Trường Tiểu học Mỹ Hương thống nhất thông báo chung nhu cầu tuyển dụng và tổ chức tuyển dụng viên chức năm học 2024-2025 của các đơn vị trường Tiểu học Mỹ Hương, Tiểu học Đạo Long như sau:
I. Số lượng, vị trí cần tuyển:
1. Trường TH Mỹ Hương tuyển 02 chỉ tiêu gồm: 01 chỉ tiêu giáo viên môn Tiếng Anh, 01 chỉ tiêu nhân viên Văn thư.
2. Trường TH Đạo Long: tuyển 02 chỉ tiêu gồm: 01 chỉ tiêu giáo viên môn Tiếng Anh, 01 chỉ tiêu giáo viên Cơ bản.
II. Điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển viên chức
1. Điều kiện, tiêu chuẩn chung:
Người đăng ký dự tuyển phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực theo yêu cầu của vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp, sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo đều được đăng ký dự tuyển viên chức:
Người có đủ các điều kiện:
a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có Phiếu đăng ký dự tuyển;
d) Có lý lịch rõ ràng;
đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với ngành sư phạm theo từng cấp học và các vị trí khác trong trường học phù hợp với vị trí việc làm được quy định tại điều kiện riêng tại khoản 2, mục II;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
c) Dị dạng về hình thể; phát âm không bình thường (nói ngọng, nói lắp…).
III. Điều kiện, tiêu chuẩn riêng theo vị trí việc làm:
1. Đối với giáo viên Tiểu học (cơ bản):
+ Đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ GDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường Tiểu học công lập; Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT ngày 14/4/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, số 02/2021/TT-BGDĐT, số 03/2021/TT-BGDĐT, số 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.
+ Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học. Hoặc có bằng Đại học chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong thời gian thực hiện chế độ tập sự (Giáo viên bổ nhiệm mới nhưng không phải thực hiện chế độ tập sự thì phải bổ sung chứng chỉ trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày được tuyển dụng);
+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng III và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số (Có văn bằng, chứng chỉ hoặc văn bản có liên quan của cấp có thẩm quyền để xác định kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm).
2. Đối với giáo viên Tiếng anh:
+ Đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ GDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường Tiểu học công lập; Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT ngày 14/4/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, số 02/2021/TT-BGDĐT, số 03/2021/TT-BGDĐT, số 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.
+ Có bằng Đại học sư phạm Ngoại ngữ Tiếng anh trở lên; hoặc có bằng Đại học chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong thời gian thực hiện chế độ tập sự (Giáo viên bổ nhiệm mới nhưng không phải thực hiện chế độ tập sự thì phải bổ sung chứng chỉ trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày được tuyển dụng);
+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng III (Có văn bằng, chứng chỉ hoặc văn bản có liên quan của cấp có thẩm quyền để xác định kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản).
3. Đối với nhân viên Văn thư:
+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành Văn thư lưu trữ trở lên;
+ Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp văn thư lưu trữ hoặc chứng chỉ hành nghề văn thư lưu trữ (trường hợp chưa có thì sau khi được tuyển dụng phải bổ sung trong thời gian 1 năm kể từ ngày được tuyển dụng);
+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của nhân viên Văn thư và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.(Có văn bằng, chứng chỉ hoặc văn bản có liên quan của cấp có thẩm quyền để xác định kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm).
IV. Thẩm quyền tuyển dụng, hình thức tuyển dụng và nội dung xét tuyển viên chức
1.Thẩm quyền tuyển dụng:
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mỹ Hương (Đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng tại Quyết định số 3342/QĐ-UBND ngày 14/08/2024).
2. Hình thức tuyển dụng: Xét tuyển.
3. Nội dung xét tuyển viên chức:
Xét tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng như sau:
a. Vòng 1
Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
b. Vòng 2
Thông qua thực hành và phỏng vấn để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển, cụ thể:
* Đối với xét tuyển vị trí việc làm giáo viên (hình thức thực hành):
Tổ chức thực hành 02 tiết dạy trên lớp trên 02 khối lớp khác nhau. Người tham gia xét tuyển qua thực hành đảm bảo: Được bốc thăm tiết dạy, khối lớp dạy theo chuyên môn đào tạo. Tiết dạy, bài dạy cụ thể do Chủ tịch Hội đồng quy định thống nhất.
Thời gian chuẩn bị của giáo viên: sau khi bốc thăm bài dạy người dự tuyển có tối thiểu 01 ngày để chuẩn bị.
Điểm thực hành được tính theo thang điểm 100.
Thời gian thực hành do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xét tuyển viên chức quyết định.
Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thực hành.
* Đối với xét tuyển vị trí việc làm nhân viên (hình thức phỏng vấn):
Thí sinh tham gia xét tuyển được hướng dẫn, phổ biến tài liệu có liên quan đến phần thi; có thời gian ôn tập đảm bảo quy định.
Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100.
Thời gian phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị).
Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn.
4. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức
4.1. Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên.
b) Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
– Đối tượng và điểm ưu tiên trong xét tuyển:
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
+ Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
+ Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
+ Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
– Trường hợp người dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định trên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
4.2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại điểm b mục 4.1 bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định người trúng tuyển.
