UBND huyện Mê Linh, Hà Nội thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý giáo dục năm 2024, như sau:
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
2. Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008; Luật Viên chức ngày 15/11/2020; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức ngày 25/11/2019;
3. Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính Phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 85/2023/NĐ- CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP;
4. Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
5. Quyết định số 1769/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Danh mục vị trí việc làm, Bản mô tả công việc và Khung năng lực vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non công lập trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội; và các Văn bản quy định về vị trí việc làm.
6. Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND ngày 19/11/2021 của UBND Thành phố ban hành Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố Hà Nội;
7. Quyết định số 16/2022/QĐ-UBND ngày 04/04/2022 của UBND Thành phố ban hành Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, điều động, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, cử người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý, quyết định của Chủ tịch UBND Thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND Thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã;
8. Quyết định số 1338-QĐ/HU ngày 27/02/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy Mê Linh về việc Ban hành tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý;
9. Quy định số 14-QĐ/HU ngày 26/12/2023 của Huyện ủy về quản lý cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử;
10. Quyết định số 2755/QĐ-UBND ngày 16/5/2023 của UBND Thành phố về việc ban hành Kế hoạch tiếp tục và mở rộng thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc sở, ban, ngành; UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố.
11. Văn bản số 266/UBND-SNV ngày 24/01/2024 của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh một số nội dung thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng theo Quyết định số 2755/QĐ-UBND ngày 16/5/2023 của UBND Thành phố;
12. Công văn số 1515/SNV-TCBC ngày 31/5/2023 của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội về việc hướng dẫn một số nội dung thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý theo Quyết định số 2755/QĐ-UBND ngày 16/5/2023 của UBND Thành phố.
13. Thông báo số 1673-TB/HU ngày 04/4/2024 của Huyện ủy Mê Linh thông báo kết luận của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý giáo dục huyện Mê Linh năm 2024.
II. CÁC CHỨC DANH THI TUYỂN
Tổng số: 13 chức danh, cụ thể:
1. Chức danh Phó Hiệu trưởng các trường THCS: Chi Đông, Tiến Thịnh, Vạn Yên.
2. Chức danh Phó Hiệu trưởng các trường Tiểu học: Đại Thịnh A, Mê Linh, Thanh Lâm A, Thanh Lâm B, Tiền Phong A, Vạn Yên.
3. Chức danh Phó Hiệu trưởng các trường Mầm non: Chu Phan, Hoàng Kim, Quang Minh B.
4. Chức danh Phó Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện.
III. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
1. Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển
1.1. Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển bắt buộc
Cán bộ, công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm; được cấp có thẩm quyền phê duyệt là nguồn quy hoạch của đích danh chức danh thi tuyển là đối tượng đăng ký dự tuyển bắt buộc. Nếu không đăng ký tham gia dự tuyển thì hàng năm khi rà soát danh sách quy hoạch, UBND huyện xem xét đưa ra khỏi danh sách quy hoạch.
Đối tượng quy định nêu trên được quyền không đăng ký tham gia dự tuyển trong các trường hợp sau:
– Đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức hoặc bị ốm đau đang điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên xác nhận.
– Đang trong thời gian được cử đi học tập, đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
– Viên chức nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản.
Trường hợp đối tượng bắt buộc đăng ký nêu trên vì yêu cầu công tác, lý do đặc biệt mà không thể tham gia dự thi, cá nhân có đơn đề nghị không tham gia dự tuyển trình UBND huyện xem xét, quyết định. Nếu được UBND huyện chấp thuận thì không phải đưa ra khỏi quy hoạch.
1.2. Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển tự nguyện
Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các đơn vị thuộc UBND huyện Mê Linh (trừ trường hợp là đối tượng dự tuyển bắt buộc), nếu có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu chức danh thi tuyển và nằm trong quy hoạch của chức danh tương đương với chức danh thi tuyển thì được quyền đăng ký dự tuyển nếu có nguyện vọng.
