Mô tả công việc
- The Senior Backend Engineer (SBE) is responsible for designing, researching, and developing scalable, reliable, and high-performance systems based on microservices architecture.
- The role involves implementing performance and quality modules to ensure optimal application performance, quality, and responsiveness. As a backend engineer, you will tackle specific challenges by designing, building, and deploying backend services with a strong emphasis on scalability, high availability, and low latency.
- Designs complex backend technology solutions, develops code, and tests and maintains new and existing systems.
Yêu cầu công việc
- Strong knowledge of RESTful API design and third-party API integration.
- Knowledge about MySql, PostgreSQL.
- 1 year experience
- Working with MongoDB is a plus.
- Proficient with Git.
- Good teamwork and reliability
Quyền lợi được hưởng
- Clear opportunities for advancement.
- Equipped with computers and tools for work.
- Social insurance, unemployment insurance, health insurance according to laws.
- 13th month salary.
- Paid leave and holidays, vacations.
- 1 the new latest magazine per month.
Công ty Cổ phần PHC Media (PHC Media) mới được thành lập từ hôm 9/1/2021, với quy mô vốn điều lệ 12 tỉ đồng.PHC Media đăng ký lĩnh vực kinh doanh chính là quảng cáo, đặt trụ sở tại số 33A đường Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM. Đây cũng là địa chỉ thường trú của bà Đặng Thị Minh Phương (SN 1970) và ông Đặng Quốc Cường (SN 1982) – những cổ đông sáng lập, nắm giữ tới 75% vốn điều lệ của PHC Media.
Chính sách bảo hiểm
-
Tham gia BHXH, Công đoàn
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hằng năm
- Hoạt động thể thao
- Party kỷ niệm công ty
- Tiệc cuối năm, các ngày sự kiện….
Lịch sử thành lập
- CTCP PHC Media (PHC Media) mới được thành lập từ ngày 9/1/2021, với quy mô vốn điều lệ 12 tỷ đồng. PHC Media đăng ký lĩnh vực kinh doanh chính là quảng cáo
Mission
- "Với những dấu ấn thành công ban đầu trong sự nghiệp, họ đang tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng. Họ tràn đầy tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ dám làm, với những cá tính mạnh mẽ và dấn thân. Họ đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam năng động, tri thức, mang khát vọng thành công, tạo nên những ánh sáng hy vọng vào tương lai"
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Backend Developer là gì?
1. Backend developer là gì?
Lập trình viên Backend hay Backend Developer chính là người đảm nhiệm các hoạt động phía sau hậu trường của một trang web. Công việc của Backend Developer là chịu trách nhiệm xây dựng mã và ngôn ngữ chạy phía sau hậu trường trên trang chủ web. Các mã mà Backend Develope tạo ra sẽ hỗ trợ giao tiếp giữa cơ sở dữ liệu và trình duyệt thông qua các hoạt động như lưu trữ dữ liệu, đọc dữ liệu, cập nhật hay xóa dữ liệu ra khỏi cơ sở dữ liệu.
2. Lương và mô tả công việc của Backend Developer
2.1. Lương của Backend Developer
Hiện nay, có rất nhiều thông tin về việc tuyển dụng Backend Developer, trong những thông tin tuyển dụng đó đều có đính kèm theo thông tin về mức lương Backend Developer. Điều đó giúp cho các bạn có được những cơ hội để biết được mức lương của mình ra sao. Trong phần này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thể nắm được mức lương cơ bản của Backend Developer theo số năm kinh nghiệm:
Số năm kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Intern Backend Developer | 3.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
1 – 3 năm |
Junior Backend Developer |
7.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng |
3 – 5 năm |
Mid - level Backend Developer |
15.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng |
6 - 8 năm |
Senior Backend Developer |
20.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
8 - 10 năm | Lead Backend Developer | 30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng |
Trên 10 năm | Giám đốc Công nghệ (CTO) | 50.000.000 đồng/tháng có thể cao hơn |
2.1. Mô tả công việc của Backend Developer
Backend Developer thực hiện các công việc lập trình để giúp người dùng dễ dàng điều hướng giữa các trang khác nhau. Họ thường ít liên quan đến giao diện của một trang web nhưng họ chính là người tạo ra logic cơ bản phía sau giao diện đó. Cụ thể:
Xây dựng và duy trì hệ thống máy chủ và cơ sở dữ liệu
Backend Developer chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển và duy trì các hệ thống máy chủ và cơ sở dữ liệu của ứng dụng. Điều này bao gồm việc viết mã để quản lý dữ liệu, xử lý yêu cầu từ frontend, và đảm bảo cơ sở dữ liệu hoạt động hiệu quả và an toàn. Họ cũng phải làm việc với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (RDBMS hoặc NoSQL) để tối ưu hóa hiệu suất và khả năng mở rộng của hệ thống.
