Phúc lợi
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
Mô tả Công việc
- Thực hiện kiểm toán hoạt động cấp tín dụng tại các Đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống (Bao gồm các Chi nhánh, Phòng giao dịch, Trung tâm kinh doanh tại Hội sở, Chi nhánh và các phòng ban có chức năng kinh doanh tín dụng khác) theo phân công của Trưởng/Phó phòng.
- Tổng hợp kết quả kiểm toán, xây dựng dự thảo biên bản kiểm toán.
- Tham gia nghiên cứu xây dựng hướng dẫn, đào tạo nội bộ nhằm phát triển chuyên môn cho các thành viên khác theo yêu cầu của Trưởng phòng.
- Tham gia đề xuất và hỗ trợ Trưởng phòng xây dựng Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm
- Các công việc khác do lãnh đạo Phòng/Trung tâm giao.
Yêu Cầu Công Việc
- Tốt nghiệp ĐH chuyên ngành liên quan đến Kế toán - Kiểm toán, Tài chính Ngân hàng
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng/Kiểm toán
- Ưu tiên ứng viên nam, có kinh nghiệm từng làm việc tại vị trí Kiểm toán/Kiểm tra tín dụng mảng Khách hàng Doanh nghiệp/Khách hàng Doanh nghiệp lớn.
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: 25 Tr - 40 Tr VND
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (hay TPBank) là một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam được thành lập ngày 05/05/2008 bởi các cổ đông chủ chốt gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Công ty cổ phần FPT, Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore.
Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn”, TPBank luôn nỗ lực mang đến các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả nhất, xây dựng trên nền tảng thấu hiểu sâu sắc nhu cầu của khách hàng. Lấy công nghệ số và đổi mới sáng tạo làm trụ cột phát triển, TPBank luôn tiên phong trong các xu hướng sản phẩm - dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang bản sắc riêng đậm nét, khẳng định vị thế Ngân hàng số Số 1 tại Việt Nam.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng bảo hiểm sức khỏe.
- Được hưởng bảo hiểm xã hội.
- Chương trình chăm sóc sức khỏe định kỳ và đặc biệt (AON Care)
Các hoạt động ngoại khóa
- Chương trình nghỉ mát hàng năm.
- Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Nhóm hoạt động tình nguyện Hearts in Hand, và các nhóm thành viên khác được tổ chức và hoạt động thường xuyên.
- Các chương trình sinh hoạt đoàn thể
Lịch sử thành lập
- Tháng 5/2008: Khai trương TPBank
- Tháng 12/2013: TPBank ra mắt nhận diện thương hiệu mới và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích xuất sắc trong công tác tái cơ cấu
- Tháng 12/2014: TPBank khai trương trụ sở mới: Trụ sở được đặt tại 57 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Tháng 2/2017: TPBank chính thức ra mắt hệ thống điểm giao dịch tự động 24/7 LiveBank
- Tháng 10/2017: TPBank ra mắt ứng dụng thanh toán bằng mã QR.
- Tháng 11/2018: TPBank đón nhận huân chương lao động Hạng Ba do Đảng và Nhà nước trao tặng
- Tháng 3/2019: Vốn điều lệ của TPBank đạt 8.566 tỷ đồng
- Tháng 6/2020: TPBank là một trong sô 4 ngân hàng được Moody’s xếp hạng cao và giữ nguyên triển vọng ổn định
- Tháng 3/2021: Moody’s công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành, tiền gửi nội tệ và ngoại tệ dài hạn của TPBank ở mức B1.
- Tháng 12/2022: Dịch vụ tài chính ngân hàng TPBank được Bộ Công thương công nhận là “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam”.
- Tháng 3/2023: Ra mắt gói giải pháp Siêu Shop thiết kế riêng cho phân khúc chủ hộ kinh doanh với nhiều đặc quyền và ưu đãi
Mission
-
TPBank cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tài chính hoàn hảo cho Khách hàng và Đối tác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hiệu quả cao.
-
TPBank là tổ chức kinh tế hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả và bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho các Cổ đông.
