-
Tính cẩn thận và tỉ mỉ: Bạn cần chú ý đến từng chi tiết nhỏ để phát hiện và sửa chữa các lỗi mà có thể dễ bị bỏ qua. Tính tỉ mỉ sẽ giúp đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn chất lượng.
-
Khả năng học hỏi và thích nghi nhanh: Công nghệ và quy trình sản xuất liên tục thay đổi, vì vậy bạn cần khả năng cập nhật kiến thức mới và thích ứng với các công cụ, phương pháp kiểm thử mới. Sự linh hoạt này giúp bạn luôn làm việc hiệu quả trong mọi tình huống.
-
Tinh thần cầu tiến và chủ động: Bạn cần chủ động trong việc tìm ra các cải tiến cho quy trình chất lượng, không chỉ dừng lại ở việc phát hiện lỗi. Tinh thần cầu tiến sẽ giúp bạn góp phần nâng cao chất lượng tổng thể của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Chuyên viên QA
- Hết hạn
VNPOST
★
Thực Tập Sinh QC (Lương Đến 10M)
- Hết hạn
FPT Telecom
★
Facilities Admin Intern
JLL Vietnam
★
Đăng 25 ngày trước
Quality Intern
- Hết hạn
Schneider Electric Việt Nam
★
Chuyên viên QA
Thông tin cơ bản
Mức lương:
15 - 30 triệu
Chức vụ:
Nhân viên
Ngày đăng tuyển:
19/09/2024
Hạn nộp hồ sơ:
31/10/2024
Hình thức:
Nhân viên chính thức
Kinh nghiệm:
1 - 8 năm
Số lượng:
1
Giới tính:
Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Hà Nội
Phúc lợi
- Laptop
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Phụ cấp
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Công tác phí
- Phụ cấp thâm niên
- Nghỉ phép năm
- CLB thể thao
Mô tả Công việc
- Đề xuất, đưa ra quy trình phát triển (development process) sản phẩm phù hợp với yêu cầu của từng dự án. Các quy trình này có thể phát triển dựa trên các mô hình phát triển phần mềm (Waterfall, Agile, Scrum, ...) hay thông qua việc áp dụng những quy trình quản lí sẵn có như ISO, CMMI.
- Xây dựng bộ tài liệu, biểu mẫu, hướng dẫn để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cho tất cả bộ phận trong nhóm phát triển sản phẩm.
- Thực hiện việc giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy trình của từng bộ phận, từng dự án:
- Kiểm tra việc thực thi quy trình của các bộ phận trong nhóm sản phẩm có đúng quy trình đã đề ra không
- Nhắc nhở đội ngũ phát triển sản phẩm việc tuân thủ theo quy trình làm việc đã đưa ra
- Cảnh báo rủi ro và đưa ra biện pháp phòng ngừa trong quá trình phát triển dự án
- Quy định QC kiểm thử sản phẩm ở giai đoạn nào, sử dụng công cụ gì, tiêu chuẩn nào là sản phẩm đạt yêu cầu
- QA giám sát, theo dõi và kiểm tra QC có thực hiện đúng quy trình không. Sau đó chỉnh sửa cho phù hợp với tiến độ, hiện trạng dự án.
- Hỗ trợ đào tạo về quy trình cho nhân viên mới , bộ phận QA và các phòng ban khác trong công ty
- Lập báo cáo liên quan đến việc thực hiện quy trình quản lý chất lượng sản phẩm
- Thực hiện các công việc theo yêu cầu của Lãnh đạo
Yêu Cầu Công Việc
- Tốt nghiệp đại học chính quy (có bằng) chuyên ngành Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin hoặc các ngành liên quan.
– Tối thiểu 1 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương
- Có thể vận dụng và đánh giá hệ thống quy trình dựa trên hệ thống tiêu chuẩn quốc tế: ISO (9000, 27001), CMMI
- Có kiến thức về quy trình phát triển phần mềm (Waterfall, Agile Scrum...)
- Có khả năng nhìn nhận được các vấn đề, lỗ hổng trong quy trình đảm bảo chất lượng đối với các dự án phần mềm để cải tiến và tối ưu, có kinh nghiệm triển khai các quy trình mới
- Vận dụng thành thạo: kỹ thuật phân tích 5why, Fishbone, kỹ thuật CAR, các công cụ quản lý chất lượng như: Control Chart, Cause & Effect Diagram, Pareto Chart, ...