Phát triển và quản lý API
Họ thiết kế và triển khai các API (Application Programming Interfaces) để frontend và các dịch vụ khác có thể tương tác với hệ thống backend. Điều này bao gồm việc đảm bảo các API hoạt động chính xác, bảo mật, và hiệu quả. Họ cũng cần kiểm tra và sửa lỗi các API khi cần thiết, đồng thời tài liệu hóa các API để các nhà phát triển khác có thể sử dụng chúng một cách dễ dàng.
Đảm bảo hiệu suất và bảo mật của hệ thống
Backend Developer phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và bảo mật. Điều này bao gồm tối ưu hóa mã nguồn, cấu hình máy chủ và cơ sở dữ liệu để đạt hiệu suất tối ưu, cũng như triển khai các biện pháp bảo mật để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa. Họ cũng phải thường xuyên theo dõi và phân tích hiệu suất hệ thống để phát hiện và khắc phục các vấn đề tiềm ẩn.
3. So sánh Front-end và Back-end developer
Vị trí | Tính chất công việc | Ngôn ngữ lập trình | Nhiệm vụ |
Front-end | Công việc chính là tập trung vào mảng phát triển, xây dựng giao diện website và đem đến những trải nghiệm khác biệt cho người dùng nghiệm khác biệt cho người dùng | Có ba ngôn ngữ lập trình chủ đạo bao gồm: HTML, CSS và JavaScript. Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ lập trình, Frontend cần làm quen với các framework như: Bootstrap, Foundation, Backbone, AngularJS và EmberJS | Thực hiện tối ưu hóa hình ảnh và tính năng cho website |
Back-end | Đảm bảo các tác vụ quản trị web, dữ liệu từ phía máy chỉ diễn ra trơn tru | Các ngôn ngữ lập trình cơ bản được sử dụng phổ biến mà lập trình backend cần nắm bao gồm: PHP, Python, Ruby, Java, ASP.NET | Chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý hệ thống |
Nếu ví việc lập trình website hay ứng dụng là một tảng băng, thì Backend là phần chìm của tảng băng đó. Còn Fontend là phần nổi có thể nhìn thấy được.
4. Backend developer cần học những gì?
Dựa vào những vai trò và trách nhiệm của backend developer, chúng ta có thể rút ra được để lập trình backend thì cần phải học:
4.1. Ngôn ngữ lập trình server-side
Một khi đã quyết định sẽ trở thành backend developer thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đã chọn các ngôn ngữ lập trình server-side làm người bạn đồng hành trong suốt hành trình sự nghiệp của mình. Vì có khá nhiều ngôn ngữ server-side nên mỗi công ty, tập đoàn công nghệ sẽ sử dụng những loại ngôn ngữ khác nhau. Do đó, Got It khuyên bạn nên ưu tiên chọn những ngôn ngữ lập trình backend phổ biến nhất để có nhiều cơ hội nghề nghiệp nhất trong ngành này.
