Phúc lợi
- Laptop
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Phụ cấp
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Phụ cấp thâm niên
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
1. Phiên dịch cho Tổng Giám đốc trong các cuộc họp và gặp khách hàng
2. Dịch, soạn thảo văn bản, tài liệu, trình ký phê duyệt.
3. Tham gia lập kế hoạch, tổ chức họp Đại hội cổ đông.
4. Truyền đạt chỉ thị của Tổng Giám đốc cho các phòng ban. Triển khai chỉ đạo, theo dõi và báo cáo kết quả cho Tổng Giám đốc.
5. Liên hệ, tiếp đón đối tác, chuẩn bị tham gia chuyến đi công tác cùng Tổng Giám đốc (khi có phân công)
6. Tham mưu chiến lược kinh doanh cho Tổng giám đốc
7. Các công việc khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc.
THÔNG TIN KHÁC
Thời gian làm việc: 7h30 - 11h30; 13h00 - 17h00
Địa điểm làm việc chi nhánh Hà Nội hoặc chi nhánh HCM
Yêu Cầu Công Việc
1. Kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp tốt trình độ N1
2. Kỹ năng tin học văn phòng, kĩ năng soạn thảo.
3. Kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc logic
4. Chính xác, cẩn thận, tỉ mỉ, ham học hỏi.
5. Có kinh nghiệm về trợ lý, tài chính, kinh doanh, quản lý....
Địa điểm làm việc
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: 25 - 45
- Phúc lợi:
1. Được hưởng mức lương 18 – 30 triệu.
2. Cơ hội phát triển nghề nghiệp.
3. Tham gia đầy đủ các chế độ BHXH, BHYT, BHTN,...
4. Được cung cấp đầy đủ công cụ phục vụ công việc.
5. Môi trường làm việc chuyên nghiệp
6. Làm việc ở môi trường nước ngoài.
7. Thưởng các ngày lễ, tết, sinh nhật, lương tháng - Lương: 20 Tr - 30 Tr VND
Giá trị
Lấy sự liêm khiết, cao cả, tự tôn, trung thực, chân thành làm cốt lõi. PGT HOLDINGS cam kết hoạt động kinh doanh với sự “trung thực”, “chân thành” và “nghiêm túc ”.
Chuyên nghiệp: Chúng tôi sẽ tiếp tục nổ lực thực hiện khả năng tự quản cao, chuyên môn hóa kiến thức, chất lượng phục vụ, tinh thần đồng đội để tạo ra lợi nhuận và thực hiện các nhiệm vụ được kì vọng bằng cả sứ mệnh cao cả và sự chân thành.
Tốc độ: có thể tạo ra giá trị, tiến hành cải thiện kết quả vượt bậc, đồng thời tạo ra kết quả nhanh chóng.
Phương pháp suy toán ngược: Đặt kế hoạch hành động cho đến thời điểm hiện tại bằng cách tính toán ngược lịch trình hướng đến mục tiêu, đồng thời vạch rõ những gì cần làm ngay bây giờ cho mục tiêu đó.
Phát triển: Chúng tôi luôn theo đuổi việc cải tiến và tiến bộ từng ngày, không ngừng phát triển trong tương lai.
Không từ bỏ: Đừng suy nghĩ rằng bạn không thể, mà hãy suy nghĩ làm thế nào để thực hiện nó, làm nó đến cùng và không bỏ cuộc, chắc chắn bạn sẽ thu về kết quả.
Đạo đức kinh doanh
Chúng tôi luôn nâng cao giá trị doanh nghiệp của PGT HOLDINGS đi đôi với giá trị đạo đức, đồng thời góp phần thực hiện một xã hội cùng nhau phát triển bền vững về doanh nghiệp, nguồn nhân lực và vốn.
Tuân thủ pháp luật
Chúng tôi sẽ tuân thủ quy tắc chuẩn mực xã hội cũng như pháp luật có liên quan của từng quốc gia (luật liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng, cạnh tranh bình đẳng, môi trường tự nhiên, môi trường làm việc, phòng chống tội phạm, công khai và nộp thuế đúng mức, v.v.) và thực hiện với chuẩn mực đạo đức cao ... Chúng tôi sẽ nghiêm khắc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan.