- Kiến thức rộng về các lĩnh vực của phần mềm mà các team đang thực hiện
Địa điểm làm việc
Hà Nội
Bưu Điện Vietnam Post, Phạm Hùng, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Phụ cấp khác:
- Được tiếp cận với sản phẩm đến từ doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Bưu chính chuyển phát, làm việc cùng đội ngũ giỏi chuyên môn, có cơ hội để phát huy tối đa năng lực của bản thân.
- Thời gian thử việc: 2
- Cơ hội huấn luyện:
- Được đào tạo liên tục về kiến thức, kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty;
- Độ tuổi: 18 - 35
- Thời gian làm việc: Làm việc từ Thứ 2 đến Thứ 6.
- Đồng nghiệp: - Môi trường làm việc trẻ trung, năng động;
- Phúc lợi:
- Được đảm bảo đầy đủ các chế độ Phúc lợi theo Quy định của Pháp luật hiện hành và của Công ty;
- Thưởng Tết Nguyên Đán, Tết Dương lịch, ngày Lễ khác và thưởng thành tích nổi bật - Lương: 15 Tr - 30 Tr VND
Khu vực
VNPOST
Xem trang công ty
Quy mô:
Trên 10.000 nhân viên
Địa điểm:
Số 05 đường Phạm Hùng
TỔNG CÔNG TY BƯU ĐIỆN VIỆT NAM - VIETNAM POST thành lập năm 2007. Hình thành trên cơ sở triển khai Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Tập đoàn VNPT) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thuộc dạng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát nhanh và các dịch vụ liên quan. VNPost có trụ sở chính tại Hà Nội và hoạt động trên toàn quốc, cung cấp các dịch vụ giao nhận bưu phẩm, tiện ích bưu chính, chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế, bưu kiện COD, bưu phẩm đặc biệt, quảng cáo bưu chính, và các dịch vụ tài chính khác. VNPOST đã đạt được một số giải thưởng như sau : Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2020-2021,Gii thưởng Bưu chính Việt Nam lần thứ nhất về sản phẩm dịch vụ chuyển phát nhanh-Bưu kiện lãnh đạo sáng tạo 2020,Gii thưởng top 10 Doanh nghiệp Dịch vụ Bưu chính,Chuyển phát và Logistic hàng đầu Việt Nam 2018
Chính sách bảo hiểm
- Đóng BHXH, BHYT, BHTN và hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước
- Khám sức khỏe định kỳ.
- Được mua bảo hiểm con người.
Các hoạt động ngoại khóa
- Thể thao, Teambuilding
- Du lịch hàng năm
Lịch sử thành lập
- Ngày 23/3/2005, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được hình thành trên cơ sở triển khai Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Tập đoàn VNPT) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg ngày 23/3/2005.
- Ngày 01/6/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 674/QĐ-TTg ngày 01/6/2007 về phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty Bưu chính Việt Nam. Theo đó Tổng công ty Bưu chính Việt Nam là Tổng công ty nhà nước, do Nhà nước thành lập, hoạt động chuyên về lĩnh vực Bưu chính, hạch toán kinh tế độc lập và được Nhà nước giao vốn thông qua Tập đoàn, Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT là đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại Tổng công ty và là Hội đồng thành viên của Tổng công ty. Thực hiện Quyết định 674/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 15/6/2007 Bộ Bưu chính Viễn Thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ban hành Quyết định số 16/2007/QĐ-TCCB-BBCVT về việc thành lập Tổng công ty Bưu chính Việt Nam.
- Ngày 16/11/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1746/QĐ-TTg về việc chuyển quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty Bưu chính Việt Nam từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về Bộ Thông tin và Truyền thông. Tổng công ty Bưu chính Việt Nam được đổi tên thành Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (theo Quyết định số 2596/QĐ-BTTTT ngày 28/12/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông).
- Ngày 06/01/2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã Ban hành Quyết định số 09/QĐ-BTTTT về việc tổ chức lại Công ty mẹ Tổng công ty Bưu điện Việt Nam theo đó mô hình tổ chức quản lý của Tổng công ty gồm Hội đồng thành viên và Ban Tổng giám đốc, phù hợp với Nghị định số 69/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Bộ máy quản lý điều hành của Tổng công ty theo mô hình tổ chức mới đến nay cũng đã được kiện toàn.
