Phúc lợi
- Laptop
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Xe đưa đón
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
Primary Purpose of Role
As a member of Financial Planning & Performance Management team in Supply Chain, lead the financial planning (budgeting, initiatives etc) and manage efficiency performance tracking, drive strategic initiatives, improve process and compliance adherence.
Key Roles & Responsibilities
- Complete all budget calculations for Variable Cost and Fixed Cost and own the end-to-end process, and ensure all guidelines, templates and timelines are adhered to.
- Support on the completion of the CAPEX budget as required.
- Responsible for monthly and year end closing activities in supply (actual expense booking, validation of accruals)
- Manage the monthly/ quarterly/ yearly performance monitoring/ reporting for Variable Cost (VIC, VLC), Fixed Cost (ZBB), Capex (investment), KPI.
- Create reporting and monitoring frameworks for early warning and performance visibility.
- Perform detailed analyses to determine cost opportunities at a plant level and participates actively in zone benchmarking activities.
- Completion of the monthly LE and submission to the zone PPM team. Responsible for the preparation of a full year forecast outlook (LE) for the plant.
- Reporting of monthly performance across key financial metrics at the plant.
- Adhere to all deadlines, milestones and submission requirements to the Zone S&L PPM team.
- Ensure all champions initiatives are properly embedded in the budget while avoiding double counting and follow up with functions for submit on time.
- Completion of new SKU standard cost on a monthly basis as and when required and ensuring the proper completion of process orders within costing system.
- Leads the completion of the monthly plant/region/zone reporting deck (T&M, LPR, MCM etc)
- Ensure timely and accurate reporting of financial results in line with approved policies & procedures.
- Tracks performance targets for the Brewery Operations to reach World Class Excellence Operational efficiency.
- Executes Management Reporting for the plant to enable best-in-class operational performance management.
- Responsible for special analyses and involvement in various projects, participate in ad hoc projects, development reporting-tools.
- Define recommendations to support Senior Management decisions.
- Perform strategic studies to streamline the business.
- Mediate on behalf of Supply PPM on performance (P&L) issues/ conflicts across functions.
- SPOC for the Supply Chain function towards Plant.
- Maintain an effective financial control environment at the plant.
Yêu Cầu Công Việc
Education level and/ or experience
- Bachelor’s degree in finance preferred.
- 2+ years of experience in finance in a manufacturing environment is a plus.
Skills and/or knowledge
- Experience with performance management, process management
- Experience Product Costing
- Knowledge of Financial reporting, general accounting and consolidation practices.
- Project management, problem assessment and solving skills.
- Working in an ERP environment
- Working in a process-oriented organization
- Ability to manage large data sets – proficiency with data management tools like excel, PowerBI etc.
- Strong communication skills
- Experience with creating presentations and presenting to senior stakeholders.
Địa điểm làm việc
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Anheuser-Busch InBev SA/NV (phát âm tiếng Hà Lan: [ˈɑnɦɔi̯zər ˈbuʃ ˈɪmbɛf], viết tắt là AB InBev) là một công ty nước giải khát và sản xuất rượu bia đa quốc gia có trụ sở ở Leuven, Bỉ. Hãng này là nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới và có 25 phần trăm thị phần toàn cầu. AB InBev đã được hình thành thông qua ba vụ sáp nhập liên tục 4 tập đoàn sản xuất bia rượu quốc tế: Interbrew từ Bỉ, AmBev từ Brazil, Anheuser-Busch từ Hoa Kỳ và SAB Miller từ Nam Phi. Tập đoàn này có 16 nhãn hiệu mã mỗi nhãn hiệu tạo ta hơn 1 tỷ USD doanh thu mỗi năm. Công ty này sở hữu tổng cộng hơn 600 nhãn hiệu (2020). Danh mục nhãn hiệu của hãng này bao gồm Budweiser, Corona và Stella Artois, các thương hiệu quốc tế Beck's, Hoegaarden và Leffe và các thương hiệu trong nước như Bud Light , Skol, Brahma, Antarctica, Quilmes, Victoria, Modelo Especial, Michelob Ultra, Harbin, Sedrin, Klinskoye, Sibirskaya Korona, Chernigivske và Jupiler. Tổng doanh thu cho tất cả 200 nhãn hiệu AB InBev trong năm 2014 là hơn 47 tỷ USD. Tập đoàn này sử dụng hơn 155.000 người ở 25 quốc gia. Sau vụ sáp nhập của các công ty Hoa Kỳ Anheuser-Busch vào năm 2008, có trụ sở tại Saint Louis, Missouri, công ty bắt đầu báo cáo kết quả tài chính của mình bằng đô la Mỹ.