4.2. Database
Database là một phần không thể thiếu khi làm backend, dùng để lưu trữ dữ liệu và lưu tải bộ nhớ máy chủ của website. Do đó, backend developer cần phải nắm rõ cách tổ chức và lưu trữ dữ liệu thành một hệ thống quy củ để các công việc quản trị database được thực hiện nhanh nhất. Ngoài ra, họ cũng cần phải trau dồi thêm kiến thức về cấu trúc dữ liệu và các hệ thống database SQL (như MySQL và Microsoft SQL Server) cũng như hệ thống database NoSQL (như Redis và MongoDB).
4.3. API
Chúng ta có thể miêu tả API như “người trung gian” giúp hai ứng dụng tương tác, trao đổi dữ liệu với nhau. Mỗi khi bạn sử dụng Facebook, thanh toán Paypal hay chỉ đơn giản như việc kiểm tra thời tiết đều là những ví dụ của việc sử dụng API. Backend developer phải nắm rõ những thành phần quan trọng của API, cách thức API hoạt động cũng như phải biết cách sử dụng API trên nền tảng web (web API), API trên hệ điều hành và các API framework lập trình.
4.4. Web Server
Backend developer cần nắm được khái niệm của web server ở khía cạnh phần cứng lẫn phần mềm và mối liên kết giữa server – client. Ngoài ra, bạn còn phải biết các web server khác nhau như thế nào, giới hạn của chúng ra sao cũng như cách lập trình ứng dụng để tối ưu những hạn chế đó. Đồng thời bạn cũng cần phải biết sử dụng và có kiến thức chuyên môn của ít nhất một phần mềm quản lý server như Apache hay Nginx.
4.5. Framework lập trình
Để thuận tiện hơn trong việc lập trình backend, bạn phải hiểu rõ và biết sử dụng ít nhất một framework phổ biến của ngôn ngữ lập trình. Ví dụ như với Java thì bạn sẽ phải biết dùng những framework “lì mặt” như Spring hoặc Hibernate, còn với Python thì sẽ là Flask, Django hoặc CherryPy.
Tóm lại, nếu muốn trở thành một backend developer xuất sắc thì bạn cần phải đầu tư nhiều thời gian để tiếp thu kiến thức và thực hành. Vì vậy, Got It khuyên bạn nên bắt đầu trau dồi kiến thức backend ngay từ hôm nay, tham gia vào những dự án đơn giản và nâng dần độ khó lên. Hy vọng qua bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu hơn về backend developer là gì và cần học những kỹ năng nào!
5. Khó khăn của công việc Backend developer
Công việc của Backend Developer tuy hấp dẫn với mức lương cao và nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng đi kèm với những khó khăn đặc thù:
- Độ phức tạp kỹ thuật: Backend Developer phải xử lý các hệ thống phức tạp, từ việc xây dựng API, tích hợp cơ sở dữ liệu đến bảo mật và tối ưu hóa hiệu suất hệ thống. Điều này đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình, framework, và cơ sở dữ liệu như Python, Java, Node.js, MongoDB, hoặc MySQL.
- Xử lý lỗi và bảo trì: Khi hệ thống gặp lỗi, việc tìm nguyên nhân và sửa chữa thường phức tạp và đòi hỏi khả năng sử dụng công cụ debug một cách hiệu quả. Đồng thời, các backend developer phải chịu trách nhiệm bảo trì hệ thống để đảm bảo nó hoạt động ổn định.
- Áp lực thời gian: Nhiều dự án yêu cầu thời gian hoàn thành gấp gáp, đòi hỏi các backend developer phải làm việc dưới áp lực cao và sắp xếp công việc hợp lý.
- Liên kết giữa các nhóm: Backend Developer cần phối hợp chặt chẽ với Frontend Developer để đảm bảo dữ liệu và API vận hành mượt mà. Điều này yêu cầu kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt, đặc biệt trong các dự án lớn.
- Tính bền vững và bảo mật: Họ phải thiết kế hệ thống không chỉ hoạt động tốt mà còn bảo mật trước các mối đe dọa mạng, đòi hỏi cập nhật liên tục với các công nghệ mới.