-
TPBank tạo điều kiện tối ưu để mỗi CBNV có cuộc sống đầy đủ về kinh tế, phát huy năng lực sáng tạo và phát triển sự nghiệp bản thân.
-
TPBank là tổ chức có trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng với mục tiêu vì CON NGƯỜI và HƯNG THỊNH QUỐC GIA.
Review Ngân hàng Tiên Phong - TPBANK
Ngân hàng tốt, sếp giỏi, đồng nghiệp tốt, chế độ lương tốt so với thị trường (IT)
Tùy từng phòng sẽ tốt hay toxic (IT)
Ma mới bắt nạt ma cũ, thủ tục nghỉ việc lâu, chậm lương (RV)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Kiểm Toán Viên là gì?
Kiểm toán viên giúp kiểm soát ngân quỹ nhà nước và sự vận động của toàn bộ ngân quỹ và tài sản quốc gia. Không những thế, nó còn giúp cơ quan nhà nước đưa ra được những chính sách hiệu quả dựa trên kết quả thu nhận được. Ngoài ra, kiểm toán viên còn giúp cho doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá các thông tin tài chính - Kiểm toán và đưa ra những quyết định kinh doanh kịp thời.
Mô tả công việc của Kiểm toán viên
Lập ra kế hoạch kiểm toán
Khâu đầu tiên và rất quan trọng của kiểm toán là lập kế hoạch nhằm định hướng cho toàn bộ hoạt động sau này. Nếu kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán tốt, mọi công việc sẽ diễn ra suôn sẻ, dễ dàng ứng phó với các tình huống phát sinh.
Xây dựng nên chương trình kiểm toán
Việc xây dựng chương trình kiểm toán giúp kiểm toán viên thực hiện công việc chặt chẽ và chính xác. Để có thể xây dựng nên chương trình kiểm toán, kiểm toán viên cần phải xác định số lượng và thứ tự các bước, các công việc cần làm kể từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc công việc kiểm toán.
Thu thập thông tin bằng các phương pháp kiểm toán khác nhau
Ghi chép thông tin kiểm toán, đưa ra kết luận và lập báo cáo
Kiểm Toán Viên có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
156 - 221 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kiểm Toán Viên
Tìm hiểu cách trở thành Kiểm Toán Viên, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kiểm Toán Viên?
Yêu cầu tuyển dụng Kiểm toán viên
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Yêu cầu trình độ học vấn: Ứng viên cần đang theo học hoặc đã tốt nghiệp từ các trường đại học chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, hoặc các lĩnh vực liên quan.
- Yêu cầu kiến thức chuyên môn: Ứng viên cần nắm vững các khái niệm và quy trình cơ bản trong kiểm toán, hiểu biết về các tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế (ISA) và các nguyên tắc kế toán. Bên cạnh đó, kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán và công cụ quản lý tài chính như Excel, ACL, CaseWare là cần thiết. Khả năng phân tích số liệu, tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành các nhiệm vụ kiểm toán hiệu quả.
-
Yêu cầu kiến thức quy định pháp luật: Ngoài các yếu tố về chuyên môn thì vị trí kiểm toán viên đòi hỏi phải am hiểu về pháp luật và một số chính sách về tài chính liên quan đến lĩnh vực kiểm toán để đảm bảo không vi phạm trong quá trình làm việc.
Yêu cầu kỹ năng
- Kỹ năng phân tích và tư duy logic: Khả năng phân tích số liệu, nhận diện rủi ro tài chính và phát hiện các bất thường trong báo cáo tài chính là kỹ năng thiết yếu. Kiểm toán viên cần thể hiện sự cẩn trọng trong việc kiểm tra, đối chiếu dữ liệu và có tư duy phản biện để đưa ra nhận định chính xác.
-
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Kiểm toán viên cần biết cách truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả, đặc biệt là khi tương tác với khách hàng hoặc đồng nghiệp trong nhóm. Khả năng làm việc dưới áp lực, tuân thủ thời hạn và phối hợp tốt trong môi trường nhóm cũng là những yếu tố then chốt để thành công trong vị trí này.