Bảo mật
Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng thông tin nội bộ và thông tin khách hàng là tài sản vô cùng quan trọng đối với PGT Holdings, chúng tôi sử dụng và quản lý chúng một cách hợp lý.
Đóng góp vào việc thực hiện một xã hội bền vững
Cùng với việc kinh doanh có trách nhiệm, chúng tôi cũng có trách nhiệm trong mọi tác động kinh tế, môi trường và xã hội phát sinh từ các hoạt động kinh doanh của chúng tôi. Chúng tôi cũng sẽ làm việc với khách hàng, đối tác kinh doanh và các bên liên quan khác để giải quyết các vấn đề xã hội thông qua hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình và đóng góp vào việc hiện thực hóa một tương lai bền vững.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Trợ lý giám đốc thương hiệu là gì?
Trợ lý giám đốc thương hiệu (Assistant Brand Manager) là những người hỗ trợ Giám đốc thương hiệu (Brand Manager) xây dựng kế hoạch và chiến lược để quảng bá thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp. Assistant Brand Manager được coi là chuyên gia nắm bắt xu hướng, phát triển các chiến lược quảng cáo và tiếp thị hiệu quả. Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Chuyên viên Brand Marketing, Quản lý thương hiệu...cũng rất đa dạng.
Mô tả công việc của vị trí Trợ lý giám đốc thương hiệu
Quản lý thương hiệu
Trợ lý giám đốc thương hiệu chịu trách nhiệm quản lý tất cả các vấn đề xoay quanh thương hiệu, bao gồm: báo cáo tình trạng xây dựng thương hiệu cho ban quản lý để đảm bảo ngân sách đang được tận dụng hiệu quả, tối ưu chi phí, gia tăng doanh thu/lợi nhuận. Giám sát các thông số liên quan đến lợi nhuận, doanh thu để định vị tốt hơn các sản phẩm, dịch vụ của công ty, từ đó đưa ra đề xuất để cải thiện chất lượng thương hiệu.
Nghiên cứu và đề xuất ý tưởng phát triển thương hiệu
Để đề xuất ý tưởng hay cho hoạt động phát triển thương hiệu, Assistant Brand Manager phải thường xuyên làm các công tác nghiên cứu như: phân tích thương hiệu của đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường để hiểu về cách định vị thương hiệu, nghiên cứu tài liệu của công ty để hiểu rõ hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp.
Thực hiện các công việc hành chính
Bên cạnh các công việc liên quan đến chuyên môn là xây dựng và phát triển thương hiệu, Assistant Brand Manager còn cần thực hiện các công việc hành chính khác như: tổ chức các cuộc họp với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, quản lý để báo cáo, thảo luận hoặc cùng nghiên cứu về một phương án tiếp thị mới, ghi lại các thông tin quan trọng đã trao đổi trong suốt cuộc họp.
Giám sát nhân viên
Tuy không phải chức danh quản lý, Assistant Brand Manager được xem là đầu mối giữa bộ phận thương hiệu và các phòng ban khác. Để hoạt động xây dựng thương hiệu diễn ra hiệu quả, trợ lý giám đốc thương hiệu cần biết cách điều phối công việc của các bên liên quan: quản lý hoạt động của các bộ phận, nhân sự trong công ty có tham gia dự án xây dựng thương hiệu theo ngân sách và thời hạn được giao.
Hỗ trợ công việc cho Brand Manager
Cuối cùng, một Assistant Brand Manager cần hỗ trợ công việc cho cấp trên gần nhất của mình, chính là Brand Manager. Về cơ bản, nhiệm vụ mà trợ lý giám đốc thương hiệu cần làm vẫn là nghiên cứu, phân tích dữ liệu và xu hướng quảng cáo, tiếp thị.
Trợ lý giám đốc thương hiệu có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
156 - 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Trợ lý giám đốc thương hiệu
Tìm hiểu cách trở thành Trợ lý giám đốc thương hiệu, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trợ lý giám đốc thương hiệu?
