Căn cứ Quyết định số 404/QĐ-UBND ngày 24/10/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023-2025;
Căn cứ Quyết định số 479/QĐ-UBND ngày 12/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt vị trí chức danh lãnh đạo, quản lý thực hiện thi tuyển trong năm 2024;
Căn cứ Kế hoạch số 33/KH-SVHTTDL ngày 27/02/2024 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý năm 2024;
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo việc tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý năm 2024, như sau:
I. Các chức danh thi tuyển
Có 01 chức danh, vị trí Trưởng phòng Quản lý văn hóa và gia đình thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang.
II. Đối tượng, trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện, xác định người trúng tuyển và bổ nhiệm người trúng tuyển
1. Đối tượng tham gia dự thi
1.1. Nhân sự tại chỗ (đang công tác tại các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
a) Công chức, viên chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và trong quy hoạch của chức danh thi tuyển, đang công tác tại cơ quan, đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tuyên Quang.
b) Cán bộ, công chức, viên chức được quyền không tham gia dự tuyển khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Không đủ sức khỏe dự tuyển (đang mắc bệnh hiểm nghèo; đang mất khả năng nhận thức; bị ốm đau đang điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên xác nhận).
– Đang trong thời gian được cử đi học tập, đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
– Cán bộ, công chức, viên chức nữ đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản.
Cán bộ, công chức, viên chức không thuộc đối tượng được quyền không đăng ký tham gia dự tuyển nêu trên, nếu không đăng ký dự tuyển thì hằng năm khi rà soát danh sách quy hoạch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ đưa ra khỏi danh sách quy hoạch năm kế tiếp của chức danh không đăng ký thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc tương đương.
1.2. Nhân sự từ nơi khác
Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Tuyên Quang có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và trong quy hoạch của các chức danh tương đương với chức danh tuyển chọn, được quyền đăng ký thi tuyển.
2. Điều kiện, tiêu chuẩn
2.1. Điều kiện, tiêu chuẩn chung: Theo Phụ lục số I kèm theo.
2.2. Tiêu chuẩn riêng: Theo Phụ lục số II kèm theo.
3. Trình tự, thủ tục, hình thức thi tuyển; xác định người trúng tuyển và bổ nhiệm người trúng tuyển
Thực hiện theo quy định tại mục III phần thứ tư Đề án thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023- 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 404/QĐ-UBND ngày 24/10/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi tắt là Đề án).
III. Hồ sơ dự tuyển, thời gian, địa điểm, phương thức nhận hồ sơ dự tuyển
1. Hồ sơ dự tuyển
– Người tham gia dự tuyển nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký dự tuyển vào chức danh thi tuyển.
– Thành phần hồ sơ dự tuyển gồm:
(1) Đơn đăng ký dự tuyển (có mẫu đơn đăng ký dự tuyển kèm theo).
(2) Sơ yếu lý lịch 2C theo quy định hiện hành do cá nhân tự khai và cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ xác nhận; có dán ảnh khổ 4×6 và đóng dấu
(3) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu ban hành kèm theo quy định hiện hành (có ký xác nhận của người kê khai và người nhận bản kê khai).
(4) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị,… (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).
(5) Quyết định tuyển dụng hoặc văn bản thể hiện, chứng minh đã tuyển dụng.
(6) Văn bản phê duyệt quy hoạch của cấp có thẩm quyền.
2. Thời gian, địa điểm, phương thức nhận hồ sơ
2.1. Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 01/3/2024 đến hết ngày 20/3/2024 (trong giờ hành chính).
2.2. Địa điểm nhận hồ sơ: Phòng Tổ chức – Pháp chế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số 157 đường 17/8, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (người tiếp nhận hồ sơ: Bà Dư Thị Hằng, Trưởng phòng Tổ chức – Pháp chế, số điện thoại liên hệ: 098 2842076).
2.3. Phương thức nộp hồ sơ dự tuyển: Nộp trực tiếp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang (thời gian và địa điểm tổ chức thi tuyển Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ có thông báo cụ thể sau).
Thông báo này được đăng tải trên Báo in Tuyên Quang, Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang, Trang thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và niêm yết tại trụ sở làm việc của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang.