4.3. Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
V. Thủ tục hồ sơ, lệ phí xét tuyển
1. Thủ tục hồ sơ: Hồ sơ xét tuyển do Hội đồng xét tuyển phát hành, bao gồm:
– Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức;
– Sơ yếu lý lịch (dán ảnh 3×4) có chứng nhận của cấp thẩm quyền (khai chưa quá 6 tháng tính đến thời điểm đăng ký dự tuyển);
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
– Giấy chứng nhận sức khoẻ của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp huyện trở lên cấp (chưa quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển);
– Bản sao các loại giấy tờ ưu tiên (nếu có);
– Thông báo xác thực mã định danh cá nhân và xác nhận nơi cư trú; Bản sao giấy khai sinh, phiếu thực tập (hoặc bảng điểm có xác nhận thực tập), bản sao giấy căn cước công dân;
– Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
– Hai phong bì có dán tem và ghi địa chỉ cụ thể người nhận.
* Lưu ý: Tất cả giấy tờ, văn bằng mà viết bằng tiếng nước ngoài thì phải có kèm theo bản dịch tiếng Việt (có công chứng) theo quy định.
Hội đồng tuyển dụng không trả lại hồ sơ cho người đã nộp để dự tuyển.
2. Lệ phí xét tuyển:
– Người đăng ký dự tuyển nộp lệ phí theo Quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC, ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính, Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức;
– Mức phí tuyển dụng là 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng)/một thí sinh/một lần xét tuyển (mức thu dưới 100 thí sinh).
– Địa điểm nộp hồ sơ và lệ phí xét tuyển:
+ Trường Tiểu học Mỹ Hương – thành phố Phan Rang-Tháp Chàm – Ninh Thuận
+ Địa chỉ: 08-Hùng Vương- phường Mỹ Hương – thành phố Phan Rang-Tháp Chàm – Ninh Thuận.
+ Điện thoại: 0259 3822830
3. Thời gian nộp hồ sơ:
Kể từ ngày ban hành thông báo và kết thúc sau 30 ngày (kể từ ngày 16/8/2024 đến hết ngày 17/9/2024).
4. Thời gian và địa điểm xét tuyển:
– Thời gian:
Tùy theo tình hình thực tế và chương trình năm học, Trường Tiểu học Mỹ Hương sẽ thống nhất thời gian thực hiện xét tuyển, đồng thời có thông báo cụ thể cho các thí sinh đăng ký dự tuyển được biết về thời gian tổ chức học nội quy, bốc thăm thực hành hoặc phỏng vấn vòng 2 (dự kiến thực hiện trong tháng 9/2024).
– Địa điểm:
Tất cả các hoạt động của Hội đồng tuyển dụng được tổ chức, thực hiện tại địa điểm Trường Tiểu học Mỹ Hương; riêng đối với sát hạch thực hành (vòng 2) sẽ thực hiện tại địa điểm của từng trường có chỉ tiêu tuyển dụng (chỉ tiêu trường nào sẽ sát hạch, chấm thi tại trường đó).
Thông báo này được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; được niêm yết tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố và các trường Tiểu học Mỹ Hương, Tiểu học Đạo Long.
Những người đăng ký dự tuyển muốn biết thêm chi tiết, xin liên hệ với Trường TH Mỹ Hương (theo thông tin trên)./.
Nguồn tin: prtc.ninhthuan.gov.vn
Chính thức thành lập ngày 8/9/2006 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học FPT trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam do một doanh nghiệp đứng ra thành lập với 100% vốn đầu tư từ Tập đoàn FPT.
Sự khác biệt của Trường Đại học FPT so với các trường đại học khác là đào tạo theo hình thức liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, gắn đào tạo với thực tiễn, với nghiên cứu – triển khai và các công nghệ hiện đại nhất. Triết lý và phương pháp giáo dục hiện đại; Đào tạo con người toàn diện, hài hòa; Chương trình luôn được cập nhật và tuân thủ các chuẩn công nghệ quốc tế; Đặc biệt chú trọng kỹ năng ngoại ngữ; Tăng cường đào tạo quy trình tổ chức sản xuất, kỹ năng làm việc theo nhóm và các kỹ năng cá nhân khác là những điểm sẽ đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp có những cơ hội việc làm tốt nhất sau khi ra trường.
Trường hiện đang đào tạo các nhóm ngành CNTT, Kinh tế, Ngôn ngữ, Mỹ thuật ứng dụng.
Tất cả sinh viên Đại học FPT đều phải trải qua 1 năm hoàn thiện tiếng Anh, để có thể theo học chương trình chính khoá được đào tạo bằng tiếng Anh. Trong một năm đầu tiên học tiếng Anh, sinh viên được gửi sang các trường đại học ở các nước nói tiếng Anh (trong vòng 2 tháng) để thật sự lưu loát ngôn ngữ bắt buộc cho học tập và làm việc sau này.
Sau 5 học kỳ đầu tiên, với tiếng Anh và các kỹ năng cơ bản của ngành học, sinh viên được gửi vào làm thực tập sinh trong các công ty thành viên của tập đoàn FPT trong vòng 4 đến 8 tháng. Tại đây sinh viên được huấn luyện thực tế về nghề nghiệp tương lai, tham gia vào các dự án thật (real project) và có thể được trả lương. Đó là giai đoạn On-the-Job-Training (OJT) đặc thù của trường đại học FPT. Một số ngành như tiếng Nhật, Quản trị Khách sạn, sinh viên đi OJT tại Nhật Bản, tại Malaysia,…
Tỉ lệ việc làm của trường cũng đạt được con số ấn tượng. 96% sinh viên Đại học FPT có việc làm sau khi tốt nghiệp với mức lương bình quân khoảng 8,3 triệu đồng/người/tháng, 100% sinh viên có cơ hội làm việc ở FPT sau khi tốt nghiệp; 19% cựu sinh viên làm việc tại nước ngoài (số liệu năm 2017).