1,316 việc làm
Thỏa thuận
Hải Dương
Đăng 30+ ngày trước
15 - 25 triệu
Cần Thơ
Đăng 30+ ngày trước
8 - 30 triệu
Cần Thơ
Đăng 30+ ngày trước
9 - 14 triệu
Lâm Đồng
Đăng 30+ ngày trước
15 - 25 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
8 - 30 triệu
Quảng Ninh
Đăng 30+ ngày trước
8 - 30 triệu
Tuyên Quang
Đăng 30+ ngày trước
8 - 30 triệu
Bạc Liêu
Đăng 30+ ngày trước
8 - 30 triệu
Hưng Yên
Đăng 30+ ngày trước
8 - 30 triệu
Bắc Ninh
Đăng 30+ ngày trước
8 - 30 triệu
Đắk Lắk
Đăng 30+ ngày trước
8 - 30 triệu
Khánh Hòa
Đăng 30+ ngày trước
8 - 30 triệu
Bắc Giang
Đăng 30+ ngày trước
8 - 30 triệu
Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng 30+ ngày trước
8 - 30 triệu
Thái Nguyên
Đăng 30+ ngày trước
8 - 30 triệu
Đồng Tháp
Đăng 30+ ngày trước
7 - 20 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Tuyển dụng Công chức Hải Dương năm 2024
Trung tâm Y tế TP Hải Dương tuyển viên chức năm 2024
Công chức Hải Dương
18 việc làm 5 lượt xem
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 11/07/2024
Hạn nộp hồ sơ: 11/07/2025
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 23
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
Số 71, đường Nguyễn Chí Thanh, phường Tân Bình, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Trung tâm Y tế TP Hải Dương thông báo tuyển dụng viên chức.

Căn cứ Thông báo số 800/TB-SNV ngày 3/7/2024 của Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương về việc xét tuyển viên chức của Trung tâm Y tế TP Hải Dương năm 2024, Trung tâm Y tế TP Hải Dương thông báo về việc xét tuyển viên chức năm 2024, cụ thể như sau:

I. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển

1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:

a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;

c) Có đơn đăng ký dự tuyển;

d) Có lý lịch rõ ràng;

đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;

e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;

g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:

a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

3. Đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức:

a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;

b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;

c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2. Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2.

– Trường hợp người dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên như trên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.

 

II. Số lượng viên chức cần tuyển: 23 người, trong đó:

1. Số lượng người cần tuyển do Ngân sách Nhà nước bảo đảm: 9 người

a) Tại Trung tâm Y tế: 2 người.

– Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành y tế và liên quan: 2 người:

+ Vị trí việc làm Dân số viên: 1 người (Cử nhân kế toán, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ dân số – KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số).

+ Vị trí việc làm Kỹ sư hạng III: 1 người (Kỹ sư công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức trang thiết bị y tế).

b) Tại Trạm Y tế phường, xã: 7 người

– Vị trí việc làm Y sĩ: 3 người (Trạm Y tế phường Quang Trung 1 – 1 Y sĩ đa khoa, Trạm Y tế phường Nguyễn Trãi – 1 Y sĩ, Trạm y tế phường Việt Hòa – 1 Y sĩ).

– Vị trí việc làm Điều dưỡng: 3 người (Trạm Y tế phường Nam Đồng – 1 Cao đẳng điều dưỡng, Trạm Y tế phường Tứ Minh – 1 Cao đẳng điều dưỡng, Trạm Y tế xã Liên Hồng – 1 Cao đẳng điều dưỡng).

– Vị trí việc làm Dược sĩ: 1 (Trạm Y tế phường Tứ Minh – 1 Cao đẳng dược).

2. Số lượng người cần tuyển hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp: 14 người (Tại Trung tâm)

– Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành y tế và liên quan 12 người:

+ Vị trí việc làm Bác sĩ: 8 người (Bác sĩ y khoa: 7; Bác sĩ YTCT: 1)

+ Vị trí việc làm Điều dưỡng: 3 người (Cao đẳng điều dưỡng)

+ Vị trí việc làm Kỹ thuật y: 1 người (Cao đẳng xét nghiệm)

– Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung: 2 người

+ Vị trí việc làm Hành chính văn phòng: 1 người (Cử nhân kế toán, chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên)

+ Vị trí việc làm Kế toán: 1 người (Cử nhân kế toán)

3. Vị trí việc làm được đăng ký 2 nguyện vọng: Bác sĩ, Y sĩ, Điều dưỡng.

III. Nội dung Phiếu đăng kí dự tuyển, thời hạn và địa điểm nộp Phiếu đăng ký dự tuyển, số điện thoại liên hệ.

1. Phiếu đăng kí dự tuyển:

– 1 Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu quy định tại Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 7/12/2023 của Chính phủ).

– 1 ảnh cỡ 4×6 để dán vào phiếu đăng ký dự tuyển.