*****Đính kèm:
Nguồn tin: sovhttdl.tuyenquang.gov.vn
Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay - 1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của Tuyên Quang. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.
Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn
Công việc của Trưởng Phòng Quản Lý là gì?
Trưởng phòng quản lý (Head of management department) là người đứng đầu một phòng ban, một bộ phận nào đó trong công ty. Đây là vị trí chủ chốt trong mỗi doanh nghiệp, họ chính là người thực hiện việc điều hành, tổ chức, kiểm tra… bộ phận mà mình quản lý. Người trưởng phòng cũng có trách nhiệm báo cáo, giải trình các vấn đề có liên quan đến phòng ban của mình trước các cấp lãnh đạo. Nói cách khác, trưởng phòng sẽ hỗ trợ ban giám đốc về việc quản lý và giám sát để đảm bảo sự vận hành bộ máy hoạt động của công ty một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó những công việc như Trưởng phòng hành chính, Trưởng phòng nhân sự, Trưởng phòng hành chính nhân sự,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Trưởng phòng quản lý
Trưởng phòng quản lý đứng bộ phận đó, họ chịu trách nhiệm chung cho công tác quản lý chất lượng, đảm bảo sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức cung cấp phù hợp với mục đích và đáp ứng được các yêu cầu bên trong và bên ngoài. Cụ thể các công việc của một trưởng phòng quản lý bao gồm:
Đảm bảo tuân thủ sản phẩm
Trưởng phòng quản lý có chức năng đảm bảo sản phẩm, dịch vụ được thực hiện tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng đề ra, đáp ứng mong đợi của khách hàng. Công việc của họ là kiểm tra các sản phẩm để đảm bảo rằng chúng đạt yêu cầu, thông số kỹ thuật, sử dụng danh sách kiểm tra để xác nhận các sản phẩm được đóng gói an toàn, có hạn sử dụng và hướng dẫn.
Đào tạo
Một trong những chức năng quan trọng của người quản lý chất lượng là thực hiện các chương trình đào tạo, đảm bảo nhân viên được cập nhật với các hệ thống và yêu cầu chất lượng. Bên cạnh đó, giám sát công việc của nhân viên đảm bảo họ thực hiện đúng yêu cầu và trách nhiệm được giao. Ví dụ như trong doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, Trưởng phòng quản lý chất lượng cần đảm bảo nhân hiểu được tầm quan trọng của việc pha trộn các tỷ lệ một cách chính xác, ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sản phẩm, vệ sinh an toàn như đeo găng tay, lưới tóc,...
Phát triển và cải tiến sản phẩm
Khả năng giải quyết vấn đề, tập trung vào khách hàng sẽ dẫn đến sự cải tiến của hàng hóa, dịch vụ, đây cũng là điểm đáng lưu ý của Trưởng phòng quản lý chất lượng. Họ giám sát các dự án nghiên cứu để cải tiến quy trình, chất lượng, kỹ thuật bảo quản và giải pháp đóng gói.
Liên tục cập nhật thông tin, khả năng cải thiện và phát triển sản phẩm hiệu quả, đáp ứng mong đợi của khách hàng cũng như nâng cao hiệu suất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Triển khai và giám sát hệ thống quản lý chất lượng
Người quản lý cần đảm bảo chất lượng thực hiện, giám sát chặt chẽ sự hoạt động của các quy trình, tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật nhằm đáp ứng mục tiêu chất lượng của công ty đề ra. Trưởng phòng quản lý chất lượng phải nghiên cứu và thực hiện các quy định mới của địa phương, nhà nước, ban ngành liên quan. Ghi nhận các tiêu chuẩn chất lượng của công ty dựa trên tiêu chuẩn được công nhận như ISO 9000.
Phân tích dữ liệu
Trưởng phòng quản lý xem xét dữ liệu từ hệ thống dây chuyền sản xuất, xác định các vấn đề về chất lượng, phân tích dữ liệu và đề xuất các thay đổi trong quy trình sản xuất hoặc kiểm soát chất lượng nhằm loại bỏ các vấn đề. Bên cạnh đó, họ cũng phân tích hồ sơ lợi nhuận của sản phẩm để xác định xu hướng trong thời gian tới.
