cung cấp thông tin và Tư vấn
Nhân viên tư vấn cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng quan tâm. Họ giải đáp các câu hỏi và giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các tính năng, lợi ích và quy trình sử dụng.
Đưa ra giải pháp cho khách hàng
Dựa trên nhu cầu và mong muốn của khách hàng, nhân viên tư vấn tư vấn và đề xuất các giải pháp phù hợp. Họ có thể đưa ra các lựa chọn, so sánh các sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau và giúp khách hàng chọn lựa phù hợp nhất.
Yêu cầu tuyển dụng của Nhân viên tư vấn
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Nhân viên tư vấn cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu về kiến thức chuyên môn
Nhân viên tư vấn cần hiểu rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang tư vấn để có thể cung cấp thông tin chi tiết và tư vấn một cách chính xác. Cùng với đó, nhân viên tư vấn cần nắm vững quy trình và quy định liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm cả quy trình bán hàng, quy định pháp lý và quy định về an toàn và bảo mật.
Trong một số lĩnh vực, nhân viên tư vấn cần có kiến thức về công nghệ và phần mềm để có thể hỗ trợ khách hàng trong việc sử dụng các công cụ và ứng dụng liên quan.
Yêu cầu về kỹ năng
Ngoại hình và giọng nói không phải là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với một Nhân viên tư vấn. Tuy nhiên, chúng cũng đóng một vai trò nhất định trong việc tạo ấn tượng đầu tiên và giúp Nhân viên tư vấn thành công trong công việc.
- Vẻ ngoài gọn gàng, sạch sẽ và chuyên nghiệp.
- Gương mặt sáng sủa, ưa nhìn.
- Tóc tai gọn gàng, sạch sẽ.
- Trang phục phù hợp với môi trường làm việc.
- Khả năng diễn đạt ý kiến và chỉ thị một cách rõ ràng và lưu loát.
- Giọng nói của họ nên dễ nghe, không quá nhanh hoặc quá chậm
- Khả năng truyền đạt thông tin một cách hiệu quả.
Nhân viên tư vấn cần có khả năng lắng nghe chân thành và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng. Họ phải biết lắng nghe một cách chủ động, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng để khám phá và hiểu rõ vấn đề.
Nhân viên tư vấn cần có khả năng diễn đạt ý kiến và thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu. Họ phải biết sử dụng ngôn từ phù hợp, truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả và tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Trong một số trường hợp, nhân viên tư vấn cần viết email, báo cáo hoặc tài liệu để truyền đạt thông tin cho khách hàng. Kỹ năng viết chính xác, rõ ràng và hấp dẫn là rất quan trọng.
Trong trường hợp làm việc với khách hàng nước ngoài hoặc có ngôn ngữ khác, nhân viên tư vấn cần có khả năng giao tiếp bằng các phương pháp phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cử chỉ, biểu đạt khuôn mặt và sử dụng công cụ hỗ trợ như thông dịch viên hoặc phần mềm dịch thuật. Nhân viên tư vấn cần có khả năng thuyết phục khách hàng và đưa ra lập luận logic để giải thích lợi ích và giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ. Họ phải biết tạo ra sự thuyết phục và đáp ứng các thắc mắc hoặc đối thảo từ khách hàng.
Các yêu cầu khác
Kinh nghiệm ở vị trí tương đường là một trong số các yêu cầu thường gặp với Nhân viên tư vấn vì các doanh nghiệp không muốn dành nguồn lực để đào tạo từ đầu nên họ có xu hướng tuyển dụng người đã có kinh nghiệm, có thể làm viêc luôn.
Nhân viên tư vấn cũng có trường hợp đòi hỏi khả năng làm việc các thiết bị công nghệ các quy trình quản lý và cung cấp các giải pháp tư vấn cho doanh nghiệp. Biết sử dụng công cụ quản lý thời gian công việc, tính toán để làm việc một cách hiệu quả để tránh mắc các lỗi khi làm việc. Có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để đáp ứng được tiến độ công việc.
