Ngày 20 tháng 9 năm 2024, Ủy ban nhân dân quận Bình Tân ban hành Kế hoạch số 533/KH-UBND về tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng quận Bình Tân năm 2024.
Ủy ban nhân dân quận Bình Tân thông báo như sau:
I. CHỈ TIÊU, VỊ TRÍ THI TUYỂN
Vị trí thi tuyển |
Số lượng (người) |
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân |
01 |
Tổng |
01 |
Để biết thêm thông tin chi tiết, các ứng viên dự tuyển xem trên Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân tại địa chỉ http://www.binhtan.hochiminhcity.gov.vn và đăng trên bảng thông báo tại Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân.
II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA DỰ TUYỂN
1. Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển
1.1. Nhân sự tại quận Bình Tân:
a) Cán bộ, công chức, viên chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và trong quy hoạch chức danh Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận, đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc quận Bình Tân.
b) Hiệu trưởng các Trường học công lập trên địa bàn quận Bình Tân.
Lưu ý: Cán bộ, công chức, viên chức trong nguồn quy hoạch vào chức danh Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận, đủ điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm phải đăng ký dự tuyển. Nếu không đăng ký tham gia dự tuyển thì hằng năm khi rà soát danh sách quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền đưa ra khỏi danh sách quy hoạch, trừ các trường hợp sau:
– Không đủ sức khỏe dự tuyển (đang mắc bệnh hiểm nghèo; đang mất khả năng nhận thức; bị ốm đau đang điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên xác nhận).
– Đang trong thời gian được cử đi học tập, đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
– Cán bộ, công chức, viên chức nữ đang trong thời gian nghỉ chế độ hậu sản.
1.2. Nhân sự từ nơi khác:
Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và trong quy hoạch chức danh Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận-huyện và được cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ đồng ý.
2. Đối tượng được đề cử tham gia dự tuyển
Cán bộ, công chức, viên chức không nằm trong quy hoạch của chức danh Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận nhưng nằm trong quy hoạch các chức danh tương đương (bao gồm cả trường hợp không công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc quận Bình Tân) được Ủy ban nhân dân quận chọn đề cử và được Ban Thường vụ Quận ủy đồng ý bằng văn bản.
III. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN THAM DỰ
1. Tiêu chuẩn, điều kiện chung
1.1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung quy định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương (Khóa VIII).
1.2. Thực hiện theo khoản 7 Điều 18 Quy định số 80-QĐ/TW ngày 18 tháng 8 năm 2022 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.
1.3. Đáp ứng đủ các điều kiện bổ nhiệm theo quy định chung về công tác cán bộ, bao gồm:
– Có hồ sơ, lý lịch cá nhân đầy đủ, rõ ràng, được cơ quan chức năng có
thẩm quyền xác nhận.
– Trong độ tuổi bổ nhiệm theo quy định.
– Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
– Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 82 Luật Cán bộ, công chức1 và các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
1.4. Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Quận ủy quản lý theo Quyết định số 916-QĐ/QU ngày 16 tháng 9 năm 2019 của Ban Thường vụ Quận ủy.
1.5. Bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại Nghị định số 29/2024/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước và Thông tư số 10/2019/TT-BGDĐT ngày 09 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể
– Tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
– Có bằng tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị trở lên hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và tương đương trở lên.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp phòng.
– Có thời gian công tác trong ngành giáo dục ít nhất 05 năm.
– Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo yêu cầu của vị trí việc làm.
– Kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức: Đạt mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên vào 03 năm liền kề (2023, 2022, 2021).
IV. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN VÀ THỜI HẠN NHẬN HỒ SƠ
1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Đơn đăng ký dự tuyển (theo mẫu).
b) Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức (theo mẫu 2C-BNV/2008) hoặc sơ yếu lý lịch viên chức (theo mẫu quy định tại Thông tư số 07/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ) được cơ quan nơi người đăng ký dự thi đang công tác xác nhận tại thời điểm đăng ký dự thi.
c) Bản tự nhận xét, đánh giá của cá nhân (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).
d) Bản kê khai tài sản và thu nhập theo quy định của pháp luật tại thời điểm đăng ký dự thi.
e) Bản nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy nơi người dự thi đang công tác.
g) Bản nhận xét, đánh giá của cấp ủy nơi cư trú.
h) Văn bản xác nhận trong diện quy hoạch của người dự thi (được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
i) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ.
k) Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp (trong thời hạn 30 ngày tính đến ngày nhận hồ sơ đăng ký dự thi).
l) Trường hợp người tham gia dự thi (đăng ký tham gia dự thi hoặc được đề cử tham gia dự thi) từ nơi khác thì phải có ý kiến bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan nơi người tham gia dự thi đang công tác đồng ý cho người đó tham gia dự thi và chuyển công tác nếu trúng tuyển.
1.2. Người tham gia dự tuyển nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký dự tuyển tại Ủy ban nhân dân quận Bình Tân (thông qua Phòng Nội vụ), số 521 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. Toàn bộ văn bản, tài liệu được đựng trong túi đựng hồ sơ kích thước 25 cm x 35 cm và được niêm phong kín.
2. Thời gian nhận hồ sơ
Thời hạn tiếp nhận hồ sơ đăng ký là 15 ngày làm việc kể từ ngày đăng thông báo.