Yêu cầu khác
- Sự tỉ mỉ và chú ý đến chi tiết: Kiểm toán là công việc đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ cao. Kiểm toán viên cần có khả năng làm việc với số liệu lớn mà vẫn giữ được tính chính xác, đảm bảo tuân thủ quy trình kiểm toán mà không bỏ sót chi tiết nhỏ nào.
- Yêu cầu về tính độc lập: Tính độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản mà kiểm toán viên cần phải có. Thông thường lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức tin tưởng vào các đánh giá của kiểm toán viên có tính độc lập và khả năng về chuyên môn nghiệp vụ.
- Yêu cầu về tư chất đạo đức: Đây là yếu tố quan trọng mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có không riêng về kiểm toán. Yêu cầu này nhằm đảm bảo cho công việc kiểm toán được diễn ra theo đúng chuẩn mực. Kiểm toán viên phải làm việc một cách cẩn trọng và tinh thần làm việc thẳng thắn, trung thực để đảm bảo đánh giá các thông tin tài chính Kiểm toán một cách chính xác.
Lộ trình thăng tiến của Kiểm toán
Số năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
Dưới 1 năm |
3.000.000 – 5.000.000 đồng/tháng |
|
1 - 5 năm |
7.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng |
|
5 - 8 năm |
Trưởng nhóm kiểm toán |
15.000.000 – 25.000.000 đồng/tháng |
8 - 12 năm |
Phó phòng kiểm toán |
20.000.000 – 35.000.000 đồng/tháng |
Trên 12 năm |
Giám đốc kiểm toán |
30.000.000 – 50.000.000 đồng/tháng |
Mức lương bình quân của Kiểm toán viên có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Kiểm toán nội bộ: 12 - 18 triệu/tháng
- Nhân viên kế toán: 7 - 10 triệu/tháng
Lộ trình thăng tiến thông thường của một Kiểm toán viên sẽ trải qua những cấp bậc sau đây:
1. Thực tập sinh kiểm toán
Mức lương: 3 - 5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh kiểm toán là một sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp tham gia vào chương trình thực tập để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán. Họ thường làm việc dưới sự hướng dẫn của các Thực tập sinh kiểm toán kinh nghiệm và tham gia vào các hoạt động kiểm toán thực tế nhằm phát triển các kỹ năng và hiểu biết về quy trình kiểm toán.
>> Đánh giá: Các công việc chính tại vị trí này là thu thập thông tin liên quan đến tài liệu tài chính, hợp đồng, báo cáo, và quy trình của khách hàng. Họ phải làm việc với các bộ phận khác để thu thập đầy đủ dữ liệu cần thiết cho quá trình kiểm toán,..
2. Kiểm toán viên
Mức lương: 7 - 10 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Sau khoảng 1 - 3 năm kinh nghiệm, Thực tập sinh kiểm toán có thể thăng tiến lên vị trí kiểm toán viên. Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra, đánh giá báo cáo tài chính, phân tích rủi ro và đưa ra đề xuất cải thiện quy trình. Họ giám sát các thực tập sinh và hỗ trợ kiểm toán viên cấp cao trong việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.
>> Đánh giá: Kiểm toán viên cần có khả năng thực hiện các cuộc kiểm toán độc lập, phân tích số liệu tài chính, và đánh giá các quy trình kiểm soát nội bộ. Họ cũng phải lập báo cáo kiểm toán chi tiết, xác minh tính chính xác của thông tin tài chính, và hướng dẫn các thành viên cấp dưới trong đội ngũ kiểm toán.
3. Trưởng nhóm kiểm toán
Mức lương: 15 - 25 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 8 năm
Với kinh nghiệm từ 5 - 8 năm, trưởng nhóm kiểm toán có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý một nhóm Thực tập sinh kiểm toán. Họ đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án kiểm toán, tham gia vào việc lập kế hoạch và phân công công việc, cũng như tương tác với khách hàng.
