Trực tiếp thực hiện các công việc bảo trì, sửa chữa, cải tiến lắp đặt các thiết bị xây dựng cơ bản, phụ trợ điện, nước dân dụng và công nghiệp đảm bảo thực hiện các công việc đúng kỹ thuật và tiến độ theo kế hoạch.
Thực hiện các công việc sửa chữa đột xuất liên quan đến nhà xưởng, xây dựng cơ bản, chống đột, xây tô, hệ thống nước,...
Trực tiếp tiếp nhận các vật tư phục vụ cho công tác bảo trì sửa chữa cải tiến, lắp đặt thiết bị xây dựng cơ bản, phụ trợ, điện, nước dân dụng và công nghiệp, trả xác vật tư cũ ngay sau khi thay thế xong đúng theo quy trình.
Báo cáo phản hồi lại cho trưởng nhóm các sự cố nặng. Các công việc thực hiện có vướng mắc ngoài khả năng xử lý để được hỗ trợ, hướng dẫn.
Báo cáo đầy đủ công việc thực hiện hàng ngày cho trưởng nhóm điện phụ trợ tổng hợp.
Thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của CKĐL-CĐTrình độ chuyên môn: Thợ có tay nghề, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học các ngành điện, điện công nghiệp, xây dựng cơ bản hoặc các ngành liên quan.
Biết sửa chữa, lắp đặt dân dụng và xây dựng cơ bản.
Từ 1 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực xây dựng cơ bản dân dụng và công nghiệp là 1 điểm cộng.
Siêng năng, chịu khó học hỏi, bám sát công việc được giao.Lương thõa thuận theo năng lực up to 15 triệu gross
Thời gian làm việc: từ thứ 2 đến thứ 7 (8:00-16:30)
Bữa trưa miễn phí đa dạng thay đổi hàng ngày tại nhà ăn công ty
Cung cấp thiết bị, máy móc hỗ trợ trong công việc.
Tham gia BHXH, BHTN, BHYT, Khám sức khỏe định kỳ
Các chính sách thưởng hấp dẫn khác như: Lễ Tết, Sinh nhật, Lương tháng 13, thưởng Kaizen,...
Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, Nhựa Rạng Đông đã trở thành Thương hiệu Quốc gia, sản xuất nhiều mặt hàng uy tín thuộc ngành Nhựa, chất dẻo, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Những năm qua, với những sản phẩm chất lượng uy tín vượt trội cùng kết quả kinh doanh nổi bật, Công ty CP Rạng Đông Holding đã vinh dự được trao tặng nhiều danh hiệu và giải thưởng cao quý. Không chỉ mở rộng kênh phân phối trên toàn quốc, Nhựa Rạng Đông liên tục phát triển thị trường xuất khẩu qua các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Trung Đông, Nigeria, Thái Lan, Myanmar và các nước trong cộng đồng châu Âu. Đặc biệt, các dòng sản phẩm giả da cao cấp chuyên phục vụ cho ngành trang trí nội thất du thuyền được xuất khẩu sang Mỹ có độ tăng trưởng sản lượng bình quân 20% qua mỗi năm.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng các chế độ như BHYT, BHXH, BHTN, …. theo quy định của Nhà Nước
- Được tham gia bảo hiểm 24/24
Lịch sử thành lập
- Từ năm 1960 - 1975, Được thành lập và hoạt động với tên UFEOC (Liên hiệp các xí nghiệp cao su Viễn Đông Pháp), sau được đổi tên thành UFIPLASTIC. Là một trong những doanh nghiệp nhựa đầu tiên, nhập khẩu các thiết bị hiện đại từ Nhật Bản, Đài Loan để sản xuất các loại giả da PVC, PU xốp, khăn trải bàn, màng mỏng PVC, vải tráng PVC, PU, vải dù chống thấm.
- Năm 1975, Đổi tên thành Nhà Máy Nhựa Rạng Đông, công ty không ngừng phát triển và mở rộng. Các nhà máy/chi nhánh ở Hóc Môn, Nha Trang, Hà Nội, Nghệ An… lần lượt được thành lập.
- Năm 2003, công ty nhận chứng chỉ ISO 9001-2000.
- Năm 2005, Xây dựng lại trụ sở chính tại Quận 11 – TP.HCM, hoạt động sản xuất tiếp tục được mở rộng. Nâng cấp Nhà máy Nhựa Hóc Môn thành Nhà máy Bao Bì Số 1 tại Củ Chi – TP.HCM. Xây dựng Nhà máy Nhựa Tiên Sơn tại Khu công nghiệp Tiên Sơn – Bắc Ninh.
- Đến tháng 04/2014, đón nhận Giấy chứng nhận ISO 14001:2004.