2. Thời hạn và địa điểm nhận Phiếu đăng kí dự tuyển: Người dự tuyển có thể nộp phiếu đăng ký dự tuyển theo các hình thức sau:

* Nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu chính đến địa chỉ:

– Thời gian nhận phiếu đăng kí dự tuyển: 30 ngày, kể từ ngày 11/7/2024 đến hết ngày 11/8/2024 (nhận vào các ngày làm việc trong tuần và trong giờ hành chính, buổi sáng từ 7 giờ đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ).

– Địa điểm: Phòng Tổ chức-Hành chính, Trung tâm Y tế thành phố Hải Dương

– Địa chỉ: Số 71, đường Nguyễn Chí Thanh, phường Tân Bình, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương

– Số điện thoại liên hệ: 02203.892111

Lưu ý: Nếu nộp theo đường bưu chính, thời gian nhận phiếu đăng ký dự tuyển tính theo ngày nhận.

IV. Nội dung và hình thức tuyển dụng, thời gian và địa điểm tuyển dụng, lệ phí tuyển dụng:

1. Hình thức tuyển dụng: Xét tuyển.

2. Nội dung xét tuyển:

Xét tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng như sau:

2.1. Vòng 1

Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 29/9/2020 của Chính phủ.

Sau khi kết thúc việc kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển tại vòng 1, Trung tâm Y tế TP Hải Dương sẽ thông báo triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự xét tuyển ở vòng 2.

2.2. Vòng 2

a) Vấn đáp để kiểm tra về kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

b) Thời gian vấn đáp 30 phút (trước khi thi vấn đáp, thí sinh dự xét tuyển có không quá 15 phút chuẩn bị, không tính vào thời gian thi).

c) Điểm vấn đáp được tính theo thang điểm 100.

d) Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả vấn đáp.

 

3. Thời gian và địa điểm:

– Địa điểm xét tuyển: Trung tâm Y tế TP Hải Dương

– Thời gian hướng dẫn ôn tập và phỏng vấn: Trung tâm Y tế TP Hải Dương sẽ thông báo sau.

4. Lệ phí xét tuyển: 500.000 đồng (Năm trăm nghìn đồng chẵn)/người dự tuyển.

Để biết thêm chi tiết xin liên hệ với Phòng Tổ chức – Hành chính, Trung tâm Y tế TP Hải Dương. Số điện thoại: 02203.892111.

Nguồn tin: baohaiduong.vn

Khu vực
Báo cáo

Tuyển dụng Công chức Hải Dương năm 2024
Công chức Hải Dương Xem trang công ty
Quy mô:
__
Địa điểm:
Hải Dương

Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay -  1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của Hải Dương. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.

Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn

Công việc của Điều dưỡng viên là gì?

1. Điều dưỡng viên là gì? 

Điều dưỡng viên trong tiếng Anh gọi là Nursing Staff, công việc của vị trí này là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh. Có thể nói điều dưỡng là vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống y tế hiện nay, bởi họ là những người tham gia vào việc chẩn đoán, dự phòng và điều trị cho bệnh nhân.

2. 12 nhiệm vụ của điều dưỡng theo Thông tư 31

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc điều dưỡng, tổ chức hoạt động điều dưỡng và nhiệm vụ của các chức danh chuyên môn trong chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có đơn vị được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và có đủ điều kiện cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là bệnh viện).

2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác căn cứ quy định tại Thông tư này để triển khai các hoạt động điều dưỡng phù hợp với thực tế của cơ sở.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Chăm sóc điều dưỡng là việc nhận định, can thiệp chăm sóc, theo dõi nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh về: hô hấp, tuần hoàn, dinh dưỡng, bài tiết, vận động và tư thế, ngủ và nghỉ ngơi, mặc và thay đồ vải, thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, môi trường an toàn, giao tiếp, tín ngưỡng, hoạt động, giải trí và kiến thức bảo vệ sức khỏe.

2. Nhận định lâm sàng hoặc chẩn đoán điều dưỡng là việc nhận định về đáp ứng của cơ thể người bệnh với tình trạng sức khỏe. Việc chẩn đoán điều dưỡng là cơ sở để lựa chọn các can thiệp chăm sóc điều dưỡng nhằm đạt kết quả mong muốn trong phạm vi chuyên môn của điều dưỡng.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện chăm sóc điều dưỡng

1. Việc nhận định lâm sàng, phân cấp chăm sóc và thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh phải đúng chuyên môn, toàn diện, liên tục, an toàn, chất lượng, công bằng giữa các người bệnh và phù hợp với nhu cầu của mỗi người bệnh.

2. Việc thực hiện hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện phải bảo đảm có sự tham gia, phối hợp của các đơn vị và các chức danh chuyên môn khác trong bệnh viện.

Điều 4. Phân cấp chăm sóc người bệnh

1. Chăm sóc cấp I: người bệnh trong tình trạng nặng, nguy kịch không tự thực hiện các hoạt động cá nhân hằng ngày hoặc do yêu cầu chuyên môn không được vận động phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự theo dõi, chăm sóc toàn diện và liên tục của điều dưỡng.