Cán bộ, công chức, viên chức không công tác tại huyện Mê Linh, nếu có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu chức danh thi tuyển và nằm trong quy hoạch chức danh tương đương với chức danh thi tuyển thì được quyền đăng ký dự tuyển nếu được cấp có thẩm quyền quản lý nơi đang công tác đồng ý bằng văn bản cho phép tham gia dự tuyển.
1.3. Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển tại phần 1.1 và 1.2 nếu không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, khi dự tuyển thì phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện về chức danh nghề nghiệp hoặc thời gian công tác trong ngành, lĩnh vực theo quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh tuyển chọn.
2. Đối tượng được đề cử tham gia dự tuyển
Trường hợp qua theo dõi phát hiện nhân tố mới hoặc do không đảm bảo nguyên tắc số dư (khi thu nhận hồ sơ hoặc khi thẩm định hồ sơ), tập thể lãnh đạo UBND huyện đề cử nhân sự cụ thể phù hợp tham gia dự tuyển với Ban Thường vụ Huyện ủy và được Ban Thường vụ Huyện ủy đồng ý bằng văn bản.
Nhân sự được đề cử phải đảm bảo đủ điều kiện tiêu chuẩn theo yêu cầu của chức danh thi tuyển (thể hiện qua hồ sơ đăng ký dự tuyển nộp cùng các trường hợp khác nếu kịp hoặc nộp bổ sung), không nhất thiết phải nằm trong quy hoạch chức danh tương đương với chức danh dự tuyển và chỉ được dự tuyển ở chức danh lãnh đạo, quản lý cao hơn liền kề so với danh danh hiện giữ. Trường hợp không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì phải có thời gian công tác trong ngành, lĩnh vực tối thiểu 3 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Trường hợp nhân sự được đề cử không công tác tại huyện Mê Linh thì phải được cơ quan, đơn vị nơi đang công tác đồng ý bằng văn bản cho phép tham gia dự tuyển. Có thể đề cử nhân sự là công chức, viên chức đang công tác trong cùng ngành, lĩnh vực của chức danh thi tuyển tại các cơ quan, đơn vị không thuộc thành phố Hà Nội.
IV. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN DỰ THI
Người tham gia dự tuyển phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chung và cụ thể theo Điều 5, Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 16/2022/QĐ-UBND ngày 04/04/2022 của UBND Thành phố ban hành Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, điều động, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, cử người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý, quyết định của Chủ tịch UBND Thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND Thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã; và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh tuyển chọn.
2. Đáp ứng đủ các điều kiện bổ nhiệm theo quy định chung về công tác cán bộ, bao gồm:
– Có hồ sơ, lý lịch cá nhân đầy đủ, rõ ràng, được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận;
– Trong độ tuổi bổ nhiệm theo quy định.
– Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
– Không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 82 Luật Cán bộ, công chức; Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 56 Luật Viên chức và các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
3. Đáp ứng các quy định tại Bản mô tả và Khung năng lực của vị trí việc làm của chức danh dự tuyển.
4. Đáp ứng các điều kiện khác do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh tuyển chọn quy định.
V. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI
1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm:
– Đơn đăng ký dự tuyển (theo mẫu);
– Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu 2C/TCTW-98, được cơ quan đơn vị người tham gia dự tuyển đang công tác xác nhận tại thời điểm đăng ký dự tuyển;
– Bản nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy nơi người tham gia dự tuyển đang công tác. Trường hợp người tham gia dự tuyển (đăng ký tham gia dự tuyển hoặc được đề cử tham gia dự tuyển) từ nơi khác thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan nơi người tham gia dự tuyển đang công tác đồng ý cho người đó tham gia dự tuyển;
– Bản nhận xét của cấp ủy nơi cư trú thường xuyên về trách nhiệm công dân của người tham gia dự tuyển và gia đình;
– Văn bản xác nhận quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Bản sao các Quyết định tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp hiện hưởng, Quyết định lương gần nhất, quyết định bổ nhiệm CBQL gần nhất.