- Tháng 05/2014, Công ty Cổ Phần hóa và thoái hóa vốn nhà nước.
- Tháng 01/2015, Thành lập Công Ty Cổ Phần Nhựa Rạng Đông Long An
- Tháng 11/2017, Thành lập Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Song Dũng
- Tháng 12/2018, Chuyển đổi Công Ty Cổ Phần Nhựa Rạng Đông sang mô hình Công Ty Holding với tên gọi là Công Ty Cổ Phần Rạng Đông Holding ,viết tắt là RDP. Thành lập Công Ty Cổ Phần Rạng Đông Films, Công Ty Cổ Phần Trading Rạng Đông, Công Ty Cổ Phần Agriculture Rạng Đông.
- Tháng 1/2019, Thành lập Công Ty Cổ Phần Rạng Đông Holding
Mission
- Đối với cộng đồng: Trách nhiệm trên từng sản phẩm: Chất lượng, an toàn, thân thiện với môi trường
- Đối với khách hàng, đối tác kinh doanh: Hợp tác cùng phát triển
- Đối với cán bộ công nhân viên: Ghi nhận đóng góp – Chia sẻ thành quả – Cơ hội thăng tiến
- Đối với cổ đông và nhà đầu tư: Tối ưu hóa lợi nhuận; đảm bảo tính công khai, minh bạch.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Kỹ sư Xây dựng là gì?
Kỹ sư xây dựng là những người đảm nhận việc tư vấn, thiết kế, giám sát, quản lý, đảm bảo tiến độ xây dựng diễn ra đúng kế hoạch và có chất lượng tốt nhất. Đa phần những người làm Kỹ sư xây dựng đều tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng hoặc một số chuyên ngành thuộc lĩnh vực xây dựng. Bên cạnh đó, những vị trí như Kỹ sư hạ tầng công trình, Kỹ sư cầu nối, Giám sát xây dựng cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
Mô tả công việc của vị trí Kỹ sư xây dựng
Nghiên cứu tính khả thi của bản vẽ thiết kế
Nghiên cứu tính khả thi của bản vẽ thiết kế và các nghiệp vụ có liên quan, đảm bảo đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật. Phân tích bản báo cáo, bản đồ địa hình, tình hình khu vực khởi công xây dựng và một số dữ liệu liên quan khác để lên kế hoạch dự án.
Kiểm tra chất liệu, vật liệu xây dựng
Kiểm tra chất liệu, vật liệu xây dựng đã và đang được sử dụng trong công trình. Xem xét và đánh giá những vấn đề liên quan đến giá trị xây dựng, tìm hiểu các quy định của Chính phủ, Nhà nước về an toàn trong xây dựng và dự đoán các nguy hiểm tiềm ẩn trong môi trường, phân tích rủi ro có thể xảy ra.
Giám sát tiến độ thi công
Giám sát tiến độ thi công và lập báo cáo về tình hình dự án đang triển khai. Quản lý ngân sách mua trang thiết bị/nguyên vật liệu. Quản lý, điều hành các công việc tại công trường bao gồm: sửa chữa, bảo trì và thay thế các cơ sở hạ tầng đã hỏng hay xuống cấp.
Đảm bảo an toàn về mặt công trình
Đề xuất đặt thầu, báo cáo rủi ro, ước tính nguồn vốn và số lượng nhân công xây dựng với chủ đầu tư hoặc khách hàng. Công trình được thiết kế dựa trên mục đích sử dụng của con người, nên việc đảm bảo an toàn trong quá trình thi công và đưa vào sử dụng là vô cùng cần thiết.
Kỹ sư Xây dựng có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
138 - 205 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kỹ sư Xây dựng
Tìm hiểu cách trở thành Kỹ sư Xây dựng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ sư Xây dựng?
Yêu cầu tuyển dụng của Kỹ sư xây dựng
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Kỹ sư xây dựng cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Kiến thức chuyên môn: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng khi tuyển dụng Kỹ sư xây dựng yêu cầu trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản từ bậc Đại học trở lên. Những kiến thức chuyên môn liên quan đến vị trí công việc này như: đọc bản vẽ, bóc tách dự toán, lập giá dự thầu, lập hồ sơ dự thầu, lập hồ sơ quyết toán xây dựng,... Bạn cần phải nắm vững những kiến thức này để có thể vận dụng vào thực tế.
-
Kiến thức đánh giá hiện trạng công trình: Đây là một trọng những yêu cầu bắt buộc đối với Kỹ sư xây dựng. Đánh giá hiện trạng công trình xây dựng là một hoạt động chuyên môn quan trọng trong xây dựng. Qua hoạt động này sẽ có thể lên kế hoạch bảo trì hoặc khắc phục hư hỏng của các công trình.
-
Kiến thức về kỹ thuật: Kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật là thứ cực kỳ quan trọng để giúp các Kỹ sư xây dựng khẳng định năng lực với các chủ đầu tư. Kỹ sư xây dựng phải hiểu về bản vẽ, biết đọc bản vẽ và sử dụng các công cụ hỗ trợ thiết kế trên máy tính.
-
Kiến thức đọc hiểu bản vẽ: Bạn cần biết đọc hiểu bản vẽ cơ khí vì nó được dùng để thể hiện các chi tiết, đặc điểm của một loại máy móc, hệ thống. Đôi khi, nó dùng để mô tả một chi tiết máy móc riêng biệt nào đó. Thành thạo đọc hiểu bản vẽ cơ khí sẽ giúp mọi người nắm được cấu tạo, đặc điểm cũng như cách vận hành của máy móc, chi tiết, sản phẩm sản xuất ra. Ngay cả những chi tiết không thể nhìn thấy bằng mắt thường, bản vẽ cơ khí cũng có thể thể hiện một cách rõ ràng.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng giao tiếp bổ trợ cho khả năng làm việc nhóm của Kỹ sư xây dựng. Việc phối hợp ăn ý giữa các bộ phận trong công ty sẽ giúp công việc được thuận lợi, suôn sẻ và công trình được hoàn thành đúng thời hạn. Bên cạnh đó, đội nhóm làm việc hiệu quả sẽ giúp chủ đầu tư giảm thiểu rủi ro hoặc nếu có xảy ra rủi ro thì sẽ đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự an toàn cho người lao động và người sử dụng.
-
Kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành xây dựng: Không chỉ riêng ngành xây dựng mà những ngành nghề khác cũng cần trang bị kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh. Các Kỹ sư xây dựng cần dành thời gian để học tiếng anh chuyên ngành nhằm phục vụ cho công việc thiết kế bản vẽ, đọc bản vẽ kỹ thuật,... Ngoài ra tiếng anh sẽ giúp kỹ sư tham khảo được các nguồn tài liệu nước ngoài, giúp nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn ngành xây dựng.
-
Kỹ năng phân tích: Giúp cho Kỹ sư xây dựng phân tích các vấn đề liên quan đến công việc của mình, đặc biệt là về các vấn đề liên quan đến bản vẽ thiết kế.
-
Thành thạo công nghệ: Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ vào quy trình làm việc ngày càng trở nên phổ biến, nhất là trong thời đại 4.0 như hiện nay. Điều này giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian, sức lực, vừa mang đến tính chính xác và hiệu quả cao trong công việc.
Các yêu cầu khác
-
Kinh nghiệm
Để có thể trở thành một Kỹ sư xây dựng thành công thì bằng cấp và kiến thức, kinh nghiệm là một trong số những yếu tố cần thiết giúp cho quá trình làm việc của vị trí này được suôn sẻ, đạt được hiệu quả cao hơn. Kỹ sư xây dựng phải là người có bằng kỹ thuật kết cấu, có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm ở vị trí tương đương. Tóm lại, để trở thành Kỹ sư xây dựng, ứng viên cần sở hữu trình độ học vấn cao, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xây dựng và các kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, và làm việc nhóm xuất sắc.
-
Sức khỏe tốt
Đặc thù công việc của kỹ sư trong lĩnh vực xây dựng là phải thường xuyên di chuyển theo những công trình, trực tiếp tham gia giám sát dự án, chỉ đạo hay hướng dẫn nhân công. Trong khi đó, môi trường làm việc tại công trường lại bị bao phủ bởi khói bụi, tiếng ồn cũng như những tác động của thời tiết như mưa gió, nắng gắt,... Những điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người kỹ sư.
Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư xây dựng
Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư xây dựng có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Kỹ sư kết cấu
Mức lương: 8 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 1 - 3 năm
Kỹ sư kết cấu là người chuyên về thiết kế, phân tích, và đảm bảo tính ổn định và an toàn của các công trình kết cấu, nhu cầu, tòa nhà, nhà xưởng, cầu trục, và các công trình khác. Họ tham gia vào việc tính toán, thiết kế các thành phần cấu trúc, lựa chọn vật liệu và đảm bảo rằng công trình sẽ đáp ứng được tải trọng và yêu cầu kỹ thuật.
>> Đánh giá: Chỉ cần dựa vào bản chất công việc và nhiệm vụ của kỹ sư kết cấu không khó để bạn có thể nhận định hay dự báo về tương lai của nghề nghiệp này. Xét về mức độ ưu tiên trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp nói chung và mục tiêu phát triển đất nước theo xu hướng hiện đại nói riêng thì kỹ sư kết cấu là công việc có nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Do đó, bạn cần có năng lực chuyên môn tốt để có thể thăng tiến tốt nhất.
>> Xem thêm: Việc làm Kỹ sư kết cấu đang tuyển dụng
2. Kỹ sư xây dựng
Mức lương: 16 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Kỹ sư xây dựng là những người đảm nhận việc tư vấn, thiết kế, giám sát, quản lý, đảm bảo tiến độ xây dựng diễn ra đúng kế hoạch và có chất lượng tốt nhất. Đa phần những người làm Kỹ sư xây dựng đều tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng hoặc một số chuyên ngành thuộc lĩnh vực xây dựng.
>> Đánh giá: Thực tế cho thấy, vị trí kỹ sư xây dựng luôn thu hút nguồn nhân lực lớn hơn so với các ngành nghề khác và vẫn đang trên đà tăng trưởng từng ngày. Đặc biệt, vị trí này còn thu hút ứng viên nhờ mức lương cao và ổn định. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.
>> Xem thêm: Việc làm Kỹ sư xây dựng hiện nay
3. Giám sát xây dựng
Mức lương: 25 - 35 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm
Giám sát xây dựng hay còn được gọi là giám sát công trình, giám sát thi công,... Đây là một vị trí quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Vị trí công việc này phụ trách việc kiểm soát và theo dõi chất lượng, các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành để đảm bảo công trình xây dựng đạt chuẩn về thi công, an toàn lao động cũng như thời hạn quy định.
>> Đánh giá: Công việc của Giám sát xây dựng đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng và năng lực, từ lãnh đạo, quản lý, đến phân tích và chiến lược. Đây là một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty. Một Giám sát xây dựng giỏi sẽ giúp phân tích các báo cáo xây dựng để lên kế hoạch dự án, đánh giá và phân tích rủi ro khi thực hiện dự án.
>> Xem thêm: Việc làm Giám sát xây dựng hiện tại
5 bước giúp Kỹ sư xây dựng thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn
Học thêm bằng cấp bằng cấp tham gia các chương trình đào tạo nâng cao như cử nhân, thạc sĩ hoặc các khóa học chuyên ngành liên quan đến xây dựng, kết cấu. Đăng ký các khóa học và thi lấy chứng chỉ có uy tín như Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hay Chứng chỉ hành nghề xây dựng là chứng chỉ quan trọng và cần thiết đối với các cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Đây là chứng chỉ hành nghề bắt buộc đối với các cá nhân đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm, chủ trì, giám sát trưởng, giám sát viên và chỉ huy trưởng công trường.
Tạo chú ý ở nơi làm việc của bạn
Mặc dù làm việc chăm chỉ là quan trọng. Nhưng nỗ lực của bạn có thể không được chú ý nếu bạn không bao giờ đặt mình vào vị trí dễ thấy. Nếu bạn muốn cho nhà tuyển dụng thấy lý do tại sao bạn xứng đáng được thăng chức, bạn cần được chú ý vì những đóng góp của bạn cho công ty. Dưới đây là những cách để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng:
Hoàn thành tốt công việc hằng ngày
Khi nghĩ đến thăng tiến trong công việc, đừng vội nghĩ đến những điều quá lớn lao. Hãy thực hiện tốt những công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình. Trong hầu hết mọi trường hợp, đầu tiên các cấp lãnh đạo sẽ nhìn vào hiệu quả trong công việc thường nhật của một người để xem xét liệu họ có xứng đáng được thăng tiến hay không.
Cải thiện điểm yếu của bản thân
Biến điểm yếu của bản thanh thành điểm mạnh. Bạn sẽ không thể tiến bộ nếu không chấp nhận rằng khả năng của mình không hoàn hảo và sau đó lập một kế hoạch cụ thể để cải thiện. Nếu như bạn có thể rèn luyện một cách cụ thể để khắc phục điểm yếu của mình, bạn không chỉ làm gương cho các kỹ sư khác mà còn đang cải thiện bản thân.
Luôn là người tích cực
Giữ bình tĩnh và tích cực trước áp lực là một trong những phẩm chất cần thiết nhất của một nhà lãnh đạo giỏi. Bằng cách giữ đầu óc tỉnh táo và tập trung mọi lúc, bạn có thể mang lại kết quả nhất quán và giảm thiểu khả năng mắc sai lầm. Bạn cũng sẽ giúp các thành viên trong nhóm của bạn tích cực, dẫn đến một môi trường làm việc thuận lợi hơn cho mọi người.
Đọc thêm:
Mức lương Kỹ sư hạ tầng công trình