Mô tả công việc
Kiểm tra và xử lý các nghiệp vụ liên quan chi phí, giá thành sản xuất
Đăng ký sử dụng và phát hành hóa đơn, báo cáo sử dụng và quyết toán hóa đơn hàng năm
Báo cáo thuế, lập và nộp cho Cơ quan thuế các loại tờ khai phát sinh trong kỳ
Làm việc với Cơ quan thuế về các chính sách thuế áp dụng phù hợp với đặc thù Công ty, làm việc với các bên Kiểm toán, Tư vấn thuế.
Tính toán và kiểm tra giá thành sản xuất của các Đơn vị, lập báo cáo liên quan giá thành.
Yêu cầu công việc
Học vấn:
Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính
Kinh nghiệm:Ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí liên quan trong lĩnh vực kế toán, tài chínhƯu tiên (điểm cộng ứng viên, không bắt buộc) có kinh nghiệm đã là kế toán của lĩnh vực nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt)Ưu tiên ứng viên đã từng tham gia thanh kiểm tra và quyết toán với cơ quan Thuế.
Kỹ năng:Kỹ năng giao tiếp, tương tác tốt với nhiều Phòng ban/Chi nhánh; Có khả năng tổng hợp, phân tích dữ liệu, đề xuất phương án giải quyết.Sử dụng tốt vi tính văn phòng: excel, word, powerpoint…Điểm cộng khi biết sử dụng hệ thống ERP
Kiến thức chuyên môn:Am hiểu Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực kế toán quốc tế;Hiểu biết văn bản pháp luật, các quy định về Thuế có liên quan.
Yêu cầu khác: Có khả năng làm việc độc lập, theo nhóm;Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật
Quyền lợi
Hằng năm Bò Sữa VN lên Kế hoạch đào tạo, cập nhật các kiến thức, kỹ thuật mới => nâng cao năng lực => tạo nguồn nhân sự cốt lõi/ Hoặc các cá nhân chủ động đăng ký các chương trình đào tạo => tạo bước đà cho sự thăng tiến cá nhân.
Các hoạt động phong trào, công đoàn thường xuyên được tổ chức => tạo sân chơi cho mọi người gắn kết (Hội thao, Văn nghệ, Thi sáng tạo, Team building, 8/3, 20/10, sinh nhật, ...)
Chế độ thu nhập chi trả xứng đáng với nỗ lực, cống hiến (có bổ sung các khoảng thưởng Quý, Năm)
Hiện tại quy mô Công ty Bò Sữa VN đang mở rộng (vừa mở rộng trang trại chăn nuôi, vừa nâng cao phạm vi/ công nghệ sản xuất) => cơ hội thăng tiến còn nhiều phía trước,
Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp; Cơ cấu, nhiệm vụ Phòng/ Ban rõ ràng, lĩnh vực công việc chuyên môn sâu (đối với các bạn sinh viên mới, Bò Sữa sẵn sàng đào tạo, hướng dẫn, hy vọng các bạn nhiệt huyết với công việc, khao khát học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn. Nếu ứng viên đã cứng nghiệp vụ => giao nhiệm vụ thực hiện ngay, phạm vi công việc bao quát toàn lãnh thổ Việt Nam)
Bổ sung bảo hiểm PVI sau khi đạt Thử việc, lên cấp quản lý bổ sung bảo hiểm PVI cho người thân
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-12-27 02:35:02
Công ty CP Giống Bò sữa Mộc Châu, tiền thân là Nông trường Mộc Châu, được thành lập ngày 08/04/1958, là đơn vị đầu tiên khai mở ra ngành chăn nuôi và sản xuất sữa công nghiệp tại Việt Nam. Cao nguyên Mộc Châu nằm cách thủ đô Hà Nội gần 200km về phía Tây Bắc, được thiên nhiên ưu đãi ban tặng đất đai màu mỡ, khí hậu quanh năm trong lành mát mẻ. Theo nhiều chuyên gia chăn nuôi đánh giá: cùng với Đà Lạt, Mộc Châu là vùng đất hiếm hoi tại Việt Nam có khí hậu ôn đới, là nơi phù hợp nhất để có thể phát triển đàn bò sữa quy mô lớn.
Công ty sẽ tiếp tục phát huy những thành công của mô hình liên kết nông hộ, đồng thời hỗ trợ bà con ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng sữa của đàn bò, Công ty định hướng phát triển các hộ từ 527 lên 700 hộ, đàn bò tăng từ 24.300 con lên 35.000 con. Bên cạnh đó, Mộc Châu Milk sẽ phát triển một tổ hợp dự án trang trại bò sữa công nghệ cao, đạt chuẩn quốc tế, kết hợp du lịch sinh thái. Đồng thời, quy hoạch xây dựng một nhà máy chế biến sữa mới hiện đại trên cao nguyên Mộc Châu với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 1.600 tỷ đồng.