V. NỘI DUNG THI VÀ HÌNH THỨC THI
1. Vòng 1 (Thi viết)
– Nội dung thi: Thi viết kiến thức chung (chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hiểu biết về lĩnh vực giáo dục và đào tạo; về chức trách, nhiệm vụ của chức danh dự thi) và các nội dung khác do Hội đồng thi quy định. Thời gian thi: 180 phút;
– Thời gian thi: 180 phút.
– Bài thi viết được chấm theo thang điểm 100. Người dự thi phải có kết quả bài thi viết đạt từ 50 điểm trở lên mới được tham gia phần thi trình bày Đề án.
2. Vòng 2 (Thi trình bày Đề án)
– Nội dung thi: Đánh giá thực trạng, phân tích những mặt mạnh, hạn chế của đơn vị sử dụng chức danh thi tuyển và chỉ ra nguyên nhân; dự báo xu hướng phát triển và đề xuất kế hoạch, giải pháp phát triển cơ quan, đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn; chương trình hành động thực hiện các kế hoạch, giải pháp của người dự thi nếu được bổ nhiệm vào chức danh thi tuyển; kỹ năng trình bày, giao tiếp, ứng xử, giải quyết tình huống quản lý, phong cách lãnh đạo; trả lời các câu hỏi chất vấn của Hội đồng thi và những người tham dự.
– Chủ đề cụ thể của Đề án đối với từng chức danh thi tuyển sẽ được thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
– Điểm thi trình bày Để án được chấm theo thang điểm 100. Cơ cấu điểm gồm 3 phần, cụ thể như sau: (1) Xây dựng để án: 20 điểm; (2) Bảo vệ đề án: 40điểm; (3) Trả lời các câu hỏi chất vấn: 40 điểm.
– Thời gian trình bày Đề án: Tối đa 30 phút. Thời gian trả lời các câu hỏi chất vấn về Đề án: 30 – 40 phút.
– Thành phần tham dự phần thi trình bày Đề án của người dự thi, gồm:
+ Toàn bộ Hội đồng thi.
+ Công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt, đại diện của các tổ chức đoàn thể và công chức, viên chức khác của cơ quan sử dụng chức danh thi tuyển được quyền đăng ký tham dự và chất vấn người dự thi.
Chủ tịch Hội đồng thi điều hành và quyết định việc người dự thi phải trả lời câu hỏi chất vấn của những người tham dự, bảo đảm đúng yêu cầu của chức danh thi tuyển và thời gian trả lời chất vấn của người dự thi.
VI. THỜI GIAN TỔ CHỨC THI TUYỂN
1. Từ ngày 23/9/2024 đến ngày 11/10/2024: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển theo quy định.
2. Từ ngày 14/10/2024 đến ngày 18/10/2024: Thẩm định hồ sơ của người dự tuyển.
3. Trước ngày 23/10/2024: Thông báo danh sách người đủ điều kiện dự thi và thời gian, địa điểm, chủ đề của Đề án, đảm bảo trước 15 ngày tổ chức thi tuyển.
4. Ngày 08/11/2024: Dự kiến tổ chức thi Vòng 1.
5. Trước ngày 14/11/2024: Hoàn thành công tác chấm thi và công bố kết quả thi Vòng 1.
6. Chậm nhất ngày 26/11/2024: Tiếp nhận và hoàn thành chấm phúc khảo (nếu có).
7. Chậm nhất ngày 03/12/2024: Thông báo kết quả chấm thi Vòng 1.
8. Ngày 06/12/2024: Dự kiến tổ chức thi Vòng 2.
9. Trước ngày 20/12/2024: Hoàn thành công tác thi tuyển, công bố kết quả thi tuyển và người trúng tuyển.
Lưu ý: Thời gian có thể được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế triển khai Kế hoạch.
Trên đây là thông báo về thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng quận Bình Tân năm 2024./.
KẾ HOẠCH
Tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng quận Bình Tân năm 2024
Căn cứ Quyết định số 3242/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Đề án thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Kết luận số 735-KL/TU ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tổng kết thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 và Thông báo số 1074-TB/VPTU ngày 17 tháng 4 năm 2024 của Văn phòng Thành ủy về kết luận của Thường trực Thành ủy về kế hoạch tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp phòng và tương đương tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024;
Căn cứ Kết luận số 1025-KL/TU ngày 25 tháng 7 năm 2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về Kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương năm 2022 và triển khai tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp phòng và tương đương năm 2024;
Căn cứ Quyết định số 3750/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt danh sách vị trí và chỉ tiêu tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương năm 2024 (Đợt 1).
Căn cứ Công văn số 4947/UBND-VX ngày 27 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai và hướng dẫn tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;
Căn cứ Thông báo kết luận số 2492-TB/QU ngày 13 tháng 8 năm 2024 của Ban Thường vụ Quận ủy về chủ trương thi tuyển chức danh Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận;
Ủy ban nhân dân quận Bình Tân ban hành Kế hoạch tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng quận Bình Tân năm 2024, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
– Tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng nhằm phát hiện, lựa chọn được người có đức, có tài để bố trí đảm nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý, đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển của quận Bình Tân.
– Góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng công tác bổ nhiệm đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảm bảo đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ theo quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 17 tháng 11 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới.
2. Yêu cầu
– Tổ chức thi tuyển đảm bảo đúng quy định của Đảng, Nhà nước và thẩm quyền phân cấp quản lý.
– Đảm bảo quy trình thi tuyển khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, dân chủ và cạnh tranh lành mạnh trong quá trình tổ chức thi tuyển; có chất lượng, hiệu quả; lựa chọn được người có đủ phẩm chất, năng lực phù hợp với yêu cầu, vị trí, chức danh lãnh đạo, quản lý.
