1,906 việc làm
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 8 ngày trước
Công Ty TNHH Dịch Vụ Công Nghệ NANO VIỆT NAM
Senior Talent Acquisition cum HR Generalist - Hết hạn
Dịch Vụ Công Nghệ NANO VIỆT NAM
Thỏa thuận
Đăng 30+ ngày trước
12 - 15 triệu
Hồ Chí Minh, Vĩnh Long
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đăng 30+ ngày trước
Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam
Quản Lý Tiềm Năng [Đồng Nai, Vũng Tàu] - Hết hạn
Bảo hiểm Cathay Life Việt Nam
3.2
12 - 22 triệu
Đăng 30+ ngày trước
4 - 8 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Vị trí tuyển dụng: CV PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM - TT.PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM - K.CÁ NHÂN
SACOMBANK
3.4
35 đánh giá 34 việc làm
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 1
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 1
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 15/07/2024
Hạn nộp hồ sơ: 10/09/2024
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 1
Giới tính: Đang cập nhật
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Hồ Chí Minh

Mô tả công việc

TRÁCH NHIỆM CHÍNH

Thực hiện công tác quản lý và phát triển Sản phẩm dịch vụ (SPDV) cho Khách hàng cá nhân:
Lập kế hoạch và thực hiện cải tiến, phát triển sản phẩm.
Phối hợp xây dựng dòng SPDV có gắn kết yếu tố bảo hiểm.
Hệ thống hóa danh mục sản phẩm theo phân công và nghiên cứu, phát triển/cải tiến sản phẩm phù hợp theo từng thời kỳ.
Phối hợp cải tiến, điều chỉnh quy trình phục vụ khách hàng nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Theo dõi thông tin, thu thập dữ liệu, phân tích và nghiên cứu để phát triển SPDV mới.
Xây dựng, vận hành lãi suất biểu phí liên quan đến SPDV phụ trách. Phân tích, tính toán chi phí để đề xuất biểu phí liên quan đến từng SPDV.
Soạn thảo các hướng dẫn, biểu mẫu liên quan đến sản phẩm, nghiệp vụ.
Thực hiện công tác triển khai, tiếp thị SPDV:
Đánh giá hiệu quả sau khi triển khai SPDV.
Phối hợp Bộ phận liên quan để xây dựng kế hoạch quảng bá SPDV được phân công theo từng giai đoạn và định hướng phát triển.
Trách nhiệm khác:
Phối hợp xây dựng Bộ đề thi/kiểm tra kiến thức SPDV đối với đội ngũ bán hàng trực tiếp tại kênh phân phối.
Tham gia các dự án có liên quan đến SPDV do Phòng hoặc ĐV.NVNH khác chủ trì.
Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp quản lý.

YÊU CẦU CÔNG VIỆC

 Có kinh nghiệm làm SPDV ngân hàng từ 3 năm, có kiến thức về sản phẩm Thẻ
 Tiếng anh giao tiếp tốt, đọc hiểu tài liệu liên quan
 Có kinh nghiệm làm dự án, quản trị dự án.
 Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc với đối tác nước ngoài.
 Kỹ năng hướng dẫn, truyền đạt tốt
 Kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập
 Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành: kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, marketing hoặc các chuyên ngành có liên quan.
 Có kinh nghiệm làm việc tại các ngân hàng lớn hoặc các công ty Fintech.

Quyền lợi

Chế độ Lương và thu nhập hấp dẫn: các khoản thưởng vào nhiều dịp Lễ, Tết trong năm (thưởng tháng 13, thưởng danh hiệu theo cá nhân, thưởng kết quả hoạt động, kinh doanh của Đơn vị,…);, Được đào tạo nghiệp vụ, kiến thức công việc liên quan;, Cơ hội nghề nghiệp & lộ trình thăng tiến rõ ràng;, Du lịch nghỉ mát hàng năm.

