4,404 việc làm
Thỏa thuận
Đăng 30+ ngày trước
8 - 10 triệu
Hà Nam
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Yên Bái
Đăng 30+ ngày trước
8 - 10 triệu
Đăng 30+ ngày trước
10 - 12 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
HADANA BOUTIQUE RESORT HỘI AN
Kế toán thanh toán - Hết hạn
HADANA BOUTIQUE RESORT HỘI AN
Thỏa thuận
Quảng Nam
Đăng 30+ ngày trước
6.5 - 9 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
15 - 20 triệu
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đà Nẵng
Đăng 30+ ngày trước
Công Ty TNHH Thương Mại Du Lịch & Dịch Vụ Sông Hàn
Payroll Officer - Hết hạn
Du Lịch & Dịch Vụ Sông Hàn
7.8 - 9 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Tới 22 triệu
Đăng 30+ ngày trước
Công Ty Dược Phẩm Và Trang Thiết Bị Y Tế Hoàng Đức
Chuyên viên Xử lý Báo cáo - Hết hạn
Dược Phẩm Và Trang Thiết Bị Y Tế Hoàng Đức
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Unilever VietNam
Account Payable Officer - Contractor - Hết hạn
Công Ty TNHH Quốc Tế Unilever VietNam
4.4
Thỏa thuận
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bình Thuận
Đăng 30+ ngày trước
10 - 18 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Trên 12 triệu
Đăng 30+ ngày trước
Công ty tài chính cổ phần Tín Việt
Nhân Viên Kế Toán Thanh Toán - Hết hạn
Tín Việt Finance
210 việc làm
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 4
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 4
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân Viên/Chuyên Viên
Ngày đăng tuyển: 07/03/2024
Hạn nộp hồ sơ: 07/04/2024
Hình thức: Full-time
Kinh nghiệm: 1 - 2 năm
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Thảo Điền, Quận 2, Hồ Chí Minh

Mô tả công việc

  • Lập hồ sơ thanh toán, kiểm tra, xử lý hồ sơ để đảm bảo tính pháp lý của bộ hồ sơ thanh toán cũng như đảm bảo công tác thanh toán được thực hiện chính xác, kịp thời.
  • Thực hiện chức năng thanh toán, chuyển tiền phục vụ khách hàng theo Quy định của pháp luật và quy trình thực hiện của Công ty.
  • Thực hiện hạch toán kế toán và theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc hoạt động phải trả khách hàng.
  • Theo dõi và quản lý tài sản của Công ty (TSCĐ và CCDC) bao gồm: Lập hồ sơ tài sản, hạch toán và theo dõi theo quy định về Quản lý TSCĐ.
  • Quản lý công nợ phải thu/phải trả: Cập nhật và báo cáo công nợ hàng kỳ cho phụ trách trực tiếp, đề xuất các biện pháp xử lý chênh lệch, xử lý nợ quá hạn nhằm theo dõi và quản lý công nợ khách hàng một cách tốt nhất.
  • Lập file phân bổ chi phí trả trước hàng tháng, phục vụ số liệu báo cáo tháng được chính xác
  • Nhận chứng từ, ghép và lưu trữ chứng từ kế toán thuộc nghiệp vụ phụ trách theo đúng quy định
  • Lập báo cáo thuế GTGT và thuế nhà thầu nước ngoài.
  • Hướng dẫn, tư vấn cho các đơn vị về bộ hồ sơ thanh toán.
  • Các nhiệm vụ khác được cấp trên giao.

Yêu cầu công việc

  • Tuổi từ 24 – 40
  • Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kế toán, Tài chính
  • Có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm làm việc tại các vị trí liên quan
  • Tổ chức, sắp xếp và xây dựng kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ được phân công chính xác và đúng quy định.
  • Tinh thần trách nhiệm và khả năng chịu áp lực cao, thái độ làm việc chuyên nghiệp
  • Nhiệt tình, cẩn thận, trung thực và chăm chỉ.
  • Có kỹ năng tổng hợp, phân tích và xử lý tình huống tốt, đặc biệt các vấn đề liên quan thanh toán với các phòng ban
  • Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm
  • Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng, phần mềm kế toán

Quyền lợi được hưởng

  • Tiền lương: thỏa thuận theo kinh nghiệm và năng lực.
  • Cung cấp đầy đủ công cụ hỗ trợ cho công việc
  • Được hướng dẫn và đào tạo trong quá trình làm việc
Khu vực
Báo cáo

Công việc của Kế toán thuế là gì?