– Đảm bảo đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục, thời gian, lộ trình, nội dung, hình thức thi tuyển theo quy định.
II. NGUYÊN TẮC THI TUYỂN
1. Bảo đảm nguyên tắc của Đảng lãnh đạo, Ban Thường vụ Quận ủy thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo mọi mặt công tác thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý.
2. Người dự thi phải bảo đảm về năng lực, trình độ chuyên môn và các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí được thi tuyển theo quy định.
3. Vị trí thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý phải có ít nhất 02 người trở lên tham gia dự tuyển. Nếu chỉ có 01 người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi hoặc không có người đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì Ban Thường vụ Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận sẽ đề cử thêm người dự thi hoặc quyết định chưa bổ nhiệm chức danh này cho đến khi có thêm người tham gia dự thi. Trường hợp danh sách người đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia dự thi đã được quyết định nhưng đến ngày tổ chức thi chỉ có 01 người dự thi thì Hội đồng thi tuyển vẫn tổ chức thi theo kế hoạch đã phê duyệt.
4. Bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan, bình đẳng, đúng quy định trong công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thi tuyển.
5. Người trúng tuyển sẽ được tiến hành làm quy trình bổ nhiệm theo quy định ngay sau khi Hội đồng thi báo cáo kết quả thi và được Ban Thường vụ Quận ủy biểu quyết thông qua.
III. VỊ TRÍ, CHỨC DANH THI TUYỂN VÀ ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN
1. Vị trí, chức danh thi tuyển
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận.
2. Đối tượng dự thi
2.1. Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển:
2.1.1. Nhân sự tại quận Bình Tân:
a) Cán bộ, công chức, viên chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và trong quy hoạch chức danh Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận, đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc quận Bình Tân.
b) Hiệu trưởng các Trường học công lập trên địa bàn quận Bình Tân.
Lưu ý: Cán bộ, công chức, viên chức trong nguồn quy hoạch vào chức danh Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận, đủ điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm phải đăng ký dự tuyển. Nếu không đăng ký tham gia dự tuyển thì hằng năm khi rà soát danh sách quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền đưa ra khỏi danh sách quy hoạch, trừ các trường hợp sau:
– Không đủ sức khỏe dự tuyển (đang mắc bệnh hiểm nghèo; đang mất khả năng nhận thức; bị ốm đau đang điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên xác nhận).
– Đang trong thời gian được cử đi học tập, đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
– Cán bộ, công chức, viên chức nữ đang trong thời gian nghỉ chế độ hậu sản.
2.1.2. Nhân sự từ nơi khác:
Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và trong quy hoạch chức danh Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận-huyện và được cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ đồng ý.
2.2. Đối tượng được đề cử tham gia dự tuyển:
Cán bộ, công chức, viên chức không nằm trong quy hoạch của chức danh Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận nhưng nằm trong quy hoạch các chức danh tương đương (bao gồm cả trường hợp không công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc quận Bình Tân) được Ủy ban nhân dân quận chọn đề cử và được Ban Thường vụ Quận ủy đồng ý bằng văn bản.
IV. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN THAM DỰ
1. Tiêu chuẩn, điều kiện chung
1.1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung quy định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương (Khóa VIII).
1.2. Thực hiện theo khoản 7 Điều 18 Quy định số 80-QĐ/TW ngày 18 tháng 8 năm 2022 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.
1.3. Đáp ứng đủ các điều kiện bổ nhiệm theo quy định chung về công tác cán bộ, bao gồm:
– Có hồ sơ, lý lịch cá nhân đầy đủ, rõ ràng, được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận.
– Trong độ tuổi bổ nhiệm theo quy định.
– Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
– Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 82 Luật Cán bộ, công chức1 và các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
1.4. Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Quận ủy quản lý theo Quyết định số 916-QĐ/QU ngày 16 tháng 9 năm 2019 của Ban Thường vụ Quận ủy.
1.5. Bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại Nghị định số 29/2024/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước và Thông tư số 10/2019/TT-BGDĐT ngày 09 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể
– Tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
– Có bằng tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị trở lên hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và tương đương trở lên.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp phòng.
– Có thời gian công tác trong ngành giáo dục ít nhất 05 năm.
– Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo yêu cầu của vị trí việc làm.
– Kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức: Đạt mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên vào 03 năm liền kề (2023, 2022, 2021).
V. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN VÀ THỜI HẠN NHẬN HỒ SƠ
1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Đơn đăng ký dự tuyển (theo mẫu).
b) Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức (theo mẫu 2C-BNV/2008) hoặc sơ yếu lý lịch viên chức (theo mẫu quy định tại Thông tư số 07/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ) được cơ quan nơi người đăng ký dự thi đang công tác xác nhận tại thời điểm đăng ký dự thi.
c) Bản tự nhận xét, đánh giá của cá nhân (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).
d) Bản kê khai tài sản và thu nhập theo quy định của pháp luật tại thời điểm đăng ký dự thi.
e) Bản nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy nơi người dự thi đang công tác.
g) Bản nhận xét, đánh giá của cấp ủy nơi cư trú.
h) Văn bản xác nhận trong diện quy hoạch của người dự thi (được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
i) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ2.
k) Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp (trong thời hạn 30 ngày tính đến ngày nhận hồ sơ đăng ký dự thi).
l) Trường hợp người tham gia dự thi (đăng ký tham gia dự thi hoặc được đề cử tham gia dự thi) từ nơi khác thì phải có ý kiến bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan nơi người tham gia dự thi đang công tác đồng ý cho người đó tham gia dự thi và chuyển công tác nếu trúng tuyển.
