Mô tả công việc
Xây dựng các chiến lược và kịch bản kiểm thử hệ thống, phần mềm cho toàn bộ quy trình phát triển, phát hành và vận hành ứng dụng.
Viết mã kiểm thử tự động, tích hợp chương trình kiểm thử tự động vào quy trình CI-CD.
Đảm bảo chất lượng, an toàn bảo mật cho các ứng dụng tài chính cho người dùng như: ngân hàng số, ví điện tử, ứng dụng khách hàng thân thiết, ứng dụng nghiệp vụ bên trong cho nhân viên vận hành.
Tư vấn giám đốc sản phẩm, đội ngũ thiết kế, chuyên viên phân tích nghiệp vụ, phát triển sản phẩm số hướng người dùng hiệu quả nhất.
Nhận mô tả chức năng BRD, FRS, SRD, hệ thống từ BA BU và BA IT, technical writer.
Phối hợp với Kỹ sư DevOps và Kỹ sư Front end, web, app, phát triển hệ thống kiểm thử cho tất cả các lớp, môi trường.
Kiểm thử, tìm kiếm các lỗi hệ thống trong qua trình phát triển ứng dụng, tích hợp hệ thống.
Thiết kế, lựa chọn giải pháp, thư viện, thiết kế hệ thống test, ứng dụng, hạ tầng, cơ sở dữ liệu cho kiến trúc test.
Cập nhật các quyết định về thiết kế, kiến trúc hệ thống kiểm thử chất lượng với technical writer, đảm bảo tài liệu luôn được cập nhật đúng đủ.
Update hệ thống kiểm thử tương ứng với các giải pháp, chức năng được mở rộng.
Hỗ trợ nghiệp vụ, xác định lỗi hệ thống khi xẩy ra sự cố, hỗ trợ đội ngũ kĩ sư khắc phục sự cố.
Quản lý chất lượng SLA, đảm bảo hệ thống, ứng dụng hoạt động theo tiêu chuẩn đã được xác định (Up time, Success rate, APIs response time, Crash rate, Event Tracing, Data duration etc...)
Đào tạo, mentoring các kỹ sư phát triển ứng dụng và đội sản phẩm về các quy trình test driven development, kiểm thử tự động liên quan đến SIT, UAT, Compliance Test, Performance test etc.
Yêu cầu công việc
Hiểu biết về các hoạt động, tính chất và quy mô kinh doanh của Ngân hàng.
Có khả năng đọc tài liệu và giao tiếp bằng Tiếng Anh
Hiểu biết về các hệ thống CNTT ứng dụng trong ngân hàng.
Kinh nghiệm: Có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan
Quyền lợi được hưởng
Được làm việc tại Ngân hàng duy nhất tại Việt Nam đạt giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" 5 năm liên tiếp.
Phúc lợi tuyệt vời sẽ thúc đẩy động lực làm việc, tạo năng lượng tích cực cho bạn và gia đình suốt quá trình làm việc tại đây.
Teambuilding hàng năm
Lương tháng 13, thưởng Lễ và Tết
Và còn nhiều điều hấp dẫn khác đang chờ bạn trải nghiệm tại HDBank
Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (tên tiếng Anh: Ho Chi Minh City Development Joint Stock Commercial Bank, tên viết tắt HDBank) là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập năm 1989. HDBank hiện nằm trong Top các ngân hàng dẫn đầu với chiến lược phát triển tập trung vào các mảng bán lẻ và SME, đang có tốc độ tăng trưởng cao. Sau gần 30 năm hoạt động HDBank đã chứng tỏ khả năng phát triển mạnh mẽ, bền vững với chất lượng tài sản vượt trội, giá trị vốn hóa trong nhóm dẫn đầu ngành ngân hàng và thị trường chứng khoán. Cổ phiếu HDBank được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM với mã chứng khoán HDB.
Chính sách bảo hiểm
- Bảo hiểm sức khỏe, tai nạn
- Chăm sóc sức khỏe y tế định kỳ
- Được hưởng bảo hiểm y tế quốc tế đối với nhân viên có thâm niên trên 5 năm…
Các hoạt động ngoại khóa
- Đồng hành cùng đơn vị kinh doanh
- Teambuilding
- Chương trình: Giải văn nghệ toàn quốc -Sao Mai HDBank, Hội thao HDBank toàn quốc, Ngân hàng Xanh, Sáng Kiến Xanh...
Lịch sử thành lập
- Ngày 11 tháng 2 năm 1989, Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà TP. Hồ Chí Minh, tiền thân của HDBank ngày nay, được thành lập theo quyết định số 47/QĐ-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp, với khoảng 50 nhân viên, vốn điều lệ 3 tỷ đồng.