>> Đánh giá: Trưởng nhóm kiểm toán cần có kinh nghiệm vững trong lĩnh vực kiểm toán, khả năng lãnh đạo đội nhóm và kỹ năng quản lý dự án xuất sắc. Họ phải đảm bảo chất lượng công việc, tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán, và giao tiếp hiệu quả với khách hàng và các bên liên quan.
4. Phó phòng kiểm toán
Mức lương: 20 - 35 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 8 - 12 năm
Với kinh nghiệm từ 8 - 12 năm, phó phòng kiểm toán đảm nhiệm vai trò quản lý toàn diện của các dự án kiểm toán. Họ giám sát và hướng dẫn các trưởng nhóm và Thực tập sinh kiểm toán, đảm bảo chất lượng và tuân thủ các quy trình kiểm toán.
>> Đánh giá: Vị trí Phó Phòng Kiểm Toán yêu cầu ứng viên có nền tảng vững về kiểm toán, kế toán, và tài chính, thường cần ít nhất 5-7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực. Ứng viên cần có khả năng lãnh đạo, kỹ năng phân tích xuất sắc, và kinh nghiệm quản lý đội ngũ cùng với sự hiểu biết sâu sắc về các quy định, tiêu chuẩn kiểm toán.
5. Giám đốc kiểm toán
Mức lương: 30 - 50 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 10 năm trở lên
Với kinh nghiệm từ 10 năm trở lên, giám đốc kiểm toán có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động kiểm toán của công ty hoặc bộ phận kiểm toán. Họ thường tham gia vào quản lý chiến lược, phát triển kinh doanh, tạo và duy trì mối quan hệ với khách hàng quan trọng.
>> Đánh giá: Vị trí Giám đốc Kiểm toán đòi hỏi ứng viên có trình độ chuyên môn cao về kiểm toán và tài chính, với kinh nghiệm tối thiểu 10 năm trong lĩnh vực này, bao gồm ít nhất 3 năm ở vai trò quản lý. Ứng viên cần có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc, khả năng quản lý rủi ro và hiểu biết sâu về quy định pháp luật, tiêu chuẩn kế toán.
5 bước giúp Kiểm toán viên thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn
Dù là đang ở vị trí nào, bạn cũng nên dành thời gian liên tục trau dồi và cập nhật các kỹ năng chuyên môn, nắm vững quy trình kiểm toán và các tiêu chuẩn mới nhất. Điều này không chỉ tăng cường khả năng làm việc mà còn mở ra nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong nghề.
Tìm kiếm cơ hội tại các công ty lớn
Ứng tuyển vào các công ty kiểm toán hàng đầu không chỉ giúp bạn học hỏi từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm mà còn mang lại cơ hội phát triển nghề nghiệp nhanh chóng nhờ vào các chương trình đào tạo chuyên nghiệp và lộ trình thăng tiến rõ ràng.
Xây dựng kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực cụ thể
Việc tập trung phát triển kiến thức chuyên môn sâu trong một lĩnh vực như tài chính, thuế hoặc kiểm toán tài chính sẽ giúp bạn trở thành một chuyên gia có giá trị, đồng thời gia tăng khả năng cạnh tranh khi ứng tuyển vào các vị trí cao cấp.
Phát triển tư duy và kỹ năng quản lý
Rèn luyện kỹ năng quản lý, lãnh đạo và khả năng xử lý tình huống phức tạp là bước quan trọng giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho các vị trí quản lý trong tương lai đồng thời có được sự tin tưởng của ban lãnh đạo và đồng nghiệp.
Xem xét lựa chọn trở thành kiểm toán viên tự do
Việc trở thành kiểm toán viên tự do không chỉ mang lại sự linh hoạt trong công việc mà còn mở ra nhiều cơ hội làm việc với các khách hàng đa dạng, từ đó giúp bạn nâng cao kỹ năng và tăng thu nhập.
>> Xem thêm:
Việc làm Thực tập sinh kiểm toán cho người mới
Việc làm Kiểm toán nội bộ đang tuyển dụng
Việc làm Kiểm toán đang tuyển dụng