Mission
- “Phục vụ cộng đồng, gắn kết mọi người bằng dịch vụ chất lượng, thân thiện, hiện đại, mang lại trải nghiệm và giá trị khác biệt cho khách hàng”.
- Con người tồn tại cần sự kết nối. Sứ mệnh của Bưu điện Việt Nam là một sứ mệnh cao cả, thiết yếu cho cộng đồng, xã hội. Tự hào về sứ mệnh, Bưu điện Việt Nam tâm nguyện cống hiến cho một xã hội gắn kết sâu rộng bằng những dịch vụ tiện ích, chất lượng, mang lại trải nghiệm và giá trị khác biệt, phong cách văn minh.
Review VNPOST
2.7
9 review
21/11/2024
★
★
★
★
★
Nhân viên IT
tại Hồ Chí Minh
Trải nghiệm lần đầu đi pv quá tệ (âm điểm)
11/10/2024
★
★
★
★
★
Nhân viên Telesale
tại Hà Nội
Môi trường ngột ngạt, thiếu ý thức, trách nhiệm, trả chậm lương, nịnh nọt, tham quan nhiều (RV)
24/10/2024
★
★
★
★
★
Nhân viên
tại Hà Nội
Toàn người nhà, chất lượng nhân lực càng ngày càng kém (RV)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Việc làm Nhân viên QA
(57 việc làm)
Nhân viên QA tại Hà Nội (11 việc làm)
Nhân viên QA tại Hồ Chí Minh (34 việc làm)
Việc làm Nhân Viên Quản Lý Chất Lượng (QM)
(84 việc làm)
Việc làm Nhân viên QA
(57 việc làm)
Việc làm Nhân Viên ISO
(131 việc làm)
Việc làm Nhân viên điều hành
(38 việc làm)
Việc làm QA/ QC Leader
(79 việc làm)
Việc làm Nhân Viên Kiểm Soát Chất Lượng (QC)
(99 việc làm)
Việc làm Thực tập sinh ISO
(3 việc làm)
Việc làm Nhân viên qc thực phẩm
(114 việc làm)
Việc làm Thực tập sinh QA
(21 việc làm)
Việc làm Thực tập sinh Kiểm tra chất lượng QC
(21 việc làm)
Công việc của Nhân viên QA là gì?
1. QA là gì?
Nhân viên QA, hay Quality Assurance, là người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty hoặc tổ chức. Công việc của họ là kiểm tra, đánh giá, và theo dõi quy trình sản xuất hoặc phát triển để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng hoặc dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã được đặt ra.
2. Lương và mô tả công việc của Nhân viên QA
Lương của Nhân viên QA
Hiện nay, có rất nhiều thông tin về việc tuyển dụng Nhân viên QA, trong những thông tin tuyển dụng đó đều có đính kèm theo thông tin về mức lương Nhân viên QA. Điều đó giúp cho các bạn có được những cơ hội để biết được mức lương của mình ra sao. Trong phần này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thể nắm được mức lương cơ bản của Nhân viên QA theo số năm kinh nghiệm:
Số năm kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh QA | 5.000.000-7.000.000 triệu/tháng |
1 – 3 năm | Nhân viên QA | 10.000.000-13.000.000 triệu/tháng |
3 – 6 năm | Chuyên viên QA | 25.000.000-30.000.000 triệu/tháng |
Trên 6 năm | Quản lý/Trưởng nhóm QA | 35.000.000-40.000.000 triệu/tháng |
Mô tả công việc của Nhân viên QA
Nhân viên QA (Quality Assurance) hoặc kiểm tra chất lượng là người chịu trách nhiệm đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dự án đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu được đặt ra trước khi nó được phát hành hoặc sử dụng. Công việc của Nhân viên QA thường bao gồm các nhiệm vụ sau đây:
Xây dựng và duy trì quy trình kiểm tra chất lượng
Nhân viên QA chịu trách nhiệm tạo ra các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và dự án. Họ cần thiết lập quy trình kiểm tra nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm hay dịch vụ đạt tiêu chuẩn này trước khi được ra mắt. Việc phân tích và đánh giá các quy trình hiện tại cũng là một phần quan trọng để cải tiến chất lượng. Họ thường làm việc với các nhóm liên quan để tích hợp tiêu chuẩn chất lượng vào mọi giai đoạn sản xuất hoặc phát triển. Để thành công, họ cần phải cập nhật liên tục về các xu hướng và công nghệ mới trong lĩnh vực quản lý chất lượng.
