Mô tả công việc
Mục đích công việc:
Chịu trách nhiệm (i) Thực hiện việc phê duyệt các hồ sơ tín dụng trong hạn mức theo thẩm quyền phê duyệt; (ii) Tham mưu cho cấp quản lý trong công tác phê duyệt hồ sơ/cấp hạn mức tín dụng cá nhân và (iii) Hỗ trợ, đóng góp ý kiến nhằm quản lý rủi ro tín dụng/hoạt động đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn và bền vững, phù hợp với chiến lược của Khối KHDN vừa và nhỏ.
Trách nhiệm công việc:
Hỗ trợ cấp quản lý trong công tác đào tạo, huấn luyện nhân viên;
Phê duyệt/cấp hạn mức tín dụng sản phẩm cho vay có TSBĐ và/hoặc sản phẩm cho vay không có TSĐB/thẻ tín dụng cho khách hàng thuộc Khối KHDN vừa và nhỏ theo đúng thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo tuân thủ quy trình/quy định của VIB;
Tham gia đóng góp ý kiến về chính sách sản phẩm, TSĐB … thuộc Khối KHDN vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ kiểm soát rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động trong công tác phê duyệt tín dụng, đảm bảo Vùng tăng trưởng an toàn và bền vững;
Tham gia đóng góp, xây dựng, cải tiến và triển khai quy trình/quy định nghiệp vụ thẩm định/phê duyệt đảm bảo việc xử lý nghiệp vụ tuân thủ quy định hiện hành của NHNN và quy định của VIB;
Tham mưu cho cấp quản lý trong công tác phê duyệt/cấp hạn mức tín dụng;
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của cấp quản lý.
Yêu cầu công việc:
Am hiểu về nghiệp vụ thẩm định/phê duyệt tín dụng, kiến thức pháp luật về mảng tín dụng doanh nghiệp;
Kỹ năng giao tiếp và quản trị các mối quan hệ tốt;
Tối thiểu 7 năm (Chuyên gia)/5 năm (Chuyên viên cao cấp)/3 năm (Chuyên viên chính)/2 năm (Chuyên viên) kinh nghiệm làm việc tại Ngân hàng trong lĩnh vực thẩm định/phê duyệt tín dụng;
Kỹ năng hoạch định và sắp xếp công việc theo kế hoạch;
Kỹ năng Tiếng Anh thành thạo.
Kỹ năng phân tích, tư duy logic;
Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Tài chính/Ngân hàng/Kế toán/Quản trị kinh doanh;
Kỹ năng vận dụng sáng tạo, linh hoạt hiểu biết chuyên môn trong xử lý giao dịch, tư vấn được phương án xử lý tối ưu; Nhạy bén và linh hoạt trong xử lý tình huống có vấn đề;
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-09-25 19:30:03
Ngân hàng TMCP Quốc tế, tên viết tắt là VIB dưới sự quản lý của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động ngày 18/9/1996. Tính đến ngày 30/06/2022, vốn điều lệ VIB đạt hơn 21.076 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt hơn 28.250 tỷ đồng và tổng tài sản đạt gần 350.000 tỷ đồng. VIB hiện có hơn 11.000 cán bộ nhân viên làm việc tại 174 chi nhánh và phòng giao dịch ở 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước. Hiện nay, VIB là 1 trong 10 ngân hàng thương mại lớn nhất và phát triển nhanh nhất tại Việt Nam.
Chính sách bảo hiểm
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế
- Khám sức khỏe định kỳ
- Bảo hiểm sức khỏe Aon Care (dành cho cấp Cán bộ Quản lý)
Các hoạt động ngoại khóa
- Chương trình xã hội, từ thiện
Lịch sử thành lập
- Năm 1996, Ngân hàng VIB vừa thành lập đã đạt được số vốn điều lệ lên đến 5.644 tỷ đồng.
- Năm 2006, triển khai thành công Dự án Hiện đại hóa Công nghệ Ngân hàng. Tăng vốn điều lệ lên hơn 1.000 tỷ đồng. Nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Năm 2007, tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng.
- Năm 2008, được độc giả báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn là doanh nghiệp có "Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008".
- Năm 2009, ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA).
- Năm 2010, ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) – ngân hàng hàng đầu của Úc đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỷ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng.