Lộ trình nghề nghiệp của Nhân viên tư vấn
1. Thực tập sinh tư vấn
Mức lương: 3 - 5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 0 - 1 năm
Đánh giá: Thực tập sinh tư vấn bảo hiểm mang lại nhiều cơ hội học hỏi và trải nghiệm quý báu trong ngành tư vấn. Công việc thực tập sinh tư vấn giúp khách hàng hiểu rõ về các sản phẩm, giải đáp thắc mắc và cung cấp thông tin chi tiết về quyền lợi và điều khoản của các sản phẩm khác nhau mà doanh nghiệp đang bán. Nhờ vậy, các tư vấn viên có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, hiểu rõ hơn về nhu cầu và tâm lý của khách hàng.
2. Nhân viên tư vấn
Mức lương: 12 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 1 - 3 năm
Đánh giá: Công việc nhân viên tư vấn mang lại nhiều cơ hội phát triển và thu nhập hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm với những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.
3. Trưởng phòng tư vấn
Mức lương: 25 - 40 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 3 - 5 năm
Đánh giá: Trưởng phòng tư vấn mang lại nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp và thu nhập hấp dẫn, nhưng cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng và chịu áp lực lớn. Công việc chính của trưởng phòng tư vấn là quản lý và giám sát, đào tạo và hỗ trợ nhân viên tư vấn để họ đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Đánh giá hiệu suất làm việc và đưa ra phản hồi định kỳ.
4. Giám đốc tư vấn
Mức lương: 30 - 50 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 5 - 10 năm
Đánh giá: Giám đốc tư vấn là một vị trí lãnh đạo cao cấp trong ngành bảo hiểm hoặc các lĩnh vực tư vấn tài chính khác, với trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động tư vấn của công ty và đảm bảo các mục tiêu chiến lược được thực hiện. Với trách nhiệm chính là định hướng và phát triển chiến lược tư vấn phù hợp với mục tiêu dài hạn của công ty. Đưa ra các kế hoạch hành động chi tiết để thực hiện chiến lược này.
5 bước giúp Nhân viên tư vấn thăng tiến nhanh trong trong công việc
Hoàn thành tốt công việc
Để thăng tiến nhanh từ vị trí nhân viên tư vấn lên các vị trí cao hơn như trưởng nhóm, trưởng phòng hoặc giám đốc tư vấn, bạn cần phải có chiến lược rõ ràng và tận dụng tối đa các cơ hội phát triển. Một trong số đó là bạn hãy hoàn thành các công việc hiện tại đang đảm nhiệm, đó sẽ là cơ sở để sếp đánh giá năng lực làm việc của bạn.
Học hỏi và phát triển thêm chuyên môn
Kiến thức là vô hạn, bất cứ ngành nghề nào để thăng tiến nhanh đều đòi hỏi mỗi người cần học hỏi không ngừng, bạn có thể tham gia các khóa đào tạo, hội thảo và các chương trình học tập liên quan đến bảo hiểm và tài chính hay đạt được các chứng chỉ hành nghề bảo hiểm như AIC (Associate in Claims), CPCU (Chartered Property Casualty Underwriter) hoặc các chứng chỉ quốc tế khác để tăng giá trị bản thân.
Trau dồi các kỹ năng cần thiết
Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp các nhân viên tư vấn giao tiếp hiệu quả hơn với khách hàng, lắng nghe khách hàng và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng. Kỹ năng bán hàng sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng thuyết phục, đàm phán và chốt hợp đồng. Đây là hai kỹ năng quan trọng mà các nhân viên tư vấn bảo hiểm cần có.
Xây dựng các mối quan hệ
Xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và các bộ phận khác trong công ty nhằm tạo "vòng bạn bè" rộng lớn hơn. Cùng với đó là tạo dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng, trở thành người tư vấn đáng tin cậy của họ. Tham gia các sự kiện, hội thảo ngành để mở rộng mạng lưới quan hệ và học hỏi từ những người có kinh nghiệm.
Tìm kiếm các cơ hội thăng tiến
Luôn cập nhật thông tin về các cơ hội thăng tiến nội bộ trong công ty và chuẩn bị sẵn sàng để nộp đơn khi có cơ hội. Thể hiện năng lực và thành tích của mình với cấp trên, chứng minh rằng bạn là ứng viên sáng giá cho các vị trí cao hơn.
Xem thêm:
Việc làm Nhân viên tư vấn đang tuyển dụng