Các phòng ban đang tuyển dụng tại Đại học FPT

Giáo dục
Tài chính - Kế toán

Việc làm Đại học FPT

Cập nhật 04/09/2024 09:18
Tìm thấy 0 việc làm đang tuyển dụng
Đại học FPT
Trường ĐH Quốc tế – ĐHQG TP. HCM tuyển dụng nhân sự năm 2024
Đại học FPT
97 việc làm 14 lượt xem
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 23/08/2024
Hạn nộp hồ sơ: 23/08/2025
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 5
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
Trường ĐH Quốc tế – ĐHQG TP. HCM

Trường ĐH Quốc tế – ĐHQG TP. HCM tuyển dụng nhân sự năm 2024, như sau:

Vị trí tuyển dụng

Mã số

Số lượng

Giảng viên, Khoa Điện – Điện tử (nhóm ngành Robot; Trí tuệ nhân tạo; Điện tử – Viễn thông; Tự động hóa)

QT-01

01

Giảng viên, Bộ môn Toán (nhóm ngành Thống kê; Toán tài chính; Toán ứng dụng)

QT-02

01

Giảng viên, Bộ môn Vật lý (nhóm ngành Kỹ thuật không gian, Hệ thống định vị, Định vị vệ tinh)

QT-03

01

Giảng viên, Khoa Công nghệ thông tin (nhóm ngành Công nghệ thông tin; Khoa học máy tính; Khoa học dữ liệu)

QT-04

01

Giảng viên, Khoa Kỹ thuật và Quản lý Công nghiệp (nhóm ngành Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp; Vận trù học)

QT-05

01

Vị trí tuyển dụng

Mô tả vị trí công việc

Khung năng lực

Giảng viên, Khoa Điện – Điện tử (nhóm ngành Robot; Trí tuệ nhân tạo; Điện tử – Viễn thông; Tự động hóa)

  • Giảng dạy, hướng dẫn người học, xây dựng đề cương, bài giảng môn học, chương trình đào tạo, đánh giá khóa luận, luận văn, luận án bằng tiếng Anh theo phân công của Trưởng đơn vị.

  • Nghiên cứu khoa học, công bố khoa học quốc tế và chuyển giao công nghệ; chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học các cấp.

  • Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong học thuật và nghiên cứu khoa học.

  • Xây dựng và hình thành nhóm nghiên cứu mạnh.

  • Thực hiện công tác kiểm định, tuyển sinh và các công tác khác theo phân công của Trưởng đơn vị.

  • Tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Robot, Trí tuệ nhân tạo; ngành Điện tử – Viễn thông; ngành Tự động hóa hoặc các ngành liên quan như ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử; ngành Cơ điện tử,…

  • Có kiến thức chuyên sâu và hiểu biết tốt về lĩnh vực chuyên môn.

  • Có chứng chỉ ứng dụng Công nghệ thông tin cơ bản trở lên (của đơn vị được cấp phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ).

  • Thành thạo sử dụng Bộ điều khiển PLC (Programmable Logic Controller).

  • Có kinh nghiệm giảng dạy và hướng dẫn sinh viên, học viên bậc đại học và sau đại học.

  • Trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 7.0 trở lên.

  • Tốt nghiệp Tiến sĩ chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh tại cơ sở đào tạo uy tín ở nước ngoài

Giảng viên, Bộ môn Toán (nhóm ngành Thống kê; Toán tài chính; Toán ứng dụng)

  • Tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Thống kê; ngành Toán tài chính; ngành Toán ứng dụng hoặc các ngành liên quan như ngành Thống kê áp dụng; ngành Tài chính định lượng. Có kiến thức chuyên sâu và hiểu biết tốt về lĩnh vực chuyên môn.

  • Có chứng chỉ ứng dụng Công nghệ thông tin cơ bản trở lên (của đơn vị được cấp phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ).

  • Có kinh nghiệm giảng dạy và hướng dẫn sinh viên, học viên bậc đại học và sau đại học.

  • Trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 7.0 trở lên.

  • Tốt nghiệp Tiến sĩ chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh tại cơ sở đào tạo uy tín ở nước ngoài.