2. Chăm sóc cấp II: người bệnh trong tình trạng nặng, có hạn chế vận động một phần vì tình trạng sức khỏe hoặc do yêu cầu chuyên môn phải hạn chế vận động, phụ thuộc phần nhiều vào sự theo dõi, chăm sóc của điều dưỡng khi thực hiện các hoạt động cá nhân hằng ngày.

3. Chăm sóc cấp III: người bệnh có thể vận động, đi lại không hạn chế và tự thực hiện được tất cả hoặc hầu hết các hoạt động cá nhân hằng ngày dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng.

Điều 5. Tiếp nhận và nhận định người bệnh

1. Tiếp nhận, phân loại, sàng lọc và cấp cứu ban đầu:

a) Tiếp nhận, phối hợp với bác sỹ trong phân loại, sàng lọc và cấp cứu người bệnh ban đầu; sắp xếp người bệnh khám bệnh theo thứ tự ưu tiên của tình trạng bệnh lý, của đối tượng (người cao tuổi, thương binh, phụ nữ có thai, trẻ em và các đối tượng chính sách khác) và theo thứ tự đến khám; hướng dẫn hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện khám bệnh và các kỹ thuật cận lâm sàng theo chỉ định của bác sỹ cho người bệnh đến khám bệnh;

b) Tiếp nhận, hỗ trợ các thủ tục và sắp xếp người bệnh vào điều trị nội trú.

2. Nhận định lâm sàng:

a) Khám, nhận định tình trạng sức khỏe hiện tại và nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh;

b) Xác định các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh;

c) Xác định chẩn đoán điều dưỡng, ưu tiên các chẩn đoán điều dưỡng tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh;

d) Phân cấp chăm sóc người bệnh trên cơ sở nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh của điều dưỡng và đánh giá về mức độ nguy kịch, tiên lượng bệnh của bác sỹ để phối hợp với bác sỹ phân cấp chăm sóc người bệnh;

đ) Dự báo các yếu tố ảnh hưởng và sự cố y khoa có thể xảy ra trong quá trình chăm sóc người bệnh.

Điều 6. Xác định và thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng

1. Các can thiệp chăm sóc điều dưỡng bao gồm:

a) Chăm sóc hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt: theo dõi, can thiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt theo chẩn đoán điều dưỡng và chỉ định của bác sỹ; kịp thời báo bác sỹ và phối hợp xử trí tình trạng hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt bất thường của người bệnh;

b) Chăm sóc dinh dưỡng: thực hiện hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp theo chỉ định của bác sỹ; theo dõi dung nạp, hài lòng về chế độ dinh dưỡng của người bệnh để báo cáo bác sỹ và người làm dinh dưỡng kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng; thực hiện trách nhiệm của điều dưỡng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Thông tư số 18/2020/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện;

c) Chăm sóc giấc ngủ và nghỉ ngơi: thiết lập môi trường bệnh phòng yên tĩnh, ánh sáng phù hợp vào khung giờ ngủ, nghỉ của người bệnh theo quy định; hướng dẫn người bệnh thực hiện các biện pháp để tăng cường chất lượng giấc ngủ như thư giãn, tập thể chất nhẹ nhàng phù hợp tình trạng sức khỏe, tránh các chất kích thích, tránh căng thẳng, ngủ đúng giờ; theo dõi, thông báo kịp thời cho bác sỹ khi có những rối loạn giấc ngủ của người bệnh để hỗ trợ và phối hợp hỗ trợ người bệnh kịp thời;

d) Chăm sóc vệ sinh cá nhân: thực hiện hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, kiểm soát chất tiết, mặc và thay đồ vải cho người bệnh theo phân cấp chăm sóc;

đ) Chăm sóc tinh thần: thiết lập môi trường an toàn, thân thiện, gần gũi, chia sẻ, động viên người bệnh yên tâm phối hợp với các chức danh chuyên môn trong chăm sóc; theo dõi, phát hiện các nguy cơ không an toàn, các biểu hiện tâm lý tiêu cực, phòng ngừa các hành vi có thể gây tổn hại sức khỏe cho người bệnh để kịp thời thông báo cho bác sỹ; tôn trọng niềm tin, tín ngưỡng và tạo điều kiện để người bệnh thực hiện tín ngưỡng trong điều kiện cho phép và phù hợp với quy định;

e) Thực hiện các quy trình chuyên môn kỹ thuật: thực hiện thuốc và các can thiệp chăm sóc điều dưỡng theo chỉ định của bác sỹ và trong phạm vi chuyên môn của điều dưỡng trên nguyên tắc tuân thủ đúng các quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng;

g) Phục hồi chức năng cho người bệnh: phối hợp với bác sỹ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng và các chức danh chuyên môn khác để lượng giá, chỉ định, hướng dẫn, thực hiện kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh phù hợp với tình trạng bệnh lý. Thực hiện một số kỹ thuật phục hồi chức năng theo quy định để giúp người bệnh phát triển, đạt được, duy trì tối đa hoạt động chức năng và giảm khuyết tật;

