282 việc làm
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 2 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Chuyên viên cao cấp Quản lý Rủi ro Thẻ
Ngân hàng Tiên Phong - TPBANK
3.5
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
The Deutsche Gesellschaft Für Internationale Zusammenarbeit (Giz)
Programme Officer on Climate and Disaster Risk Management - Hết hạn
Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GmbH)
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 26 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
20 - 25 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Công ty TNHH Levinci
Risk and Underwriting Support - Hết hạn
Công ty TNHH Levinci
1.9
800 - 1300 USD
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
30 - 50 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội, Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
10 - 15 triệu
Hà Nội, Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Trên 18 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Trên 15 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Công Ty Cổ Phần Dược - Trang Thiết Bị Y Tế Bình Định (Bidiphar)
Phó phòng Quản lý rủi ro và Kiểm soát nội bộ - Hết hạn
Dược - Trang Thiết Bị Y Tế Bình Định
Thỏa thuận
Bình Định
Đăng 30+ ngày trước
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam
Chuyên gia/CVCC/CVC Mô hình Rủi ro Tín dụng - Hết hạn
Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam - VIB
3.0
10 - 30 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Công ty tài chính TNHH MB Shinsei Mcredit
Chuyên viên Mô hình rủi ro - Hết hạn
Công ty Tài chính MB Shinsei (Mcredit)
4.0
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Công ty TNHH phần mềm FPT
Japanese IT BA/PM/ BrSE
FPT Software
3.9
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 7 ngày trước
Crowne Plaza Phu Quoc Starbay
Nhân Viên IT
Crowne Plaza Phu Quoc
8 - 12 triệu
Kiên Giang
Đăng 7 ngày trước
CÔNG TY TNHH SAINT - HONORE ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI
Nhân Viên IT
Nhà Hàng Saint-Honore
7 - 10 triệu
Hà Nội
Đăng 11 ngày trước
15 - 22 triệu
Hà Nội
Đăng 12 ngày trước
Công ty CP Phần mềm MOR
IT SALES
Phần mềm MOR
12 - 20 triệu
Hà Nội
Đăng 14 ngày trước
CÔNG TY TNHH MURATA MANUFACTURING VIỆT NAM
Information Technology Staff
MURATA MANUFACTURING
Thỏa thuận
Đà Nẵng
Đăng 14 ngày trước
Công ty TNHH Logistics Sinovitrans
Nhân viên IT
Công ty TNHH Logistics Sinovitrans
Thỏa thuận
Hải Phòng
Đăng 17 ngày trước
Công ty TNHH Co-well Châu Á
IT Manager Upto 2000$
CO-WELL ASIA
3.5
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 18 ngày trước
Công Ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Fubonlife Việt Nam
CHUYÊN VIÊN IT
Bảo Hiểm Fubonlife Việt Nam
15 - 25 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 21 ngày trước
Công ty TNHH phần mềm Kaopiz
IT Recruiter
Công ty Phần mềm Kaopiz
3.6
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 22 ngày trước
4000 - 5000 USD
Hồ Chí Minh
Đăng 24 ngày trước
CÔNG TY TNHH THỜI TRANG VÀ MỸ PHẨM ÂU CHÂU (ACFC)
Senior IT Magento Developer
MỸ PHẨM ÂU CHÂU (ACFC)
2.8
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 25 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 29 ngày trước
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Đèo Cả
Chuyên viên IT
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Đèo Cả
5.0
10 - 12 triệu
Hà Nội
Đăng 30 ngày trước
CÔNG TY TNHH PANASONIC VIỆT NAM
IT Staff
Panasonic Vietnam Co., Ltd.
4.1
Thỏa thuận
Hưng Yên
Đăng 30+ ngày trước
Headhunter HRchannels Group
IT Project Manager
HRchannels Group
1.0
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Gia Lai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Melia Vinpearl in Central
IT Officer - Hết hạn
Melia Vinpearl in Central
4.0
Thỏa thuận
Đà Nẵng
Đăng 16 ngày trước
13 - 15 triệu
Hà Nội
Đăng 27 ngày trước
12 - 17 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
15 - 20 triệu
Bình Dương
Đăng 30+ ngày trước
10 - 16 triệu
Cần Thơ
Đăng 30+ ngày trước
CÔNG TY TNHH MABUCHI MOTOR VIỆT NAM
Nhân viên IT - Hết hạn
CÔNG TY TNHH MABUCHI MOTOR VIỆT NAM
3.8
Thỏa thuận
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
15 - 20 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bình Dương
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Công Ty Cổ Phần Zenbooks
Nhân viên IT - Hết hạn
Công Ty Cổ Phần Zenbooks
15 - 17 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
12 - 14 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
15 - 20 triệu
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
20 - 30 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
15 - 25 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
20 - 30 triệu
Hà Nội & 2 nơi khác
Đăng 30+ ngày trước
CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ ANPHA PETROL
IT Support - Hết hạn
Tập Đoàn Dầu khí An Pha
11 - 14 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
18 - 30 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
25 - 30 triệu
Hà Nội, Hưng Yên
Đăng 30+ ngày trước
10 - 12 triệu
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
25 - 30 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
12 - 20 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
CÔNG TY TNHH PANASONIC VIỆT NAM
[Hung Yen] IT Staff - Hết hạn
Panasonic Vietnam Co., Ltd.
4.1
Thỏa thuận
Hưng Yên
Đăng 30+ ngày trước
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Gia Định
Nhân Viên IT - Hết hạn
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Gia Định
9 - 12 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ TẬP ĐOÀN KHÁCH SẠN A25
Kỹ thuật IT - Hết hạn
Tập Đoàn Khách Sạn A25
1.0
15 - 20 triệu
Hà Nội, Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
10 - 15 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Công Ty TNHH JAC Recruitment Vietnam
IT admin - banking industry - Hết hạn
JAC Recruitment Vietnam
3.1
20 - 40 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 4 ngày trước
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - PVcomBank
Senior Data Governance - Trung tam du lieu - K.CNTT
PVcomBank 2.7★
3 đánh giá 410 việc làm 2 lượt xem
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 08/01/2025
Hạn nộp hồ sơ: 12/02/2025
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 1
Giới tính: Đang cập nhật
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Hà Nội

Mô tả công việc

Mô tả công việc

Tham gia phân tích nghiệp vụ, thiết kế giải pháp và triển khai các hệ thống Quản trị dữ liệu (Data Governance) trên on- premise và on- cloud. Dựa trên các nhân tố dữ liệu quan trọng thiết lập chủ sở hữu dữ liệu (Data owner), xác định nguồn gốc dữ liệu (Data provenance), xác định luồng dữ liệu (Data lineage), lập hồ sơ dữ liệu (Data profiling), thiết lập các quy tắc kiểm soát đảm bảo chất lượng dữ liệu (Data Quanlity) và an toàn bảo mật dữ liệu (Data Security)
• Xây dựng các quy định liên quan đến cung cấp dịch vụ trên các hệ thống Quản trị dữ liệu
• Tham gia nghiên cứu, tư vấn và đề xuất áp dụng công nghệ mới nâng cao chất lượng, tối ưu nguồn lực phát triển
• Tham gia các chương trình kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng dữ liệu, làm sạch và làm giàu dữ liệu trong toàn bộ hệ thống
• Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu hỗ trợ khi hệ thống đưa vào khai thác vận hành thực tế. Phối hợp đánh giá hệ thống định kỳ để đưa ra các đề xuất cải tiến sản phẩm, dịch vụ theo khung quản lý chất lượng tại PVcomBank
• Tham gia phát triển các dự án chuyển đổi số
• Phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia đánh giá, xây đựng quy định liên quan đến Quản trị và và khai thác Nền tảng phân tích dữ liệu toàn hàng
• Tham gia các khóa đào tạo chuyên ngành theo khung năng lực của PVcomBank theo từng thời kỳ
• Phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia đánh giá, xây đựng quy định liên quan đến Quản trị và và khai thác Nền tảng phân tích dữ liệu toàn hàng
• Tham gia thiết kế và triển khai kho dữ liệu chủ (Master data), dữ liệu tham chiếu (Reference data), từ điển dữ liệu (Data dictionary) và siêu dữ liệu (Meta data)

Yêu cầu công việc

Yêu cầu công việc

• Có kinh nghiệm triển khai ít nhất một dự án về nền tảng Quản trị dữ liệu
• Thành thạo ngôn ngữ R/Python hoặc ngôn ngữ lập trình tương đương
• Thành thạo ngôn ngữ truy xuất dữ liệu SQL/PLSQL, có kiến thức về các hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle/MySQL/PostgreSQL/noSQL,…
• Có kinh nghiệm tổ chức, xây dựng và quản lý danh mục dữ liệu chủ, dữ liệu tham chiếu, từ điển dữ liệu và siêu dữ liệu
Có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc triển khai trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Ưu tiên các ứng viên
• Có kinh nghiệm triển khai nền tảng quản trị dữ liệu IBM Watson Knowledge Catalog
• Có hiểu biết về nghiệp vụ tài chính ngân hàng
• Có kinh nghiệm làm việc theo mô hình Agile/Scrum
• Có kinh nghiệm triển khai kho dữ liệu chủ, dữ liệu tham chiếu
• Ham học hỏi tìm tòi sáng tạo cái mới

Quyền lợi

Tại sao bạn sẽ yêu thích làm việc tại đây

• Chế độ lương thưởng hấp dẫn
• Trải nghiệm các kiến trúc, công nghệ mới nhất, làm việc trực tiếp với các đối tác hàng đầu thế giới (AWS, IBM, Temenos…)
• Được tham gia vào các dự án công nghệ lớn, các sáng kiến trọng điểm mang tính đột phá số hóa của Ngân hàng
• Bảo hiểm sức khỏe cao cấp (bảo hiểm toàn diện)
• Môi trường năng động và cơ hội thăng tiến, với văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng

Cập nhật gần nhất lúc: 2025-01-08 00:50:02

Khu vực
Báo cáo

Quy mô:
100 - 200 nhân viên
Địa điểm:

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) được thành lập ngày 16/09/2013 trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank).

Ngày 01/10/2013, PVcomBank chính thức hoạt động với vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng. Trải qua hơn 30 năm hoạt động, trong đó gần 10 năm ra mắt thương hiệu mới, với tiềm lực tài chính vững mạnh, nền tảng công nghệ hiện đại, PVcomBank đã và đang ngày càng khẳng định được uy tín, vị thế trên thị trường tài chính ngân hàng.

Đến nay, PVcomBank đã phát triển tại 28 tỉnh, thành trên cả nước với gần 110 điểm giao dịch, đội ngũ gần 4.700 cán bộ nhân viên, tổng tài sản đạt gần 200.000 tỷ đồng.

Với khẩu hiệu hành động “Ngân hàng không khoảng cách”, PVcomBank đã và đang không ngừng phát triển hệ sinh thái sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ trên mọi kênh giao dịch, đáp ứng đa dạng nhu cầu ngày càng cao của nhiều phân khúc khách hàng tổ chức và cá nhân.

Là một trong những ngân hàng tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số, PVcomBank liên tục cập nhật, ứng dụng công nghệ hiện đại để phát triển Ngân hàng số với nhiều ưu điểm vượt trội. Các giải pháp tài chính ưu việt trên không gian số không chỉ giúp khách hàng đến gần hơn với PVcomBank, mà còn xóa nhòa khoảng cách giữa ước mơ và hiện thực. Không còn những cản trở về không gian, thời gian hay khoảng cách địa lý, khách hàng có thể nhanh chóng đạt được các mục tiêu trong mỗi giai đoạn của cuộc sống và tận hưởng những trải nghiệm linh hoạt, thuận tiện từ sản phẩm dịch vụ hiện đại cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thân thiện, tận tâm.

Chính sách bảo hiểm

  • Được hưởng bảo hiểm sức khỏe.
  • Được hưởng bảo hiểm xã hội.

Các hoạt động ngoại khóa

  • Bóng đá
  • Team building
  • Thể thao
  • Party

Lịch sử thành lập

  • 2017: PVcomBank ký thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • 2016: PVcomBank nhận giải thưởng quốc tế “Ngân hàng bán lẻ Đổi mới hiệu quả nhất Việt Nam”
  • 2016: PVcomBank và VNPT - Vinaphone ký kết Thoả thuận hợp tác toàn diện
  • 2013: Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) được thành lập

Mission

  • Mang tới những sản phẩm dịch vụ tài chính tốt nhất cho khách hàng
  • Không ngừng gia tăng giá trị cho các cổ đông
  • Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp cho đội ngũ nhân sự
  • Chung tay đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng

Review PVcomBank

2.7
3 review

23/10/2024
Nhân viên quan hệ khách hàng tại Hồ Chí Minh

Sếp không một chút tôn trọng nhân viên. (RV)

06/11/2024
Intern Laravel Developer tại Hà Nội

Môi trường rất thoải mái ko phải agile như bên ngoài ép task việc ko căng (RV)

13/03/2023
Intern Laravel Developer tại Hà Nội

Được miễn phí 2 bữa sáng trưa ở tầng 9 rất ngon lương thưởng cao hơi hướng nhà nước 1 chút.(rv)

Công việc của Quản trị dữ liệu là gì?

1. Quản trị dữ liệu là gì?

Quản trị dữ liệu hay còn gọi là Database Administrator (DBA) là một chuyên gia chịu trách nhiệm quản lý và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Công việc của họ là đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu hoạt động một cách hiệu quả, an toàn và đáng tin cậy. Điều này bao gồm việc thiết lập cơ sở dữ liệu, tối ưu hóa hiệu suất, sao lưu dữ liệu định kỳ, và đảm bảo rằng dữ liệu được bảo vệ khỏi các rủi ro bảo mật. Bên cạnh đó, những vị trí như Chuyên viên quản trị rủi ro, System Admin cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.

2. Học quản trị dữ liệu ở đâu? Thời gian học trong bao lâu?

Ngành Quản trị dữ liệu đang trở thành một lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm trong thời đại số hóa. Đây là ngành học trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý, tổ chức, và tối ưu hóa dữ liệu – một tài sản quan trọng của mọi tổ chức. Với nhu cầu nhân lực ngày càng cao, nhiều trường đại học tại Việt Nam đã và đang đầu tư phát triển các chương trình đào tạo chuyên sâu về ngành này. Dưới đây là danh sách một số trường đại học hàng đầu tại Việt Nam đào tạo ngành Quản trị dữ liệu, cùng với điểm chuẩn và khối thi:

Trường đào tạo Ngành Điểm chuẩn Khối thi

Đại học Kinh tế quốc dân

Khoa học dữ liệu
26.97

A00; A01; D07; D01

Đại học Khoa học Tự nhiên

Khoa học máy tính và thông tin, Khoa học dữ liệu
 
 
34.7 - 35

A00; A01; D07; D08

Đại học Kinh tế TP HCM Khoa học dữ liệu 26.3 A00; A01; D07; D01
Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu 26.25 Tất cả
Đại học Công nghệ thông tin - ĐHQG TP.HCM Khoa học dữ liệu 27.5 Tất cả

Đại học Kinh tế Luật - ĐHQG TP.HCM

Toán Kinh tế (Chuyên ngành Phân tích dữ liệu) 26.4 A00; A01; D07; D01

Ngành Quản trị dữ liệu thường được đào tạo theo chương trình cử nhân kéo dài 4 năm tại các trường đại học. Trong thời gian này, sinh viên sẽ được học các kiến thức nền tảng và chuyên sâu về cách xây dựng hệ thống dữ liệu, phân tích và khai thác dữ liệu hiệu quả, cũng như thiết lập các chính sách, quy trình nhằm quản trị và đảm bảo chất lượng dữ liệu. Chương trình không chỉ tập trung vào lý thuyết mà còn kết hợp thực hành, giúp sinh viên làm quen với các công cụ, phần mềm và phương pháp quản trị dữ liệu hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong kỷ nguyên số hóa

3. Phân biệt quản trị dữ liệu và quản lý dữ liệu

Trong bối cảnh dữ liệu ngày càng trở thành tài sản quan trọng của các tổ chức, hai ngành Quản trị dữ liệu và Quản lý dữ liệu đang nhận được nhiều sự quan tâm. Mặc dù có sự liên kết chặt chẽ, mỗi ngành lại có những đặc thù riêng về mục tiêu, vai trò và cách thức thực hiện. Dưới đây là sự khác biệt giữa hai ngành này để giúp bạn hiểu rõ hơn về chúng.

Tiêu chí Quản trị dữ liệu Quản lí dữ liệu
Định nghĩa Là quá trình thiết lập chính sách, tiêu chuẩn, quy trình để đảm bảo dữ liệu được sử dụng và quản lý đúng cách trong tổ chức. Là quá trình triển khai, vận hành các công cụ, hệ thống, và quy trình để xử lý và duy trì dữ liệu trong tổ chức.
Mục tiêu Đảm bảo tính chính xác, toàn vẹn, và tuân thủ của dữ liệu với các quy định nội bộ và pháp luật. Đảm bảo dữ liệu có sẵn, được bảo vệ và hỗ trợ các hoạt động của tổ chức một cách hiệu quả.
Phạm vi Tập trung vào chiến lược, chính sách, và quy định liên quan đến dữ liệu. Tập trung vào các hoạt động thực tế như lưu trữ, xử lý, bảo mật và truy xuất dữ liệu.
Vai trò chính - Thiết lập tiêu chuẩn và chính sách.
- Đảm bảo tuân thủ pháp lý.
- Đưa ra hướng dẫn chiến lược.
- Thực thi lưu trữ, xử lý, và vận hành dữ liệu.
- Cung cấp dữ liệu sẵn sàng cho các bộ phận.
Người thực hiện Ban quản trị dữ liệu, quản lý cấp cao, chuyên gia pháp lý về dữ liệu. Nhân viên IT, nhà phân tích dữ liệu, quản trị cơ sở dữ liệu.
Tính chiến lược và vận hành Mang tính chiến lược, tập trung vào dài hạn. Mang tính vận hành, tập trung vào hoạt động hàng ngày.
Công cụ hỗ trợ Chính sách, quy trình, quy định, và framework (ví dụ: DAMA-DMBOK, ISO 8000). Phần mềm quản lý dữ liệu như hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS), ETL tools, và hệ thống lưu trữ.
Tương tác Quản trị dữ liệu cung cấp hướng dẫn và khung chính sách cho quản lý dữ liệu. Quản lý dữ liệu thực hiện các quy trình và chính sách do quản trị dữ liệu đặt ra.

Quản trị dữ liệu và Quản lý dữ liệu là hai ngành có vai trò bổ trợ nhau trong việc đảm bảo hiệu quả sử dụng dữ liệu. Quản trị dữ liệu tập trung vào việc xây dựng chiến lược, chính sách và tiêu chuẩn dài hạn, thường do các nhà quản lý cấp cao thực hiện. Trong khi đó, Quản lý dữ liệu thiên về thực thi và vận hành các hệ thống, công cụ xử lý và bảo mật dữ liệu hàng ngày, do các chuyên viên kỹ thuật đảm nhận. Cả hai ngành phối hợp để đảm bảo dữ liệu được sử dụng đúng cách và đạt hiệu quả cao nhất.

4. Tại sao cần quản trị dữ liệu

Quản trị dữ liệu là yếu tố quan trọng trong kỷ nguyên số, khi dữ liệu đóng vai trò cốt lõi trong hoạt động của các tổ chức. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao quản trị dữ liệu là cần thiết:

Đảm bảo tính chính xác và nhất quán

Quản trị dữ liệu giúp tổ chức xây dựng các quy trình và tiêu chuẩn để duy trì sự chính xác và nhất quán của dữ liệu. Dữ liệu chính xác là nền tảng để thực hiện các phân tích và dự báo đáng tin cậy. Nếu dữ liệu không đồng nhất, các kết quả thu được có thể gây nhầm lẫn và dẫn đến những quyết định sai lầm. Nhờ quản trị dữ liệu, tổ chức có thể tối ưu hóa cách thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu để đảm bảo tính minh bạch.

Tuân thủ pháp lý và bảo mật

Trong bối cảnh nhiều quốc gia đưa ra các quy định nghiêm ngặt về quyền riêng tư dữ liệu như GDPR, quản trị dữ liệu là yếu tố thiết yếu. Nó giúp tổ chức xây dựng các chính sách tuân thủ pháp luật, tránh các rủi ro pháp lý và tổn thất tài chính. Bên cạnh đó, quản trị dữ liệu đảm bảo an toàn thông tin, ngăn chặn các mối đe dọa an ninh mạng và xâm phạm dữ liệu. Điều này không chỉ bảo vệ uy tín của tổ chức mà còn tăng cường niềm tin của khách hàng.

Hỗ trợ ra quyết định

Dữ liệu chính xác và được tổ chức tốt là chìa khóa để đưa ra các quyết định chiến lược và kịp thời. Quản trị dữ liệu cung cấp cho các nhà quản lý một bức tranh toàn diện và cập nhật về hoạt động của tổ chức. Điều này cho phép họ dự báo các xu hướng, nhận diện cơ hội và giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả. Việc ra quyết định dựa trên dữ liệu cũng giúp tổ chức linh hoạt hơn trong việc thích ứng với thay đổi của thị trường.

Tăng hiệu quả vận hành

Quản trị dữ liệu giúp tối ưu hóa việc tổ chức, lưu trữ và truy cập dữ liệu, làm giảm thời gian tìm kiếm và xử lý thông tin. Khi dữ liệu được quản lý tốt, các phòng ban có thể dễ dàng chia sẻ và sử dụng thông tin mà không gặp trở ngại. Điều này cải thiện năng suất làm việc và giảm thiểu các chi phí không cần thiết liên quan đến dữ liệu bị phân tán hoặc trùng lặp. Kết quả là tổ chức vận hành hiệu quả hơn, tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu cốt lõi.

Thúc đẩy đổi mới và giá trị kinh doanh

Quản trị dữ liệu không chỉ đảm bảo tính ổn định mà còn tạo điều kiện cho sự sáng tạo và đổi mới. Dữ liệu được quản lý tốt giúp tổ chức dễ dàng phân tích, phát hiện xu hướng mới và phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài ra, nó mở ra cơ hội xây dựng các mô hình kinh doanh mới dựa trên dữ liệu. Nhờ đó, tổ chức không chỉ duy trì lợi thế cạnh tranh mà còn gia tăng giá trị kinh doanh một cách bền vững.

5. Thách thức lớn nhất trong quản trị dữ liệu là gì?

Thách thức lớn nhất trong quản trị dữ liệu là đảm bảo tính nhất quán và chất lượng dữ liệu trong toàn bộ tổ chức.

Dữ liệu ngày nay thường được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, với định dạng và tiêu chuẩn không đồng nhất. Điều này dẫn đến việc dữ liệu có thể bị trùng lặp, thiếu sót hoặc không chính xác, gây khó khăn trong việc phân tích và ra quyết định. Hơn nữa, các tổ chức phải đối mặt với khối lượng dữ liệu ngày càng lớn, đòi hỏi các hệ thống quản lý phải linh hoạt và mạnh mẽ hơn để xử lý dữ liệu một cách hiệu quả.

Ngoài ra, việc đảm bảo tính bảo mật và tuân thủ các quy định pháp lý cũng là một thách thức không nhỏ. Các tổ chức cần xây dựng các chính sách phù hợp để bảo vệ dữ liệu trước các mối đe dọa an ninh mạng và đáp ứng các yêu cầu pháp lý ngày càng khắt khe. Tất cả những yếu tố này đòi hỏi sự đầu tư đáng kể về công nghệ, nhân lực, và quy trình để quản trị dữ liệu thành công.

6. Có những mô hình điều hành quản trị dữ liệu nào trong tổ chức

Quản trị dữ liệu trong tổ chức là một yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa giá trị từ dữ liệu, đồng thời đảm bảo tính bảo mật và chính xác. Để thực hiện hiệu quả, các tổ chức thường áp dụng những mô hình quản trị dữ liệu phù hợp với quy mô, nhu cầu và cấu trúc nội bộ. Vậy, có những mô hình điều hành quản trị dữ liệu nào và mỗi mô hình mang lại lợi ích gì?

Mô hình Đặc điểm chính Ưu điểm Nhược điểm
Tập trung (Centralized) Dữ liệu được quản lý và kiểm soát bởi một nhóm hoặc bộ phận duy nhất trong tổ chức. - Dễ quản lý và kiểm soát.
- Giảm thiểu sự trùng lặp dữ liệu.
- Đảm bảo tính nhất quán.
- Thiếu linh hoạt.
- Có thể làm chậm tiến độ ra quyết định ở các bộ phận khác.
Phân tán (Decentralized) Quyền quản lý dữ liệu được phân bổ cho từng bộ phận hoặc phòng ban trong tổ chức. - Linh hoạt và nhanh chóng trong xử lý dữ liệu.
- Gần gũi với nhu cầu cụ thể của bộ phận.
- Tăng nguy cơ không nhất quán.
- Khó kiểm soát toàn diện và tối ưu dữ liệu.
Lai (Hybrid) Kết hợp cả mô hình tập trung và phân tán, dữ liệu được quản lý tập trung nhưng một số quyền được phân bổ cho các bộ phận. - Kết hợp được ưu điểm của cả hai mô hình.
- Phù hợp với tổ chức lớn và đa dạng.
- Cần cấu trúc và chính sách rõ ràng.
- Phức tạp trong quản lý và điều hành.
Quản trị dữ liệu theo vai trò (Role-Based) Quyền quản lý và truy cập dữ liệu được phân chia dựa trên vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân trong tổ chức. - Tăng cường bảo mật và trách nhiệm cá nhân.
- Phù hợp với các tổ chức có phân cấp rõ ràng.
- Yêu cầu hệ thống phân quyền chặt chẽ.
- Có thể hạn chế sự linh hoạt khi cần quyết định nhanh.
Tự quản (Self-Governance) Các nhóm hoặc cá nhân chịu trách nhiệm tự quản lý dữ liệu của mình theo các hướng dẫn và chính sách được đưa ra. - Khuyến khích trách nhiệm và sáng tạo cá nhân.
- Giảm tải cho đội ngũ quản lý trung tâm.
- Có thể dẫn đến thiếu kiểm soát và không nhất quán.
- Khó áp dụng với tổ chức lớn.

Tóm lại, mỗi mô hình điều hành quản trị dữ liệu đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với các loại hình tổ chức khác nhau. Việc lựa chọn mô hình phù hợp không chỉ giúp tổ chức quản lý dữ liệu hiệu quả mà còn tăng cường khả năng ra quyết định chiến lược. Chính vì vậy, việc đánh giá đúng nhu cầu và thiết lập một hệ thống quản trị dữ liệu toàn diện là chìa khóa để phát triển bền vững trong thời đại số hóa.

>> Xem thêm:

Việc làm Nhân viên xử lý dữ liệu hình ảnh lương cao

Việc làm Trưởng phòng phân tích dữ liệu lương cao

Việc làm Kỹ sư DBA chính lương cao

Quản trị dữ liệu có mức lương bao nhiêu?

174 - 287 triệu /năm
Tổng lương
161 - 265 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
13 - 22 triệu
/năm

Lương bổ sung

174 - 287 triệu

/năm
174 M
287 M
65 M 598 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Quản trị dữ liệu

Tìm hiểu cách trở thành Quản trị dữ liệu, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Quản trị dữ liệu

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
4%
2 - 4
60%
5 - 7
26%
8+
10%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản trị dữ liệu?

Mô tả công việc của vị trí Quản trị dữ liệu

Thiết lập và duy trì cơ sở dữ liệu

DBA thường tham gia vào việc thiết lập cơ sở dữ liệu từ đầu bằng cách lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) phù hợp với nhu cầu của tổ chức. Sau đó, họ phải duy trì cơ sở dữ liệu này bằng cách thêm, sửa đổi và xóa dữ liệu cũng như cấu hình cơ sở dữ liệu để đảm bảo hiệu suất tốt nhất.

Bảo mật dữ liệu 

DBA phải đảm bảo rằng dữ liệu của tổ chức được bảo vệ an toàn khỏi truy cập trái phép. Họ thực hiện việc cấu hình quyền truy cập, mã hóa dữ liệu, và thực hiện các biện pháp bảo mật khác để ngăn chặn các mối đe dọa tiềm ẩn.

Sao lưu và phục hồi dữ liệu

Bởi quản trị các thông tin có liên quan đến vấn đề quyền truy cập người dùng hệ thống cơ sở dữ liệu đó và đảm bảo được tính bảo mật một cách tiết đối đối với hệ thống cơ sở dữ liệu.Để có thể đảm bảo được tính an toàn cho hệ thống cơ sở dữ liệu vừa mới thực hiện như trên thì việc sao chép và lưu giữ lại thông tin của hệ thống cơ sở dữ liệu là điều vô cùng cần thiết để phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. 

Tối ưu hóa hiệu suất

DBA thường thực hiện tối ưu hóa cơ sở dữ liệu để đảm bảo rằng các truy vấn dữ liệu chạy nhanh và không gây tắc nghẽn. Đảm bảo trong quá trình thực hiện các công việc quản trị cơ sở dữ liệu trên các cơ sở dữ liệu được hoạt động một cách hiệu quả và đạt hiệu suất cao. Điều này bao gồm cấu hình hệ thống, chỉ mục dữ liệu, và tối ưu hóa truy vấn SQL.

Yêu cầu tuyển dụng của Quản trị dữ liệu

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Quản trị dữ liệu cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan: 

Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn 

  • Bằng cấp và chuyên ngành: Để trở thành một Quản trị dữ liệu, bạn cần tốt nghiệp chuyên ngành như khoa học máy tính, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông,.. tại các trường đào tạo, cao đẳng, đại học trở lên. Có nền tảng kiến thức và nắm chắc các công việc có liên quan đến hệ thống mạng trong việc quản trị cơ sở dữ liệu.

  • Chứng chỉ và bằng cấp: Các chứng chỉ chuyên nghiệp như Oracle Certified Professional (OCP), Microsoft Certified: Azure Intern Database Administrator.

  • Hiểu biết về hiệu suất: Có kiến thức về tối ưu hóa hiệu suất cơ sở dữ liệu, sửa lỗi và giám sát hoạt động để đảm bảo dự án hoạt động một cách hiệu quả.

  • Sao lưu và khôi phục dữ liệu: Có khả năng thực hiện sao lưu định kỳ và khôi phục dữ liệu trong trường hợp sự cố.

  • Hiểu biết về cơ sở dữ liệu phân tán: Nếu cần thiết, kiến thức về cơ sở dữ liệu phân tán và những thách thức liên quan đến nó.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng phân tích dữ liệu không chỉ là về việc hiểu và xử lý dữ liệu, mà còn liên quan đến khả năng biểu diễn và truyền đạt thông tin từ dữ liệu một cách hiệu quả và hấp dẫn, đặc biệt khi đối tượng là những người không có kiến thức sâu về dữ liệu. Việc viết báo cáo, thuyết trình và giải thích kết quả phân tích một cách rõ ràng, mạch lạc và hấp dẫn là một yếu tố quyết định cho sự thành công trong việc truyền đạt ý nghĩa từ dữ liệu.

  • Kỹ năng đánh giá và kiểm tra: Một trong những kỹ năng Quản trị dữ liệu cần có là kỹ năng đánh giá và kiểm tra. Một chuyên gia Quản trị dữ liệu đáng tin cậy không chỉ tập trung vào việc tạo ra kết quả phân tích, mà còn đặt sự chú trọng đến việc đánh giá và kiểm tra tính chính xác của chúng. Sự kỹ lưỡng và khả năng đối chiếu giữa dữ liệu gốc và kết quả phân tích là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình này.

  • Kỹ năng phản biện và thuyết phục tốt: Trong môi trường chuyên nghiệp, kỹ năng phân tích dữ liệu không chỉ liên quan đến việc xử lý dữ liệu mà còn đòi hỏi khả năng phản biện và thuyết phục người khác về những phân tích và kết quả mà bạn đưa ra. Việc đặt câu hỏi mạch lạc, phân tích sâu và trình bày lý do tại sao những thông tin đó có ý nghĩa và ảnh hưởng đối với tổ chức giúp thúc đẩy sự hiểu biết và quyết định.

Yêu cầu khác

  • Kinh nghiệm: Ưu tiên những người có kinh nghiệm từ năm 1 trở nên. Biết sử dụng toán học, các công cụ thống kê và các kỹ thuật hỗ trợ bởi máy tính cho mục đích dự báo, phân tích và hiển thị dữ liệu. Có kiến ​​thức cơ bản về xếp hàng, làm mịn, kinh tế lượng, phân tích cụm và các phương pháp phân tích thống kê khác.

Lộ trình thăng tiến của Quản trị dữ liệu 

Lộ trình thăng tiến của Quản trị dữ liệu có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.

1. Thực tập sinh Quản trị cơ sở dữ liệu

Mức lương: 3 - 5  triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm 

Intern Database Administrator (Thực tập sinh quản trị cơ sở dữ liệu) là một vị trí thực tập trong lĩnh vực quản trị cơ sở dữ liệu. Người làm công việc này thường là sinh viên hoặc người mới bắt đầu trong ngành công nghệ thông tin hoặc hệ thống thông tin và đang tìm hiểu về quản trị cơ sở dữ liệu.

>> Đánh giá: Trong lĩnh vực khoa học dữ liệu,Thực tập sinh Quản trị cơ sở dữ liệu là một trong những vị trí được đánh giá tương đối phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng. Theo đó, vai trò Thực tập sinh Quản trị cơ sở dữ liệu đó là hỗ trợ thực hiện các phân tích, đánh giá dữ liệu quan trọng cho các hoạt động của doanh nghiệp. Là công việc thu hút rất nhiều ứng viên trẻ mới ra trường bởi mức lương hấp dẫn và lộ trình phát triển rộng mở.

>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh DBA lương cao

2. Quản trị dữ liệu

Mức lương: 7 - 12 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm 

Quản trị dữ liệu chịu trách nhiệm quản lý và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Công việc của họ là đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu hoạt động một cách hiệu quả, an toàn và đáng tin cậy. Điều này bao gồm việc thiết lập cơ sở dữ liệu, tối ưu hóa hiệu suất, sao lưu dữ liệu định kỳ, và đảm bảo rằng dữ liệu được bảo vệ khỏi các rủi ro bảo mật.

>> Đánh giá: Để trở thành một quản trị cơ sở dữ liệu bạn phải đáp ứng được các yêu cầu rất khắt khe về mặt kiến thức như việc sử dụng và kiến thức sử dụng về phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu như Oracle và các phần mềm quản trị khác, kiến thức về phần mềm để có thể hoàn thành công việc thật tốt. 

>> Xem thêm: Việc làm Quản trị dữ liệu lương cao

3. Nhân viên xử lý dữ liệu hình ảnh

Mức lương: 10 - 20 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm 

Nhân viên xử lý dữ liệu hình ảnh là những chuyên viên có khả năng chuyển đổi hình ảnh sang dạng kỹ thuật số và thực hiện các thao tác cần thiết để nhận được một số kết quả nhất định. Công việc của những nhân viên này là rất quan trọng trong việc tạo ra những hình ảnh đẹp và chất lượng cao cho công việc thiết kế, marketing, quảng cáo hay hoạt hình

>> Đánh giá: Nhân viên xử lý dữ liệu hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý và chỉnh sửa những hình ảnh tuyệt vời. Với sự am hiểu sâu sắc về phần mềm Photoshop và kỹ năng xử lý dữ liệu, họ có khả năng tạo ra những hình ảnh đẹp và ấn tượng. Công việc này không chỉ mang lại niềm vui trên công việc mà còn là cơ hội để phát triển tài năng sáng tạo của bạn.

>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên xử lý dữ liệu hình ảnh đang tuyển dụng

4. Trưởng phòng phân tích dữ liệu

Mức lương: 20 - 40 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 5 - 8 năm 

Trưởng phòng phân tích dữ liệu là công việc tập trung vào việc thu thập, khai thác và xử lý bộ dữ liệu để đưa ra quan sát, nhận định, báo cáo về một vấn đề cụ thể. Mục đích của một báo cáo phân tích dữ liệu là để giúp lãnh đạo nắm được tình hình thực tế và để tham mưu đưa ra quyết định đúng đắn.

>> Đánh giá: Hiện nay, nhu cầu về nhân lực trong ngành phân tích dữ liệu đang ngày càng tăng, đặc biệt là nhân lực có kỹ năng phân tích tốt. Sự thiếu hụt về nhân lực trong ngành này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà là hầu hết các quốc gia trên thế giới. Dù Trưởng phòng phân tích dữ liệu là một trong những ngành khát nhân lực nhất hiện nay nhưng hiện tại vẫn còn trống rất nhiều vị trí đo kỹ năng chưa đủ đáp ứng. Đây chính là cơ hội cho bạn.

>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng phân tích dữ liệu đang tuyển dụng

5 bước giúp Quản trị dữ liệu thăng tiến nhanh trong trong công việc

Học thêm kiến thức và kỹ năng

Đảm bảo bạn luôn cập nhật kiến thức về các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) phổ biến như Oracle, MySQL, SQL Server, PostgreSQL, MongoDB và các công nghệ liên quan. Nắm vững ngôn ngữ truy vấn SQL và các công cụ quản lý cơ sở dữ liệu. Thi các chứng chỉ chuyên nghiệp như Oracle Certified Professional (OCP), Microsoft Certified: Azure Database Administrator hoặc AWS Certified Database - Specialty có thể giúp bạn thể hiện năng lực của mình và tạo dựng danh tiếng trong ngành.

Tư duy phân tích dữ liệu

Kỹ năng tư duy phân tích dữ liệu là khả năng suy luận logic và hiểu rõ sâu sắc về dữ liệu. Bạn cần biết cách đặt câu hỏi phù hợp, đặt giả thuyết và tìm kiếm thông tin ẩn sau dữ liệu để đưa ra những kết luận ý nghĩa. Định hình cho bạn cách tư duy trong việc xác định mô hình phân tích, đặt giả thuyết và điều tra dữ liệu để tìm ra những thông tin ẩn sau số liệu. Khả năng này giúp bạn hiểu rõ hơn về dữ liệu và đưa ra những quyết định có cơ sở.

Hiểu về ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay

Việc nắm vững ít nhất một ngôn ngữ lập trình không chỉ giúp bạn tạo ra các ứng dụng tùy chỉnh để xử lý dữ liệu mà còn giúp bạn hiểu cách dữ liệu được tổ chức và lưu trữ trong môi trường kỹ thuật. Python thường được ưa chuộng trong lĩnh vực này do cú pháp dễ đọc và cộng đồng hỗ trợ mạnh mẽ.

Thành thạo Excel và ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu

Sử dụng thành thạo Microsoft Excel là một trong những kỹ năng cần thiết để có thể quản trị dữ liệu một cách hiệu quả. Excel là chương trình bảng tính được hàng triệu người trên thế giới sử dụng để lưu trữ, chia sẻ thông tin, thực hiện các phép toán, thống kê cũng như tạo báo cáo, biểu đồ trực quan. Đối với các Quản trị dữ liệu thì đây là công cụ không thể thiếu trong quá trình làm việc.

Yêu thích làm việc với con số và máy tính

Quản trị dữ liệu là người làm việc trực tiếp với dữ liệu, thường xuyên phải tiếp xúc với con số khô khan nên đòi hỏi bạn cũng cần có một chút niềm đam mê để gắn bó với nghề.Đặc biệt phải luôn đặt tính bảo mật của dữ liệu lên làm đầu. Bởi toàn bộ dữ liệu thu thập được đều có tính quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp nên yêu cầu tính bảo mật rất cao.

Đọc thêm:

Việc làm Chuyên viên quản trị rủi ro với mức lương hấp dẫn

Việc làm System Administrator đang tuyển dụng

Tìm việc theo nghề nghiệp