Kiểm tra và báo cáo lỗi sản phẩm
Nhân viên QA thực hiện việc kiểm tra sản phẩm trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất hoặc phát triển phần mềm để phát hiện các lỗi hoặc điểm không đạt yêu cầu. Họ sử dụng các công cụ và phương pháp kiểm tra khác nhau để mô phỏng các tình huống thực tế, nhằm phát hiện những vấn đề tiềm ẩn. Sau đó, họ ghi nhận và báo cáo các lỗi này cho nhóm phát triển để xử lý. Báo cáo phải rõ ràng, cụ thể, và bao gồm cả các đề xuất giải pháp hoặc phương án khắc phục. Mục tiêu là đảm bảo sản phẩm cuối cùng hoạt động hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
Phối hợp với các phòng ban để cải thiện sản phẩm
QA không chỉ làm việc độc lập mà còn phải liên kết chặt chẽ với các phòng ban khác, đặc biệt là nhóm phát triển sản phẩm và nhóm quản lý dự án. Họ cần thảo luận với các phòng ban để hiểu rõ yêu cầu của sản phẩm và các tiêu chuẩn cần đạt. Đồng thời, họ cũng tham gia vào các cuộc họp đánh giá sản phẩm sau các giai đoạn kiểm tra, đưa ra phản hồi và góp ý nhằm cải thiện chất lượng. Sự phối hợp tốt giữa QA và các phòng ban giúp việc sửa lỗi và tối ưu hóa sản phẩm diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.
3. 3 kỹ năng quan trọng nhất cho Nhân viên QA
Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề là một trong các kỹ năng quan trọng nhất cho nhân viên QA. Chúng giúp các kỹ sư QA xác định và giải quyết hiệu quả các vấn đề về chất lượng trong quá trình phát triển và thử nghiệm phần mềm hoặc sản phẩm. Những kỹ năng này cho phép nhân viên QA quản lý quy trình thử nghiệm và đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng như họ mong muốn.
Kỹ năng kiểm thử phần mềm
Một trong các kỹ năng quan trọng nhất cho nhân viên QA chính là khả năng kiểm thử phần mềm và dịch vụ của công ty. Kiểm thử là một phần quan trọng của quy trình đảm bảo chất lượng và nhân viên QA phải hiểu rõ về các phương pháp và kỹ thuật kiểm thử phổ biến để đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ do công ty sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết.
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả là rất quan trọng đối với nhân viên QA để hoàn thành xuất sắc vai trò của họ. Với trọng tâm là giao tiếp thường xuyên, làm việc theo nhóm, giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng và chú ý đến chi tiết, các kỹ sư QA làm việc với các bên liên quan khác để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng mong muốn.
4. Sự khác nhau giữa QA, QC, QS là gì?
Tiêu chí | QA | QC | QS |
Mục tiêu |
Đảm bảo rằng sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng các yêu cầu chất lượng đã quy định trước |
Kiểm tra và đo lường để xác định xem sản phẩm/ dịch vụ có đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã thiết lập hay không |
Ước tính chi phí, quản lý hợp đồng và các nguồn lực trong các dự án |
Tập trung vào |
Ngăn ngừa lỗi xảy ra |
Phát hiện và sửa lỗi |
Quản lý chi phí và nguồn lực |
Hoạt động chính |
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, đánh giá rủi ro, đào tạo nhân viên, kiểm tra nhà cung cấp |
Kiểm tra nguyên vật liệu, kiểm tra quá trình sản xuất, kiểm tra sản phẩm cuối cùng |
Lập dự toán, quản lý hợp đồng, theo dõi tiến độ chi phí |
Thời điểm thực hiện |
Trước, trong và sau khi sản xuất |
Chủ yếu trong và sau khi sản xuất |
Trước, trong và sau khi dự án |
Kỹ năng cần thiết |
Kỹ năng phân tích, kỹ năng giao tiếp, kiến thức về các tiêu chuẩn chất lượng |
Kỹ năng kiểm tra, đo lường, kiến thức về các công cụ đo lường |
Kỹ năng tính toán, kỹ năng quản lý, kiến thức phát lý về hợp đồng |
Kết quả |
Một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, giảm thiểu lỗi |
Sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao, giảm thiểu thành phẩm không đạt chuẩn |