1.2. Người tham gia dự tuyển nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký dự tuyển tại Ủy ban nhân dân quận Bình Tân (thông qua Phòng Nội vụ), số 521 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. Toàn bộ văn bản, tài liệu được đựng trong túi đựng hồ sơ kích thước 25 cm x 35 cm và được niêm phong kín.
2. Thời gian nhận hồ sơ
Thời hạn tiếp nhận hồ sơ đăng ký là 15 ngày làm việc kể từ ngày đăng thông báo.
VI. QUY TRÌNH TỔ CHỨC THI TUYỂN
1. Thông báo thi tuyển
Đăng tải thông tin liên quan đến kỳ thi trên phương tiện thông tin đại chúng (Báo Sài Gòn giải phóng), Trang thông tin điện tử và niêm yết tại trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân quận, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận.
2. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và phê duyệt danh sách
Thực hiện tiếp nhận hồ sơ theo quy định. Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, Phòng Nội vụ quận thẩm định hồ sơ, tổng hợp danh sách (kèm lý lịch trích ngang), báo cáo, xin ý kiến Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận trước khi trình Ban Thường vụ Quận ủy quyết định thông qua danh sách và hồ sơ của người đủ điều kiện dự thi.
3. Thông báo danh sách đủ điều kiện
Thông báo danh sách người đủ điều kiện dự thi và thời gian, địa điểm, chủ đề của Đề án công khai trên Trang thông tin điện tử và niêm yết tại trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân quận, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận trong thời gian 15 ngày trước khi tổ chức thi tuyển để cán bộ, công chức, viên chức và các tổ chức chính trị – xã hội kiểm tra, giám sát.
VII. NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI TUYỂN
1. Vòng 1 (Thi viết)
1.1. Nội dung thi và thời gian thi:
Thi viết kiến thức chung (chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hiểu biết về lĩnh vực giáo dục và đào tạo; về chức trách, nhiệm vụ của chức danh dự thi) và các nội dung khác do Hội đồng thi quy định. Thời gian thi: 180 phút; thang điểm: 100.
1.2. Lựa chọn đề thi:
Chủ tịch Hội đồng thi quyết định chọn đề thi viết trong ngân hàng đề thi do Ban ra đề thi chuẩn bị, bảo đảm bí mật đề thi theo tài liệu tối mật trong suốt quá trình xây dựng ngân hàng đề thi cho đến khi công bố đề thi viết được chọn.
1.3. Tổ chức chấm thi:
– Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thi viết, Ban chấm thi viết (do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định chọn ít nhất 03 thành viên Hội đồng thi) thực hiện việc chấm bài thi viết theo đáp án đã được Ban ra đề thi xây dựng. Bài thi viết phải được rọc phách theo quy định trước khi chuyển đến các thành viên Ban chấm thi viết để chấm điểm.
– Các thành viên Ban chấm thi, chấm bài thi viết trong thời hạn 02 ngày làm việc và gửi kết quả chấm thi cho Thư ký Hội đồng thi để tổng hợp, báo cáo Hội đồng thi trước khi thông báo đến người dự thi.
1.4. Cách tính điểm:
– Kết quả bài thi viết là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng thi tham gia chấm thi. Người dự thi phải có kết quả bài thi viết đạt từ 50 điểm trở lên mới được tham gia phần thi vào vòng 02 (thi trình bày Đề án).
– Trường hợp người dự thi có kết quả bài thi viết đạt từ 50 điểm trở lên, nhưng có 02 thành viên Hội đồng thi chấm điểm bài thi viết dưới 50 điểm thì
Thư ký Hội đồng thi phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, quyết định việc chấm lại đối với bài thi này.
1.5. Phúc khảo bài thi:
– Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày chấm thi viết xong, Hội đồng thi phải thông báo kết quả chấm bài thi viết đến người dự thi, Người dự thi được quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo kết quả chấm thi.
– Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Chủ tịch Hội đồng thi quyết định chọn ít nhất 03 thành viên khác (không phải là những người đã chấm bài thi trước khi phúc khảo) của Hội đồng thi để thực hiện việc chấm phúc khảo bài thi viết và thông báo kết quả đến người dự thi có đơn đề nghị phúc khảo.
– Các thành viên Hội đồng thi chấm phúc khảo bài thi viết độc lập và trong thời hạn 02 ngày làm việc phải gửi kết quả chấm phúc khảo cho Thư ký Hội đồng thi để tổng hợp, báo cáo Hội đồng thi trước khi thông báo đến người dự thi có đơn đề nghị phúc khảo. Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày chấm phúc khảo xong, Hội đồng thi phải thông báo kết quả đến người dự thi có đơn đề nghị phúc khảo.
1.6. Thông báo kết quả:
Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả chấm thi viết (trường hợp có đơn đề nghị phúc khảo thì chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả chấm phúc khảo), Hội đồng thi phải có văn bản thông báo để người dự thi có kết quả bài thi viết đạt từ 50 điểm trở lên tham gia phần thi trình bày Đề án.
