Công việc của Kiểm toán độc lập là gì?

Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán. Trong đó, kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.

Mô tả công việc của kiểm toán độc lập

Theo dõi sổ sách kế toán của doanh nghiệp yêu cầu kiểm tra

Trước khi thực hiện công việc kiểm tra của mình, kiểm toán viên cần phải điều tra tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp xem có tốc độ phát triển như thế nào. Từ đó sẽ đối chiếu với các loại sổ sách kế toán mà doanh nghiệp quản lý.

Kiểm tra số dư các tài khoản 

Để kiểm tra được các số dư của tài khoản theo dõi, kiểm toán viên cần phải rà soát từ đầu phần số dư đầu kỳ, sau đó kiểm tra đến các phát sinh giữa kỳ và số dư cuối kỳ xem chúng có khớp nhau hay không. Nếu như kế toán thực hiện các định khoản chính xác thì những số dư này sẽ hoàn toàn khớp nhau còn nếu không thì chúng sẽ có sự chênh lệch.

Kiểm tra xác nhận lại giá trị vốn góp của các cổ đông, các nhà liên doanh của doanh nghiệp

Giá trị vốn góp của các cổ đông và các bên liên doanh cũng được tính vào số vốn để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy số vốn này cũng cần phải được xác minh để đảm bảo các hoạt động sử dụng vốn được diễn ra theo đúng quy định.

Giám định tài chính và tư vấn cho doanh nghiệp 

Giám định tài chính sẽ biết rằng doanh nghiệp có đang sử dụng đúng nguồn vốn của mình có hay không. Trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp không có khả năng quản lý nguồn vốn và đã không “sống sót” nổi dẫn đến tình trạng phá sản mặc dù nguồn lực ban đầu rất mạnh. Chính vì lý do ấy mà cần phải diễn ra hoạt động kiểm tra định kỳ để đơn vị chức năng chuyên môn đánh giá về cách sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp là chính xác hay không.

Lập báo cáo lên cấp trên về tình hình khảo sát của doanh nghiệp

Tất cả các hoạt động kiểm tra, giám sát đều phải được diễn ra một cách trung thực, cần đảm bảo được sự minh bạch không có sự móc nối nào giữa nhân viên kiểm toán với nhân sự trong doanh nghiệp để đảm bảo độ chính xác và phát huy đúng ý nghĩa mục đích của kiểm toán. Sau khi kiểm tra xong nhân viên kiểm toán độc lập cần phải lập báo cáo gửi về công ty mình để tiến hành lưu trữ, quản lý và làm bằng chứng khi có bất kỳ vấn đề phát sinh nào xảy ra. 

Việc báo cáo kết quả và lưu trữ chúng còn có tác dụng trong trường hợp khách hàng tái sử dụng dịch vụ kiểm toán thì kiểm toán viên sẽ không phải mất công kiểm tra lại từ đầu.

Kiểm toán độc lập có mức lương bao nhiêu?

156 - 221 triệu /năm
Tổng lương
144 - 204 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
12 - 17 triệu
/năm

Lương bổ sung

156 - 221 triệu

/năm
156 M
221 M
65 M 390 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Kiểm toán độc lập

Tìm hiểu cách trở thành Kiểm toán độc lập, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Kiểm toán độc lập
156 - 221 triệu/năm
Kiểm toán độc lập

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
32%
2 - 4
42%
5 - 7
25%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kiểm toán độc lập?

Yêu cầu tuyển dụng kiểm toán độc lập 

Yêu cầu về trình độ

Đây là công việc đòi hỏi ở một kiểm toán độc lập cần hiểu rõ và nắm được để thực hiện nghiệp vụ điều tra một cách nhuần nhuyễn nhất có thể vào các tình huống có trong thực tế. bên cạnh đó việc sử dụng bộ óc có sự logic chặt chẽ để phục vụ cho công tác điều tra là điều cần thiết.

Có xuất thân và được đào tạo bài bản tại các trường đại học có ngành hay chuyên ngành về kinh tế, luật kinh tế, luật, an ninh hoặc các ngành về tài chính ngân hàng sẽ được đánh giá cao và ưu tiên hơn

Yêu cầu về kỹ năng

Tinh thần mạnh mẽ

Trong công việc kiểm toán độc lập sẽ không thể tránh khỏi những chuyện làm cho mình bị căng thẳng. Thậm chí có thể chứng kiến nhiều sự việc bất ngờ ta không tin kịp nghĩ đến.

Đặc thù của của kiểm toán độc lập là bạn phải có một tinh thép, không được sợ hãi và chịu được áp lực công việc. Đặc biệt, không được để tìm huống khẩn cấp làm ảnh hưởng đến tinh thần của mình.

Tỉ mỉ, siêng năng

Tỉ mỉ, siêng năng là một trong những tố chất cần có của một kiểm toán độc lập. Khi làm công việc này, bạn phải thường xuyên theo dõi các diễn biến tình trạng của đối tượng từ đó mới dễ dàng phát hiện ra những thay đổi nhỏ và đưa ra cách xử lý kịp thời cho những tình huống đó.

Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc

Với những tổng hợp công việc của ngành an ninh ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.

Hơn nữa, sự đam mê với nghề cũng là một trong những yếu tố để bạn có thể gắn bó và vượt qua những khó khăn của nghề.

Rèn luyện tính cẩn thận

Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm nghề an ninh nói chung, làm nhân viên phòng chống gian lận nói riêng cần phải có

Vì vậy, chỉ một sơ suất nhỏ thôi cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Rèn luyện tính cẩn thận sẽ giúp cho điều dưỡng tránh được những sai lầm không đáng có khi làm việc.