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh tuyển chọn được cơ quan có thẩm quyền xác nhận theo quy định của Đảng hoặc của pháp luật;
– Bản kê khai tài sản, thu nhập phục vụ công tác cán bộ theo quy định của pháp luật tại thời điểm đăng ký dự tuyển (theo mẫu quy định tại Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ);
– Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển;
2. Hồ sơ trúng tuyển và bổ nhiệm
Thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 16/2022/QĐ-UBND ngày 04/4/2022 của UBND Thành phố.
VI. THỜI GIAN TỔ CHỨC THI
Trong quý III năm 2024.
VII. NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI TUYỂN
1. Tổ chức thi viết
– Nội dung thi viết: kiến thức chung về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực dự tuyển; hiểu biết về nghiệp vụ quản lý của chuyên ngành, lĩnh vực thi tuyển; về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh dự tuyển và các nội dung khác do Hội đồng thi tuyển quy định.
– Thời gian thi viết 180 phút. Bài thi viết được chấm theo thang điểm 100.
– Kết quả bài thi viết là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng thi tuyển tham gia chấm thi. Người dự tuyển phải có kết quả bài thi viết đạt từ 50 điểm trở lên mới được tham gia phần thi trình bày Đề án.
2. Tổ chức thi trình bày Đề án
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo kết quả thi viết hoặc phúc khảo, người dự tuyển đạt kết quả thi viết (50 điểm trở lên) phải nộp Đề án để Hội đồng thi tuyển tiến hành tổ chức thi trình bày Đề án.
a) Nội dung thi trình bày Đề án gồm:
– Đánh giá thực trạng, phân tích những mặt mạnh, hạn chế của đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn và chỉ ra nguyên nhân, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất kế hoạch, giải pháp phát triển cơ quan, đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn; chương trình hành động thực hiện các kế hoạch, giải pháp của người dự tuyển nếu được bổ nhiệm vào chức danh tuyển chọn và nội dung chuyên đề khác phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định;
– Kỹ năng trình bày, giao tiếp, ứng xử, giải quyết tình huống quản lý, phong cách lãnh đạo;
– Trả lời các câu hỏi chất vấn của Hội đồng thi tuyển và những người tham dự.
b) Thành phần những người tham dự phần trình bày Đề án của người dự tuyển, gồm:
– Toàn bộ Hội đồng thi tuyển.
– Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt, đại diện của các tổ chức đoàn thể trong cơ quan sử dụng chức danh tuyển chọn và viên chức của cơ quan sử dụng chức danh tuyển chọn được quyền đăng ký tham dự và chất vấn người dự tuyển.
c) Trình tự thi
– Đối tượng dự thi bốc thăm thứ tự trình bày đề án, trả lời các câu hỏi chất vấn của Hội đồng thi tuyển và những người tham gia.
– Người dự thi trình bày đề án và chương trình hành động bằng công cụ trình chiếu power point.
– Sau khi người dự thi trình bày đề án, các thành viên Hội đồng đặt câu hỏi phản biện để người dự thi trả lời. Đối với mỗi người dự thi, mỗi thành viên Hội đồng phải chuẩn bị ít nhất 01 câu hỏi. Câu hỏi của các thành viên Hội đồng phải liên quan trực tiếp đến lĩnh vực thi tuyển, góp phần làm rõ nội dung đã trình bày trong chương trình hành động hoặc những câu hỏi chuyên sâu, đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm, tư duy, giải quyết tình huống của người dự thi. Không nêu những câu hỏi mang tính gợi ý, giải đáp giúp người dự thi hoặc thể hiện quan điểm cá nhân về người dự thi.
d) Thời gian trình bày Đề án tối đa 45 phút. Thời gian trả lời các câu hỏi chất vấn về Đề án không quá 90 phút. Thời gian trình bày Đề án và trả lời mỗi câu hỏi chất vấn do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.
