Mô tả công việc
(1)- BA/PO cho 1 line sản phẩm ( 20%)
Trách nhiệm lớn nhất của SAFe PO là:
Nghiệm thu kết quả làm việc của từng chặng phát triển nhỏ (trung bình 2 tuần một chặng) của Team Phát Triền.
Quản trị Team Backlog (là Detail- level hay Low- level của Product Backlog).
(2)- Product Research (20%)
Công việc của PO trong phần này sẽ là thực hiện tìm hiểu, nghiên cứu để trả lời câu hỏi:
Tính năng được Khách Hàng yêu cầu, được Product Manager/Business Owner yêu cầu thuộc nhánh phần mềm nào đã có trên thị trường? (Trả lời câu hỏi What?)
Đưa ra đề xuất trong ngữ cảnh hiện nay của công ty, của thị trường hướng tới (Trong nước và ASEAN) kết hợp với Product Vision của công ty để trả lời cho câu hỏi: Chúng ta sẽ nên làm gì tiếp, và chia chặng (milestone) như thế nào.
Tại sao đối thủ, nhà cung cấp khác lại giải quyết như vậy (Trả lời câu hỏi Why?)
Tính năng được yêu cầu đã có đối thủ nào, nhà cung cấp nào giải quyết? Và cách giải quyết của đối thủ, nhà cung cấp trên thế giới như thế nào (Trả lời cho câu hỏi How?)
(3)- Phân tích yêu cầu và thiết kế logic nghiệp vụ (50%)
Phân tích GAP giữa nhu cầu với hiện trạng để xác định giải pháp cho phù hợp với mục tiêu và định hướng Sản phẩm
Viết tài liệu mô tả, mô hình hóa quy trình thành các tài liệu đặc tả yêu cầu nghiệp vụ phần mềm (PRD, workflow, user story, backlog, wireframe....)
Phối hợp với System Architect/Solution Architect cùng đưa ra giải pháp công nghệ để giải quyết yêu cầu của Người Dùng (End- User), hoặc yêu cầu từ Khách Hàng (là Doanh Nghiệp mua phần mềm).
(4)- Các công việc khác (10%)
Việc nội bộ của Bộ Phận PO: như họp bộ phận, đóng góp ý kiến về quy trình làm việc nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của Team và Công ty.
Trao đổi nắm bắt thông tin liên tục (khá tương đồng với vai trò của Scrum Master trong mô hình Scrum Agile) về tiến độ phát triển của Team. Báo cáo tiến độ cho Product Manager hoặc Business Owner.
Cách sắp xếp thứ tự các ý trên không theo quy mô về tỉ trọng thời gian, mà theo mức độ trách nhiệm và mức độ quan trọng. Mục ở thứ tự trên có nghĩa là nó cần được ưu tiên làm trước.
Yêu cầu công việc
Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong các dự án dạng: Digital Tranformation.
Ưu tiên ứng viên có chỉ số thấu cảm EQ tốt, có thể quan sát, lắng nghe câu chuyện của người khác và cân bằng cảm xúc giao tiếp.
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành về Công Nghệ, hoặc Quản Trị Kinh Doanh, Kinh tế...
Tiếng Anh- Intermediate, riêng đọc hiểu cần làm tốt với các tài liệu Tiếng Anh của ngành Phần Mềm.
Có kinh nghiệm trong Agile Development, hiểu về Agile principles & practices
Có kỹ năng và kinh nghiệm trong việc xác định vấn đề, phân tích GAP (hiện trạng giữa hiện tại, và cái mong muốn trong tương lai) trên các vấn đề: Ngữ cảnh Người Dùng, Tính Năng/Công Nghệ, và Quy Trình vận hành phần mềm bên trong tổ chức/doanh nghiệp, và diễn giải vấn đề rõ ràng cho các stakeholder khác hiểu.
Trên 3 năm kinh nghiệm PO hoặc BA
Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc tại các ngành: Ngân Hàng- Tài Chính- Bảo Hiểm- Bán Lẻ.
Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm từng làm việc trên các giải pháp như CRM, ERP, DMP, hoặc CDP.
Có xu hướng yêu thích sự cải tiến, dù nhỏ nhưng liên tục, tỉ mỉ nhưng kiên nhẫn.