Cập nhật gần nhất lúc: 2024-07-15 23:50:02

Khu vực
Báo cáo

Quy mô:
Trên 10.000 nhân viên
Địa điểm:
266 - 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (tên giao dịch: Sacombank) là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, thành lập vào năm 1991. Hiện tại Sacombank kinh doanh trong các lĩnh vực chính sau đây: 

  • Huy động vốn, tiếp nhận vốn vay trong nước; 
  • Cho vay, hùn vốn và liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; 
  • Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức, dân cư dưới các hình thức gửi tiền có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân, chiết khấu các thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh theo pháp luật; 
  • Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
  • Kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, thanh toán quốc tế; 
  • Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong mối quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Chính sách bảo hiểm

  • Bảo hiểm xã hội
  • Bảo hiểm y tế
  • Khám sức khỏe định kỳ

Các hoạt động ngoại khóa

  • Team Building
  • Các hoạt động từ thiện xã hội
  • Phong trào thể dục thể thao

Lịch sử thành lập

  • Ngày 21/12/1991, Sacombank là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập tại TP.HCM với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. 
  • Năm 1993, Ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trương Chi nhánh tại Hà Nội.
  • Năm 1995, Thực hiện cải tổ Ngân hàng theo mô hình quản trị tiên tiến. Đây là bước ngoặt mổ ra thời kỳ đổi mới quan trọng trong quá trình phát triển của Sacombank.
  • Năm 1996, Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/ cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn.
  • Năm 1997, Là Ngân hàng tiên phong thành lập tổ tín dụng ngoài địa bàn (nơi chưa có chi nhánh Sacombank trú đóng): tổ tín dụng Lai Uyên, tỉnh Sông Bé (tỉnh Bình Dương hiện nay) để đưa vốn về nông thôn, góp phần cải thiện đời sống của các hộ nông dân và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nền kinh tế.
  • Năm 1999, Khánh thành tòa nhà trụ sở tại số 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.HCM
  • Năm 2001, Tiếp nhận vốn góp từ cổ đông nước ngoài. Mở đầu là Tập đoàn tài chính Dragon Financial Holding (Anh Quốc) tham gia góp 10% vốn điều lệ. Việc góp vốn này đã mở đường cho Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng ANZ, nâng số vốn cổ phần của các cổ đông nước ngoài lên 30% vốn điều lệ.
  • Năm 2002, Thành lập Công ty trực thuộc đầu tiên – Công ty quản lý nợ và Khai thác tài sản Sacombank – SBA, bước đầu thực hiện chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói.
  • Năm 2003, Là ngân hàng đầu tiên được phép thành lập Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management - VFM), là liên doanh giữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốn điều lệ).
  • Năm 2004, Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty Temenos (Thụy Sĩ) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.
  • Năm 2005, Thành lập Chi nhánh 8 Tháng 3, là mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam hoạt động với sứ mệnh vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiện đại,
  • Năm 2006, Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng; Thành lập các công ty trực thuộc bao gồm: Công ty Kiều hối Sacombank-SBR, Công ty Cho thuê tài chính Sacombank-SBL, Công ty Chứng khoán Sacombank-SBS.
  • Năm 2007, Thành lập Chi nhánh Hoa Việt, là mô hình ngân hàng đặc thù phục vụ cho cộng đồng Hoa ngữ; Phủ kín mạng lưới hoạt động tại các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây nguyên.
  • Tháng 12/2008, Là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trương chi nhánh tại Lào.
  • Tháng 6/2009, Khai trương chi nhánh tại Phnôm Pênh, hoàn thành việc mở rộng mạng lưới tại khu vực Đông Dương, góp phần tích cực trong quá trình giao thương kinh tế của các doanh nghiệp giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
  • Năm 2010, Kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 - 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 64%/năm; đồng thời thực hiện thành công chương trình tái cấu trúc song song với việc xây dựng nền tảng vận hành vững chắc, chuẩn bị đủ các nguồn lực để thực hiện tốt đẹp các mục tiêu phát triển giai đoạn 2011 - 2020.  
  • Ngày 05/10/2011, Sacombank thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Campuchia đánh dấu bước chuyển tiếp giai đoạn mới của chiến lược phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của Sacombank tại Campuchia nói riêng và khu vực Đông Dương nói chung.
  • Ngày 20/12/2011, Sacombank vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch Nước vì những thành tích đặc biệt xuất sắc giai đoạn 2006-2010, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc theo QĐ số 2413/QĐ-CTN ngày 15 tháng 12 năm 2011
  • Ngày 10/12/2012, Sacombank chính thức tiếp nhận và trở thành ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam áp dụng Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESMS) theo chuẩn mực quốc tế do Price waterhouse Coopers (PwC) Hà Lan tư vấn nhằm tăng cường quản lý các tác động đến môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đến các khách hàng.
  • Năm 2013 Là “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam” và “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2013” do Tạp chí The Asset và Tạp chí International Finance Magazine (IFM) bình chọn
  • Tháng 08/2014, Đảng bộ Sacombank được Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Ngân hàng TP.HCM trao quyết định công nhận đạt danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh năm 2013”. Được sự thống nhất của Đảng ủy Sacombank và Ban Thường vụ Đoàn khối Ngân hàng TP.HCM, Sacombank chính thức công bố thành lập Đoàn cơ sở Sacombank.
  • Ngày 24/7/2015, Sacombank là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam nhận khoản vay 50 triệu USD từ Cathay United Bank - một ngân hàng uy tín tại Đài Loan, nhằm mục đích tài trợ các hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Sacombank.
  • Tháng 12/2016, Sacombank được cấp Giấy chứng nhận Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015
  • Năm 2017, Sacombank triển khai hàng loạt sản phẩm dịch vụ, ứng dụng mới có hàm lượng công nghệ và độ an toàn bảo mật cao theo xu hướng thanh toán điện tử đang phát triển (công nghệ thanh toán không tiếp xúc Sacombank Contactless, máy POS NFC, ứng dụng Samsung Pay, ứng dụng mCard để thanh toán nhanh bằng QR...)
  • Ngày 18/10/2018, Được chấp thuận thành lập 4 chi nhánh tại các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định và Lào Cai, một bước tiến để Sacombank phủ kín mạng lưới tại khu vực miền Bắc.
  • Năm 2019, Chính thức triển khai hệ thống khởi tạo, phê duyệt và quản lý cấp tín dụng (LOS). Là 1 trong 7 ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hội đủ điều kiện phát hành thẻ nội địa được trang bị chip EMV.
  • Năm 2020, Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tổ chức Đại hội đồng cổ đông trực tuyến
  • Năm 2021, Sacombank nhận Huân chương Lao động hạng nhì
  • Năm 2022, Được Asia Pacific Enterprise Awards trao tặng giải thưởng “Thương hiệu truyền cảm hứng”, Ký kết hợp tác với liên danh Temenos – HiPT trong việc triển khai Nền tảng Ngân hàng Hợp kênh (Omnichannel). 