2. Vòng 2 (Thi trình bày Đề án)
2.1. Nội dung và thời gian thi:
– Đánh giá thực trạng, phân tích những mặt mạnh, hạn chế của đơn vị sử dụng chức danh thi tuyển và chỉ ra nguyên nhân; dự báo xu hướng phát triển và đề xuất kế hoạch, giải pháp phát triển cơ quan, đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn; chương trình hành động thực hiện các kế hoạch, giải pháp của người dự thi nếu được bổ nhiệm vào chức danh Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận; kỹ năng trình bày, giao tiếp, ứng xử, giải quyết tình huống quản lý, phong cách lãnh đạo; trả lời các câu hỏi chất vấn của Hội đồng thi và những người tham dự.
– Thời gian trình bày Đề án tối đa 30 phút. Thời gian trả lời các câu hỏi chất vấn về Đề án 30 – 40 phút.
– Điểm thi trình bày Đề án được chấm theo thang điểm 100.
Cơ cấu điểm gồm 3 phần: (1) Xây dựng để án: 20 điểm; (2) Bảo vệ Đề án: 40 điểm; (3) Trả lời các câu hỏi chất vấn: 40 điểm.
2.2. Thành phần tham dự phần thi trình bày Đề án của người dự thi:
– Toàn bộ Hội đồng thi.
– Công chức giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt, đại diện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và các tổ chức chính trị – xã hội quận, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị thuộc quận được quyền đăng ký tham dự và chất vấn người dự thi.
Chủ tịch Hội đồng thi điều hành và quyết định việc người dự thi phải trả lời câu hỏi chất vấn của những người tham dự, bảo đảm đúng yêu cầu của chức danh thi tuyển và thời gian trả lời chất vấn của người dự thi.
2.3. Cách tính điểm:
Kết quả điểm thi trình bày Đề án của người dự thi là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng thi tham gia chấm thi.
Trường hợp có thành viên Hội đồng thi cho tổng số điểm chênh lệch (cao hơn hoặc thấp hơn) từ 20% trở lên so với điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng thi tham gia chấm thi thì điểm của thành viên này không được chấp nhận và kết quả điểm thi trình bày Đề án của người dự thi được tính theo kết quả của các thành viên còn lại của Hội đồng thi.
Lưu ý: Không thực hiện chấm phúc khảo đối với phần thi trình bày Đề án.
2.4. Báo cáo kết quả thi:
Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thi trình bày Đề án xong, Hội đồng thi phải báo cáo Ban Thường vụ Quận ủy và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận về kết quả thi trình bày Đề án của người dự thi.
3. Xác định người trúng tuyển
3.1. Điểm trúng tuyển:
Trên cơ sở báo cáo của Hội đồng thi về kết quả điểm thi trình bày Đề án của người dự thi, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Ban Thường vụ Quận ủy xem xét, cho ý kiến đối với người có số điểm thi trình bày Đề án cao nhất trong số những người đạt trên 50 điểm.
3.2. Phương thức lựa chọn người trúng tuyển khi có nhiều người tham gia dự thi có kết quả bằng nhau:
– Trường hợp có từ 02 người có điểm cao nhất bằng nhau trở lên, Hội đồng thi báo cáo, xin ý kiến Ban Thường vụ Quận ủy để xem xét, quyết định người trúng tuyển.
– Quy định xem xét thứ tự ưu tiên: (1) Ưu tiên nữ; (2) Ưu tiên người giữ chức vụ cao hơn; (3) Nếu cùng giữ chức vụ tương đương thì ưu tiên người có thời gian giữ chức vụ lâu hơn; (4) Nếu không giữ chức vụ lãnh đạo thì ưu tiên người có thâm niên công tác lâu hơn trong lĩnh vực phù hợp với chức danh thi tuyển.
3.3. Bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý:
– Sau khi nhận được báo cáo của Hội đồng thi, Ban Thường vụ Quận ủy xem xét có ý kiến trong 03 ngày làm việc.
– Trường hợp người được đưa ra lấy ý kiến mà Ban Thường vụ Quận ủy không đồng ý (do mới phát hiện người dự tuyển không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm), thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận tuyển chọn người có kết quả điểm thi trình bày Đề án thấp hơn liền kề trong số những người đạt trên 50 điểm để đưa ra lấy ý kiến.
– Căn cứ ý kiến của Ban Thường vụ Quận ủy về thống nhất đối với người trúng tuyển, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận ban hành Quyết định bổ nhiệm theo quy định.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác bảo đảm an ninh trong thời gian thi tuyển và lưu giữ tài liệu
4.1. Giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Sau khi công bố danh sách dự thi, trường hợp có đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác thi tuyển, Phòng Nội vụ quận có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận để chỉ đạo xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo (theo dấu bưu điện hoặc dấu văn bản đến).
Lưu ý: Không xem xét giải quyết đơn tố cáo, khiếu nại nặc danh và không giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình thi tuyển.
4.2. Bảo đảm an ninh, trật tự cho kỳ thi:
Trong quá trình tổ chức thi tuyển, Tổ giúp việc của Hội đồng thi có trách nhiệm phối hợp với lực lượng Công an quận để bảo đảm an ninh, trật tự cho kỳ thi.
4.3. Lưu trữ tài liệu:
– Tài liệu của kỳ thi gồm: hồ sơ của người dự thi; Đề án của người dự thi; Văn bản, biên bản quy định về thang điểm, bảng điểm, phiếu chấm điểm; Phiếu chấm điểm của các thành viên Hội đồng thi và Bảng tổng hợp điểm.
– Trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi, Tổ giúp việc có trách nhiệm bàn giao “Tài liệu của kỳ thi” về Phòng Nội vụ quận để lưu trữ, quản lý theo quy định. “Tài liệu kỳ thi”, được lưu trữ trong 05 năm kể từ ngày công bố kết quả thi.
5. Quyền, nghĩa vụ của người dự thi
5.1. Quyền của người dự thi:
– Được Ủy ban nhân dân quận thông báo về danh sách những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia dự tuyển, thời gian, địa điểm tổ chức thi tuyển, nội dung thi tuyển.
– Được tiếp cận tài liệu, hồ sơ liên quan về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, kết quả hoạt động và một số vấn đề liên quan đến chức danh thi tuyển (trừ những tài liệu mật), để người dự thi nắm rõ, xây dựng đề án về chương trình hành động.
– Được tiến hành quy trình bổ nhiệm ngay sau khi kết quả thi được Ban Thường vụ Quận ủy thông qua.
– Được quyền khiếu nại, tố cáo về công tác tổ chức thi tuyển theo quy định pháp luật.
5.2. Nghĩa vụ của người dự thi:
– Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Hội đồng thi trong quá trình tham gia thi tuyển.
– Kê khai hồ sơ trung thực và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của công chức, viên chức.
– Nghiêm túc, trung thực trong suốt quá trình dự thi.
VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện kế hoạch thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng quận Bình Tan năm 2024 được thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước và các quy định khác có liên quan.
IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Hội đồng thi và Tổ giúp việc
1.1. Hội đồng thi:
1.1.1. Thành phần:
a) Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý quận Bình Tân năm 2024, bao gồm các thành viên sau:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận làm Chủ tịch Hội đồng.
– Trưởng Ban Tổ chức Quận ủy làm Phó Chủ tịch Hội đồng.
– Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận phụ trách lĩnh vực, Phó Chủ tịch Hội đồng.
– Trưởng phòng Nội vụ quận, Ủy viên kiêm Thư ký.
– Các thành viên còn lại của Hội đồng thi do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định, bao gồm: một số Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy; các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu về chuyên ngành, lĩnh vực, giữ nhiệm vụ Ủy viên.
Lưu ý: Không cử làm thành viên Hội đồng thi đối với những người có quan hệ gia đình là vợ (chồng); bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng vợ (chồng); con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ (chồng) của người dự tuyển; những người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, đơn vị được cơ cấu tham gia vào Hội đồng thi nhưng thuộc trường hợp không được cử tham gia Hội đồng thi theo quy định này thì cử cấp phó của người đứng đầu tham gia.
b) Số lượng thành viên Hội đồng thi:
Hội đồng thi có không quá 11 thành viên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định.
1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Đối với Hội đồng thi:
– Thành lập Tổ giúp việc, Ban ra đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban giám sát.
– Xây dựng đề thi viết.
– Tổ chức chấm bài thi viết (người chấm thi trong thành phần Hội đồng thi do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định) và chấm điểm trình bày Đề án của người dự thi (toàn bộ thành viên Hội đồng thi).
– Thông báo kết quả thi đến người dự thi.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi.
b) Đối với Chủ tịch Hội đồng thi:
Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các thành viên Hội đồng thi; quy định về bảng điểm chi tiết và tổ chức chấm bài thi viết, bảo vệ Đề án bảo đảm công tâm, khách quan, trung thực.
c) Đối với thành viên Hội đồng thi:
Thực hiện khách quan, trung thực việc chấm bài thi viết, chấm bảo vệ Đề án. Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng thi.
1.1.3. Nguyên tắc làm việc:
a) Hội đồng thi làm việc công khai, dân chủ, khách quan, trung thực,
công tâm.
b) Các thành viên Hội đồng thi chấm điểm độc lập bằng phiếu kín, giữ bí mật và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi về quyết định chấm điểm của mình.
1.2. Tổ giúp việc:
1.2.1. Thành phần:
Tổ giúp việc Hội đồng thi do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập; Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng được giao làm Tổ trưởng Tổ giúp việc.
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Quản lý tài liệu thi; để thi; tổng hợp điểm thi bảo đảm an toàn, bí mật.
b) Xây dựng kế hoạch chi tiết phân công cụ thể cho các thành viên
Tổ giúp việc, báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt.
c) Tổ chức phục vụ quá trình thi tuyển theo kế hoạch đã được phê duyệt.
d) Thông báo kết quả thi tuyển.
đ) Đảm nhận các công việc hậu cần phục vụ cho kỳ thi.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng thi phân công.
1.3. Nhiệm vụ của các Ban Hội đồng thi:
– Các Ban Hội đồng thi do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập.
Lưu ý: Thành viên của các Ban Hội đồng thi không là vợ (chồng); bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng vợ (chồng); con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ (chồng) của người tham gia dự tuyển; không là người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật.
– Thành phần và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban Hội đồng thi thực hiện theo Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Bộ Nội vụ4 và theo nội dung quy định, cụ thể như sau:
1.3.1. Ban ra đề thi:
a) Xây dựng ngân hàng đề thi (đề mở, ứng viên được sử dụng tài liệu dạng giấy trong phòng thi) và thang điểm của đề thi viết.
b) Xây dựng thang điểm chi tiết phần thi trình bày Đề án.
1.3.2. Ban coi thi:
a) Nhận đề thi viết của Hội đồng thi và bảo quản theo chế độ tài liệu mật.
b) Thực hiện coi thi viết theo Quy chế ban hành kèm theo Thông tư số
06/2020/TT-BNV.
c) Tổ chức thu bài thi của người dự thi và niêm phong bài thi để bàn giao cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi.