- Ngày 06/06/1992, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 00019/NH-GP cho Ngân hàng TMCP phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh.
- Ngày 19/9/2011 HDBank được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận đổi tên thành Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
- Năm 2013, HDBank mua lại 100% vốn cổ phần của công ty tài chính Societe Generale Viet Finance (SGVF) - công ty con của tập đoàn ngân hàng Societe Generale (Cộng hòa Pháp) và đổi tên công ty SGVF thành HDFinance.
- Cũng trong năm 2013, HDBank sáp nhập thành công Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Á (tên viết tắt: DaiA Bank). Tại thời điểm sáp nhập DaiA Bank có lịch sử hoạt động 20 năm, vốn điều lệ 3.100 tỷ đồng.
- Sau gần 30 năm hoạt động, đến nay HDBank bứt phá mạnh mẽ, thuộc nhóm dẫn đầu thị trường về tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, huy động vốn, lợi nhuận, mạng lưới, chất lượng tài sản và giá trị vốn hóa.
- Năm 2015, HDBank được cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s xếp hạng tín nhiệm lần đầu ở mức B2
- Năm 2016, HDBank chuyển nhượng 49% vốn tại HDFinance cho đối tác Credit Saison (Nhật Bản) và Công ty được đổi tên thành HD SAISON
- Năm 2017, IPO thành công và được phê duyệt niêm yết cổ phiếu HDB tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
- Năm 2018, Được Moody’s nâng bậc xếp hạng tín nhiệm lên B1. Cổ phiếu chính thức được giao dịch trên HOSE và nằm trong nhóm 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất.
- Năm 2020, Mừng 30 năm thành lập và phát triển, HDBank đón nhận nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý. Tăng vốn điều lệ lên hơn 16.088 tỷ đồng. Phát hành thành công 160 triệu USD trái phiếu quốc tế - là tổ chức tín dụng có khối lượng phát hành thành công lớn nhất trong năm.
- Năm 2021, Tăng vốn điều lệ lên hơn 20.073 tỷ đồng. Phát hành thành công 165 triệu USD trái phiếu quốc tế. Moody’s nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm HDBank từ Ổn định lên Tích cực
- Năm 2022, Kết quả kinh doanh cao nhất từ trước đến nay, gia nhập câu lạc bộ ngân hàng có lợi nhuận trước thuế vượt 10 nghìn tỷ đồng. Là một trong 4 ngân hàng lành mạnh được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tin tưởng lựa chọn tham gia Đề án tái cơ cấu hệ thống NHTM. Khẳng định uy tín thương hiệu và vị thế trên thị trường với nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế.
Mission
- Đối với khách hàng: HDBank cam kết mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng bằng các giải pháp tài chính trọn gói và sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi dựa trên sự thấu hiểu của khách hàng.
- Đối với nhân viên: HDBank tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thú vị và có mức đãi ngộ xứng đáng giúp nhân viên có thể học hỏi, sáng tạo và cống hiến để cùng thành đạt về sự nghiệp.
- Đối với đối tác: HDBank cam kết tối đa hóa lợi ích cho cổ đông và các đối tác nhờ tăng trưởng mạnh và bền vững đi cùng với hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả và quản lý rủi ro chặt chẽ.
Review HDBANK
Môi trường toxic, sếp không chuyên nghiệp, cá lớn nuốt cá bé (RV)
Môi trường mình thấy khá ổn, mấy sếp hỗ trợ golive nhiệt tình(rv)
Chế độ làm việc tốt, có nhiều thời gian rảnh rỗi(rv)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Automation Tester là gì?
Automation Tester là người kiểm thử phần mềm, chịu trách nhiệm phát triển chất lượng và triển khai phần mềm. Họ tham gia vào việc thực hiện các thử nghiệm tự động và thủ công để đảm bảo phần mềm do lập trình viên viết phù hợp với mục đích sử dụng. Một số nhiệm vụ bao gồm phân tích phần mềm và hệ thống, giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa sự cố phần mềm. Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Nhân viên IT, Pentester cũng rất đa dạng.
Mô tả công việc của vị trí Automation Tester
Xác định và chuẩn bị dữ liệu kiểm thử
Để thực hiện kiểm thử hiệu quả, tester cần xác định và chuẩn bị dữ liệu phù hợp, đa dạng và đầy đủ. Đây là một phần không thể thiếu trong các công việc của tester. Điều này có thể bao gồm tạo dữ liệu thử nghiệm, dữ liệu mô phỏng hoặc sử dụng dữ liệu thực tế từ môi trường sản xuất.