Dù đối mặt nhiều thách thức, công việc Backend Developer vẫn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đam mê giải quyết vấn đề và mong muốn xây dựng nền tảng công nghệ bền vững.
Backend Developer có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
204 - 352 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Backend Developer
Tìm hiểu cách trở thành Backend Developer, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Backend Developer?
Yêu cầu tuyển dụng nhân viên Backend Developer
Yêu cầu bằng cấp và trình độ chuyên môn
-
Bằng cấp và chứng chỉ: Ứng viên nên có bằng cử nhân hoặc sắp tốt nghiệp trong các ngành liên quan như Khoa học Máy tính, Kỹ thuật Phần mềm, hoặc Công nghệ Thông tin. Các chứng chỉ bổ sung về lập trình, phát triển phần mềm, hoặc các công nghệ liên quan có thể là một điểm cộng.
-
Trình độ chuyên môn: Ứng viên cần có kiến thức cơ bản về lập trình phía máy chủ, bao gồm hiểu biết về các ngôn ngữ lập trình như Java, Python, Ruby, hoặc Node.js. Kinh nghiệm làm việc với cơ sở dữ liệu (SQL hoặc NoSQL), kiến thức về API, và các công cụ phát triển phần mềm là những kỹ năng quan trọng. Các dự án thực tập hoặc các dự án cá nhân liên quan sẽ là lợi thế.
Yêu cầu kỹ năng
-
Kiến thức cơ bản về lập trình: Ứng viên cần có nền tảng vững về các ngôn ngữ lập trình phổ biến. Hiểu biết về cấu trúc dữ liệu và thuật toán cơ bản là cần thiết.
-
Kinh nghiệm với cơ sở dữ liệu: Ứng viên nên có kinh nghiệm làm việc với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ như MySQL, PostgreSQL, hoặc NoSQL như MongoDB. Kỹ năng viết truy vấn SQL và thiết kế cơ sở dữ liệu là một lợi thế.
-
Hiểu biết về API và dịch vụ web: Ứng viên cần hiểu cách xây dựng và tiêu thụ API RESTful và có thể làm việc với các công cụ và framework như Express.js hoặc Spring Boot.
-
Kỹ năng làm việc với hệ thống quản lý mã nguồn: Kinh nghiệm với Git hoặc các hệ thống quản lý mã nguồn khác là quan trọng để hợp tác hiệu quả trong nhóm phát triển.
-
Khả năng giải quyết vấn đề và học hỏi nhanh: Ứng viên cần có khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề tốt, cùng với khả năng học hỏi nhanh chóng về công nghệ và công cụ mới.
-
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Khả năng giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả là cần thiết để phối hợp với các thành viên khác trong dự án.
-
Kinh nghiệm thực tế: Dù là intern, nếu ứng viên có kinh nghiệm thực tập trước đó hoặc các dự án cá nhân liên quan đến phát triển backend, sẽ là một điểm cộng lớn.
Lộ trình thăng tiến của Backend Developer
Số năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
0 – 1 năm |
3.000.000 – 4.000.000 đồng/tháng |
|
2 – 5 năm |
10.000.000 – 14.000.000 đồng/tháng |
|
5 – 7 năm |
15.000.000 – 22.000.000 đồng/tháng |
|
7 – 9 năm |
20.000.000 – 25.000.000 đồng/tháng |
|
Trên 10 năm |
Lead Backend Developer |
35.000.000 đồng/tháng trở lên |
Backend Developer đang là một trong những vị trí nổi bật trong ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam, với mức lương trung bình có sự biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Dựa vào trình độ kỹ năng và số năm kinh nghiệm, mức thu nhập của Backend Developer có sự đa dạng, tạo ra cơ hội thu nhập hấp dẫn cho cộng đồng chuyên gia IT.