- Năm 2016, Giải thưởng “Ngân hàng Tài trợ Thương mại Tốt nhất khu vực Đông Á – Thái Bình Dương” từ IFC
- Năm 2017, 564.442.500 cổ phiếu VIB chính thức giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung (UpCom) từ ngày 9/1/2017
- Năm 2018, Ngân hàng Nhà nước quyết định cho VIB áp dụng chính thức Basel II
- Năm 2019, VIB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên trên 9.245 tỷ đồng
- Năm 2020, VIB được IFC nâng hạn mức tài trợ thương mại lên 144 triệu USD
- Năm 2022, VIB đặt kế hoạch tăng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng, tăng 35,7%. VIB đưa thương hiệu và dịch vụ ngân hàng đến gần hơn với người trẻ qua The Masked Singer
Mission
Hướng tới khách hàng, nỗ lực vượt trội.
Review Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam - VIB
Văn hóa làm việc tệ, chế độ lương thưởng thấp, sếp thường xuyên mắng nhân viên (RV)
Môi trường làm việc toxic, bóc lột sức lao độc, sếp độc đoán (RV)
Thiếu uy tín, chuyên nghiệp, nợ lương thanh toán hơn tháng, một nơi quá tệ để làm việc (RV)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân viên phê duyệt tín dụng là gì?
Nhân viên phê duyệt tín dụng (Credit Approval Specialist) là người đánh giá hồ sơ vay vốn và đưa ra quyết định phê duyệt thông qua trao đổi với khách hàng. Trước khi quyết định phê duyệt hay không, họ sẽ kiểm tra mức độ chính xác của hồ sơ cũng như kiểm định xem khách hàng có nguồn tài chính ổn định hay không, mục đích vay vốn phù hợp không?…. Sau khi các thông tin đã được xác minh, họ sẽ liên hệ với khách hàng trao đổi và thông báo quyết định phê duyệt… Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Nhân viên ngân hàng đầu tư, Nhân viên thẩm định tín dụng...cũng rất đa dạng.
Mô tả công việc của vị trí Nhân viên phê duyệt tín dụng
Phê duyệt và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ
Hướng dẫn khách hàng hoàn thành, bổ sung các yêu cầu, giấy tờ, chứng từ liên quan đến hồ sơ tín dụng. Thẩm định, kiểm tra các thông tin liên quan đến khách hàng, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Chuẩn bị các mẫu văn bản, giấy tờ cần thiết để giúp khách hàng có thể rút ngắn được thời gian chuẩn bị hồ sơ thẩm định.
Theo dõi, giám sát hoạt động sử dụng vốn
Theo dõi quá trình giải ngân, việc khách hàng sử dụng vốn có đúng nhu cầu hay không, theo dõi quá trình thu hồi nợ của khách hàng. Xử lý ngay khi có những sự cố, vấn đề không minh bạch hoặc nhận định được rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thu hồi nợ. Hỗ trợ khách hàng hoàn tất hợp đồng sau khi đã tất toán xong khoản vay tín dụng.
Phân tích và đánh giá hồ sơ vay
Nhân viên tín dụng sẽ xem xét và phân tích các hồ sơ vay từ khách hàng. Điều này bao gồm việc đánh giá độ tin cậy tín dụng dựa trên thông tin tài chính, báo cáo tín dụng và các yếu tố khác như tình hình kinh doanh của khách hàng, lịch sử giao dịch tại ngân hàng.
Quản lý và theo dõi khoản vay
Sau khi khoản vay được phê duyệt, nhân viên tín dụng cần theo dõi tiến độ chi trả nợ của khách hàng. Họ sẽ cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn, như khả năng trễ hạn chi trả, và đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời.
Nhân viên phê duyệt tín dụng có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
104 - 156 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân viên phê duyệt tín dụng
Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên phê duyệt tín dụng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên phê duyệt tín dụng?
Yêu cầu tuyển dụng Nhân viên phê duyệt tín dụng
Credit Approval Specialist muốn đạt được hiệu quả cao trong quá trình làm việc cần có những kỹ năng cơ bản và nâng cao nhất định. Vậy nên một Nhân viên phê duyệt tín dụng tốt nên nắm chắc trong tay những kỹ năng sau:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Tốt nghiệp Đại học: Các doanh nghiệp thường yêu cầu ứng viên có bằng đại học trở lên, ưu tiên các chuyên ngành liên quan như Tài chính, Ngân hàng, Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, hoặc các lĩnh vực có liên quan khác.