Thực hiện các loại kiểm thử
Các loại kiểm thử như kiểm thử hộp trắng (white-box testing), kiểm thử hộp đen (black-box testing), kiểm thử tích hợp, kiểm thử hệ thống và kiểm thử chấp nhận người dùng (UAT) cần được thực hiện để đảm bảo tính chính xác, tính tương thích, tính hoạt động và hiệu suất của sản phẩm.
Ghi chép và báo cáo kết quả kiểm thử
Mỗi bước kiểm thử, Automation Tester nên ghi chép và phân tích kỹ lưỡng để tạo ra báo cáo kết quả chi tiết. Báo cáo này không chỉ ghi nhận các lỗi và vấn đề phát hiện được, mà còn cung cấp thông tin về độ ưu tiên của chúng và đề xuất các giải pháp khắc phục.
Theo dõi và báo cáo lỗi
Công việc của Automation Tester không chỉ dừng lại ở việc phát hiện lỗi, mà còn đòi hỏi người kiểm thử theo dõi và báo cáo sự tiến triển trong việc sửa chữa các lỗi này. Họ thường phải liên tục theo dõi các bản đã sửa và cập nhật phiên bản sản phẩm mới để đảm bảo rằng lỗi được fix và không gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tổng thể của sản phẩm.
Automation Tester có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
195 - 234 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Automation Tester
Tìm hiểu cách trở thành Automation Tester, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Automation Tester?
Yêu cầu tuyển dụng của Automation Tester
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Automation Tester cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Trình độ chuyên môn: Đa số các công ty đang tuyển dụng Automation Tester đều yêu cầu ứng viên tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng trở lên, chủ yếu trong các ngành như Công nghệ thông tin, Kỹ thuật Phần mềm, Khoa học công nghệ, Mạng máy tính & Truyền thông Dữ liệu, Kỹ thuật Máy tính,...
-
Hiểu biết về kiểm thử phần mềm: Automation Tester cần nắm vững các khái niệm cơ bản về kiểm thử phần mềm, bao gồm các loại kiểm thử (kiểm thử đơn vị, kiểm thử tích hợp, kiểm thử hệ thống, kiểm thử chấp nhận, v.v.) và các phương pháp kiểm thử (kiểm thử hộp đen, kiểm thử hộp trắng, kiểm thử hồi quy, v.v.).
-
Kiến thức về lập trình: Kiểm thử tự động yêu cầu bạn phải viết mã để tạo và duy trì các kịch bản kiểm thử tự động. Các ngôn ngữ lập trình phổ biến cho Automation Tester bao gồm Java, Python, C#, và JavaScript. Ngoài ra, kiến thức về cấu trúc dữ liệu và giải thuật cũng rất quan trọng.
-
Kiến thức về hệ thống quản lý kiểm thử: Hiểu biết về các hệ thống quản lý kiểm thử như JIRA, TestRail, Zephyr và các công cụ tương tự giúp Automation Tester theo dõi và quản lý các trường hợp kiểm thử và lỗi một cách hiệu quả.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Automation Tester phải có khả năng phân tích các yêu cầu của dự án, thiết kế các kịch bản kiểm thử hiệu quả và phát hiện, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm thử.
-
Kỹ năng lập trình: Khả năng viết mã một cách hiệu quả, sạch sẽ và có thể bảo trì là rất quan trọng. Automation Tester cần viết các kịch bản kiểm thử tự động, tạo các framework kiểm thử và duy trì chúng.
-
Kỹ năng giao tiếp: Automation Tester thường làm việc trong các nhóm phát triển phần mềm, do đó kỹ năng giao tiếp tốt là cần thiết để trao đổi thông tin, báo cáo lỗi và đề xuất các cải tiến một cách rõ ràng và hiệu quả.
-
Kỹ năng quản lý thời gian: Để đảm bảo tiến độ dự án, Automation Tester cần có khả năng quản lý thời gian tốt, ưu tiên các nhiệm vụ và làm việc hiệu quả dưới áp lực.
Yêu cầu khác
-
Thành thạo về công cụ kiểm thử tự động: Automation Tester cần phải làm quen với các công cụ kiểm thử tự động như Selenium, Appium, TestNG, JUnit, QTP/UFT, và nhiều công cụ khác. Mỗi công cụ có những ưu và nhược điểm riêng, và việc hiểu rõ chúng sẽ giúp bạn lựa chọn và sử dụng công cụ phù hợp nhất cho từng dự án.
Lộ trình thăng tiến của Automation Tester
Lộ trình thăng tiến của Automation Tester có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Intern Tester
Mức lương: 3 - 4 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm
Intern Tester là vị trí dành cho những người mới bắt đầu hoặc đang trong quá trình làm quen với lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Intern Tester thường được tham gia vào các dự án thực tế dưới sự hướng dẫn và giám sát của Tester có kinh nghiệm để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết.