h) Quản lý người bệnh: lập hồ sơ quản lý bằng bản giấy hoặc bản điện tử và cập nhật hằng ngày cho tất cả người bệnh nội trú, ngoại trú tại bệnh viện; thực hiện bàn giao đầy đủ số lượng, các vấn đề cần theo dõi và chăm sóc người bệnh, đặc biệt giữa các ca trực;

i) Truyền thông, giáo dục sức khỏe: phối hợp với bác sỹ và các chức danh chuyên môn khác tư vấn, hướng dẫn các kiến thức về bệnh, cách tự chăm sóc, theo dõi, hợp tác với nhân viên y tế trong chăm sóc, phòng bệnh; các quy định về an toàn người bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn, dinh dưỡng, phục hồi chức năng; hướng dẫn hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện đầy đủ các quy định, nội quy trong điều trị nội trú, chuyển khoa, chuyển viện và ra viện.

2. Xác định các can thiệp điều dưỡng:

a) Trên cơ sở các can thiệp chăm sóc quy định tại khoản 1 Điều này, chẩn đoán điều dưỡng, phân cấp chăm sóc, nguồn lực sẵn có, điều dưỡng xác định can thiệp chăm sóc đối với mỗi người bệnh;

b) Xác định mục tiêu và kết quả can thiệp chăm sóc điều dưỡng mong muốn.

3. Thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng:

a) Thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng phù hợp cho mỗi người bệnh.

b) Phối hợp với các chức danh chuyên môn khác theo mô hình chăm sóc được phân công gồm: mô hình điều dưỡng chăm sóc chính; mô hình chăm sóc theo đội; mô hình chăm sóc theo nhóm hoặc mô hình chăm sóc theo công việc trong triển khai thực hiện các can thiệp chăm sóc;

c) Đáp ứng kịp thời với các tình huống khẩn cấp hoặc thay đổi tình trạng người bệnh. Dự phòng và báo cáo các sự cố ảnh hưởng đến chất lượng can thiệp chăm sóc điều dưỡng;

d) Tư vấn cho người bệnh về cách cải thiện hành vi sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, kiến thức để tự chăm sóc bản thân và cùng hợp tác trong trong quá trình can thiệp chăm sóc điều dưỡng.

4. Ghi lại toàn bộ các can thiệp chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh vào phiếu chăm sóc bản cứng hoặc bản điện tử theo quy định. Bảo đảm ghi thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, rõ ràng, dễ đọc; sử dụng, bảo quản và lưu trữ phiếu chăm sóc theo quy định.

Điều 7. Đánh giá kết quả thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng

1. Đánh giá các đáp ứng của người bệnh và hiệu quả của các can thiệp chăm sóc điều dưỡng theo mục tiêu, kết quả chăm sóc theo nguyên tắc liên tục, chính xác và toàn diện về tình trạng đáp ứng của mỗi người bệnh.

2. Điều chỉnh kịp thời các can thiệp chăm sóc điều dưỡng dựa trên kết quả đánh giá và nhận định lại tình trạng người bệnh trong phạm vi chuyên môn của điều dưỡng.

3. Trao đổi với các thành viên liên quan về các vấn đề ưu tiên, mục tiêu chăm sóc mong đợi và điều chỉnh các can thiệp chăm sóc điều dưỡng theo khả năng đáp ứng của người bệnh.

4. Tham gia vào quá trình cải thiện nâng cao chất lượng can thiệp chăm sóc điều dưỡng dựa trên kết quả đánh giá.

Điều 8. Hệ thống điều dưỡng trong bệnh viện

1. Hội đồng điều dưỡng;

2. Phòng điều dưỡng;

3. Điều dưỡng khoa.

Điều 9. Tổ chức, nhiệm vụ của Hội đồng điều dưỡng

1. Hội đồng điều dưỡng do giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quy chế hoạt động.

2. Cơ cấu, thành phần của Hội đồng:

a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo bệnh viện;

b) Phó chủ tịch Hội đồng:

- Phó chủ tịch Hội đồng là phó trưởng phòng điều dưỡng và điều dưỡng trong phòng điều dưỡng;

- Phó chủ tịch Hội đồng thường trực là trưởng phòng điều dưỡng.

c) Thành viên Hội đồng là điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật y trưởng khoa và đại diện lãnh đạo một số khoa lâm sàng, cận lâm sàng, phòng chức năng; bảo đảm trên 50% thành viên hội đồng là điều dưỡng, hộ sinh.