Mức lương trung bình của ngành Backend theo kinh nghiệm như sau:
- Backend Developer: 15.000.000 - 25.000.000 VNĐ (1 tháng)
- Senior Backend Developer: 20.000.000 - 30.000.000 VNĐ (1 tháng)
Sự biến động giá cả và nhu cầu nhân sự trong ngành công nghiệp Công nghệ thông tin cũng có thể ảnh hưởng đến mức lương của Backend Developer. Để có thông tin chính xác nhất và cập nhật, bạn nên tham khảo từ nguồn tin đáng tin cậy và có thể tham gia các diễn đàn chia sẻ thông tin về việc làm trong ngành Công nghệ thông tin ở Việt Nam.
1. Intern Backend Developer
Mức lương: 3 - 4 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Bắt đầu với vị trí Intern Backend Developer, bạn sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn của các nhà phát triển có kinh nghiệm hơn. Nhiệm vụ của bạn bao gồm viết mã, tham gia vào dự án phía sau, và thực hiện các nhiệm vụ cơ bản như quản lý cơ sở dữ liệu, tối ưu hóa hiệu suất, và kiểm thử. Năm đầu tiên thường được xem xét là giai đoạn học hỏi và thích nghi với môi trường làm việc.
>> Đánh giá: Vị trí Intern Backend Developer cung cấp cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng lập trình backend trong môi trường làm việc thực tế. Thực tập sinh sẽ tham gia vào việc xây dựng và bảo trì các dịch vụ web, làm việc với cơ sở dữ liệu và API, đồng thời cải thiện khả năng giải quyết vấn đề và hợp tác trong nhóm. Đây là cơ hội tốt để tích lũy kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp phát triển phần mềm.
2. Junior Backend Developer
Mức lương: 10 - 14 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 5 năm
Ở vị trí Junior Backend Developer, bạn cần phải nắm vững các kiến thức cơ bản về lập trình, các ngôn ngữ và framework phổ biến trong Backend như Java, Python, NodeJS, Spring Framework, Django, Ruby on Rails, Laravel, ExpressJS, v.v... để áp dụng trong công việc. Ngoài ra, bạn cũng cần có khả năng làm việc với cơ sở dữ liệu, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến như MySQL, PostgreSQL, MongoDB, Redis, v.v...
>> Đánh giá: Vị trí Junior Backend Developer yêu cầu ứng viên có nền tảng vững về lập trình backend và cơ sở dữ liệu, cùng với khả năng học hỏi nhanh và giải quyết vấn đề hiệu quả. Kinh nghiệm với các công cụ quản lý mã nguồn và xây dựng API là một lợi thế. Ứng viên cần có kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng làm việc nhóm để phối hợp hiệu quả với các thành viên khác.
3. Mid-level Backend Developer
Mức lương: 15 - 22 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 -7 năm
Ở cấp độ này, bạn cần phải nắm vững các kiến thức về thiết kế hệ thống, có khả năng thiết kế các hệ thống Backend có tính mở rộng và dễ bảo trì ở mức cơ bản. Cũng như bạn cần phải có khả năng tương tác với các dịch vụ của các hệ thống khác nhau như các API, Web Service, v.v...
- Nắm vững kỹ năng lập trình hướng đối tượng và các design pattern.
- Hiểu biết về lập trình web đa nền tảng với RESTful API, GrapQL
- Tìm hiểu về hệ thống cache và cơ chế cache trong các ứng dụng web.
- Hiểu rõ về cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) và NoSQL
- Kiến thức cơ bản về bảo mật
>> Đánh giá: Vị trí Mid-Level Backend Developer yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm vững vàng trong phát triển backend, với khả năng xây dựng và tối ưu hóa hệ thống và dịch vụ web. Ứng viên cần thành thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình backend và có kinh nghiệm với cơ sở dữ liệu, API, và hệ thống quản lý mã nguồn. Họ cũng nên có khả năng làm việc độc lập, giải quyết vấn đề hiệu quả và giao tiếp tốt trong môi trường nhóm.
4. Senior Backend Developer
Mức lương: 20 - 25 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 7 - 9 năm
Senior Backend Developer là một vị trí cao cấp trong lĩnh vực phát triển phần mềm, chuyên tập trung vào việc thiết kế, phát triển và quản lý các hệ thống phía server (backend) của các ứng dụng và website. Đây là một vai trò dành cho những lập trình viên có kinh nghiệm rộng và chuyên sâu trong lập trình backend.