- Chứng chỉ chuyên môn: Ngoài bằng đại học, một số dpanh nghiệp sẽ yêu cầu các chứng chỉ chuyên môn như CFA (Chartered Financial Analyst), CPA (Certified Public Accountant), hoặc chứng chỉ về quản lý rủi ro tài chính có thể là một lợi thế.
- Hiểu biết về tín dụng và tài chính: Nhân viên phê duyệt tín dụng cần nắm vững các nguyên tắc và quy trình liên quan đến cấp tín dụng, phân tích tài chính, và đánh giá rủi ro.
- Kiến thức luật pháp: Hiểu rõ các quy định và văn bản pháp luật liên quan đến cho vay tín dụng, như luật sở hữu đất đai và các bộ luật tài chính ngân hàng, là một lợi thế khi ứng tuyển vị trí nhân viên phê duyệt tín dụng qua điện thoại. Nắm chắc các văn bản pháp luật và giấy tờ liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng cũng là yêu cầu cần thiết.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng phân tích và đánh giá: Nhân viên phê duyệt tín dụng cần có khả năng phân tích báo cáo tài chính và đọc hiểu các tài liệu tài chính để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Đồng thời, cần có kỹ năng xác định và đánh giá các yếu tố rủi ro liên quan đến việc cấp tín dụng, bao gồm phân tích khả năng trả nợ và đánh giá tài sản thế chấp.
- Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục: Khả năng giao tiếp rõ ràng và thuyết phục khi liên hệ với khách hàng để thu thập thông tin và giải thích các quyết định tín dụng. Đồng thời, nhân viên cần có khả năng thuyết phục khách hàng về các quyết định tín dụng và xử lý thắc mắc hoặc phản hồi của họ một cách chuyên nghiệp.
- Kỹ năng kiểm tra và thẩm định: Nhân viên phê duyệt tín dụng kiểm tra tính xác thực của thông tin trong hồ sơ tín dụng so với thực tế để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ, đồng thời thẩm định chi tiết hồ sơ và các thông tin liên quan nhằm đưa ra quyết định phê duyệt chính xác.
- Kỹ năng chuyên môn và Tin học văn phòng: Thành thạo tin học văn phòng là yêu cầu cần thiết. Ứng viên cũng cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực phê duyệt hoặc thẩm định tín dụng, cùng với kỹ năng xử lý tình huống và đưa ra quyết định đảm bảo tính an toàn cao.
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Kỹ năng làm việc nhóm và khả năng làm việc cường độ cao là quan trọng. Giọng nói cần rõ ràng, dễ nghe và không bị ngọng. Ứng viên phải biết thừa nhận lỗi sai và sẵn sàng sửa chữa để cải thiện hiệu quả công việc.
Yêu cầu khác
- Ngoại hình và thái độ làm việc: Ứng viên cần có ngoại hình sáng, tự tin, và chiều cao cân đối (nữ từ 1m58, nam từ 1m65 trở lên). Thái độ làm việc phải trung thực, cẩn thận, cầu tiến, và hợp tác, cùng với khả năng bảo mật thông tin tốt.
Lộ trình thăng tiến của Nhân viên phê duyệt tín dụng
Số năm kinh nghiệm | Vị Trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Phê duyệt tín dụng | 2.000.000 - 2.500.000 đồng/tháng |
1 – 3 năm |
Nhân viên phê duyệt tín dụng |
6.000.000 - 9.000.000 đồng/tháng |
3 – 5 năm |
Chuyên viên phê duyệt tín dụng |
8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm |
Chuyên viên phê duyệt tín dụng cấp cao |
12.000.000 - 17.000.000 đồng/tháng |
7 - 9 năm |
Chuyên gia phê duyệt tín dụng |
18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
Mức lương bình quân của Nhân viên phê duyệt tín dụng có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Nhân viên tài chính: 9 - 12 triệu đồng/tháng
- Giao dịch viên ngân hàng: 8 - 12 triệu đồng/tháng
1. Thực tập sinh Phê duyệt tín dụng
Mức lương: 2 - 3 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 0 -1 năm kinh nghiệm
Thực tập sinh phê duyệt tín dụng sẽ đảm nhận nhiệm hỗ trợ thu thập và xử lý hồ sơ tín dụng, đánh giá thông tin tài chính và hồ sơ vay của khách hàng dưới sự hướng dẫn của nhân viên kỳ cựu. Họ cũng tham gia vào việc kiểm tra và xác minh tính chính xác của các dữ liệu, hỗ trợ trong việc đưa ra các quyết định phê duyệt tín dụng.