Giải quyết tình huống linh hoạt, nhanh nhẹn

kiểm toán độc lập phải kịp thời đưa ra quyết định, chủ động làm việc. Vì thế nên, việc nhanh nhẹn sẽ giúp công việc được xử lý nhanh chóng. Đồng thời, với những trường hợp gấp, kiểm toán độc lập phải có kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh để hạn chế tình huống xấu xảy ra.

Kỹ năng lắng nghe

Nắm vững kỹ năng lắng nghe hiệu quả sẽ giúp bạn biết cách lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc của người nói. Bạn cũng sẽ chủ động hơn khi trò chuyện với người khác, khiến người đối diện cảm thấy được quan tâm, trân trọng.

Là một người có suy luận logic, có tư duy và sáng tạo

Sự suy luận luôn khiến các kiểm toán viên tìm ra mấu chốt của vấn đề. Trong sự nghiệp hành nghề của mình, bạn gặp không ít những khó khăn và những sự gian dối “thần thánh” mà khó lòng phát hiện được, chính vì thế sở hữu một trí tuệ thông minh, khả năng tư duy hơn người sẽ giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc.

Là một người giỏi tính toán

Thường xuyên phải làm việc với những con số giúp bạn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi, có khi còn xảy ra nhầm lẫn. Vì vậy bạn cần phải tỉnh táo để đối phó với chúng một cách tốt nhất. Nếu sở hữu khả năng nhạy bén và tính toán tốt bạn sẽ chẳng ngại gì những con số này nữa, dù là trị giá nhỏ hay lớn bạn đều có thể kiểm soát được hết. 

Khả năng giao tiếp 

Kiểm toán viên độc lập không chỉ làm việc với một người mà họ phải làm việc với rất nhiều người ở các bộ phận khác nhau. Mỗi khí làm việc ở một doanh nghiệp bạn lại phải thực hiện những thao tác điều tra, thu thập thông tin, đối chiếu sổ sách, tất cả những điều đó bạn cần khai thác từ các bộ phận có liên quan. Vì vậy để thuận lợi và suôn sẻ bạn cần sở hữu hoặc học tập kỹ năng giao tiếp thật tốt. Nếu cảm thấy chưa thực sự tốt bạn cần phải tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng này vì nó sẽ giúp bạn phát triển hơn trong sự nghiệp.

Lộ trình thăng tiến của kiểm toán độc lập 

Mức lương trung bình của kiểm toán đọc lập có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Từ 1 - 2 năm đầu tiên:  Trợ Lý Kiểm Toán (Junior/Assistant)

Đây là nấc thang đầu tiên trên con đường trở thành kiểm toán viên chuyên nghiệp của bạn. Bạn sẽ được tham gia vào các nhóm kiểm toán và thực hiện các công việc từ đơn giản nhất. Thời gian đầu, công việc chủ yếu là kiểm tra chứng từ, sổ sách, tham gia kiểm kê kho hay xác nhận công nợ. Khi đã có kinh nghiệm hơn, bạn có thể kiểm tra các khoản mục, thực hiện các phần hành phức tạp hơn dưới sự giám sát của trưởng nhóm.

Từ  3- 5 năm: Trưởng Nhóm Kiểm Toán (Senior)

Sau 2-3 năm, vị trí của bạn sẽ là Trưởng nhóm kiểm toán (Senior). Lúc này, bạn sẽ phụ trách một nhóm các trợ lý kiểm toán cấp dưới để thực hiện cuộc kiểm toán nhỏ, trung bình. Bên cạnh các kỹ thuật cơ bản, trưởng nhóm phải biết cách phân công, phối hợp và giám sát các trợ lý của mình. Bạn cũng thực hiện những công việc khó hơn như phân tích hay đánh giá rủi ro v.v. Ở vị trí Senior, bạn bắt đầu phát triển khả năng làm việc với khách hàng, trao đổi hay giải quyết những sự việc phát sinh trong quá trình kiểm toán.

Từ 6 - 7 năm: Chủ Nhiệm Kiểm Toán (Manager)

Sau 6 – 7 năm kinh nghiệm làm việc, bạn có thể trở thành Chủ nhiệm kiểm toán. 1 manager có thể điều hành một cuộc kiểm toán lớn. Đồng thời, bạn cũng chịu trách nhiệm giám sát nhiều cuộc kiểm toán nhỏ hoặc trung bình. Chủ nhiệm kiểm toán có hai nhiệm vụ chính. Một là, phối hợp công việc của các trưởng nhóm. Hai là, trao đổi với khách hàng về những vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán. Ở cấp Manager, bạn đã là kiểm toán viên thực thụ. Bạn được phép ký vào báo cáo kiểm toán và phải chịu trách nhiệm pháp lý với nó.

Từ 8-10 năm: Giám Đốc Kiểm Toán (Director)

Giám đốc kiểm toán điều hành và đảm bảo sự thành công của nhiều cuộc kiểm toán. Director giúp khách hàng và các nhân viên cấp dưới giải quyết các vấn đề gai góc và điều hòa xung đột nếu có. Họ cũng cần có khả năng quản lý ngân sách nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán có lợi nhuận. Director cũng đóng góp vào sự phát triển kinh doanh của Công ty thông qua việc tìm kiếm doanh thu và thị trường.

Tìm việc theo nghề nghiệp