Có xu hướng yêu thích làm việc trên các sản phẩm complex (not complicated)- tức sản phẩm có quy mô lớn và đa chức năng, có hàm lượng chất xám cao. Các sản phẩm phục vụ cho B2B chứ không phải cho B2C.
Đã xác định làm PO/BA là một nghề/một công việc lâu dài cho bản thân.
Quyền lợi
Thu nhập
Package 13 tháng lương cố định/năm (lương tháng 13 tính theo thời gian làm việc thực tế trong năm).
Lộ trình đánh giá năng lực và điều chỉnh thu nhập 1- 2 lần/năm.
Thử việc 100% lương chính thức
Mức lương: 20 – 35 triệu/tháng (Tuỳ kinh nghiệm và kỹ năng làm việc).
Chế độ đãi ngộ
Du lịch hàng năm, các hoạt động teambuilding hàng quý;
Chính sách đào tạo dựa trên khung năng lực, phù hợp lộ trình phát triển của mỗi cá nhân khi làm việc tại Mobio (Không cần ký cam kết đào tạo, tự được lưu giữ bằng cấp, chứng chỉ sau khi hoàn thành các khóa đào tạo).
Chế độ thai sản đặc biệt (20 triệu/1 Nhân viên nữ sinh con);
Bảo hiểm sức khỏe PVI 100% cho nhân viên và người thân (01);
Quỹ hoạt động giao lưu, gắn kết Team hàng quý.
Chế độ thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỉ;
Khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm;
12 ngày phép/năm + 0,5 ngày phép vào ngày sinh nhật nhân viên;
Đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của Nhà nước;
Môi trường làm việc
Với không gian làm việc mở và thoải mái, mỗi cá nhân khi làm việc tại Công ty đều có không gian riêng để phát triển và thể hiện bản thân.
Bên cạnh đó, Mobio cũng rất quan tâm đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhân viên thông qua những chính sách và hoạt động tăng cường gắn kết nội bộ, rèn luyện sức khỏe, thời gian dành cho bản thân và gia đình vào dịp đặc biệt của bản thân...
Môi trường làm việc tại Mobio là môi trường trẻ, tương trợ và cởi mở. "Tôn trọng"- "Trách nhiệm"- "Cầu tiến" là nét đặc trưng trong văn hoá doanh nghiệp tại Mobio. Khi làm việc ở Công ty, mọi ý kiến đóng góp và xây dựng của các thành viên luôn được lắng nghe và tôn trọng.
Thời gian làm việc
Từ Thứ 2 đến Thứ 6 hàng tuần và 01 ngày thứ 7 đầu tháng.
Thời gian làm việc trong ngày: 9h- 12h30 & 13h30- 18h00
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-11-23 00:00:03
MOBIO là một trong những công ty đầu tiên ở VN làm về CDP ( Nền tảng dữ liệu khách hàng ) – Nền tảng về dữ liệu phục vụ cho ngành Tiếp thị kỹ thuật số. Mô hình cung cấp giải pháp phần mềm theo dạng SaaS (Phần mềm dưới dạng dịch vụ).
Thành lập năm 2017, MOBIO duy trì được tăng trưởng 3x hàng năm (năm sau gấp 3 lần năm trước), sản phẩm/giải pháp đã và đang được sử dụng tại các tổ chức chức năng/doanh nghiệp lớn như: VIB, Vietcombank, Bank, VNPay, FLC, SunGroup, Samsung Việt Nam, Guardian ..v..v. Hiện tại MOBIO có khoảng 60 nhân sự, với trên 80% là nhân sự làm sản phẩm (Dev, BA, Test, UI/UX).
Review Mobio Việt Nam
Được tham gia đá bóng mỗi chiều thứ 2. Giờ làm việc linh hoạt, miễn đủ 8h/ngày trên công ty, hoặc có thể xin làm ở nhà(rv)
Sếp trẻ hòa đồng có tầm nhìn, sản phẩm ngon, cơ hội học hỏi nhiều, deal lương thẳng thắn nhanh chóng 2 lần 1 năm, có thể tăng vài triệu. (rv)
Sếp dễ dàng(IT)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Product Owner là gì?