1.3.3. Ban phách:
a) Đánh số phách và rọc phách các bài thi viết.
b) Niêm phong phách và bài thi viết đã được rọc phách, bàn giao cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi theo đúng quy định.
1.3.4. Ban chấm thi:
a) Chấm thi viết (chỉ gồm những người được lựa chọn trong thành phần Hội đồng thi và do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định về số lượng thành viên cụ thể).
– Nhận bài thi viết đã được rọc phách theo quy định.
– Thực hiện chấm bài thi viết theo đáp án đã được Ban ra đề thi xây dựng.
– Các thành viên chấm điểm độc lập và gửi kết quả chấm thi cho Thư ký Hội đồng thi để tổng hợp, báo cáo Hội đồng thi trước khi thông báo đến người dự thi.
b) Chấm thi trình bày Đề án (gồm toàn bộ thành viên Hội đồng thi).
– Thực hiện chấm bài thi trình bày Đề án theo đáp án đã được Ban ra đề thi xây dựng.
– Các thành viên chấm điểm độc lập và gửi kết quả chấm thi cho Thư ký Hội đồng thi để tổng hợp, báo cáo Hội đồng thi trước khi thông báo đến người dự thi.
1.3.5. Ban giám sát:
a) Giám sát toàn bộ quá trình thi tuyển.
b) Báo cáo Ban Thường vụ Quận ủy về kết quả giảm sát ngay sau khi kết thúc phần thi trình bày Đề án.
1.3.6. Tổ in sao đề thi:
a) Tiếp nhận đề thi gốc từ Hội đồng thi và tổ chức in sao đề thi.
b) Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư số 06/2020/TT-BNV.
2. Phân công thực hiện
2.1. Phòng Nội vụ quận:
– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đăng tải công khai Thông báo thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý trên phương tiện thông tin đại chúng (Báo Sài Gòn giải phóng), Trang thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân quận, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận.
– Tiếp nhận, kiểm tra, rà soát, thẩm định hồ sơ người dự tuyển; tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận để trình Ban Thường vụ Quận ủy xem xét, quyết định thông qua danh sách và hồ sơ của người đủ điều kiện dự tuyển.
– Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận thành lập Hội đồng thi, Tổ giúp việc và các Ban Hội đồng thi (sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Thường vụ Quận ủy).
– Theo dõi việc thực hiện quy trình tổ chức tuyển dụng chức danh lãnh đạo, quản lý theo đúng quy định.
– Lập dự toán và quyết toán kinh phí cho việc tổ chức thi tuyển theo quy định trình Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Tài chính – Kế hoạch quận thẩm định).
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
2.2. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận:
Phối hợp với Phòng Nội vụ quận trong quá trình tổ chức thi tuyển chức
danh lãnh đạo, quản lý; tạo điều kiện để người đủ điều kiện dự thi tìm hiểu, tiếp cận thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; vai trò, nghĩa vụ, quyền lợi và các vấn đề khác liên quan đến chức danh thi tuyển.
2.3. Phòng Tài chính – Kế hoạch quận:
– Bảo đảm kinh phí cho việc tổ chức thi tuyển theo quy định.
– Thẩm định dự toán kinh phí tổ chức thi tuyển, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận phê duyệt, bố trí kinh phí theo quy định.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
2.4. Văn phòng Ủy ban nhân dân quận:
– Bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất cho việc tổ chức thi tuyển.
– Phối hợp với Phòng Nội vụ quận lấy thông tin, thường xuyên đăng tải, đưa tin về việc tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý; các thông tin liên quan về quy trình thi tuyển theo Kế hoạch này và đăng trên Trang thông tin điện tử quận.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
2.5. Công an quận:
Hỗ trợ, phân công cán bộ phối hợp với Tổ giúp việc của Hội đồng thi để đảm bảo an ninh, trật tự cho kỳ thi.
2.6. Đề nghị Ban Tổ chức Quận ủy:
– Hỗ trợ, hướng dẫn Phòng Nội vụ quận triển khai thực hiện Kế hoạch này và công tác rà soát tiêu chuẩn, điều kiện của đối tượng dự tuyển.
– Tham mưu Ban Thường vụ Quận ủy có ý kiến về bổ nhiệm đối với người trúng tuyển.
X. THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Từ ngày 06/9/2024 đến ngày 16/9/2024: Dự thảo Kế hoạch tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng quận Bình Tân năm 2024, trình Ban Thường vụ Quận ủy xem xét, thông qua.
2. Chậm nhất là ngày 20/9/2024: Hoàn chỉnh và ban hành Kế hoạch tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng quận Bình Tân năm 2024.
3. Chậm nhất là ngày 23/9/2024: Thông báo thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng quận Bình Tân năm 2024 và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, Trang thông tin điện tử quận và niêm yết công khai theo quy định.
4. Từ ngày 23/9/2024 đến ngày 11/10/2024: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển theo quy định; thành lập Hội đồng thi, Tổ giúp việc và các Ban của Hội đồng thi.
5. Từ ngày 14/10/2024 đến ngày 18/10/2024: Thẩm định hồ sơ, tổng hợp danh sách báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, trình Ban Thường vụ Quận ủy xem xét, thông qua.
6. Chậm nhất ngày 23/10/2024: Thông báo danh sách người đủ điều kiện dự thi và thời gian, địa điểm, chủ đề của Đề án, đảm bảo trước 15 ngày tổ chức thi tuyển.