Review Anheuser-Busch InBev SA/NV
không phải là nơi tuyệt vời để làm việc
Văn hóa nơi làm việc tốt nhưng phải làm ca đêm
Lương cao phúc lợi tốt
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Chuyên viên hoạch định tài chính là gì?
Chuyên viên hoạch định tài chính (CFP) là chuyên gia được đào tạo bài bản để tư vấn cho khách hàng về các vấn đề tài chính cá nhân, giúp họ đạt được mục tiêu tài chính một cách hiệu quả. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khách hàng quản lý tài chính một cách thông minh, đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt và bảo vệ bản thân trước các rủi ro tài chính. Ngoài ra còn có các công việc liên quan đến tài chính mà bạn có tham khảo như Nhân viên tài chính, Chuyên viên tư vấn tài chính,...
Mô tả công việc của Chuyên viên Hoạch định tài chính
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, Chuyên viên hoạch định tài chính cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Vì nhờ họ tham vấn, lãnh đạo doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp, chính xác.
Phân tích tình hình tài chính
Nhiệm vụ đầu tiên khi nhắc đến Chuyên viên Hoạch định tài chính phải kể đến là việc thu thập thông tin về thu nhập, chi tiêu, tài sản, nợ nần,... của khách hàng. Qua đó, họ sẽ có những nhìn nhận, đánh giá tình hình tài chính hiện tại cũng như xác định được mục tiêu tài chính của khách hàng.
Xây dựng kế hoạch tài chính
Dựa trên tình hình tài chính hiện tại và mục tiêu tài chính của khách hàng, Chuyên viên Hoạch định tài chính sẽ đến với bước tiếp theo là xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp. Họ sẽ đề xuất các giải pháp tài chính cụ thể như: đầu tư, tiết kiệm, bảo hiểm,... hay giúp khách hàng hiểu rõ về các giải pháp tài chính được đề xuất. Ngoài ra, họ cũng sẽ là người hỗ trợ khách hàng thực hiện kế hoạch tài chính.
Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch tài chính
Chuyên viên Hoạch định tài chính cũng phụ trách theo dõi hiệu quả thực hiện kế hoạch tài chính của khách hàng. Từ đó, họ sẽ có những điều chỉnh kế hoạch tài chính khi cần thiết để phù hợp với thay đổi về tình hình tài chính hoặc mục tiêu tài chính của khách hàng cũng như cung cấp tư vấn tài chính định kỳ cho khách hàng.
Chuyên viên hoạch định tài chính có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Chuyên viên hoạch định tài chính
Tìm hiểu cách trở thành Chuyên viên hoạch định tài chính, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên hoạch định tài chính?
Yêu cầu tuyển dụng của Chuyên viên Hoạch định tài chính
Một chuyên viên hoạch định tài chính luôn được yêu cầu với bằng cấp liên quan theo quy định của pháp luật. Ngoài ra còn phải đáp ứng những kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc.
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế, Kế toán, Kiểm toán hoặc các ngành liên quan. Hoặc có bằng Th.S, TS càng tốt. Ngoài ra, Chuyên viên Hoạch định tài chính còn phải có các chứng chỉ như chứng chỉ CFA, CFP, FRM,...
- Kiến thức chuyên môn: Chuyên viên Hoạch định tài chính phải có kiến thức chuyên môn về các sản phẩm, dịch vụ tài chính phổ biến cũng như nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tài chính. Họ cũng phải là những người có khả năng phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp,... để có thể xây dựng và tư vấn các giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, khách hàng.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Chuyên viên Hoạch định tài chính là một công việc đặc thù với nhiệm vụ gặp gỡ với khách hàng và trao đổi cùng lãnh đạo thường xuyên cũng như làm việc với các phòng ban khác. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn và trình bày báo cáo cho lãnh đạo.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá: Công việc của Chuyên viên Hoạch định tài chính sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ tài chính liên quan. Chính vì thế kỹ năng phân tích và đánh giá là vô cùng quan trọng, giúp họ nhạy bén hơn trước sự thay đổi của những con số và tình hình chung của thị trường tài chính.