Giảng viên, Bộ môn Vật lý (nhóm ngành Kỹ thuật không gian, Hệ thống định vị, Định vị vệ tinh)

  • Tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Kỹ thuật không gian; ngành Hệ thống định vị hoặc Định vị vệ tinh. Có kiến thức chuyên sâu và hiểu biết tốt về lĩnh vực chuyên môn;

  • Có kỹ năng lập trình.

  • Có kinh nghiệm giảng dạy và hướng dẫn sinh viên, học viên bậc đại học và sau đại học.

  • Trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 7.0 trở lên.

  • Tốt nghiệp Tiến sĩ chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh tại cơ sở đào tạo uy tín ở nước ngoài.

Giảng viên, Khoa Công nghệ thông tin (nhóm ngành Công nghệ thông tin; Khoa học máy tính; Khoa học dữ liệu)

  • Tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Công nghệ Thông tin; ngành Khoa học máy tính; ngành Khoa học dữ liệu hoặc những ngành có liên quan khác như Kỹ sư phần mềm; ngành Mạng máy tính,… Có kiến thức chuyên sâu và hiểu biết tốt về lĩnh vực chuyên môn.

  • Có kỹ năng lập trình.

  • Có kinh nghiệm giảng dạy và hướng dẫn sinh viên, học viên bậc đại học và sau đại học trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

  • Trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 7.0 trở lên.

  • Tốt nghiệp Tiến sĩ chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh tại cơ sở đào tạo uy tín ở nước ngoài.

Giảng viên, Khoa Kỹ thuật và Quản lý Công nghiệp (nhóm ngành Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp; Vận trù học)

  • Tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp; ngành Vận trù học (operations research), ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng hoặc các ngành liên quan như ngành Thống kê; ngành Phân tích kinh doanh (BA); ngành Khoa học dữ liệu,…Có kiến thức chuyên sâu và hiểu biết tốt về lĩnh vực chuyên môn.

  • Có chứng chỉ ứng dụng Công nghệ thông tin cơ bản trở lên (của đơn vị được cấp phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ).

  • Có kinh nghiệm lập trình C++, Python hoặc R.

  • Có kinh nghiệm sử dụng phần mềm Cplex, Lingo, hoặc Simulation.

  • Có kinh nghiệm giảng dạy và hướng dẫn sinh viên, học viên bậc đại học và sau đại học trong lĩnh vực Kỹ thuật và Quản lý công nghiệp.

  • Trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 7.0 trở lên.

  • Tốt nghiệp Tiến sĩ chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh tại cơ sở đào tạo uy tín ở nước ngoài.

CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ CỦA ĐƠN VỊ

Đối với ứng viên người Việt Nam:

  • Lương theo quy định của Nhà nước (Tiến sĩ có hệ số 3.0): 7.020.000 đồng/tháng.

  • Lương theo vị trí việc làm: 23.200.000 đồng/tháng.

Đối với ứng viên người nước ngoài:

  •  Lương và phụ cấp: tối đa 70.000.000 đồng/tháng.

  • Hỗ trợ các hồ sơ, thủ tục trong quá trình nhân sự làm việc tại Trường.

HƯỚNG DẪN NỘP HỒ SƠ

YÊU CẦU HỒ SƠ

Ứng viên chuẩn bị một bộ hồ sơ năng lực theo yêu cầu như sau:

– Thư trình bày nguyện vọng;

– Thư giới thiệu từ đơn vị cũ hoặc thư giới thiệu từ những thầy/cô hướng dẫn hoặc những chuyên gia có uy tín.

– Lý lịch khoa học;

–  Kế hoạch phát triển của cá nhân trong 5 năm nếu trúng tuyển;

– Thuyết minh đề tài theo mẫu của ĐHQG-HCM;

– Các tài liệu minh chứng năng lực, kinh nghiệm công tác, thành tích phù hợp với yêu cầu vị trí thu hút.