đ) Điểm thi trình bày Đề án được chấm theo thang điểm 100. Cơ cấu điểm gồm 3 phần, cụ thể như sau:
– Xây dựng đề án: 20 điểm;
– Bảo vệ đề án: 40 điểm;
– Trả lời các câu hỏi chất vấn: 40 điểm.
e) Kết quả điểm thi trình bày Đề án của người dự tuyển là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng thi tuyển tham gia chấm thi. Trường hợp có thành viên Hội đồng thi tuyển cho tổng số điểm chênh lệch (cao hơn hoặc thấp hơn) từ 20% trở lên so với điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng thi tuyển tham gia chấm thi thì điểm của thành viên này không được tính; kết quả điểm thi trình bày Đề án của người dự tuyển được tính theo kết quả cho điểm của các thành viên còn lại của Hội đồng thi tuyển.
– Hội đồng thi tuyển công bố công khai kết quả điểm thi trình bày Đề án của những người dự tuyển sau khi kết thúc việc tổ chức thi trình bày Đề án. Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả điểm thi trình bày Đề án.
g) Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thi trình bày Đề án xong, Hội đồng thi tuyển phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh tuyển chọn về kết quả thi trình bày Đề án của người dự tuyển.
3. Xác định người trúng tuyển và bổ nhiệm người trúng tuyển
Trên cơ sở kết quả điểm thi trình bày Đề án của người dự tuyển được Hội đồng thi tuyển công bố, Chủ tịch UBND huyện chọn lấy người có số điểm thi trình bày Đề án cao nhất trong số những người đạt 50 điểm trở lên. Trường hợp có nhiều người cùng có kết quả điểm thi trình bày Đề án cao nhất bằng nhau thì Hội đồng thi tuyển tổng hợp báo cáo xin ý kiến UBND huyện để trình Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét, quyết định.
Trường hợp người được đưa ra lấy ý kiến mà Ban Thường vụ Huyện ủy không đồng ý thì phải nêu rõ lý do cụ thể; nếu lý do hợp lý và có đầy đủ căn cứ xác minh (như mới phát hiện người dự tuyển không đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm hoặc các lý do khác,…) thì Chủ tịch UBND huyện tiếp tục chọn người có kết quả điểm thi trình bày Đề án thấp hơn liền kề trong số những người đạt trên 50 điểm để đưa ra lấy ý kiến bổ sung theo quy định.
Căn cứ ý kiến kết luận của Ban Thường vụ Huyện ủy, nếu không phát hiện có sai phạm trong quá trình tổ chức tuyển chọn thì thống nhất để Chủ tịch UBND huyện ban hành Quyết định bổ nhiệm người trúng tuyển.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Nội vụ: Tham mưu UBND huyện:
– Ban hành Thông báo việc thi tuyển theo quy định;
– Tiếp nhận hồ sơ người dự thi; báo cáo UBND huyện;
– Trình Thường trực Huyện ủy xem xét, quyết định danh sách những người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia dự tuyển;
– Thông báo danh sách người đủ điều kiện dự thi;
– Thành lập Hội đồng thi tuyển;
– Báo cáo xin ý kiến Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét, thống nhất người trúng tuyển;
– Hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục và tham mưu Chủ tịch UBBND huyện quyết định bổ nhiệm có thời hạn đối với người trúng tuyển theo quy định;
2. Hội đồng thi tuyển:
– Thành lập các Ban của Hội đồng thi tuyển;
– Tổ chức thi, chấm điểm bài thi viết; tổ chức và chấm điểm trình bày Đề án của người dự tuyển. Trong quá trình thực hiện thông tin đến Sở Nội vụ để cử đại diện dự và giám sát trực tiếp đối với phần thi viết; phần thi trình bày Đề án và các nội dung khác (nếu cần thiết);
– Tiếp nhận các bản Đề án do thí sinh dự thi nộp và chuyển (ngay sau khi nhận) đến các thành viên Hội đồng để nghiên cứu trước khi tổ chức phần thi Đề án.
– Quyết định kết quả thi tuyển của người dự tuyển và Thông báo kết quả thi đến người dự tuyển;
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi;
– Báo cáo UBND huyện kết quả thi trình bày Đề án của người dự tuyển.