>> Đánh giá: Vị trí Senior Backend Developer yêu cầu kinh nghiệm sâu rộng trong phát triển phần mềm, với khả năng thiết kế và triển khai các giải pháp backend phức tạp. Ứng viên cần có kỹ năng quản lý dự án, tối ưu hóa hiệu suất hệ thống và dẫn dắt nhóm phát triển. Kỹ năng giải quyết vấn đề, kiến thức vững về các công nghệ mới, và khả năng giao tiếp tốt là điều quan trọng để thành công trong vai trò này.
5. Lead Backend Developer hoặc Backend Architect
Mức lương: 35 triệu/ tháng trở lên
Kinh nghiệm làm việc: Trên 10 năm
Một số Senior Backend Developers có thể tiến xa hơn và trở thành Lead Backend Developers hoặc Backend Architects. Họ thường tham gia vào việc quản lý toàn bộ dự án, thiết kế kiến trúc tổng thể của ứng dụng, và đảm bảo sự đáng tin cậy và hiệu suất của hệ thống.
>> Đánh giá: Vị trí Lead Backend Developer yêu cầu sự kết hợp giữa kỹ năng kỹ thuật vững vàng và khả năng lãnh đạo mạnh mẽ. Người đảm nhiệm vai trò này cần có kinh nghiệm sâu về thiết kế kiến trúc hệ thống, quản lý cơ sở dữ liệu, và xây dựng API hiệu quả. Họ cũng phải có khả năng hướng dẫn và hỗ trợ nhóm lập trình viên, đồng thời đảm bảo chất lượng mã nguồn và hiệu suất hệ thống. Kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công của dự án.
Lộ trình thăng tiến của một backend developer có thể khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu và quyết định cá nhân của từng người. Quan trọng nhất là không ngừng học hỏi, phát triển kỹ năng và luôn tham gia vào các dự án thú vị để tiến xa hơn trong nghề nghiệp.
5 bước giúp Backend Developer thăng tiến nhanh trong công việc
Tích cực học hỏi và cập nhật công nghệ mới
Nắm bắt các công nghệ và xu hướng mới trong phát triển backend, như các công cụ và framework hiện đại. Tham gia vào các khóa học, hội thảo và đọc tài liệu chuyên ngành để cập nhật kiến thức và cải thiện kỹ năng.
Xây dựng kỹ năng giải quyết vấn đề
Thực hành giải quyết các bài toán lập trình phức tạp và tham gia vào các dự án thực tế để rèn luyện khả năng phân tích và xử lý sự cố. Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn nổi bật và chứng tỏ giá trị của mình trong đội ngũ.
Tích cực tham gia vào các dự án thực tế
Tận dụng cơ hội để làm việc trên các dự án thực tế, kể cả các dự án phụ hoặc mở rộng. Điều này không chỉ giúp củng cố kỹ năng mà còn cho phép bạn thể hiện khả năng đóng góp vào kết quả của dự án và xây dựng mối quan hệ với các đồng nghiệp.
Phát triển kỹ năng mềm và giao tiếp
Tinh chỉnh kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Khả năng giải thích ý tưởng kỹ thuật một cách rõ ràng và hiệu quả, cùng với khả năng phối hợp tốt với các thành viên khác trong nhóm, sẽ giúp bạn nổi bật và tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Tìm kiếm phản hồi và học hỏi từ cấp trên
Chủ động yêu cầu phản hồi từ quản lý và đồng nghiệp về hiệu suất công việc của mình. Sử dụng phản hồi này để cải thiện kỹ năng và hiệu quả làm việc. Sự cầu tiến và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ giúp bạn nhanh chóng tiến bộ trong vai trò của mình.
Xem thêm:
Việc làm của Intern Backend Developer mới cập nhật
Việc làm Backend Developer mới cập nhật