Dự án được thực hiện đúng tiến độ và trong ngân sách |
5. Nhân Viên QA cần học những gì?
-
Bằng cấp: Bạn thường cần có bằng cử nhân trong các ngành liên quan đến công nghệ thông tin, kỹ thuật phần mềm, hoặc quản lý chất lượng. Các bằng cấp về kỹ thuật hoặc khoa học máy tính cũng được ưu tiên vì chúng cung cấp nền tảng kiến thức vững chắc cho công việc kiểm thử. Đối với những ngành sản xuất, bằng cấp về kỹ thuật công nghiệp hoặc quản lý chất lượng sẽ là lợi thế. Đôi khi, kinh nghiệm thực tế có thể thay thế cho bằng cấp nếu bạn đã làm việc nhiều năm trong lĩnh vực QA.
-
Kiến thức chuyên môn: Bạn cần nắm vững các phương pháp kiểm thử và quy trình quản lý chất lượng, chẳng hạn như các phương pháp kiểm thử phần mềm (manual và automation testing) hoặc kiểm tra sản xuất. Kiến thức về các công cụ kiểm thử như Selenium, JIRA, hoặc TestRail là một yêu cầu phổ biến. Nếu làm việc trong các ngành sản xuất, bạn cần hiểu về các tiêu chuẩn chất lượng như ISO hoặc Six Sigma. Hiểu biết về lập trình cơ bản và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu sẽ là một điểm cộng, giúp bạn kiểm tra và phân tích sản phẩm hiệu quả hơn.
Các trường đào tạo ngành quản lý chất lượng tốt nhất Việt Nam hiện nay:
- Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
- Đại học Ngoại thương
- Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
- Đại Học Thương Mại
- Trường Đại Học Nội Vụ
- Đại Học Lao Động – Xã Hội
- Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
- Đại Học Kinh tế TP. HCM
- Đại Học Mở TP. HCM
- Đại học Hoa Sen
- Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội
- Đại học Kinh tế Đà Nẵng
- Đại Học Công Đoàn
Xem thêm:
Việc làm Nhân viên ISO đang tuyển dụng
Nhân viên QA có mức lương bao nhiêu?
111 - 156 triệu /năm
Tổng lương
102 - 144 triệu
+
/năm
Lương cơ bản
9 - 12 triệu
/năm
Lương bổ sung
111 - 156 triệu
/năm
111 M
156 M
52 M
390 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Lộ trình sự nghiệp Nhân viên QA
Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên QA, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Nhân viên QA
111 - 156 triệu/năm
Nhân viên Kiểm soát nội bộ
130 - 208 triệu/năm
QA/ QC Leader
117 - 195 triệu/năm
Nhân viên QA
Số năm kinh nghiệm
0 - 1
12%
2 - 4
51%
5 - 7
24%
8+
13%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên QA?
Yêu cầu tuyển dụng với vị trí Nhân viên QA
Tuyển dụng Nhân viên QA (Quality Assurance) yêu cầu một loạt các kiến thức chuyên môn và kỹ năng cơ bản để đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Dưới đây là danh sách các tiêu chí quan trọng cho tuyển dụng Nhân viên QA:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
Yêu cầu về kỹ năng
Các yêu cầu khác
Lộ trình thăng tiến của Nhân viên QA
Mức lương trung bình Nhân viên QA Tại Việt Nam khoảng từ 15 triệu - 25 triệu VND/tháng. Mức lương của các cấp bậc thăng tiến vị trí Nhân viên QA (Quality Assurance - QA) tại Việt Nam có thể thay đổi tùy theo công ty, ngành nghề, kinh nghiệm và vị trí cụ thể.