Mission

  • Mang lại giá trị về nghề nghiệp và sự thịnh vượng cho cán bộ nhân viên.
  • Đồng hành cùng sự phát triển chung của cộng đồng xã hội.
  • Tiên phong mở đường và mạnh dạn đương đầu vượt qua những thách thức để tiếp nối những thành công.
  • Đổi mới và năng động để phát triển vững bền.

Công việc của Chuyên viên Phát triển sản phẩm là gì?

Chuyên viên phát triển sản phẩm (Product Developer) là vị trí nhân sự gắn với vòng đời của sản phẩm. Vị trí này sẽ là người lên ý tưởng, giám sát hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ cũng sẽ người kiểm tra các tiêu chí về chất lượng, sự an toàn cũng như những tiêu chí khác của sản phẩm và thực hiện điều tra thị trường, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Mô tả công việc của Chuyên viên phát triển sản phẩm 

Thông thường, Chuyên viên phát triển sản phẩm sẽ làm việc trực tiếp với các phòng ban như marketing, sales, thiết kế, tài chính, kế toán,… trong doanh nghiệp. Họ sẽ là những nhân sự thuộc ban quản lý của công ty, chịu trách nhiệm phân phối nhiệm vụ, công việc hoặc trực tiếp thực hiện các công việc đó với những phòng ban khác. Một Chuyên viên phát triển sản phẩm sẽ đảm nhận những công việc chính sau đây.

  • Thực hiện nghiên cứu về sản phẩm, dịch vụ của đối thủ.
  • Phân khúc khách hàng mục tiêu của đối thủ so với sản phẩm, dịch vụ của công ty.
  • So sánh, đưa ra được những ưu điểm, nhược điểm của đối thủ để áp dụng vào sản xuất, cải tiến sản phẩm của công ty.
  • Phân tích các sản phẩm đã có trên thị trường.
  • Đưa ra các phương án, đề xuất để phân phối được sản phẩm đến thị trường.
  • Thực hiện các cuộc khảo sát, thu phản hồi từ khách hàng.
  • Tổng hợp các ý kiến phản hồi, phân tích và đưa ra được những điểm yếu để khắc phục sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Xây dựng các bộ tài liệu liên quan đến sản phẩm để đào tạo cho những bộ phận khác như marketing, sales, thiết kế,…

Chuyên viên Phát triển sản phẩm có mức lương bao nhiêu?

130 - 195 triệu /năm
Tổng lương
120 - 180 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
10 - 15 triệu
/năm

Lương bổ sung

130 - 195 triệu

/năm
130 M
195 M
65 M 390 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Chuyên viên Phát triển sản phẩm

Tìm hiểu cách trở thành Chuyên viên Phát triển sản phẩm, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Chuyên viên Phát triển sản phẩm

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
32%
2 - 4
42%
5 - 7
25%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên Phát triển sản phẩm?

Yêu cầu tuyển dụng Chuyên viên phát triển sản phẩm 

Kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin

Trước khi muốn tạo mới hay cải tiến một dòng sản phẩm nào, doanh nghiệp đều tiến hành nghiên cứu thị trường. Bởi lẽ, muốn thành công, doanh nghiệp phải “bán cái khách hàng cần”, chứ không thể chỉ “bán cái mình có”.

Thông tin, số liệu từ thị trường hay khách hàng đã có các chuyên viên nghiên cứu thị trường lo, phần của chuyên viên phát triển sản phẩm là sàng lọc những số liệu đó và đưa vào những phân tích mà phòng nghiên cứu phát triển cần triển khai để biết được:

  • Những tiêu chuẩn thị hiếu nào doanh nghiệp đủ sức đáp ứng
  • Những yếu tố nào trong sản phẩm giúp đạt những tiêu chuẩn thị hiếu đó
  • Kỹ thuật phát triển sản phẩm nào khả thi để có được những yếu tố đó.

Do đó, sở hữu năng lực phân tích, tổng hợp số liệu hiệu quả, Chuyên viên phát triển sản phẩm sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức.

Kỹ năng sáng tạo, suy nghĩ logic

Hầu như ngày nay, khách hàng có nhu cầu nào thì thị trường đều đã có sản phẩm phù hợp đáp ứng. Do đó, bên cạnh sáng tạo sản phẩm mang tính thay thế, bản thân chuyên viên phát triển sản phẩm còn được doanh nghiệp kỳ vọng sáng tạo ra những sản phẩm đánh thức nhu cầu sử dụng mà khách hàng còn chưa nghĩ đến.

Ví dụ, cách đây 20 năm, người tiêu dùng Việt chỉ dùng bột giặt có hương thơm để tạo mùi, đại đa số không biết nước xả vải là gì. Nhưng giờ thì nhà nhà, người người đều dùng nước xả vải để làm thơm quần áo lâu, tránh ẩm mốc. Nhà sản xuất không chỉ tạo nên sản phẩm mà còn tạo nên thị hiếu sử dụng sản phẩm đó nữa. Kỹ năng sáng tạo, suy nghĩ logic vì vậy luôn là trợ thủ đắc lực cho thành công của chuyên viên phát triển sản phẩm.