Trưởng Phòng Quản Lý có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
195 - 390 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Trưởng Phòng Quản Lý
Tìm hiểu cách trở thành Trưởng Phòng Quản Lý, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trưởng Phòng Quản Lý?
Yêu cầu tuyển dụng Trưởng phòng Quản lý
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Vị trí trưởng phòng quản lý không yêu cầu ngành học cụ thể. Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu bạn có bằng tốt nghiệp cử nhân về các chuyên ngành như Quản trị kinh doanh, Quản lý nhân sự, Quản trị nguồn nhân lực,... hoặc các ngành liên quan khác.
- Kiến thức chuyên môn: Để làm tốt ở vị trí này, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức Quản lý chất lượng, Kỹ thuật hoặc Kinh doanh, bao gồm kiến thức về Quản lý chất lượng, kỹ thuật hoặc Kinh doanh, kiến thức về khách hàng, thị trường và cạnh tranh, kiến thức về sản phẩm dịch vụ, sản phẩm bán chéo, văn bản nghiệp vụ liên quan...
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng bắt buộc cần phải có đối với bất kỳ trưởng phòng quản lý nào, vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Trong quá trình trao đổi, hỗ trợ khách hàng, trưởng phòng quản lý cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp, giao tiếp lưu loát, trôi chảy và biết cách xử lý các tình huống một cách khéo léo để tạo cho khách hàng sự thoải mái, hài lòng và có những trải nghiệm tốt về dịch vụ.
- Kỹ năng ra quyết định: Trưởng phòng Quản lý phải thường xuyên đưa ra các quyết định, từ những quyết định nhỏ như phân công công việc cho nhân viên đến những quyết định lớn như đầu tư, phát triển sản phẩm mới,... Mỗi quyết định của Trưởng phòng Quản lý đều có thể ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Có thể nói, đây là kỹ năng rất quan trọng đối với bất kỳ một nhà quản lý nào, nhằm tránh những tổn thất không đáng có.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Không chỉ cho phép nhà quản lý tìm ra giải pháp cho các vấn đề hiện tại, mà còn giúp họ dự đoán và ngăn chặn các vấn đề tiềm ẩn trong tương lai. Bằng cách nắm bắt và giải quyết các vấn đề kịp thời, nhà quản lý có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và ổn định, đồng thời tăng cường sự tin tưởng và sự hài lòng của nhân viên.
- Tư duy chiến lược: Tư duy chiến lược giúp Trưởng phòng Quản lý có cái nhìn rõ ràng về mục tiêu và hướng đi của tổ chức hoặc phòng ban mà họ quản lý. Nó liên quan đến việc xác định và định hình chiến lược dài hạn, lập kế hoạch, đưa ra quyết định và quản lý tài nguyên để đạt được mục tiêu đó.
- Kỹ năng lãnh đạo và truyền động lực: Trưởng phòng Quản lý cần lãnh đạo và truyền động lực cho nhân viên để họ làm việc hết mình và đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. Cần tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên. Theo đó, cần tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và thúc đẩy nhân viên phát huy hết khả năng của mình.
Các yêu cầu khác
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý từ 7 năm trở lên
- Có khả năng sử dụng các công cụ, phần mềm phục vụ cho lĩnh vực quản lý
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác
Lộ trình nghề nghiệp của Trưởng phòng Quản lý
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
1 - 3 năm | Nhân viên giám sát | 7.000.000 - 9.000.000 đồng/tháng |
3 - 7 năm | Quản lý | 15.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Trên 7 năm | Trưởng phòng quản lý | 30.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Trưởng phòng Quản lý và các ngành liên quan:
- Trưởng phòng vận hành: 35.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng
- Trưởng phòng kinh doanh: 25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng
1. Nhân viên giám sát
Mức lương: 7 - 9 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên giám sát là người có trách nhiệm giám sát và quản lý hoạt động của nhân viên trong một tổ chức. Công việc của Nhân viên giám sát bao gồm theo dõi hiệu suất làm việc, đảm bảo tuân thủ quy trình và chính sách của công ty, cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ cho nhân viên, giải quyết các vấn đề và xử lý các tình huống khó khăn.