Kế toán thuế là kế toán có trách nhiệm phụ trách về việc tính toán, khai báo thuế trong doanh nghiệp. Một mặt, nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với nhà nước là phải có kế toán thuế. Ở mặt còn lại, Kế toán thuế giúp Nhà nước có thể quản lý hiệu quả nền kinh tế được chia thành nhiều thành phần.

Mô tả công việc của Kế toán thuế

Các công việc của Kế toán thuế được chia ra theo các loại sau đây: Công việc đầu năm cần phải làm; công việc phải làm hàng ngày; công việc hàng tháng; công việc hàng quý và công việc cuối năm cần phải làm.

Công việc kế toán thuế làm đầu năm

Những công việc đầu năm mà Kế toán thuế cần làm là kê khai và nộp thuế môn bài; nộp tờ khai các loại thuế; nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn; cụ thể là:

  • Kê khai và nộp thuế môn bài: Đây là loại thuế mà các doanh nghiệp mới thành lập phải nộp vào đầu năm. Kế toán thuế cần phải kê khai và nộp thuế môn bài muộn nhất là ngày 31 tháng 1 theo quy định của pháp luật.
  • Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tháng 12 hoặc quý IV của năm trước.
  • Nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tạm tính của quý IV của năm trước.
  • Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của quý IV của năm trước đó.

Công việc hàng ngày cần làm

Những công việc hàng ngày mà kế toán thuế cần phải làm có thể kể đến là tập hợp, xử lý các loại hóa đơn, chứng từ phát sinh, đồng thời tiến hành hạch toán các chứng từ như:

  • Thu thập hóa đơn đầu ra, đầu vào.
  • Xử lý và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp của hóa đơn, tránh trường hợp sai lệch thông tin trên hóa đơn.
  • Nộp tiền thuế nếu có các loại thuế phải nộp phát sinh để tránh trường hợp bị phạt do nộp chậm, nộp trễ.
  • Hạch toán những nghiệp vụ trong ngân hàng như tiền đến, tiền đi.
  • Nộp tiền vào ngân sách Nhà nước hạch toán các nghiệp vụ về quỹ dựa vào các loại phiếu chi, phiếu thu.
  • Sắp xếp, lưu trữ các hóa đơn, chứng từ thật khoa học để có thể tìm kiếm lại một cách nhanh chóng khi cần.

Công việc hàng tháng

Hàng tháng, Kế toán thuế cần phải đảm bảo những việc sau đây:

  • Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và có doanh thu từ 50 tỷ đồng trở lên.
  • Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân nếu doanh nghiệp phát sinh số thuế TNCN từ 50 triệu VNĐ trở lên.
  • Lập tờ khai cho các loại thuế khác nếu có.
  • Lập báo cáo cho tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (nếu doanh nghiệp thành lập dưới 12 tháng).
  • Thực hiện bút toán phân bổ những dụng cụ, công cụ và trích hao tài sản cố định.
  • Cân đối các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và có phương án xử lý; tránh dồn việc vào cuối năm.

Công việc hàng quý

Hàng quý, Kế toán thuế có nhiệm vụ lập các báo cáo theo quý. Những loại báo cáo này bao gồm:

  • Tờ khai thuế GTGT (nếu doanh nghiệp mới thành lập và doanh thu ít hơn 50 tỷ VNĐ)
  • Tờ khai thuế Thu nhập cá nhân
  • Báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp (những hóa đơn đã dùng, những hóa đơn bị hỏng)

Công việc cuối năm

Vào cuối năm, Kế toán thuế sẽ có rất nhiều việc quan trọng phải làm:

  • Hoàn thành báo cáo tài chính cho cả năm. Đây là công việc quan trọng nhất. Báo cáo tài chính năm sẽ gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BC tài chính, Bảng cân đối số phát sinh tài khoản.
  • Lập báo cáo thuế quý IV.
  • Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN của năm
  • Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của năm
  • In các loại sổ sách phục vụ cho việc quyết toán thuế và việc thanh tra của kiểm toán. Những loại sổ sách này bao gồm: Sổ cái các tài khoản; Sổ quỹ tiền mặt; Sổ tiền gửi ngân hàng; Sổ chi tiết các tài khoản; Bảng trích khấu hao tài sản cố định; Phiếu thu – chi; …

Kế toán thuế có mức lương bao nhiêu?

130 - 169 triệu /năm
Tổng lương
120 - 156 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
10 - 13 triệu
/năm

Lương bổ sung

130 - 169 triệu

/năm
130 M
169 M
52 M 390 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Kế toán thuế

Tìm hiểu cách trở thành Kế toán thuế, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Kế toán thuế
130 - 169 triệu/năm
Kế toán thuế

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
19%
2 - 4
43%
5 - 7
5%
8+
33%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kế toán thuế?