3. Nhiệm vụ:

a) Tham mưu cho giám đốc bệnh viện về chiến lược, định hướng, kế hoạch phát triển hoạt động điều dưỡng, hộ sinh hộ lý trợ giúp chăm sóc hằng năm và định kì;

b) Tham mưu cho giám đốc bệnh viện trong việc sửa đổi, bổ sung, cập nhật các quy định, hướng dẫn, quy trình chuyên môn kỹ thuật, tài liệu chuyên môn cho điều dưỡng, hộ sinh, hộ lý trợ giúp chăm sóc phù hợp với sự phát triển chung của bệnh viện, của từng chuyên khoa.

Điều 10. Nhiệm vụ của phòng điều dưỡng

1. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng:

a) Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động điều dưỡng, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật, các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng của bệnh viện;

b) Xây dựng các mô hình chăm sóc tại điểm b khoản 3 Điều 6 Thông tư này phù hợp với nguồn lực và cơ cấu tổ chức của bệnh viện.

2. Quản lý điều hành chuyên môn:

a) Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động điều dưỡng quy định tại Thông tư này;

b) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động điều dưỡng theo quy định.

3. Quản lý nhân sự:

a) Phối hợp các khoa, phòng liên quan xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đề xuất tuyển dụng, bố trí, điều động điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc của bệnh viện;

b) Xây dựng mô tả công việc cho các thành viên của phòng điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật y trưởng khoa, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc theo quy định tại Thông tư này và Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y phù hợp với phạm vi hoạt động của bệnh viện;

c) Tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá và chịu trách nhiệm đánh giá năng lực điều dưỡng định kỳ hằng năm và trước khi tuyển dụng;

d) Tham gia đề xuất bổ nhiệm và miễn nhiệm các vị trí điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa và kỹ thuật y trưởng khoa;

đ) Tham gia đề xuất khen thưởng, kỷ luật các cá nhân, tập thể điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc có thành tích hoặc vi phạm theo quy định.

4. Đào tạo, nghiên cứu khoa học:

a) Nghiên cứu, khảo sát phát hiện các nội dung cần cải thiện trong quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;

b) Thường xuyên đánh giá, đề xuất và thử nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;

c) Tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo nâng cao năng lực hoạt động điều dưỡng cho tuyến dưới;

d) Đề xuất việc tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thi nâng hạng của điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y theo quy định;

đ) Xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu và thực hiện đào tạo mới, đào tạo liên tục; tổ chức khảo sát, đánh giá, phát hiện các điểm cần cải thiện trong đào tạo;

e) Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng chăm sóc, thực hành chăm sóc dựa vào bằng chứng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.

5. Tham gia đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất liên quan đến hoạt động điều dưỡng, giám sát chất lượng và kiểm tra việc sử dụng, bảo quản theo quy định.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám đốc bệnh viện phân công.

Điều 11. Nhiệm vụ của trưởng phòng điều dưỡng

1. Thực hiện các nhiệm vụ chung của trưởng phòng.

2. Tham mưu cho giám đốc bệnh viện về hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện.

3. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của phòng điều dưỡng và định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo theo quy định.

4. Kiểm tra và yêu cầu các khoa, phòng, nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm thực hiện đúng quy định về các hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện.

5. Tổ chức và chủ trì các cuộc họp điều dưỡng trưởng định kỳ và đột xuất.

6. Phối hợp các khoa, phòng liên quan trình giám đốc điều động tạm thời điều dưỡng, hộ lý trợ giúp chăm sóc khi cần theo quy định của bệnh viện để kịp thời chăm sóc và phục vụ người bệnh.

7. Tham gia hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn, các hội đồng khác theo quy định và sự phân công của giám đốc bệnh viện.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của giám đốc bệnh viện.

Điều 12. Nhiệm vụ của điều dưỡng trong phòng điều dưỡng

1. Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn phù hợp theo sự phân công của trưởng phòng điều dưỡng.

2. Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc điều dưỡng quy định tại Thông tư này tại các đơn vị được phân công.

3. Tham gia quản lý nhân sự, đào tạo, nghiên cứu khoa học và cải tiến chất lượng chăm sóc điều dưỡng theo sự phân công.

4. Tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng của bệnh viện.

5. Tham gia các hội đồng, mạng lưới hoạt động trong bệnh viện theo sự phân công.

6. Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công theo quy định.

Nghề Điều dưỡng là gì? Phân loại Điều dưỡng viên theo hạng

3. Lương và mô tả công việc của điều dưỡng viên

Lương của Điều dưỡng viên hiện nay

Mức lương của điều dưỡng viên ở Việt Nam cũng khá ổn, có thể khác nhau dựa trên nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ học vấn, vị trí làm việc và khu vực địa lý. Dưới đây là mức lương trung bình của điều dưỡng viên theo kinh nghiệm:

Số năm kinh nghiệm  Vị trí  Mức lương phổ biến
0 - 2 năm  Điều dưỡng viên mới ra trường  6.000.000 - 8.000.000 đồng/ tháng
2 - 5 năm Điều dưỡng viên có kinh nghiệm trung bình  8.000.000 - 12.000.000 đồng/ tháng
Trên 5 năm Điều dưỡng viên trưởng 15.000.000 - 30.000.000 đồng/ tháng 