>> Đánh giá: Hiện nay, việc giám sát chất lượng đã được áp dụng trong hầu hết mọi ngành nghề, lĩnh vực từ công nghiệp đến thương mại, dịch vụ. Vậy nên, cơ hội việc làm cho những người theo đuổi vị trí giám sát chất lượng là vô cùng lớn. Mức thu nhập của nhân viên giám sát hiện tại tương đối hấp dẫn. Mức lương sẽ tùy thuộc vào năng lực làm việc của nhân viên, quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.
2. Quản lý
Mức lương: 15 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 7 năm
Quản lý là người giám sát giám sát các thành viên trong nhóm trong một bộ phận nhất định để đảm bảo bộ phận đó hoạt động hiệu quả. Nhiệm vụ chính của họ bao gồm tuyển dụng và đào tạo nhân viên, tạo và thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
>> Đánh giá: Người Quản lý đóng vai trò quan trọng đối với công tác lãnh đạo trong việc hướng dẫn và động viên nhân viên. Họ phải tạo ra một môi trường làm việc tích cực, định hướng cho nhân viên và thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Chức năng lãnh đạo cũng bao gồm việc đặt ra mục tiêu, định hình giá trị và văn hóa tổ chức, định rõ hướng đi chiến lược của công ty.
>> Xem thêm: Việc làm Quản lý đang tuyển dụng
3. Trưởng phòng Quản lý
Mức lương: 30 - 50 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm
Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí trưởng phòng quản lý. Vai trò của trưởng phòng quản lý là quản lý các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của doanh nghiệp, cùng với việc quản lý nhóm nhân viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.
>> Đánh giá: Trưởng phòng quản lý là vị trí vô cùng quan trọng nên thường giao cho những người thực sự có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao. Với vai trò nặng nề và nguồn nhân lực hạn chế nên mức lương cho vị trí này khá cao. Cơ hội việc làm Trưởng phòng Quản lý có mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến rộng mở.
5 bước giúp Trưởng phòng Quản lý thăng tiến nhanh trong trong công việc
Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Điểm mạnh và điểm yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực làm việc, định hướng phát triển công việc dài hạn của mỗi cá nhân. Bạn muốn cải thiện kỹ năng chuyên môn sẽ cần một quá trình tích lũy dài hạn, có lộ trình cụ thể. Do đó, ngay từ khi bắt đầu định hướng phát triển công việc của mình, bạn cần xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình.
Học tập không ngừng
Về khái niệm, kỹ năng chuyên môn là tổng hòa những kỹ năng mang tính học thuật, chuyên ngành của từng lĩnh vực, ngành nghề. Kiến thức mỗi lĩnh vực, ngành nghề liên tục có sự cập nhật, phát triển mới. Do đó, chỉ thông qua học tập không ngừng mới giúp bạn có thể dần nắm bắt được kỹ năng chuyên môn thuộc ngành nghề mình đang hoạt động.
Đón nhận phản hồi
Bạn không nên đồng nhất các phản hồi với sự khen, chê. Phản hồi tập trung vào công việc còn khen, chê là những đánh giá có phần cảm tính cá nhân và hướng đến cá nhân. Chỉ khi bạn tiếp nhận phản hồi với sự chủ động, tập trung vào công việc thì bạn mới có thể cải tiến công việc của mình tốt hơn mỗi ngày.
Bước ra khỏi vùng an toàn
Vùng an toàn là khoảng “không gian” làm việc mà bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Bạn có thể làm việc trong vùng an toàn 5 năm, 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn nữa. Nhưng, vấn đề nằm ở chỗ, vòng lặp công việc trong vùng an toàn sẽ khiến bạn dần trở nên chây ỳ, thiếu sự “tươi mới” và động lực công việc.
Khả năng thích ứng nhanh chóng
Khả năng thích ứng nhanh chóng với các tình huống thay đổi và biến động rất quan trọng đối với một nhà quản lý. Bởi môi trường kinh doanh và các yếu tố bên ngoài có thể thay đổi đột ngột, tính linh hoạt giúp họ thích nghi nhanh chóng nhằm đảm bảo công việc vẫn được hoàn thành một cách hiệu quả. Họ cũng có khả năng thay đổi kế hoạch và chiến lược khi cần thiết để đạt được mục tiêu.
>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng nhân sự mới nhất
>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng hành chính đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Tuyển dụng Trưởng phòng Tài chính hiện nay