PHƯƠNG THỨC NỘP HỒ SƠ

Ứng viên chuẩn bị hồ sơ và gửi về ĐHQG-HCM trước ngày 30/9/2024 thông qua một trong hai phương thức:

– Trực tiếp tại trang web: vnu350.vnuhcm.edu.vn;

– Thư điện tử [email protected];

Nếu lĩnh vực mà ứng viên quan tâm, không có trong danh mục tuyển dụng của các đơn vị thì ứng viên có thể nộp hồ sơ trực tiếp cho ĐHQG-HCM.

Ứng viên có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại đơn vị và đăng ký tham gia theo Chương trình VNU350 của ĐHQG-HCM.

Ứng viên chỉ đăng ký ở một vị trí, một đơn vị phù hợp với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực của mình. Hồ sơ đăng ký không hoàn trả lại.

Ghi chú: Ứng viên chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ minh chứng. Các trường hợp khai man, giả mạo hồ sơ sẽ bị hủy kết quả và xử lý theo quy định.

ĐHQG-HCM sẽ thông báo kết quả trong vòng 30 ngày làm việc, kể từ ngày cuối cùng nhận hồ sơ.

*****Đính kèm:

– Mẫu Lý lịch Khoa học

– Mẫu Thuyết minh đề tài

Khu vực
Báo cáo

Đại học FPT
Đại học FPT Xem trang công ty
Quy mô:
5.000 - 10.000 nhân viên
Địa điểm:
Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Km29 Đại lộ Thăng Long, H. Thạch Thất, TP. Hà Nội

Chính thức thành lập ngày 8/9/2006 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học FPT trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam do một doanh nghiệp đứng ra thành lập với 100% vốn đầu tư từ Tập đoàn FPT.

Sự khác biệt của Trường Đại học FPT so với các trường đại học khác là đào tạo theo hình thức liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, gắn đào tạo với thực tiễn, với nghiên cứu – triển khai và các công nghệ hiện đại nhất. Triết lý và phương pháp giáo dục hiện đại; Đào tạo con người toàn diện, hài hòa; Chương trình luôn được cập nhật và tuân thủ các chuẩn công nghệ quốc tế; Đặc biệt chú trọng kỹ năng ngoại ngữ; Tăng cường đào tạo quy trình tổ chức sản xuất, kỹ năng làm việc theo nhóm và các kỹ năng cá nhân khác là những điểm sẽ đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp có những cơ hội việc làm tốt nhất sau khi ra trường.

Trường hiện đang đào tạo các nhóm ngành CNTT, Kinh tế, Ngôn ngữ, Mỹ thuật ứng dụng.

Tất cả sinh viên Đại học FPT đều phải trải qua 1 năm hoàn thiện tiếng Anh, để có thể theo học chương trình chính khoá được đào tạo bằng tiếng Anh. Trong một năm đầu tiên học tiếng Anh, sinh viên được gửi sang các trường đại học ở các nước nói tiếng Anh (trong vòng 2 tháng) để thật sự lưu loát ngôn ngữ bắt buộc cho học tập và làm việc sau này.

Sau 5 học kỳ đầu tiên, với tiếng Anh và các kỹ năng cơ bản của ngành học, sinh viên được gửi vào làm thực tập sinh trong các công ty thành viên của tập đoàn FPT trong vòng 4 đến 8 tháng. Tại đây sinh viên được huấn luyện thực tế về nghề nghiệp tương lai, tham gia vào các dự án thật (real project) và có thể được trả lương. Đó là giai đoạn On-the-Job-Training (OJT) đặc thù của trường đại học FPT. Một số ngành như tiếng Nhật, Quản trị Khách sạn, sinh viên đi OJT tại Nhật Bản, tại Malaysia,…
Tỉ lệ việc làm của trường cũng đạt được con số ấn tượng. 96% sinh viên Đại học FPT có việc làm sau khi tốt nghiệp với mức lương bình quân khoảng 8,3 triệu đồng/người/tháng, 100% sinh viên có cơ hội làm việc ở FPT sau khi tốt nghiệp; 19% cựu sinh viên làm việc tại nước ngoài (số liệu năm 2017).

Những nghề phổ biến tại Đại học FPT

Bạn làm việc tại Đại học FPT? Chia sẻ kinh nghiệm của bạn

Logo Đại học FPT

Đại học FPT

Click để đánh giá