Mô tả công việc của Điều dưỡng viên

Chăm sóc và quản lý sức khỏe bệnh nhân

Điều dưỡng viên là những chuyên gia y tế đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và quản lý sức khỏe của bệnh nhân. Họ chịu trách nhiệm theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bao gồm việc kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn như nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim và hô hấp. Họ cũng thực hiện các biện pháp điều trị cơ bản theo chỉ định của bác sĩ, bao gồm việc tiêm thuốc, thay băng, và quản lý thuốc men. Điều dưỡng viên thường xuyên tương tác với bệnh nhân để kiểm tra và cập nhật tình trạng sức khỏe, từ đó điều chỉnh kế hoạch điều trị khi cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị và sự an toàn cho bệnh nhân.

Hỗ trợ bác sĩ và thực hiện các thủ tục y tế

Trong môi trường bệnh viện hoặc cơ sở y tế, điều dưỡng viên hỗ trợ bác sĩ trong việc thực hiện các thủ tục y tế và chăm sóc bệnh nhân. Họ chuẩn bị các dụng cụ y tế, hỗ trợ trong các ca phẫu thuật nhỏ hoặc các thủ tục chẩn đoán, và ghi chép đầy đủ thông tin y tế cần thiết. Họ cũng có nhiệm vụ chuẩn bị và thực hiện các xét nghiệm cơ bản, thu thập mẫu xét nghiệm và đảm bảo rằng các kết quả được chuyển đến các bác sĩ kịp thời. Sự hỗ trợ của điều dưỡng viên giúp bác sĩ có thể tập trung vào việc đưa ra chẩn đoán và kế hoạch điều trị.

Giáo dục và tư vấn cho bệnh nhân và gia đình

Điều dưỡng viên cung cấp thông tin và tư vấn cho bệnh nhân và gia đình họ về cách chăm sóc sức khỏe tại nhà, bao gồm các hướng dẫn về thuốc men, chế độ ăn uống, và các hoạt động cần thiết để hỗ trợ quá trình phục hồi. Họ giải thích các chỉ dẫn và kế hoạch điều trị một cách rõ ràng, giúp bệnh nhân và gia đình hiểu và thực hiện đúng cách. Điều dưỡng viên cũng hỗ trợ bệnh nhân trong việc quản lý các tình trạng mãn tính và khuyến khích họ tuân thủ các chỉ dẫn y tế để cải thiện sức khỏe lâu dài.

Quản lý hồ sơ y tế và ghi chép

Một phần quan trọng của công việc điều dưỡng viên là duy trì và quản lý hồ sơ y tế của bệnh nhân. Họ ghi chép chi tiết về tình trạng sức khỏe, các biện pháp điều trị đã thực hiện, phản ứng của bệnh nhân với các liệu pháp và bất kỳ thay đổi nào trong tình trạng bệnh. Các ghi chép này cần phải chính xác và cập nhật để đảm bảo rằng các bác sĩ và nhân viên y tế khác có thể theo dõi và điều chỉnh kế hoạch điều trị một cách hiệu quả. Hồ sơ y tế cũng cần được bảo mật và tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin y tế.

4. Quyền hạn và chức năng của điều dưỡng viên

  • Chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh: Là người chăm sóc bệnh nhân 24/24, hỗ trợ người bệnh trong các sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, vệ sinh, theo dõi diễn biến của người bệnh để kịp thời báo cáo cho bác sĩ cũng như đưa ra kế hoạch chăm sóc phù hợp nhất.
  • Thực hiện các chỉ định điều trị của bác sĩ: Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân theo y lệnh của bác sĩ, đảm bảo an toàn giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi một cách hiệu quả nhất.
  • Lắng nghe, tiếp nhận tình trạng bệnh nhân: Điều dưỡng là người tiếp xúc với bệnh nhân đầu tiên và cuối cùng, vì vậy, cần có kỹ năng giao tiếp tốt để nhận định đúng tình trạng và mong muốn của bệnh nhân. Từ đó lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện. Đồng thời, điều dưỡng trực tiếp giải thích cho bệnh nhân hiểu về căn bệnh của mình. Tìm ra chọn ra các biện pháp chăm sóc, điều trị phù hợp làm hài lòng người bệnh.

5. Vai trò của điều dưỡng viên

Vai trò trực tiếp chăm sóc người bệnh

Người điều dưỡng sử dụng quy trình điều dưỡng để chủ động nhận định, lập và thực hiện các kế hoạch chăm sóc đáp ứng nhu cầu cho người bệnh, đạt mục tiêu đề ra. Quy trình với các tiêu chuẩn được đặt ra đối với ngành y tế và khả năng của bệnh viện, người điều dưỡng phải đảm bảo cung cấp hiệu quả các dịch vụ chăm sóc người bệnh. Quan tâm thăm hỏi, động viên người bệnh giúp họ yên tâm điều trị, chữa bệnh chóng phục hồi.