- Khả năng dự đoán xu hướng thị trường: Công việc của một Chuyên viên Hoạch định tài chính là đưa ra những lời khuyên, định hướng tốt nhất về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức. Vì thế, họ cần là một người “nhìn xa trông rộng”, nắm bắt được những xu hướng thay đổi trong thị trường tài chính ở hiện tại và tương lai.
- Kỹ năng lắng nghe: Là một nghề "làm dâu trăm họ" nên Chuyên viên Hoạch định tài chính phải có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ khách hàng, lãnh đạo của mình. Ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhất.
Các yêu cầu khác
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính từ 5 năm trở lên
- Có khả năng sử dụng các công cụ, phần mềm phục vụ cho lĩnh vực tài chính
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác
Lộ trình nghề nghiệp của Chuyên viên Hoạch định tài chính
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Phân tích tài chính | 3.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Nhân viên Phân tích tài chính | 7.000.000 - 9.000.000 đồng/tháng |
Trên 5 năm | Chuyên viên Hoạch định tài chính | 9.000.000 - 11.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Chuyên viên Hoạch định tài chính và các ngành liên quan:
- Chuyên viên tư vấn tài chính: 8.000.000 - 14.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên tài chính: 6.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh Phân tích tài chính
Mức lương: 3.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Thực tập sinh Phân tích tài chính sẽ là vị trí đầu tiên khi bạn bắt đầu theo đuổi lĩnh vực phân tích tài chính. Ở giai đoạn này, bạn học hỏi và tham gia vào các dự án phân tích tài chính. Bạn sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn của các nhân viên phân tích tài chính kinh nghiệm.
>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh Phân tích tài chính không yêu cầu quá nhiều kinh nghiệm nên mức lương sẽ không cao, chủ yếu dành cho sinh viên đang theo học năm 3 năm 4 tại các trường đại học đào tạo về lĩnh vực tài chính, kế toán,... Tuy nhiên, mức cạnh tranh cho vị trí này cũng sẽ khá cao nếu như bạn muốn được trở thành nhân viên chính thức.
2. Nhân viên Phân tích tài chính
Mức lương: 7.000.000 - 9.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm
Sau khi trở thành nhân viên chính thức, bạn sẽ được gọi là Nhân viên Phân tích tài chính. Công việc tại vị trí này thường tập trung vào thu thập và phân tích thông tin tài chính cơ bản. Hầu hết các vai trò phân tích tài chính đều yêu cầu bằng cấp về kế toán, kinh tế, thống kê hoặc quản trị kinh doanh tại vị trí này.
>> Đánh giá: Cơ hội việc làm cho Nhân viên Phân tích tài chính khá rộng mở, yêu cầu cho vị trí này không quá cao, chỉ cần bạn có kiến thức chuyên môn và sẵn sàng học hỏi, cống hiến cho doanh nghiệp. Dù vậy, để có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn, bạn cần phải không ngừng trau dồi bản thân và tìm kiếm cơ hội để thể hiện năng lực của mình cho lãnh đạo.
3. Chuyên viên Hoạch định tài chính
Mức lương: 9.000.000 - 11.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm kinh nghiệm
Chuyên viên phân tích tài chính là người có trách nhiệm thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá dữ liệu tài chính để đưa ra các khuyến nghị về đầu tư, kinh doanh hoặc hoạt động của doanh nghiệp. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các tổ chức đưa ra quyết định tài chính sáng suốt và hiệu quả.
>> Đánh giá: Sau khi có kinh nghiệm làm việc và kiến thức phân tích tài chính, bạn có thể thăng tiến lên vị trí Chuyên viên Hoạch định tài chính. Ở vị trí này, bạn sẽ tham gia vào các dự án phân tích tài chính phức tạp hơn và có trách nhiệm lớn hơn. Mức lương cũng sẽ tăng lên cùng nhiều quyền lợi cao hơn. Việc làm Chuyên viên Hoạch định tài chính với mức lương hấp dẫn cùng cơ hội thăng tiến rộng mở.