Kỹ năng dung hòa thị hiếu và lợi ích doanh nghiệp

Năng lực nghiên cứu sáng tạo thì chuyên viên phát triển sản phẩm nào cũng có, nhưng chỉ những chuyên viên sáng tạo sản phẩm phù hợp với kết quả phân tích thị hiếu khách hàng, cũng như hiệu quả kinh doanh cho tổ chức thì mới có được thành công trong sự nghiệp.

Thực tế, các Chuyên viên phát triển sản phẩm hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm cực kỳ tốt, chất lượng cực cao nhưng chi phí sản xuất sẽ rất cao, khó đáp ứng khả năng chi tiêu tài chính của khách hàng. Làm sao để sản phẩm chất lượng tốt nhưng vẫn phù hợp túi tiền đại đa số người tiêu dùng mới là điều mà doanh nghiệp kỳ vọng.

Kỹ năng làm việc nhóm chuyên nghiệp 

Để cho ra đời một sản phẩm, Chuyên viên phát triển sản phẩm có thể phải chịu trách nhiệm quản lý một đội nhóm gồm nhiều nhân viên. Việc phân bổ nhiệm vụ, phối hợp triển khai công việc đều sẽ do chuyên viên phát triển sản phẩm lên kế hoạch và trực tiếp kiểm soát.

Bên cạnh đó sẽ luôn cần đến sự kết hợp của phòng phát triển sản phẩm (R&D) và nhiều phòng ban chuyên môn như phòng tài chính, phòng Marketing, phòng sản xuất… 

Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phản biện giỏi

Những giải pháp sản phẩm do chuyên viên đưa ra sẽ phải trải qua vòng phê duyệt của ban lãnh đạo và nhiều phòng ban chuyên môn khác. Ngay khi ý tưởng được trình bày, chắc chắn sẽ có những ý kiến trái chiều, “chín người, mười ý” đòi hỏi Chuyên viên phát triển sản phẩm phải dùng nhiều luận điểm để chứng minh và bảo vệ sáng kiến của mình nếu không muốn bị loại ý tưởng. Do đó, dù là công việc thiên về nghiên cứu, sáng tạo nhưng giao tiếp, thuyết trình, phản biện giỏi vẫn sẽ là kỹ năng rất cần cho sự nghiệp của chuyên viên phát triển sản phẩm.

Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên phát triển sản phẩm 

Mức lương bình quân của Chuyên viên phát triển sản phẩm có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Từ 0 - 2 năm đầu tiên: Chuyên viên phát triển sản phẩm 

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí Chuyên viên phát triển sản phẩm. Nhiệm vụ chính của Chuyên viên phát triển sản phẩm là  tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới hoặc cải thiện các sản phẩm hiện có. Bạn sẽ học cách làm việc trong môi trường lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp và xây dựng kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ của một Chuyên viên phát triển sản phẩm.

Từ 2 - 3 năm: Chuyên viên quản lý dự án 

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 3 năm làm việc, nếu Chuyên viên phát triển sản phẩm thể hiện khả năng quản lý dự án xuất sắc, họ có thể chuyển sang vị trí Chuyên viên quản lý dự án. Vị trí này thực hiện nhiệm vụ trách nhiệm điều hành và quản lý các dự án phát triển sản phẩm, đảm bảo tiến độ và chất lượng.

Từ 3 - 5 năm: Quản lý sản phẩm 

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Quản lý sản phẩm, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược sản phẩm, quản lý vòng đời sản phẩm và điều hướng phát triển. Vị trí Quản lý sản phẩm là một vị trí cao trong công việc phát triển sản phẩm.

Từ 5 - 7 năm: Giám đốc chiến lược/điều hành sản phẩm

Với kinh nghiệm và thành tựu xuất sắc, Chuyên viên phát triển sản phẩm có thể tiến lên các vị trí cao cấp hơn trong bộ phận phát triển sản phẩm. Vị trí này đòi hỏi những người có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ và hiểu biết sâu về chiến lược sản phẩm hoặc hoạt động sản phẩm.