Vai trò quản lý

Sử dụng khả năng giao tiếp và kiến thức của mình, nhằm thực hiện đồng thời hoạt động quản lý các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, người bệnh trong giai đoạn cấp cứu, người bệnh trong cộng đồng. Đồng thời người điều dưỡng cũng đóng vai trò quản lý lãnh đạo trong lĩnh vực công tác điều dưỡng.

Vai trò giáo dục

Người điều dưỡng sử dụng các kiến thức đã được học để dạy và truyền kinh nghiệm cho đội ngũ điều dưỡng viên tương lai. Đảm bảo mang đến các kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế hữu ích, kế thừa, truyền bá các kiến thức, kỹ năng và đạo đức người điều dưỡng. Ngoài ra còn tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng để dự phòng, tăng cường, nâng cao sức khoẻ và phối hợp tốt trong quá trình điều trị.

>> Xem thêm:

Việc làm Điều dưỡng trưởng bệnh viện đang tuyển dụng

Việc làm Hộ sinh đang tuyển dụng

Công việc Điều dưỡng nha khoa lương cao

Điều dưỡng viên có mức lương bao nhiêu?

104 - 156 triệu /năm
Tổng lương
96 - 144 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
8 - 12 triệu
/năm

Lương bổ sung

104 - 156 triệu

/năm
104 M
156 M
52 M 260 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Điều dưỡng viên

Tìm hiểu cách trở thành Điều dưỡng viên, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Điều dưỡng viên

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
32%
2 - 4
45%
5 - 7
19%
8+
4%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Điều dưỡng viên?

Yêu cầu cần có của một Điều dưỡng viên

Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn

Điều dưỡng viên cần có bằng cấp từ các cơ sở đào tạo uy tín trong lĩnh vực điều dưỡng hoặc các ngành liên quan, chẳng hạn như bằng Cao đẳng hoặc Đại học Điều dưỡng. Bằng cấp này không chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết cơ bản mà còn các kỹ năng thực hành cần thiết cho nghề điều dưỡng. Ngoài bằng cấp chính thức, điều dưỡng viên phải sở hữu chứng chỉ hành nghề do cơ quan chức năng cấp, chứng minh rằng họ đã vượt qua các yêu cầu đào tạo và kiểm tra cần thiết để hành nghề hợp pháp. Kiến thức chuyên môn của điều dưỡng viên cần bao gồm việc hiểu biết sâu rộng về các quy trình y tế, kỹ thuật điều dưỡng, và các phương pháp điều trị hiện đại. 

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng lâm sàng: Họ phải có khả năng thực hiện các kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân một cách chính xác và hiệu quả, bao gồm việc theo dõi và quản lý các chỉ số sinh tồn, thực hiện các liệu pháp điều trị, và chuẩn bị và quản lý thuốc. Kỹ năng này yêu cầu sự tinh tường và kiên nhẫn, cũng như khả năng thích ứng nhanh với các thay đổi trong tình trạng của bệnh nhân.
  • Kỹ năng giao tiếp: Điều dưỡng viên cần phải giao tiếp hiệu quả với bệnh nhân, gia đình bệnh nhân, và các thành viên khác trong đội ngũ y tế. Khả năng giải thích các thông tin y tế một cách rõ ràng, lắng nghe và hiểu nhu cầu của bệnh nhân, và phối hợp hiệu quả với đồng nghiệp là rất quan trọng. Giao tiếp tốt không chỉ giúp cải thiện chất lượng chăm sóc mà còn tạo dựng sự tin tưởng và mối quan hệ tích cực với bệnh nhân.
  • Kỹ năng tổ chức và quản lý: Điều dưỡng viên phải có khả năng quản lý thời gian và công việc một cách hiệu quả, điều phối các nhiệm vụ hàng ngày và đảm bảo mọi công việc được thực hiện đúng thời hạn. Họ thường phải xử lý nhiều nhiệm vụ cùng lúc và quản lý các tình huống khẩn cấp, vì vậy kỹ năng tổ chức và khả năng làm việc dưới áp lực là rất quan trọng.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Điều dưỡng viên phải có khả năng phân tích tình huống và đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp. Họ cần phải có khả năng suy nghĩ logic và sáng tạo để tìm ra giải pháp phù hợp cho các vấn đề phát sinh trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. Sự nhạy bén và linh hoạt trong việc ứng phó với các tình huống bất ngờ là rất cần thiết.

Các yêu cầu khác

  • Tinh thần trách nhiệm cao: Điều dưỡng viên phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân. Họ cần có sự tận tâm và chính xác trong mọi hành động và quyết định liên quan đến chăm sóc bệnh nhân. Sự chuyên nghiệp và trách nhiệm cao giúp đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được dịch vụ chăm sóc tốt nhất và an toàn nhất.
  • Kỹ năng xử lý áp lực: Trong môi trường y tế, nơi mà tình huống khẩn cấp và áp lực cao thường xuyên xảy ra thì kỹ năng xử lý áp lực là điều cần thiết. Điều dưỡng viên cần có khả năng duy trì sự bình tĩnh và hiệu quả trong những tình huống căng thẳng, đưa ra quyết định nhanh chóng và xử lý vấn đề một cách hiệu quả. Sự bình tĩnh và khả năng làm việc dưới áp lực giúp đảm bảo quá trình chăm sóc bệnh nhân diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Đạo đức nghề nghiệp: Điều dưỡng viên cần tuân thủ các quy tắc và quy định y tế, bảo mật thông tin bệnh nhân, và hành xử với sự trung thực và chính trực. Đạo đức nghề nghiệp không chỉ đảm bảo sự tin cậy của bệnh nhân mà còn bảo vệ uy tín của tổ chức y tế.

Lộ trình thăng tiến của Điều dưỡng viên

1. Điều dưỡng viên

Mức lương: 8 - 15 triệu đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 2 năm

Điều dưỡng viên là những chuyên gia y tế trực tiếp tham gia vào việc chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Họ thực hiện các nhiệm vụ như theo dõi dấu hiệu sinh tồn, quản lý thuốc, thực hiện các kỹ thuật y tế cơ bản, và hỗ trợ bác sĩ trong quá trình điều trị. Điều dưỡng viên phải có khả năng giao tiếp hiệu quả với bệnh nhân và gia đình, đồng thời làm việc chặt chẽ với các thành viên trong đội ngũ y tế.

>> Đánh giá: Vị trí Điều dưỡng viên là lựa chọn phù hợp cho những ai yêu thích công việc chăm sóc bệnh nhân và có khả năng làm việc trong môi trường y tế năng động và đôi khi căng thẳng. Công việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn, đồng cảm và tinh thần trách nhiệm cao, vì điều dưỡng viên thường là người trực tiếp tiếp xúc và chăm sóc bệnh nhân. Yêu cầu kỹ năng bao gồm khả năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng lâm sàng vững vàng, và khả năng xử lý tình huống khẩn cấp. Những người có khả năng làm việc dưới áp lực, tổ chức công việc tốt, và có động lực giúp đỡ người khác sẽ thấy vị trí này rất phù hợp.

2. Điều dưỡng chăm sóc người cao tuổi

Mức lương: 10 - 15 triệu đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 2 - 3 năm

Điều dưỡng chăm sóc người cao tuổi tập trung vào việc cung cấp sự chăm sóc chuyên biệt cho người già, những người có nhu cầu chăm sóc dài hạn hoặc đặc biệt. Họ thực hiện các công việc như quản lý thuốc, theo dõi sức khỏe, hỗ trợ trong các hoạt động hàng ngày như ăn uống, tắm rửa, và di chuyển. Điều dưỡng chăm sóc người cao tuổi cần có sự kiên nhẫn, đồng cảm và khả năng đối phó với các vấn đề sức khỏe liên quan đến lão hóa, đồng thời cung cấp hỗ trợ tinh thần cho người cao tuổi và gia đình họ.

>> Đánh giá: Vị trí Điều dưỡng chăm sóc người cao tuổi đặc biệt thích hợp cho những ai có lòng yêu mến và đồng cảm với người già, đồng thời có khả năng xử lý các tình huống sức khỏe đặc thù của người cao tuổi. Công việc này yêu cầu kỹ năng chăm sóc đặc biệt, bao gồm khả năng quản lý các bệnh mãn tính và sự đồng cảm sâu sắc đối với nhu cầu của người cao tuổi. Yêu cầu kỹ năng bao gồm khả năng lắng nghe, kiên nhẫn, và xử lý tình huống khẩn cấp liên quan đến sức khỏe của người cao tuổi.

3. Điều dưỡng trưởng bệnh viện

Mức lương: 15 - 20 triệu đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm

Điều dưỡng trưởng bệnh viện là người đứng đầu bộ phận điều dưỡng trong bệnh viện, chịu trách nhiệm quản lý và giám sát toàn bộ đội ngũ điều dưỡng viên. Họ thiết lập các quy trình và tiêu chuẩn chăm sóc, điều phối công việc, và đảm bảo rằng các dịch vụ chăm sóc bệnh nhân được thực hiện theo các quy định và tiêu chuẩn chất lượng cao nhất. Điều dưỡng trưởng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo và phát triển đội ngũ điều dưỡng, giải quyết các vấn đề phát sinh và phối hợp với các bác sĩ và bộ phận khác để cải thiện hiệu quả chăm sóc bệnh nhân.

>> Đánh giá: Họ cần có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc, khả năng giải quyết vấn đề, và sự nhạy bén trong việc quản lý và điều phối các hoạt động y tế. Công việc này đòi hỏi kỹ năng quản lý, tổ chức, và giải quyết vấn đề cao cấp vì điều dưỡng trưởng phải giám sát và điều phối toàn bộ hoạt động của đội ngũ điều dưỡng viên trong bệnh viện.

Tìm việc theo nghề nghiệp