Lộ trình thăng tiến của một Nhân viên QA (Quality Assurance) bắt đầu từ vị trí Thực tập sinh và có thể phát triển qua các cấp bậc sau đây:
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh QA | 4.000.000 - 6.000.000 triệu/tháng |
1 - 3 năm | Nhân viên QA | 8.000.000 - 13.000.000 triệu/tháng |
3 - 5 năm | Trưởng nhóm quản lý chất lượng (QA Lead)) | 15.000.000 – 30.000.000 triệu/tháng |
5 - 10 năm | Giám đốc chất lượng (QC Director) | 30.000.000 - 60.000.000 triệu/tháng |
1. Thực tập sinh QA
Mức lương: 4.000.000 - 6.000.000 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Với vai trò là một thực tập sinh QA, bạn sẽ hỗ trợ trong việc thực hiện các bài kiểm tra phần mềm cơ bản, viết kịch bản kiểm thử và báo cáo lỗi. Công việc bao gồm học hỏi quy trình kiểm thử và cách sử dụng các công cụ kiểm thử. Bạn cũng sẽ ghi chép kết quả kiểm thử và phối hợp với các thành viên trong nhóm để giải quyết các vấn đề phát sinh.
>> Đánh giá: Đây là giai đoạn khởi đầu quan trọng để bạn hiểu rõ quy trình kiểm thử và cách làm việc trong môi trường QA. Kinh nghiệm từ vị trí này giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc cho sự nghiệp trong lĩnh vực QA.
2. Nhân viên QA
Mức lương: 8.000.000 - 13.000.000 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Sau khi trở thành nhân viên QA chính thức, bạn sẽ thực hiện các kiểm thử chi tiết hơn, viết và duy trì tài liệu kiểm thử, và phối hợp với nhóm phát triển để giải quyết các lỗi. Bạn sẽ bắt đầu làm quen với các công cụ kiểm thử tự động và các phương pháp kiểm thử nâng cao. Bạn cũng sẽ tham gia vào việc đánh giá chất lượng sản phẩm và báo cáo kết quả cho quản lý.
>> Đánh giá: Vị trí này đòi hỏi bạn có khả năng làm việc độc lập và hiểu rõ quy trình kiểm thử phần mềm. Bạn có cơ hội phát triển kỹ năng kiểm thử và tăng cường kinh nghiệm trong việc quản lý và giải quyết lỗi.
3. Trưởng nhóm quản lý chất lượng (QA Leader)
Mức lương: 15.000.000 – 30.000.000 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Sau vài năm kinh nghiệm, bạn có thể thăng chức lên Trưởng nhóm quản lý chất lượng, xây dựng chiến lược kiểm thử, và cải tiến quy trình kiểm thử. Bạn cũng sẽ làm việc chặt chẽ với các phòng ban khác để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm thử. Vai trò của bạn còn bao gồm đào tạo và hướng dẫn các thành viên trong nhóm.
>> Đánh giá: Đây là vị trí quan trọng trong việc lãnh đạo và điều phối hoạt động kiểm thử của nhóm. Bạn sẽ phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản lý dự án, cùng với việc đóng góp vào việc cải tiến quy trình kiểm thử toàn tổ chức.
4. Giám đốc chất lượng (QC Director)
Mức lương: 30.000.000 - 60.000.000 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 10 năm
Ở vị trí này, bạn sẽ phụ trách xây dựng chiến lược chất lượng tổng thể cho toàn bộ tổ chức, quản lý các phòng QA và phối hợp với các giám đốc cấp cao để đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng. Bạn cũng sẽ tham gia vào việc lập kế hoạch dài hạn và cải tiến quy trình chất lượng toàn tổ chức. Vai trò của bạn bao gồm việc thiết lập các mục tiêu chất lượng và đảm bảo sự tuân thủ của tất cả các bộ phận.
>> Đánh giá: Đây là vị trí cao cấp, yêu cầu kỹ năng lãnh đạo xuất sắc và khả năng quản lý toàn bộ chiến lược chất lượng của công ty. Bạn sẽ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả công việc của toàn bộ tổ chức.
Xem thêm:
Việc làm Thực tập sinh QA đang tuyển dụng
Việc làm Nhân viên QA mới nhất
Tìm việc theo nghề nghiệp
Tìm việc theo địa điểm