>> Đánh giá: Tester đang là một nghề hot tại Việt Nam hiện nay được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Hiện nay ở Việt Nam nghề Tester có cơ hội làm việc rất cao nhất là đối với các Intern Tester có sự nhạy bén, đam mê sáng tạo.
>> Xem thêm: Việc làm của Intern Tester mới cập nhật
2. Tester
Mức lương: 10 - 18 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 4 năm
Tester là người kiểm thử phần mềm, chịu trách nhiệm phát triển chất lượng và triển khai phần mềm. Họ tham gia vào việc thực hiện các thử nghiệm tự động và thủ công để đảm bảo phần mềm do lập trình viên viết phù hợp với mục đích sử dụng. Một số nhiệm vụ bao gồm phân tích phần mềm và hệ thống, giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa sự cố phần mềm.
>> Đánh giá: Chúng ta có thể thấy ngành công nghệ đang phát triển chóng mặt những năm gần đây. Điều này kéo theo số lượng tuyển dụng nhân viên Tester tăng theo cấp số nhân nhằm đáp ứng nhu cầu ra mắt ứng dụng phần mềm. Để xử lý những quy trình nghiêm ngặt trong việc kiểm tra phần mềm, đồng thời tuân thủ khối lượng công việc ngày càng lớn thì AI đã trở thành công cụ hỗ trợ thiết yếu của Tester.
>> Xem thêm: Tuyển dụng Tester mới nhất
3. Automation Tester
Mức lương: 15 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 4 - 6 năm
Automation Tester được gọi là Nhân viên kiểm thử tự động hóa. Họ làm công việc kiểm thử bằng cách sử dụng các tập lệnh kiểm tra tự động. Trong suốt hành trình sự nghiệp của mình,Automation Tester sẽ thiết kế, viết, bảo trì và thực thi các tập lệnh đó. Mục tiêu là giảm thiểu lỗi (bug) và có thể công bố sản phẩm đúng thời hạn.
>> Đánh giá: Trong những năm trở lại đây, Automation Tester là một vị trí tương đối hot trong các công ty từ những vị trí chuyên sâu về phát triển tool/library/framework tới những bạn có khả năng viết script dựa trên công cụ kiểm thử tự động. Có thể nói, đây là vị trí xu hướng của ngành Tester.
>> Xem thêm: Việc làm Automation Tester lương cao
5 bước giúp Automation Tester thăng tiến nhanh trong trong công việc
Liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng mới
Công nghệ và phương pháp kiểm thử tự động không ngừng thay đổi, vì vậy bạn cần luôn cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới nhất. Tham gia các khóa học nâng cao, hội thảo chuyên ngành và đọc sách chuyên môn sẽ giúp bạn nắm bắt các xu hướng mới và áp dụng chúng vào công việc.
Xây dựng mạng lưới quan hệ
Quan hệ là yếu tố quan trọng trong sự nghiệp. Tham gia vào các hội nhóm chuyên môn, sự kiện ngành và kết nối với các chuyên gia sẽ giúp bạn học hỏi và mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Một mạng lưới quan hệ tốt có thể dẫn đến những cơ hội việc làm tốt hơn và thu nhập cao hơn.
Chứng minh giá trị thông qua hiệu suất công việc
Luôn nỗ lực hoàn thành công việc với chất lượng cao nhất và đạt được các chỉ tiêu đề ra. Báo cáo kết quả công việc định kỳ, đề xuất các cải tiến và đóng góp vào sự phát triển của tổ chức sẽ giúp bạn được đánh giá cao và có cơ hội đàm phán mức lương tốt hơn.
Tìm kiếm cơ hội thăng tiến
Không ngừng tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong tổ chức. Điều này có thể là việc đề xuất được thăng chức, đảm nhận các dự án lớn hoặc chuyển sang một bộ phận khác có nhiều cơ hội phát triển hơn. Mức lương của bạn sẽ tăng tương ứng với trách nhiệm và vai trò mới.
Thể hiện tinh thần làm việc nhóm và lãnh đạo
Khả năng làm việc nhóm và lãnh đạo là những yếu tố quan trọng để phát triển sự nghiệp. Hãy thể hiện khả năng này thông qua việc dẫn dắt các dự án, hỗ trợ đồng nghiệp và tạo ra môi trường làm việc tích cực. Những kỹ năng này không chỉ giúp bạn thăng tiến mà còn tăng giá trị và mức thu nhập.
Đọc thêm: