Phúc lợi
- Laptop
- Chế độ bảo hiểm
- Phụ cấp
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Đào tạo
- Tăng lương
- Công tác phí
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
Key Responsibilities :
Monitor Shipping schedules and ensure timely delivery of shipments.
Implement and maintain best practices for shipping procedures
Track and resolve shipping discrepancies and customers inquiries promptly.
Maintain compliance with shipping regulations and company policy.
Collaborate with inventory to ensure accurate packages/shipments.
Extended Responsibilities:
Ensure all loads are sent with the appropriate paperwork
Direct and coordinate the activities of wrapping team to assist in preparing orders
Stage finished orders for shipping and load trucks
Lead shipping teams to accomplish safely on-time, complete, correct assignments
Adheres to company policies and procedures.
Reports any process issues to Management and works with other team members to solve and improve it
Follows and encourage all safety practices reporting any concerns to a Safety Team member or member of Management;
Ensures the quality of finished goods in the shipping process;
Maintains a positive and collaborative work environment (in the department and across other functions)
Preparing commercial invoices and custom declarations as required for international shipments
Guides, supports, and ensures effective training of team members
Shipping customer orders domestically and internationally using most efficient carriers and freight forwarders
Prioritize the daily shipping to effectively meet customer needs
Packaging of all outgoing shipments utilizing specified packaging
Works with the design and NPD teams to make sure all new items fit in our standard packaging efficiently.
Perform other duties as assigned by management
Yêu Cầu Công Việc
Bachelor’s Degree in logistics, supply chain management, business, or a related field.
3-5 years of experience in international shipping, with familiarity in air and sea freight, preferably from Vietnam to international destinations.
Proven experience in compliance with customs, import/export, and other shipping regulations of both origin and destination countries.
Strong problem-solving abilities to handle unexpected issues, delays, or changes in logistics.
Excellent communication skills for coordinating with internal teams, customers, and external vendors.
Knowledge of shipping documentation and customs procedures, including understanding export requirements, INCOTERMS, and duties/taxes.
English Fluently
Địa điểm làm việc
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Công ty TNHH LOVEPOP VIỆT NAM được thành lập ngày 02/04/2015, ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất các loại thiệp nghệ thuật 3D xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Lovepop đang thực hiện sứ mệnh tạo ra một tỷ khoảnh khắc kỳ diệu.
Chúng tôi tin rằng tình yêu là nền tảng cho một thế giới tươi sáng hơn và tình yêu sẽ phát triển khi được chia sẻ. Mỗi ngày, chúng tôi dồn hết tâm huyết vào việc phát triển những cách sáng tạo, ý nghĩa và thú vị để bạn chia sẻ tình yêu thương với những người xung quanh. Chúng tôi kết hợp nghệ thuật và kỹ thuật để mở rộng ranh giới của trí tưởng tượng, đồng thời tạo ra những tấm thiệp và quà tặng kỳ diệu mang mọi người lại gần nhau. Cho dù bạn đang kỷ niệm một ngày lễ, một cột mốc quan trọng hay một khoảnh khắc hàng ngày, chúng tôi mong muốn truyền cảm hứng để bạn chia sẻ tình yêu bằng những thiết kế tuyệt vời của chúng tôi.
Có sẵn trực tuyến và tại các địa điểm bán lẻ và đối tác trên khắp Hoa Kỳ, thiệp và quà tặng của chúng tôi tạo ra sự kết nối chung, đáng nhớ giữa người tặng và người nhận - một trải nghiệm ý nghĩa, sáng tạo và thú vị. Đó là một khoảnh khắc kỳ diệu.
Kể từ khi nhận được khoản đầu tư từ Kevin "Mr. Wonderful" O'Leary trên " shack tank " của ABC vào năm 2015, Lovepop đã tạo ra hàng nghìn thiết kế độc đáo để giúp bạn chia sẻ tình yêu với những người đặc biệt trong cuộc sống của mình.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Team Leader là gì?
Team leader là người lãnh đạo, quản lý trực tiếp một đội nhóm cụ thể. Đây được xem là vị trí quan trọng giúp cả team có thể hoạt động một cách hiệu quả. Leader team sẽ có nhiệm vụ đặt ra mục tiêu, kế hoạch, chỉ đạo triển khai, giám sát và đánh giá hiệu suất công việc. Bên cạnh đó, team leader còn cần gắn kết các thành viên thành một tập thể thống nhất, làm việc hiệu quả vì mục tiêu chung.
Mô tả công việc của Team leader
Xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng
Team leader giỏi không chỉ nhờ vào năng lực chuyên môn cao mà còn phải có khả năng quản lý, tìm kiếm nhân tài. Họ cần phải biết cách nhìn người thật chuẩn xác, quan sát và đánh giá năng lực thật cẩn thận để chọn được những ứng viên xuất sắc nhất cho team của mình. Mỗi leader sẽ có những tiêu chí riêng để đánh giá và lựa chọn ứng viên như: năng lực, chuyên môn, kỹ năng, tính cách, định hướng ngắn và dài hạn,...
Định hướng, dẫn dắt team đạt được mục tiêu
Team leader được xem là người định hướng, đề ra mục tiêu, phương hướng cũng như xây dựng kế hoạch cho mỗi dự án của team. Họ đồng thời sẽ là người dẫn dắt, đồng hành và hướng dẫn thành viên trong team hoàn thành tốt nhất công việc. Công việc team leader còn gồm cả chịu trách nhiệm về kết quả công việc của team trước các cấp quản lý cao hơn.
Phân công nhiệm vụ, thiết lập KPI và đánh giá
Team leader cũng chịu trách chính trong việc phân công, giao việc cho từng thành viên của team. Để dự án đạt được kết quả tốt nhất không thể chỉ cần sự nỗ lực của một, hai người mà tất cả các thành viên đều phải cùng phối hợp thực hiện vì mục tiêu chung. Chính vì vậy, team leader cần phân chia nhiệm vụ, công việc một cách phù hợp dựa trên khối lượng công việc, thời hạn hoàn thành cũng như năng lực của mỗi người.
Người quản lý team cũng sẽ thực hiện theo dõi, đánh giá kết quả công việc của từng nhân sự dựa trên KPI, sự nỗ lực, thái độ làm việc,... Từ đó đưa ra phương án cải thiện hiệu quả công việc.
Kiểm soát và điều chỉnh hoạt động
Team leader có thể không phải là người trực tiếp tham gia thực hiện từng đầu mục công việc nhưng họ sẽ phải nắm được bao quát toàn bộ tình trạng dự án. Phải có sự kiểm soát, theo dõi chặt chẽ toàn bộ hoạt động của team, các báo cáo số liệu thực tế kết quả hoạt động,... người leader mới có thể đưa ra phương án điều chỉnh kịp thời. Toàn bộ mọi hoạt động đều trong tầm kiểm soát, hướng đến mục tiêu và hạn chế rủi ro.
Gắn kết các thành viên, xây dựng tinh thần đội nhóm
Người leader không chỉ phải có cho mình một "cái đầu lạnh" mà còn cần một "trái tim nóng". Họ chính là người gắn kết tất cả các thành viên để tạo nên một đội nhóm, tập thể vững mạnh. Trong suốt quá trình làm việc không thể không phát sinh những tranh luận hay góp ý. Việc của leader team lúc này là giải quyết những tranh cãi, thống nhất ý kiến của tất cả thành viên để tạo nên sự hòa hợp. Tinh thần đội nhóm có mạnh thì mới có sự phối hợp, hỗ trợ tốt lẫn nhau trong công việc để hoàn thành mục tiêu.
Kết nối nhân viên với các cấp quản lý
Team leader sẽ là cầu nối giữa nhân viên trong công ty và các cấp quản lý cao hơn. Chính vì vậy, người quản lý team sẽ đại diện cho mỗi bên để truyền đạt lại yêu cầu, tâm tư, nguyện vọng... với bên còn lại. Từ đó đưa ra những phương án để xây dựng và cải thiện mối quan hệ giữa các cấp, mang đến hiệu quả cao trong công việc.
Team Leader có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 195 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Team Leader
Tìm hiểu cách trở thành Team Leader, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Team Leader?
Yêu cầu tuyển dụng Team Leader
Yêu cầu về trình độ
Trong quá trình làm việc, bất kể ở ngành nghề nào bạn cũng cần trang bị vững vàng kiến thức chuyên môn cho bản thân. Đặc biệt, vị trí Team leader càng đòi hỏi bạn có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế/Kinh doanh.
Bên cạnh đó, trong tương lai, với mong muốn làm việc và thăng tiến trở thành Trưởng phòng vận hành, bạn cần có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc ở các vị trí tương đương. Chính vì vậy, phần lớn team leader đều có bằng thạc sĩ kinh doanh hoặc các chứng chỉ liên quan đến quản lý như CFA, FIA, v.v.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trở thành một người lãnh đạo có nghĩa là bạn phải tìm cách vượt qua nhiều trở ngại mà mình chắc chắn phải đối mặt trong quá trình làm việc. Một nhà lãnh đạo giỏi có cách tiếp cận sáng tạo sẽ giải quyết vấn đề bằng cách tiếp cận những trở ngại này từ những quan điểm mới và độc đáo.
- Kỹ năng chịu trách nhiệm: Team leader sẽ là người chịu trách nhiệm về cả thành công và sai lầm của cả nhóm. Một người lãnh đạo giỏi là người thể hiện trách nhiệm, sẵn sàng thừa nhận sai lầm khi mắc lỗi và sau đó tìm ra giải pháp để cải thiện.
- Khả năng giám sát chất lượng: Nếu có đôi mắt nhạy bén và kỹ năng giám sát tốt, bạn có thể nhanh chóng phát hiện các bất thường trong quá trình làm việc của nhóm để kịp thời tìm biện pháp khắc phục và sửa chữa.
- Khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những ai mong muốn làm việc ở vị trí team leader, càng giỏi giao tiếp đến đâu, khả năng thành công càng cao đến đấy.. không chỉ được bộc lộ ở nội bộ mà còn phát huy khi họ thiết lập các mối quan hệ bên ngoài, từ đó giúp doanh nghiệp có được các đối tác chiến lược phát triển bền vững.
- Khả năng sử dụng công nghệ: Đây là một kỹ năng quan trọng đối với công việc của team leader trong doanh nghiệp bởi bạn sẽ phải làm việc với rất nhiều máy móc công nghệ như máy tính văn phòng, thiết bị kỹ thuật số và các công cụ đo lường và kiểm soát chất lượng chuyên dụng.
- Khả năng ngoại ngữ: Thành thạo ngoại ngữ như Anh, Trung, Nhật,... sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc giao tiếp và làm việc với đối tác. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đọc hiểu các tài liệu nước ngoài liên quan đến sản phẩm, như tiêu chuẩn chất lượng, thông số kỹ thuật,...
- Đam mê: Để theo đuổi việc làm điều hành lâu dài thì bạn cần phải có đam mê và sự kiên định bởi công việc này không hề dễ dàng mà đòi hỏi nhiều kỹ năng tổng hợp.
- Tinh thần ham học hỏi: Công nghệ có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì team leader sẽ không thể giỏi được. Để nâng cao chất lượng công việc thì team leader luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do đó, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để phát triển tương lai hơn nhé!
- Tinh thần mạnh mẽ: Trong công việc team leader sẽ không thể tránh khỏi những chuyện làm cho mình bị căng thẳng. Do làm việc quá nhiều không có thời gian nghỉ ngơi. Đặc thù của của team leader là bạn phải có một tinh thép, không được sợ hãi và chịu được áp lực công việc.
- Rèn luyện tính cẩn thận: Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm nghề quản lý nói chung, làm team leader nói riêng cần phải có.
- Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc: Với những tổng hợp công việc của điều hành ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
Lộ trình thăng tiến của Team leader
Chức vụ | Số năm kinh nghiệm | Mức lương |
Thực tập sinh | Dưới 1 năm | khoảng 3.000.000 - 5.000.000 đồng/ tháng |
Nhân viên | Từ 1 - 3 năm | khoảng 8.000.000 - 12.000.000 đồng/ tháng |
Từ 3 - 5 năm | khoảng 10.000.000 - 15.000.000 đồng/ tháng | |
Trưởng phòng | Từ 5 - 7 năm |
khoảng 15.000.000 - 20.000.000 đồng/ tháng |
Senior Manager (Quản lý cấp cao) | Từ 5 - 10 năm | khoảng 20.000.000 - 40.000.000 đồng/ tháng |
Phó giám đốc | Từ 7 - 10 năm | khoảng 40.000.000 - 80.000.000 đồng/ tháng |
Giám đốc | Từ 10 năm trở lên | khoảng 60.000.000 - 100.000.000 đồng/tháng t |
Mức lương bình quân của Team Leader có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Sales Leader/Trưởng nhóm kinh doanh : 12-18 triệu/tháng
- Seo Leader : 15-18 triệu/tháng
1. Thực tập sinh
Kinh nghiệm: 0 - 1 năm
Mức lương: 3 - 5 triệu/ tháng
Thực tập sinh thường chỉ các vị trí chung cho các sinh viên đang học hoặc mới tốt nghiệp, tham gia vào một chương trình đào tạo hoặc làm việc thực tế trong một công ty. Công việc của thực tập sinh thường là hỗ trợ các dự án, thu thập dữ liệu, nghiên cứu, hoặc tham gia vào các nhiệm vụ cụ thể dưới sự hướng dẫn của nhân viên cấp cao hơn. Mục đích chính của vị trí này là để bạn có thể làm quen, học hỏi và hiểu rõ công việc
2. Nhân viên
Kinh nghiệm: 1 - 3 năm
Mức lương: 8 - 12 triệu/ tháng
Nhân viên là chức vụ đảm nhiệm thực hiện các hoạt động kinh doanh, tổ chức sản xuất, dịch vụ và quản lý của công ty. Thông thường nhân viên sẽ nhận nhiệm vụ cụ thể từ cấp trên nhằm phục vụ "bức tranh lớn" và đạt được mục đích chiến lược. Nhân viên cũng sẽ có nhiệm vụ theo dõi và báo cáo lại các hoạt động được giao cho cấp trên trực tiếp của họ.
3. Team leader
Kinh nghiệm: 3 - 5 năm
Mức lương: 10 - 15 triệu/ tháng
Các bộ phận đều có một là Trưởng bộ phận (Team Leader) đứng đầu. Team Leader có vai trò quản lý, sắp xếp và phân chia công việc cho nhân sự cấp dưới. Bên cạnh đó, Trưởng bộ phận còn đóng vai trò giám sát, đảm bảo hoàn thành công việc do trưởng phòng hoặc giám đốc đặt ra. Trưởng nhóm cần có kỹ năng lãnh đạo, quản lý thời gian và sắp xếp công việc thật tốt.
4. Trưởng phòng
Kinh nghiệm: 5 - 7 năm
Mức lương: 15 - 20 triệu/ tháng
Quản lý và vận hành tốt các vấn đề liên quan đến hành chính và đào tạo phát triển nguồn như bộ phận tuyển dụng, HR Assistant,…Xây dựng các chính sách và chiến lược trong việc quản lý nhân sự, tối ưu các quy trình đào tạo và tuyển dụng để cắt giảm bớt chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cao; quản lý công bằng và chặt chẽ các chế độ lương, thưởng, chế độ đãi ngộ; tham vấn cho ban lãnh đạo và các phòng ban khác trong doanh nghiệp.
5. Senior Manager (Quản lý cấp cao)
Kinh nghiệm: 5 - 10 năm
Mức lương: 20 - 40 triệu/ tháng
Senior Manager là một vị trí quản lý cấp cao, có trách nhiệm lớn hơn so với trưởng phòng và thường báo cáo trực tiếp cho các cấp quản lý cấp cao hơn như Ban Giám đốc. Công việc của Senior Manager bao gồm lập kế hoạch và định hướng hoạt động của các bộ phận, tham gia xác định mục tiêu chiến lược cho công ty, quản lý ngân sách, tham gia quyết định tuyển dụng và đào tạo nhân sự, cải thiện chính sách công ty,...
6. Phó Giám đốc
Kinh nghiệm: 7 - 10 năm
Mức lương: 40 - 80 triệu/ tháng
Phó Giám đốc là một phần của ban điều hành của tổ chức và thường chịu trách nhiệm về một hoặc nhiều lĩnh vực chức năng. Công việc của Phó Giám đốc bao gồm hỗ trợ Giám đốc trong việc định hướng chiến lược, quản lý vấn đề chiến lược và quản lý toàn diện của tổ chức. Bên cạnh đó, vị trí Phó giám đốc cũng phải đứng ra chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị cũng như pháp luật.
7. Giám đốc
Kinh nghiệm: Từ 10 năm trở lên
Mức lương: 60 - 100 triệu/ tháng
Giám đốc là người đứng đầu tổ chức và chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi hoạt động của tổ chức. Công việc của Giám đốc bao gồm lãnh đạo chiến lược, quản lý tài nguyên, phát triển tổ chức, và đảm bảo rằng tổ chức đạt được mục tiêu kinh doanh và tài chính của mình. Chức năng nhiệm vụ của giám đốc thay đổi tùy thuộc vào quy mô, văn hóa và cấu trúc doanh nghiệp của công ty. Nhìn chung, Giám đốc sẽ đảm nhiệm xây dựng các mục tiêu và phương hướng chiến lược, xây dựng đội ngũ lãnh đạo cấp cao, giá trị và văn hóa doanh nghiệp, theo dõi tình hình hoạt động và báo cáo lại cho các cổ đông (nếu có).
5 bước giúp Team Leader thăng tiến nhanh trong công việc
Đặt mục tiêu chiến lược
Để thăng tiến nhanh trong công việc, Team Leader cần bắt đầu bằng việc đặt ra những mục tiêu chiến lược rõ ràng. Mục tiêu này không chỉ bao gồm việc đạt được kết quả cụ thể trong dự án mà còn liên quan đến phát triển cá nhân và nghề nghiệp. Sử dụng phương pháp SMART (Cụ thể, Đo lường, Có thể đạt được, Thực tế, Thời hạn) giúp xác định và theo dõi các mục tiêu này. Bằng cách này, Team Leader không chỉ tạo động lực cho bản thân mà còn cho cả nhóm, hướng tới việc hoàn thành các nhiệm vụ chung.
Phát triển kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp của Team Leader. Để thăng tiến, việc liên tục rèn luyện các kỹ năng như giao tiếp, quản lý xung đột, và ra quyết định là rất cần thiết. Tham gia các khóa học lãnh đạo, đọc sách chuyên ngành và tìm kiếm mentor trong lĩnh vực để học hỏi kinh nghiệm là những cách hiệu quả. Bên cạnh đó, việc thực hành lãnh đạo trong các tình huống thực tế cũng giúp Team Leader trở nên linh hoạt và thích nghi với những thách thức mới.
Xây dựng mối quan hệ mạng lưới
Mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và các bộ phận khác trong tổ chức là chìa khóa giúp Team Leader thăng tiến. Tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, hội thảo hoặc các cuộc họp nhóm không chính thức sẽ tạo cơ hội để xây dựng mối quan hệ và mở rộng mạng lưới. Khi có mối quan hệ tốt, Team Leader dễ dàng nhận được sự hỗ trợ và tư vấn khi cần thiết, đồng thời cũng có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác để thúc đẩy sự nghiệp.
Tối ưu hóa quy trình làm việc
Team Leader cần thường xuyên xem xét và cải thiện quy trình làm việc trong nhóm để nâng cao hiệu suất. Sử dụng các công cụ và phần mềm quản lý dự án giúp theo dõi tiến độ công việc và phân bổ tài nguyên một cách hợp lý. Tổ chức các buổi họp phản hồi để thu thập ý kiến từ các thành viên về những gì đang hoạt động hiệu quả và những gì cần cải thiện. Việc tối ưu hóa quy trình không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn tạo ra môi trường làm việc năng động và sáng tạo.
Tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân
Cuối cùng, Team Leader nên luôn trong tâm thế tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân. Điều này có thể bao gồm việc tham gia các khóa học nâng cao, nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực mình đang làm hoặc thử sức với những dự án mới trong tổ chức. Tham gia các chương trình đào tạo của công ty, tìm kiếm feedback từ cấp trên và đồng nghiệp để cải thiện kỹ năng cũng là cách giúp Team Leader khẳng định giá trị bản thân. Một tinh thần cầu tiến và khát khao học hỏi sẽ mở ra nhiều cánh cửa mới cho sự nghiệp.
Xem thêm:
Việc làm Thực tập sinh cho sinh viên mới ra trường
Việc làm Nhân viên đang tuyển dụng
Việc làm Trưởng nhóm kinh doanh mới nhất
Việc làm Trưởng phòng hành chính nhân sự hiện tại
Việc làm Quản lý cấp cao toàn quốc