Yêu cầu tuyển dụng của Trợ lý giám đốc thương hiệu
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Trợ lý giám đốc thương hiệu cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Bằng cấp và học vấn: Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng bạn có kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững chắc trong lĩnh vực marketing, tiếp thị và quảng cáo. Học tập và cập nhật kiến thức liên quan đến quy trình tiếp thị và quảng cáo và tiêu chuẩn trong ngành. Điều này có thể bao gồm việc tham gia các khóa đào tạo, hội thảo, hoặc đạt các chứng chỉ chuyên ngành để cung cấp cho bạn sự chuyên môn cao hơn và đáng giá hơn.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng lập kế hoạch: Một trong những nhiệm vụ khác khi bạn tìm hiểu về công việc của Trợ lý giám đốc thương hiệu là gì chính là lập các kế hoạch liên quan đến sự phát triển và tăng trưởng của cửa hàng. Với nhiệm vụ này thì Trợ lý giám đốc thương hiệu thường sẽ cần thực hiện các công việc như: Lập kế hoạch liên quan đến sự phát triển và tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng theo ngắn hạn và dài hạn, lập các kế hoạch nhân sự để có thể đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận nói trên.
-
Kỹ năng nắm bắt thị hiếu đại chúng: Truyền thông đại chúng là một trong những công cụ chính nhằm làm tối đa hóa khả năng lan rộng của thương hiệu. Đồng thời, Assistant Brand Manager cũng cần chăm sóc đặc biệt những điều mà khách hàng chờ mong, để xây dựng chiến lược từ khóa đích.
-
Kỹ năng phân tích dữ liệu: Đây là kỹ năng vô cùng cần thiết. Vì công việc của một ABM sẽ cần phân tích tình hình thị trường, báo cáo doanh số, v.v. Biết thêm nhiều ngoại ngữ là lợi thế.
-
Kỹ năng nghiên cứu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với một ABM. Cần biết cách tận dụng các công cụ để nghiên cứu, đo lường số liệu, biết cách đọc dữ liệu và phân tích dữ liệu, làm khảo sát để hỗ trợ công việc làm thương hiệu.
Yêu cầu khác
-
Cập nhật các hot trend trên thị trường: Không thỏa hiệp với kẻ thù mang tên “bí ý tưởng”, Trợ lý quản lý thương hiệu cần tư duy phong phú và linh hoạt để sản xuất ra những kịch bản quảng cáo nhằm cải thiện tỷ lệ chuyển đổi khách hàng và giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tuyển một bên thứ 3 trong công cuộc vực dậy và củng cố thương hiệu.
-
Sử dụng thời gian hiệu quả: Một người trợ lý giỏi cho Brand Manager luôn phải chạy đua với thời gian để kịp thời đưa các ý tưởng “trên giấy” thành những “siêu phẩm” đầy sức quyến rũ và ma lực khiến khách hàng nán lại lâu hơn trên diễn đàn thương mại điện tử và mạng xã hội. Sử dụng thời gian hiệu quả sẽ giúp Assistant Brand Manager nhanh chóng bắt kịp được KPI công việc và thúc đẩy hiệu suất làm việc của cả Phòng Marketing nữa đó.
Lộ trình thăng tiến của Trợ lý giám đốc thương hiệu
Lộ trình thăng tiến của Trợ lý giám đốc thương hiệu có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
Kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
Dưới 1 năm |
1.5 - 3.5 triệu/tháng |
|
1 – 3 năm |
7 - 12 triệu/tháng |
|
3 – 5 năm |
10 - 15 triệu/tháng |
|
5 - 7 năm |
15 - 20 triệu/tháng |
Mức lương trung bình của Trợ lý giám đốc thương hiệu và các ngành liên quan
-
Chuyên viên Brand Marketing 15.000.000 - 25.000.000 VNĐ (1 tháng)
-
Quản lý thương hiệu 29.000.000 - 25.000.000 (1 tháng)
1. Thực tập sinh truyền thông thương hiệu
Mức lương: 1.5 - 3.5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh thương hiệu (Brand Intern) là những sinh viên chuyên ngành có kiến thức về lĩnh vực Marketing muốn được thử sức làm việc với những vị trí về thương hiệu trong ngành để tích lũy kinh nghiệm. Vậy, có thể hiểu rằng, thực tập sinh thương hiệu chính là làm việc tại vị trí Nhân viên thương hiệu với vai trò thực tập, thử sức với lĩnh vực Marketing.
>> Đánh giá: Được giao đảm nhận các nhiệm vụ cơ bản trong bộ phận truyền thông, từ việc hỗ trợ soạn thảo nội dung đến việc tổ chức sự kiện và thực hiện các nghiên cứu thị trường. Đây là cơ hội để làm quen với các quy trình và công cụ truyền thông trong thực tế. Và họ có thể hỗ trợ trong việc triển khai các chiến dịch truyền thông, bao gồm việc chuẩn bị tài liệu, theo dõi kết quả, và thực hiện các nhiệm vụ hành chính liên quan. Công việc này giúp họ hiểu rõ hơn về cách các chiến dịch được thực hiện và quản lý.
2. Nhân viên truyền thông thương hiệu
Mức lương: 7 - 12 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên truyền thông thương hiệu (Brand Communications Executive/Brand Communications Officer) là người chịu trách nhiệm phát triển và thực hiện các chiến lược và hoạt động truyền thông để xây dựng, duy trì và nâng cao hình ảnh và nhận diện của thương hiệu. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối thương hiệu với công chúng, khách hàng, và các bên liên quan thông qua các kênh truyền thông và hoạt động quảng bá.
>> Đánh giá: Đây là vị trí chịu trách nhiệm phát triển và triển khai các chiến lược truyền thông để quảng bá và củng cố hình ảnh của thương hiệu. Họ tạo ra các thông điệp, nội dung và tài liệu truyền thông phù hợp với định vị thương hiệu. Họ chịu trách nhiệm về việc tạo ra và quản lý nội dung truyền thông bao gồm bài viết, bài blog, thông cáo báo chí, và nội dung mạng xã hội, đảm bảo rằng tất cả nội dung phản ánh đúng hình ảnh và giá trị của thương hiệu.
3. Trợ lý giám đốc thương hiệu
Mức lương: 10 - 10 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Trợ lý giám đốc thương hiệu (Assistant Brand Manager) là những người hỗ trợ Giám đốc thương hiệu (Brand Manager) xây dựng kế hoạch và chiến lược để quảng bá thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp. Assistant Brand Manager được coi là chuyên gia nắm bắt xu hướng, phát triển các chiến lược quảng cáo và tiếp thị hiệu quả.
>> Đánh giá: Có nhiệm vụ cung cấp sự hỗ trợ trực tiếp cho giám đốc thương hiệu trong việc quản lý các chiến lược và chiến dịch thương hiệu. Vai trò này giúp giám đốc thương hiệu tập trung vào các nhiệm vụ chiến lược và quyết định quan trọng. Họ giúp điều phối và giám sát các hoạt động hàng ngày của bộ phận thương hiệu, bao gồm việc tổ chức các cuộc họp, theo dõi tiến độ các dự án, và quản lý tài liệu.
4. Chuyên viên tư vấn thương hiệu
Mức lương: 15 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm
Chuyên viên tư vấn thương hiệu (Brand Consultant) là những người làm việc với các công ty để tạo dựng và thực hiện các chiến lược về thương hiệu (Branding). Bạn sẽ giúp xác định mục tiêu về thương hiệu của doanh nghiệp, giúp họ lập kế hoạch branding chi tiết, và kết hợp cách tiếp thị phù hợp để đưa thông điệp đến thị trường. Bạn sẽ cần nghiên cứu thị trường cũng như insight của khách hàng để có thể vạch ra kế hoạch hợp lý.
>> Đánh giá: Họ có trách nhiệm giúp doanh nghiệp phát triển và tinh chỉnh các chiến lược thương hiệu. Họ cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách định hình và truyền tải giá trị của thương hiệu, cũng như cách thương hiệu có thể nổi bật trong thị trường cạnh tranh. Đây được xem là một bên thứ ba độc lập, chuyên viên tư vấn thương hiệu mang đến cái nhìn khách quan và sáng tạo, giúp doanh nghiệp nhận diện và khắc phục các vấn đề trong chiến lược thương hiệu của mình mà có thể bị bỏ qua khi làm việc nội bộ.
Đọc thêm:
Việc làm Nhân viên truyền thông thương hiệu tuyển dụng
Việc làm Trợ lý giám đốc thương hiệu tuyển dụng