Chính sách bảo hiểm
- Được tham gia đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Nhà Nước
Các hoạt động ngoại khóa
- Tổ chức đi tham quan, nghỉ mát định kỳ
- Teambuilding nội bộ mỗi dịp trung thu, mùng 8/3, ….
Lịch sử thành lập
- Năm 1958, Nông trường Quân đội Mộc Châu được thành lập với nhiệm vụ: Chăn nuôi bò sữa, Cung cấp con giống bò sữa, Sản xuất chế biến các sản phẩm từ sữa
- Năm 1974 - 1976, Chủ tịch Fidel Castro tặng Mộc Châu 884 con bò và giúp xây dựng 10 trại bò, 01 trại bê và một số trại vắt sữa
- Năm 1983 - 1985, Phát triển vượt trội đỉnh điểm đạt 2.800 con bò và sản xuất 3.200 tấn sữa
- Năm 1989 - 1990, Chính sách khoán bò sữa về từng hộ dân đã thành công với nhiều kết quả vượt trội, mô hình khoán hộ được nhân rộng, đàn bò tăng mạnh về số lượng và chất lượng
- Năm 2001, Thực hiện quỹ Bảo hiểm vật nuôi giúp người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, tăng thêm đàn bò và mở rộng quy mô
- Năm 2003, Xây dựng nhà máy UHT đầu tiên
- Năm 2005, Bắt đầu chuyển đổi mô hình quản lý từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần.
- Năm 2013, Khánh thành Nhà máy TMR đầu tiên ở Việt Nam đảm bảo nguồn thức ăn cho bò
- Năm 2010 - 2014, Khánh thành trung tâm giống số 1, 2, 3
- Năm 2017, Mộc Châu Milk tập trung tái định vị thương hiệu vươn tầm thương hiệu quốc gia, phát triển mạnh mẽ trên nền tảng lâu đời của mình
- Năm 2019, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã công bố thông tin sở hữu 75% vốn điều lệ của GTNfoods, đồng nghĩa với việc Mộc Châu Milk chính thức trở thành một đơn vị thành viên của Vinamilk.
- Năm 2020, Mộc Châu Milk chính thức niêm yết trên sàn UPCOM với mã chứng khoán MCM. Cũng trong năm này, Đại hội đồng cổ đông của Công ty đã thông qua phương án phát hành cổ phần trong năm 2020 để tăng vốn điều lệ
- Năm 2021, Công ty tiếp tục phát huy thế mạnh cốt lõi của chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững, bắt đầu thực hiện các dự án chăn nuôi bò sữa công nghệ cao, đầu tư dây chuyền sản xuất sữa nước, nâng cấp trang trại bò sữa, mang đến những sản phẩm tốt cho sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống tại các gia đình Việt
- Năm 2022, Mộc Châu Milk và Vinamilk đã chính thức ra mắt và khởi công dự án “Tổ hợp thiên đường sữa Mộc Châu” đón tiếp thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự .
Mission
Trao những sản phẩm chất lượng nhất, thơm ngon tươi sạch nhất từ thảo nguyên Mộc Châu – Sơn La đến tận tay người tiêu dùng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, thể chất và trí tuệ Việt Nam.
Review Mộc Châu Milk
Được tham gia BHXH, học hỏi được nhiều kinh nghiệm, môi trường làm việc hiện đại, công ty lâu đời uy tín (FB)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Kế toán thanh toán là gì?
Kế toán thanh toán là nhân sự kế toán thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến các chứng từ thu, chi bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản khi có các nhu cầu thanh toán trong công ty. Khách hàng có thể đến thẳng công ty để thanh toán trực tiếp cho phòng kế toán hoặc có thể thanh toán gián tiếp qua ngân hàng. Bên cạnh đó những công việc như Kế toán dịch vụ, Kế toán thuế, Kế toán nội bộ,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Kế toán thanh toán
Thực hiện công tác quản lý và theo dõi các khoản thu trong doanh nghiệp
Một trong những nhiệm vụ của Kế toán thành toán là trực tiếp thu tiền của các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như: thu tiền góp vốn của cổ đông; thu tiền từ thu ngân; thu hồi công nợ đối với khách hàng. Từ đó sẽ theo dõi dòng tiền gửi vào và rút ra từ ngân hàng. Ngoài ra, họ cũng sẽ là người theo dõi và đốc thúc các khoản phải thu của các cổ đông đã cam kết góp nhưng chưa góp, nhân viên thu ngân, khách hàng và quản lý các nghiệp vụ kế toán liên quan đến thu, chi dòng tiền.
Trách nhiệm quản lý và theo dõi các khoản chi trong doanh nghiệp
Kế toán thanh toán cũng phụ trách lập kế hoạch, vạch ra chiến lược về việc thanh toán các khoản công nợ với nhà cung cấp. Họ sẽ là người trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt, hoặc bằng tiền gửi Ngân hàng cho nhà cung cấp từ khâu đối chiếu công nợ, nhận hóa đơn cho đến kiểm tra phiếu đề nghị thanh toán, lập phiếu thanh toán (phiếu chi, giấy báo nợ của Ngân hàng,…).
Quản lý quỹ tiền mặt
Đối với vấn đề quản lý quỹ tiền mặt, Kế toán thanh toán có nhiệm vụ theo dõi việc thu chi tiền mặt của quỹ và lập báo cáo tồn quỹ vào cuối kỳ cũng như kiểm soát việc thu ngân. Kết hợp với đó là cùng thủ quỹ để chi tiền đúng quy định và kiểm tra nguồn quỹ định kỳ mỗi ngày.
Kế toán thanh toán có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
104 - 156 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kế toán thanh toán
Tìm hiểu cách trở thành Kế toán thanh toán, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kế toán thanh toán?
Yêu cầu tuyển dụng của Kế toán thanh toán
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính hoặc các ngành liên quan. Ngoài ra, Kế toán thanh toán còn phải có các chứng chỉ như chứng chỉ kiểm toán nội bộ, chứng chỉ về thuế giá trị gia tăng, chứng chỉ về thuế thu nhập doanh nghiệp...
- Kiến thức chuyên môn: Kế toán thanh toán phải có kiến thức chuyên môn về nguyên tắc kế toán, quy trình kế toán, báo cáo tài chính, thuế, luật kế toán và các quy định về kế toán.... để có thể hoàn thành các công việc của phòng kế toán, không để bỏ sót thông tin.
- Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Điều này cũng vô cùng quan trọng để giúp Kế toán thanh toán có thể đảm bảo các công tác khai và báo thuế...
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng làm việc dưới áp lực: nghề kế toán rất áp lực và mọi sai sót đều có thể dẫn tới hậu quả và thiệt hại to lớn cho bản thân bạn và công ty, thậm chí bạn có thể vướng vào vòng lao lý nếu xảy ra sai lầm nghiêm trọng. Vì thế hãy đảm bảo có một “tinh thần thép” khi hành nghề kế toán.
- Kỹ năng tin học văn phòng: Kế toán thanh toán phải biết sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng và các phần mềm kế toán như FAST, 3TSoft hoặc MISA,...
- Kỹ năng quan sát, tư duy phân tích, tổng hợp: Đây là kỹ năng quan trọng đối với nhân viên kế toán, để thực hiện xử lý, thu thập thông tin dữ liệu, sổ sách kế toán,... trong quá trình làm việc, tránh xảy ra những sai sót không đáng có.
- Kỹ năng lập kế hoạch: Điều này sẽ giúp công việc sổ sách, giấy tờ, tài chính được giải quyết một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Tránh tình trạng tồn đọng công việc gây trễ lương, đóng thuế muộn,...
Các yêu cầu khác
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán từ 1 năm trở lên
- Có các chứng chỉ hành nghề kế toán
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác
Lộ trình nghề nghiệp của Kế toán thanh toán
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh kế toán | 2.500.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Kế toán thanh toán | 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Phó phòng kế toán | 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
Trên 7 năm | Kế toán trưởng | 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Kế toán thanh toán và các ngành liên quan:
- Kế toán dịch vụ: 10.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
- Kế toán công: 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Lộ trình thăng tiến của Kế toán thanh toán có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này:
1. Thực tập sinh kế toán
Mức lương: 2.500.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Thực tập sinh kế toán thường là bước đầu tiên cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu trong lĩnh vực kế toán. Thực tập sinh sẽ có cơ hội áp dụng kiến thức học được trong môi trường thực tế và học hỏi từ những chuyên gia kế toán giàu kinh nghiệm. Thời gian thực tập thường kéo dài từ vài tháng đến một năm.
>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh kế toán là vị trí chủ yếu dành cho sinh viên năm cuối của các trường đại học với chuyên ngành kế toán. Với vị trí này, họ chủ yếu hỗ trợ các công tác liên quan đến kế toán dưới sự hướng dẫn của các nhân viên kế toán có thâm niên hơn, chứ chưa được trực tiếp tự mình xử lý các công việc. Mục tiêu chính của thực tập sinh vẫn là học hỏi nên mức lương sẽ không cao.
2. Kế toán thanh toán
Mức lương: 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm
Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể ứng tuyển vào các bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp với vị trí Kế toán thanh toán. Ở giai đoạn này, vì còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn yếu nên đảm nhiệm ở một mảng nhất định như kế toán kho, kế toán thanh toán,… sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Bạn có thể tham gia thêm các khóa học nghiệp vụ kế toán nâng cao để bổ trợ thêm kiến thức cho mình.
>> Đánh giá: Kế toán thanh toán có thể sẽ là mảng đầu tiên mà các bạn đảm nhận khi vào công ty. Vị trí này sẽ phụ trách đảm nhiệm các công việc gắn liền với bộ phận quản lý kho dưới sự phân công của lãnh đạo. Việc làm kế toán thanh toán có tỉ lệ cạnh tranh khá cao vì nguồn nhân lực dồi dào.
3. Phó phòng kế toán
Mức lương: 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Phó phòng kế toán, Ở cấp bậc này bạn đã có kinh nghiệm làm việc từ 5 đến 7 năm, có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tổng hợp bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, có thể phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính.
>> Đánh giá: Là một kế toán có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Phó phòng kế toán. Cơ hội Việc làm Phó phòng kế toán có mức lương cũng sẽ cao hơn nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.
4. Kế toán trưởng
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm kinh nghiệm
Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của một doanh nghiệp, là người hướng dẫn, chỉ đạo công việc của các kiểm toán viên sao cho hợp lý nhất và làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Đây có thể được coi là vị trí cao nhất của một người làm nghề kế toán.
>> Đánh giá: Kế toán trưởng là vị trí vô cùng quan trọng nên thường giao cho những người thực sự có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao. Với vai trò nặng nề và nguồn nhân lực hạn chế nên mức lương cho vị trí này khá cao. Việc làm Kế toán trưởng có mức lương khá hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở.
5 bước giúp Kế toán thanh toán thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao kiến thức chuyên môn
Những kiến thức về lĩnh vực kế toán luôn được thay đổi và cập nhật từng giây từng phút. Vì vậy, là một nhân viên kế toán, bạn cần phải liên tục nâng cao kiến thức chuyên môn thông qua việc tham gia các khóa học, đào tạo hoặc chương trình đào tạo nâng cao dành cho nhân viên kế toán. Phát triển và cải thiện kỹ năng làm việc với các công nghệ, phần mềm kế toán mới nhất cũng là một điều vô cùng cần thiết để bắt kịp xu hướng làm việc của lĩnh vực này. Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng và phát triển kỹ năng phân tích dữ liệu cho mình, sử dụng công cụ phân tích kinh doanh sẽ giúp công việc hiệu quả hơn.
Xây dựng các mối quan hệ
Trong bất kỳ một lĩnh vực, nghề nghiệp nào, quan hệ vẫn là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định khá lớn đến sự thăng tiến của một cá nhân. Để xây dựng được các mối quan hệ cho mình, bạn cần phải thường xuyên tham gia vào các cộng đồng, hội nghị ngành kế toán để mở rộng mạng lưới quan hệ và tạo ra các cơ hội mới. Bên cạnh đó cũng cần phải xây dựng mối quan hệ với các chuyên gia và nhà quản lý trong ngành để nhận được hỗ trợ, khuyến khích động viên. Đặc biệt là duy trì mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới để tạo tiền đề tốt cho sự thăng tiến.
Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ và độ chính xác cao
Làm kế toán thường liên quan tới rất nhiều con số vì vậy người làm kế toán cần thực sự cẩn thận, tỉ mỉ là những yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì chỉ cần một sai sót nhỏ cũng đã gây tổn thất và ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp cũng như bản thân mình. Với tính cẩn thận, tỉ mỉ và độ chính xác cao, hiệu suất của bạn cũng sẽ luôn được đảm bảo, đây sẽ cơ sở để lãnh đạo nhìn nhận năng lực cá nhân của một nhân viên kế toán, từ đó, cất nhắc lên các vị trí cao hơn.
Có khả năng phân tích làm việc với con số tốt
Như đã nói ở trên kế toán làm việc với rất nhiều số cho nên bạn cần nhanh nhạy, phân tích tốt. Vì đặc trưng nghề nghiệp là tính toán, cộng trừ nhân chia liên miên nên nếu muốn trở thành một Nhân viên kế toán tốt, bạn buộc phải nhanh nhạy trong câu chuyện này.
Tính minh bạch, trung thực và khả năng chịu được áp lực công việc
Ngoài ra, để có thể thăng tiến nhanh và thành công trong công việc, thì tính cách minh bạch, trung thực và khả năng chịu được áp lực là một điều vô cùng cần thiết. Vấn đề về tài chính luôn nhạy cảm vì vậy làm kế toán cần phải đổi hỏi tính trung thực tuyệt đối. Công việc kế toán thường cũng sẽ rất áp lực vì vậy đòi hỏi nhân viên kế toán phải chịu được áp lực với cường độ làm việc cao.
Xem thêm:
Việc làm Kế toán nội bộ đang tuyển dụng