Yêu cầu tuyển dụng

Trình độ học vấn

Để trở thành một Kế toán thuế, cần có trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn liên quan đến lĩnh vực kế toán và thuế. Ít nhất là bằng cử nhân thuộc các chuyên ngành Tài chính, Kế toán. Ngoài ra, để tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động hiện nay, nhiều người cũng học và lấy các chứng chỉ như CPA, CPO, ACCA.

Kinh nghiệm

Yêu cầu về kinh nghiệm của các nhà tuyển dụng đối với vị trí Kế toán thuế có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực và yêu cầu công việc của công ty. Tuy nhiên, hầu hết các nhà tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm từ 1 - 3 năm làm việc trong lĩnh vực kế toán thuế, kế toán tổng hợp hoặc kế toán nói chung.

Ngoài kinh nghiệm, nhà tuyển dụng cũng có thể yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm về các phần mềm kế toán, luật thuế, thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng.

Kiến thức chuyên môn về kế toán và thuế

Bộ phận kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác và tuân thủ các quy định về thuế của doanh nghiệp. Để có thể thực hiện công việc này, nhân viên kế toán thuế cần phải có kiến thức chuyên môn về cả kế toán và thuế.

Điều này bao gồm các quy định về thuế, chế độ thuế, quy định về lệ phí, khấu trừ thuế và nộp thuế. Họ cũng cần phải nắm vững các quy trình kế toán để có thể áp dụng chính xác vào quá trình kế toán của doanh nghiệp.

Kỹ năng sử dụng phần mềm

Với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ, các phần mềm kế toán đa dạng và được tối ưu, kế toán thuế cần xem xét phần mềm nào phù hợp với tổ chức, áp dụng và thành thạo để tiến hành công việc hiệu quả và nhanh chóng.

Kế toán thuế thuế cần phải biết cách sử dụng các phần mềm này để xử lý, lưu trữ và truy xuất dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Kỹ năng sử dụng phần mềm còn giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả công việc, giảm thiểu sai sót trong quá trình xử lý dữ liệu.

Kỹ năng giao tiếp

Kế toán thuế thường phải liên lạc với các bên liên quan như khách hàng, cơ quan thuế và đối tác kinh doanh, kỹ năng giao tiếp xuất sắc cho phép họ tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp cũng như thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn.

Kỹ năng phân tích số liệu và giải quyết vấn đề

Với vô số các vấn đề phát sinh trong quá trình tính toán và quản lý thuế, Kế toán thuế cần linh hoạt ứng phó, tránh xảy ra những sai phạm gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp. Kỹ năng giải quyết vấn đề còn giúp nhân viên Kế toán thuế đưa ra các dự đoán và kế hoạch cho các hoạt động liên quan đến thuế của doanh nghiệp trong tương lai.

Kỹ năng quản lý thời gian

Kế toán thuế thường phải đối mặt với những thời hạn quan trọng. Do đó, họ cần có khả năng quản lý thời gian để đảm bảo các khoản thuế được giải quyết đúng hạn.

Lộ trình thăng tiến

Mức lương bình quân của Kế toán thuế có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Kế toán thuế: 1 - 3 năm kinh nghiệm

Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể ứng tuyển vào các bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, vì còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn yếu nên đảm nhiệm ở một mảng nhất định như kế toán kho, Kế toán thuế,… sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Bạn có thể tham gia thêm các khóa học nghiệp vụ kế toán nâng cao để bổ trợ thêm kiến thức cho mình.

Kế toán tổng hợp: 3 - 5 năm kinh nghiệm

Ở cấp bậc này bạn đã có kinh nghiệm làm việc từ 2 đến 3 năm, có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tổng hợp bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, có thể phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính.

Kế toán trưởng: 5 - 10 năm kinh nghiệm

Là người đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của một doanh nghiệp, là người hướng dẫn, chỉ đạo công việc của các kiểm toán viên sao cho hợp lý nhất và làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Đây có thể được coi là vị trí cao nhất của một người làm nghề kế toán.

Giám đốc tài chính: 10 năm kinh nghiệm trở lên

Với kinh nghiệm từ 10 năm trở lên, một Kế toán thuế có thể tiến thẳng vào vị trí Giám đốc tài chính. Vai trò này yêu cầu kiến thức rộng về kế toán và tài chính, khả năng quản lý chiến lược và định hướng tài chính của tổ chức.

Tìm việc theo nghề nghiệp