Product Owner là một vai trò quan trọng trong phạm vi quản lý dự án phát triển phần mềm, thường được sử dụng trong mô hình Agile hoặc Scrum. Product Owner là người đại diện cho khách hàng, người sở hữu sản phẩm hoặc dự án, và có trách nhiệm định hình và quản lý sự phát triển của sản phẩm.
Mô tả công việc của Product Owner
Xác định và quản lý yêu cầu sản phẩm
Product Owner phải thu thập, phân tích và ưu tiên các yêu cầu của sản phẩm dựa trên phản hồi của khách hàng, phân tích thị trường, và mục tiêu kinh doanh. Họ tạo và duy trì backlog sản phẩm, bao gồm các user stories và tính năng cần thiết cho sự phát triển của sản phẩm.
Lập kế hoạch và theo dõi tiến độ dự án
Product Owner phối hợp với đội ngũ phát triển để lập kế hoạch và theo dõi tiến độ thực hiện các tính năng của sản phẩm. Họ tham gia vào các buổi họp lập kế hoạch, kiểm tra tiến độ và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết để đảm bảo rằng sản phẩm được phát triển đúng hạn và trong ngân sách dự kiến.
Giao tiếp và phối hợp với các bên liên quan
Product Owner cần phải giao tiếp rõ ràng với các bên liên quan như khách hàng, nhóm phát triển, marketing, và các bộ phận khác để đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu và mục tiêu của sản phẩm được hiểu và thực hiện đúng. Họ cũng phải giải quyết các vấn đề phát sinh và điều chỉnh chiến lược khi có sự thay đổi về yêu cầu hoặc thị trường.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm
Product Owner kiểm tra và đánh giá chất lượng của sản phẩm để đảm bảo rằng nó đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu đã đặt ra. Họ tham gia vào quá trình kiểm thử, nhận phản hồi từ người dùng và điều chỉnh các tính năng để cải thiện sản phẩm.
Phát triển và thực hiện chiến lược sản phẩm
Họ xác định các mục tiêu dài hạn cho sản phẩm, xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm để đảm bảo rằng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và đạt được các mục tiêu kinh doanh. Điều này bao gồm việc phân tích xu hướng thị trường, theo dõi các đối thủ cạnh tranh và đưa ra các quyết định chiến lược về tính năng và ưu tiên phát triển.
Product Owner có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
298 - 498 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Product Owner
Tìm hiểu cách trở thành Product Owner, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Product Owner?
Yêu cầu tuyển dụng của Product Owner
Tuyển dụng một Product Owner (PO) đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn về lĩnh vực sản phẩm cụ thể và một loạt các kỹ năng cơ bản liên quan đến vai trò này. Dưới đây là một tóm tắt về hai tiêu chí quan trọng khi tuyển dụng một Product Owner:
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên cần có bằng cử nhân trong các lĩnh vực liên quan như Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Kinh tế, hoặc các ngành tương tự. Bằng cấp cao hơn như thạc sĩ trong các lĩnh vực này có thể là một lợi thế.
- Kiến thức chuyên môn: Ứng viên cần có kiến thức vững về quy trình phát triển sản phẩm, bao gồm các phương pháp quản lý dự án như Agile, Scrum, hoặc Kanban. Kinh nghiệm trong việc xây dựng và quản lý backlog sản phẩm, viết user stories, và lập kế hoạch phát triển sản phẩm là rất quan trọng. Hiểu biết về các công cụ quản lý sản phẩm như Jira, Trello, hoặc Asana cũng là yêu cầu cần thiết.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp của Product Owner phải cực kỳ xuất sắc để có thể truyền đạt rõ ràng và hiệu quả các yêu cầu sản phẩm tới các bên liên quan, bao gồm đội ngũ phát triển, khách hàng, và các bộ phận khác trong công ty. Khả năng thuyết phục và trình bày ý tưởng một cách mạch lạc giúp đảm bảo rằng tất cả các bên đều hiểu và đồng ý với các mục tiêu sản phẩm. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng hỗ trợ trong việc giải quyết xung đột và tạo ra sự đồng thuận giữa các nhóm làm việc khác nhau.
- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Product Owner cần có khả năng phân tích các yêu cầu và vấn đề của sản phẩm một cách sâu sắc. Kỹ năng phân tích giúp xác định các vấn đề tiềm ẩn và đưa ra các giải pháp hiệu quả để khắc phục chúng. Sự nhạy bén trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề là chìa khóa để đảm bảo rằng sản phẩm phát triển đúng hướng và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Kỹ năng này còn bao gồm khả năng phân tích dữ liệu và đưa ra các quyết định dựa trên thông tin chính xác.
- Kỹ năng chiến lược và định hướng thị trường: Product Owner cần có khả năng phát triển và thực hiện chiến lược sản phẩm dựa trên sự hiểu biết sâu rộng về thị trường và các xu hướng ngành. Kỹ năng này bao gồm khả năng dự đoán xu hướng, phân tích đối thủ cạnh tranh, và điều chỉnh các kế hoạch phát triển sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng và mục tiêu kinh doanh. Sự hiểu biết về thị trường giúp đảm bảo rằng sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn phù hợp với các xu hướng và yêu cầu tương lai.
Các yêu cầu khác
Tinh thần học hỏi và cải tiến liên tục: Ứng viên cần có tinh thần học hỏi và cải tiến liên tục để cập nhật các kỹ năng và kiến thức mới trong lĩnh vực phát triển sản phẩm. Sự cởi mở với phản hồi và khả năng điều chỉnh phương pháp làm việc dựa trên kinh nghiệm và phản hồi giúp Product Owner không ngừng phát triển và nâng cao hiệu quả công việc, từ đó đóng góp tích cực vào sự thành công của sản phẩm và công ty.
Lộ trình thăng tiến của Product Owner
1. Thực tập sinh Product Owner
Mức lương: 3 - 5 triệu đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh Product Owner là vị trí thích hợp cho sinh viên năm cuối hoặc người mới tốt nghiệp có mong muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực quản lý sản phẩm. Thực tập sinh sẽ được làm việc chặt chẽ với đội ngũ phát triển và các bên liên quan để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và thị trường.
>> Đánh giá: Vị trí này phù hợp với những ứng viên có nền tảng học vấn trong các lĩnh vực như Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Kinh tế, và có đam mê với công nghệ và quản lý sản phẩm. Ứng viên cần có kỹ năng phân tích, giao tiếp tốt, và khả năng làm việc nhóm. Ngoài ra, khả năng học hỏi nhanh và làm việc độc lập cũng rất quan trọng để phát triển trong vai trò này.
2. Product Owner
Mức lương: 25 - 40 triệu đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Product Owner là vị trí chủ chốt trong việc phát triển và quản lý sản phẩm từ giai đoạn ý tưởng đến khi ra mắt thị trường. Người đảm nhận vai trò này chịu trách nhiệm xác định yêu cầu sản phẩm, quản lý backlog, và đảm bảo rằng đội ngũ phát triển thực hiện đúng kế hoạch. Product Owner cần có tầm nhìn chiến lược và khả năng làm việc chặt chẽ với các bên liên quan như đội phát triển, marketing, và bán hàng để đảm bảo sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đạt được các mục tiêu kinh doanh.
>> Đánh giá: Vị trí Product Owner phù hợp với những ứng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong quản lý sản phẩm hoặc các vai trò tương tự, có kiến thức sâu rộng về thị trường và khả năng lãnh đạo đội ngũ. Kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, và tư duy chiến lược là rất quan trọng để thành công trong vai trò này.
3. Assistant Product Owner
Mức lương: 15 - 25 triệu đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Assistant Product Owner là vị trí hỗ trợ trực tiếp cho Product Owner trong việc quản lý và phát triển sản phẩm. Người đảm nhận vai trò này sẽ tham gia vào việc thu thập và phân tích yêu cầu sản phẩm, quản lý backlog, và phối hợp với đội ngũ phát triển để đảm bảo các tính năng được triển khai đúng thời hạn và đạt chất lượng cao.
>> Đánh giá: Ứng viên cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả và khả năng làm việc nhóm để hỗ trợ Product Owner trong việc thực hiện các mục tiêu dự án. Đây là một cơ hội tuyệt vời để phát triển kỹ năng quản lý sản phẩm và tiến lên các vị trí cao hơn trong tương lai.
>> Xem thêm:
Việc làm Intern Product Owner đang tuyển dụng
Việc làm Senior Product Owner đang tuyển dụng
Việc làm Product Owner mới cập nhật