7. Ngày 08/11/2024: Dự kiến tổ chức thi Vòng 1.
8. Chậm nhất ngày 14/11/2024: Hoàn thành công tác chấm thi và công bố kết quả thi Vòng 1.
9. Chậm nhất ngày 26/11/2024: Tiếp nhận và hoàn thành chấm phúc khảo (nếu có).
10. Chậm nhất ngày 03/12/2024: Thông báo kết quả chấm thi Vòng 1.
11. Ngày 06/12/2024: Dự kiến tổ chức thi Vòng 2.
12. Trước ngày 20/12/2024: Hoàn thành công tác thi tuyển, công bố kết quả thi tuyển.
Trên đây là kế hoạch tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý quận năm 2024 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân. Đề nghị các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
*****Tệp đính kèm:
Nguồn tin: binhtan.hochiminhcity.gov.vn
Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo IMAP Việt Nam được thành lập vào tháng 10 năm 2012, ba nhà đồng sáng lập là chị Nguyễn Thị Hoa (Chủ tịch HĐQT IMAP Việt Nam), chị Nguyễn Thị Giang (Tổng giám đốc IMAP Việt Nam) và chị Nguyễn Thị Nhật Lệ (Phó Tổng giám đốc IMAP Việt Nam). Trải qua hơn một thập kỷ phát triển, IMAP đã sở hữu 5 thương hiệu đào tạo tiếng Anh uy tín với mạng lưới hệ thống cơ sở trải rộng khắp các tỉnh, thành lớn trên cả nước.
Hành trình truyền cảm hứng học tiếng Anh bắt nguồn từ niềm đam mê ngôn ngữ và cách tiếp cận, giảng dạy ngôn ngữ khác biệt của chị Nguyễn Thị Hoa (thường được gọi là Ms Hoa). Thời sinh viên, chị Hoa từng đi giảng dạy tình nguyện cho các bạn làng trẻ Birla, Hà Nội. Nhìn thấy nụ cười của các bạn nhỏ khi được tiếp xúc với ngôn ngữ và văn hóa mới, chị nhận ra bản thân có khả năng truyền tải ngôn ngữ dễ hiểu đồng thời khơi dậy được tình yêu ngôn ngữ ở người học. Sau đó, chị kiên trì đi dạy tại một số trung tâm và ngày càng nhận được nhiều sự tin yêu từ học trò. Chị quyết tâm gắn bó với sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếng Anh.
Chị nuôi dưỡng ước mơ mang tiếng Anh đến với hàng triệu người Việt. Đó cũng chính là thời điểm IMAP Việt Nam được nhen nhóm thành lập. Với sự đồng hành của Ms Giang và đội ngũ cộng sự chung khát khao, chung mục tiêu, chị bắt đầu xây dựng thương hiệu riêng vào năm 2012, đó là trung tâm đào tạo TOEIC mang tên Ms Hoa TOEIC (tiền thân của Anh ngữ Ms Hoa - một thương hiệu trực thuộc IMAP Việt Nam). Sau đó không lâu, những thương hiệu đào tạo tiếng Anh khác ra đời và ngày càng nhận được nhiều sự tin yêu từ học viên.
Một thập kỷ trôi qua, từ một lớp học ban đầu, Ms Hoa cùng cộng sự đã phát triển hệ thống trung tâm Anh ngữ có quy mô lên tới trên 100 cơ sở trải rộng ở các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai... Cùng với sự phát triển về số lượng cơ sở, IMAP đang ngày càng tập trung cải tiến phương pháp đào tạo nhằm nâng cao giá trị trải nghiệm và khơi nguồn cảm hứng học tiếng Anh trong mỗi học viên.
Chính sách bảo hiểm
- Bảo hiểm sức khỏe & tai nạn
- Bảo hiểm xã hội
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hàng năm
- Bóng đá
- Bóng bàn
- Cầu lông
- Teambuilding
Lịch sử thành lập
- Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo IMAP Việt Nam được thành lập vào tháng 10 năm 2012, ba nhà đồng sáng lập là chị Nguyễn Thị Hoa (Chủ tịch HĐQT IMAP Việt Nam), chị Nguyễn Thị Giang (Tổng giám đốc IMAP Việt Nam) và chị Nguyễn Thị Nhật Lệ (Phó Tổng giám đốc IMAP Việt Nam).
Mission
IMAP tự hào là đơn vị giáo dục và đào tạo tiếng Anh chất lượng, uy tín, đi lên bằng nỗ lực mang tới những giá trị bền vững cho học viên. Đội ngũ IMAP miệt mài với hành trình truyền cảm hứng và giúp học viên nuôi dưỡng niềm đam mê ngôn ngữ nhằm hiện thực hóa sứ mệnh “Giúp 10 triệu người Việt tự tin nói tiếng Anh”.
Trên con đường phát triển, IMAP phấn đấu trở thành đơn vị đi đầu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tiếng Anh, trở thành thương hiệu “Top of Mind” trong lòng học viên khi họ có nhu cầu nâng cao kỹ năng tiếng Anh. Xa hơn nữa là trở thành ngôi sao sáng trên bản đồ giáo dục Việt Nam.
Review IMAP Việt Nam
Công ty có tinh thần làm việc “hết mình chơi hết sức” nhưng việc tăng lương diễn ra khá chậm
Đồng nghiệp vui vẻ, giúp đỡ lẫn nhau, và văn phòng hiện đại, dọn dẹp sẽ nhưng áp lực công việc cao, đặc biệt ở các bộ phận kinh doanh khi phải đạt KPI cao
Trả lương đúng hẹn. Nhiều khi làm việc thiếu kế hoạch .(IT)