5 bước giúp Chuyên viên Hoạch định tài chính thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao năng lực chuyên môn
Chuyên viên Hoạch định tài chính cần có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành luật, tài chính, kế toán, kinh tế marketing… Có những đào tạo đảm bảo tính chất thực hiện nghề nghiệp. Người có bằng luật và tài chính sẽ nhận được nhiều cơ hội hơn trong lĩnh vực này. Ngoài bằng cấp, nếu bạn có thêm các chứng chỉ về tài chính như CFP, ChFC, CFA… sẽ càng là lợi thế lớn khi bạn muốn làm cho các doanh nghiệp hàng đầu. Đây là chứng chỉ mang đến điểm cộng trong phản ánh năng lực chuyên môn cá nhân.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Bạn đang làm việc trong môi trường năng động và thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng. Chính vì thế mà bạn cần phải trau dồi cho mình khả năng giao tiếp tốt để không những bạn tự tin trong những cuộc gặp mặt mà còn tự tin khi trao đổi qua điện thoại. Người xưa thường nói “mồm miệng đỡ chân tay” câu nói hay vẫn đúng trong trường hợp này. Là công việc bạn kiếm tiền bằng “giao tiếp” chính vì thế mà bạn không thể không trau dồi cho mình khả năng giao tiếp. Sự nhạy bén trong giao tiếp, sự thông minh khéo léo trong cách ứng xử với người đối diện thì đây chính là thành công lớn trong công việc của bạn. Khả năng giao tiếp không phải tự nhiên mà có, nó được hình thành trong quá trình làm việc của bạn. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng mở ra nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc.
Có kỹ năng đàm phán, thuyết trình tốt
Khả năng đàm phán, thuyết trình cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành công, thăng tiến của Chuyên viên Hoạch định tài chính. Để thuyết phục khách hàng mua và sử dụng sản phẩm khách hàng là rất khó, tuy nhiên để khách hàng đầu tư tài chính theo những kế hoạch mà bạn vạch ra sẵn còn khó hơn. Đây chính là vấn đề liên quan trực tiếp đến “tiền” nên vô cùng nhạy cảm. Thật không đơn giản mà khách hàng, đối tác của bạn sẽ bỏ ra một khoản tiền lớn như vậy để đầu tư mà họ không chắc chắn về sự hiệu quả. Chính vì những lo lắng của khách hàng như vậy mà bạn cần phải có khả năng thuyết phục khách hàng. Vừa đánh vào tâm lý vừa đánh vào những lợi ích mà khách hàng nhận được.
Có khả năng dự đoán xu hướng
Ở đây khả năng dự đoán xu hướng không phải khả năng bói toán hay biết trước tương lai. Mà nó chính là khả năng thu thập thông tin và nhạy bén với những thay đổi của thị trường tài chính. Hoạch định tài chính, để trở thành một nhân viên giỏi, bạn cần phải thường xuyên thu thập thông tin tài chính trong và ngoài nước. Để có những giải pháp tốt nhất cho khách hàng của mình.
Luôn nhiệt tình với khách hàng
Đây chính là nguyên tắc nhất nhất bạn phải tuân thủ nếu bạn là một Chuyên viên hoạch định tài chính. Công việc của bạn chính là hỗ trợ khách hàng và tiếp cận, phát triển thêm khách hàng tiềm năng. Chính vì thế, nhiệt tình giúp đỡ khách hàng chính là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của bạn, có nhiều hợp đồng và các mối quan hệ mới hay không dựa hết vào yếu tố này. Khách hàng luôn nghĩ họ là trung tâm của sự chăm sóc. Bởi vậy, họ không bao giờ muốn bỏ tiền ra nhưng lại không hài lòng về vấn đề nào đó. Nhiệt tình và luôn tươi cười với khách không quá khó với bạn. Muốn thành công thì bạn hãy luôn nhiệt tình với khách hàng. Có nhiều khách hàng thân thiết sẽ dễ dàng giúp bạn đạt được nhiều thành tích và tiến lên các vị trí cao hơn.
Xem thêm:
Việc làm Nhân viên tài chính đang tuyển dụng