>> Đánh giá: Thực tập sinh phê duyệt tín dụng cần có kiến thức cơ bản về tài chính và ngân hàng, kỹ năng phân tích và chú ý đến chi tiết, cùng với khả năng làm việc chính xác dưới sự hướng dẫn. Sự nhiệt tình, khả năng học hỏi nhanh chóng và giao tiếp hiệu quả cũng là các yêu cầu quan trọng.
2. Nhân viên phê duyệt tín dụng
Mức lương: 6 - 9 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 1 - 3 năm kinh nghiệm
Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí Nhân viên phê duyệt tín dụng. Vị trí này bắt đầu sau khi ứng viên đã tốt nghiệp cử nhân về Tài chính, Ngân hàng,... Nhân viên phê duyệt tín dụng sẽ có vai trò cơ bản, đánh giá và phê duyệt các đơn đăng ký vay tín dụng dựa trên các tiêu chí và quy định của công ty tài chính hoặc tổ chức tín dụng.
>> Đánh giá: Nhân viên phê duyệt tín dụng cần có khả năng phân tích tài chính, đánh giá rủi ro và xác minh thông tin hồ sơ vay để đưa ra quyết định phê duyệt chính xác. Họ cũng cần tuân thủ các chính sách tín dụng, có kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng làm việc hiệu quả dưới áp lực cao.
3. Chuyên viên phê duyệt tín dụng
Mức lương: 8 - 12 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm kinh nghiệm
Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 3 - 5 năm làm việc, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên Chuyên viên phê duyệt tín dụng. Bạn sẽ đảm nhiệm xử lý các trường hợp tín dụng phức tạp, yêu cầu kiến thức sâu về tài chính và phê duyệt. Vị trí này yêu cầu bạn phải hiểu rõ hơn về các nguyên tắc và quy trình tín dụng, khả năng phân tích dữ liệu tài chính phức tạp hơn.
>> Đánh giá: Chuyên viên phê duyệt tín dụng yêu cầu có khả năng phân tích và đánh giá hồ sơ tín dụng, xác định rủi ro và kiểm tra tính chính xác của thông tin. Họ phải tuân thủ chính sách tín dụng, đưa ra quyết định phê duyệt dựa trên các tiêu chí đã đặt ra, và đảm bảo xử lý hồ sơ một cách chính xác và hiệu quả.
4. Chuyên viên phê duyệt tín dụng cấp cao
Mức lương: 12 - 17 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Chuyên viên phê duyệt tín dụng cấp cao, sau khi tích được 5 - 6 năm kinh nghiệm. Nhiệm vụ của bạn sẽ lớn hơn đối với việc lãnh đạo và quản lý các hoạt động phê duyệt tín dụng của công ty, giữ vai trò là người giám sát và hướng dẫn các nhân viên phê duyệt tín dụng, quản lý lịch trình và phân công công việc.
>> Đánh giá: Chuyên viên phê duyệt tín dụng cấp cao cần có khả năng phân tích tài chính sâu rộng, đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định tín dụng chính xác. Họ phải nắm vững các chính sách và quy định tín dụng, đồng thời có kỹ năng lãnh đạo, quản lý đội ngũ và xử lý các trường hợp phức tạp trong phê duyệt tín dụng.
5. Chuyên gia phê duyệt tín dụng
Mức lương: 18 - 25 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 7 năm trở lên
Đây là vị trí cao cao cấp mà bất kì bạn Credit Approval Specialist nào cũng muốn hướng đến. Chuyên gia phê duyệt tín dụng là người chịu trách nhiệm định hướng và quản lý chiến lược quản lý tín dụng, đảm bảo rằng việc phê duyệt tín dụng đồng thời cũng đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho tổ chức.. Các nhiệm vụ có thể khác nhau tùy theo vị trí phân bổ của từng công ty, nhưng một số vai trò cốt lõi bao gồm: lập chiến lược, đưa ra quyết định và giám sát nhân viên,...
>> Đánh giá: Chuyên gia phê duyệt tín dụng cần có khả năng phân tích tài chính sâu rộng, đánh giá rủi ro và thẩm định hồ sơ vay để đưa ra quyết định chính xác. Họ cũng phải nắm vững các quy định tín dụng, đảm bảo tính tuân thủ và giảm thiểu gian lận, đồng thời có kỹ năng giao tiếp và quản lý công việc hiệu quả.