3. Phòng Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với phòng Nội vụ tham mưu thông báo triển khai quy trình thi tuyển theo đúng quy định. Tiếp nhận, kiểm tra, rà soát, thẩm định hồ sơ người dự thi. Tham mưu UBND huyện thực hiện các nội dung liên quan đến công tác chuyên môn của ngành. Tạo điều kiện để người có đủ điều kiện dự thi tìm hiểu, tiếp cận thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; vai trò, nghĩa vụ, quyền lợi và các vấn đề khác liên quan đến chức danh thi tuyển.
4. Phòng Tài chính – Kế hoạch: tham mưu UBND huyện bố trí phân bổ kinh phí, hướng dẫn lập dự toán, quyết toán kinh phí phục vụ việc thi tuyển theo quy định.
5. Văn phòng HĐND và UBND huyện: Có trách nhiệm đảm bảo, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác thi tuyển. Phối hợp chặt chẽ với phòng Nội vụ, phòng Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị các nội dung liên quan đến kỳ thi.
6. Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao: Thông tin tuyên truyền về nội dung, các hoạt động triển khai thực hiện Kế hoạch trên Đài truyền thanh và Cổng thông tin điện tử của huyện.
7. Công an huyện và các phòng chuyên môn có liên quan: Công an huyện, các phòng, ban có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Hội đồng thi tuyển thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.
8. Trung tâm GDNN-GDTX huyện và các trường THCS, Tiểu học, Mầm non công lập thuộc huyện:
– Niêm yết công khai Kế hoạch thi tuyển tại trụ sở cơ quan;
– Phối hợp thực hiện công tác tuyển dụng khi được UBND huyện hoặc Hội đồng thi tuyển yêu cầu.
– Tạo điều kiện để người có đủ điều kiện dự thi tìm hiểu, tiếp cận thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; vai trò, nghĩa vụ, quyền lợi và các vấn đề khác liên quan đến chức danh thi tuyển.
Trên đây là Kế hoạch thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý giáo dục huyện Mê Linh năm 2024. Kế hoạch này được niêm yết công khai tại trụ sở UBND huyện Mê Linh, Cổng thông tin điện tử của huyện Mê Linh; Trung tâm GDNN-GDTX huyện và các trường THCS, Tiểu học, Mầm non công lập thuộc huyện.
Để kịp thời tiếp nhận được những thông tin về việc thi tuyển, đề nghị các đơn vị, cá nhân liên quan thường xuyên truy cập Cổng thông tin điện tử của huyện Mê Linh: http://melinh.hanoi.gov.vn./.
***** Đính kèm:
Nguồn tin: melinh.hanoi.gov.vn
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Đèo Cả có tiền thân là Xí nghiệp sản xuất xây dựng, xây lắp điện Hải Thạch được ra đời vào những năm 1985 của thế kỷ trước tại Phú Yên. Là người đã theo học và được đào tạo khá chuyên sâu trong lĩnh vực điện công nghiệp của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hồ Chí Minh nên doanh nhân Hồ Minh Hoàng đã có bước kế tục gia đình - nhận chuyển giao và tiếp nối khá thành công trong việc quản trị, tái sắp xếp và ổn định doanh nghiệp trong giai đoạn này. Mọi chuẩn bị để ươm mầm hy vọng
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng chế độ BHXH, BHTN và BHYT theo quy định của Công ty và luật BHXH.
Các hoạt động ngoại khóa
- Team Building
- Team work
- Party
- Du lịch hàng năm
Lịch sử thành lập
- Tập đoàn Đèo Cả có tiền thân là Xí nghiệp sản xuất xây dựng, xây lắp điện Hải Thạch được ra đời vào những năm 1985 của thế kỷ trước tại Phú Yên.
Mission
Hiểu bản thân trong nhận thức toàn cầu. Mưu cầu phát triển, thăng tiến và thành đạt là động lực của sự tư duy và sáng tạo.Thay đổi để vươn đến tương lai. Nhận thức về một thế giới năng động và đa chiều, từ tháng 5.2018 Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng cầu đường Sài Gòn (SBRC) chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả (Deoca Group) – tái cấu trúc để hiện thực hóa các chiến lược đầu tư kinh doanh trong quy mô khu vực và quốc tế.
Review Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Đèo Cả
Môi trường làm việc và văn hóa có tinh thần rất cao (ID)