28 việc làm
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 1 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 2 ngày trước
Tập đoàn dầu khí Việt Nam
Giảng Viên An Toàn
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
4.6
14 - 20 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 15 ngày trước
12 - 14 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 17 ngày trước
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM OPSWAT VIỆT NAM (OPSWAT Software Vietnam)
Cybersecurity Instructor/Trainer
OPSWAT Software Vietnam
4.3
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 19 ngày trước
10 - 16 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 29 ngày trước
10 - 16 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
10 - 16 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM
GIẢNG VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM (UEF)
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh, Hòa Bình
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM
Chuyên viên Research and Development Food
CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM
3.8
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh, Đồng Nai
Đăng 4 ngày trước
10 - 20 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 7 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 7 ngày trước
AkzoNobel Vietnam
R&D Specialist
AkzoNobel Vietnam
4.1
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 15 ngày trước
15 - 20 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 16 ngày trước
CÔNG TY TNHH THỜI TRANG VÀ MỸ PHẨM ÂU CHÂU (ACFC)
R&D Coordinator (F&B)
MỸ PHẨM ÂU CHÂU (ACFC)
2.5
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 19 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh, Đồng Nai
Đăng 20 ngày trước
13 - 16 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 23 ngày trước
13 - 16 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 24 ngày trước
CÔNG TY TNHH XNK ĐẠI DƯƠNG XANH
R&D Packaging Executive
ĐẠI DƯƠNG XANH
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 24 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh, Long An
Đăng 24 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30 ngày trước
Công Ty Cổ Phần Bao Bì Tín Thành (BATICO)
TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN R&D
Công Ty Bao Bì Tín Thành
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Ecombest LLC
Nhân Viên R&D
Ecombest LLC
8.5 - 13.5 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Viện Nghiên cứu Kinh doanh – ĐH Kinh Tế TP.HCM
Trợ Lý Nghiên Cứu
Viện Nghiên cứu Kinh doanh – ĐH Kinh Tế TP.HCM
10 - 30 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 23 ngày trước
Tuyển dụng Công chức Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024
UBND phường Tân Thành, Tân Phú, TP.HCM tuyển dụng Người HĐ không chuyên trách
Công chức Thành phố Hồ Chí Minh
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 1
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 1
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 12/09/2024
Hạn nộp hồ sơ: 12/09/2025
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 5
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
UBND phường Tân Thành, Tân Phú, TP.HCM

Ủy ban nhân dân phường Tân Thành thông báo việc tuyển dụng chức danh Người hoạt động không chuyên trách: Thủ quỹ – Văn thư – Lưu trữ; Bình đẳng giới – Trẻ em; phụ trách Kinh tế; Lao động – Thương binh và Xã hội; Tuyên giáo.

1. Đối tượng tuyển dụng:

Người hoạt động không chuyên trách chức danh Thủ quỹ – Văn thư – Lưu trữ; Bình đẳng giới – Trẻ em; phụ trách Kinh tế; Lao động – Thương binh và Xã hội; Tuyên giáo.

2. Điều kiện tuyển dụng:

– Là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao.

– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổ chức thực hiện và vận động Nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

– Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

– Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp Trung học phổ thông.

– Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Trung cấp trở lên.

3. Mô tả công việc

– Đối với chức danh Thủ quỹ – Văn thư – Lưu trữ

Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp phường tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường trong các lĩnh vực: Văn thư – Lưu trữ.

Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Cập nhật hồ sơ lưu trữ và quản lý kho lưu trữ.

+ Tham mưu lịch công tác tuần. Rà soát, báo cáo theo quy định.

+ Phụ trách theo dõi tổng đài 1022 về tiếp nhận thông tin trên địa bàn phường.

Theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở các bộ phận, cán bộ, công chức thực hiện các nội dung chỉ đạo của Thường trực Ủy ban nhân dân phường.

Thực hiện các công việc phát sinh khác do lãnh đạo phường phân công.

– Đối với chức danh Bình đẳng giới – Trẻ em

Công tác Bình đẳng giới:

+ Tham mưu thực hiện công tác Phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ.

+ Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11) và báo cáo kết quả thực hiện.

Công tác trẻ em:

+ Câu lạc bộ ông bà cháu “Xã phường phù hợp với trẻ em”.

+ Tham mưu xây dựng và thực hiện các tiêu chí “Phường phù hợp với trẻ em.

+ Cập nhật phần mềm dữ liệu Trẻ em. Quản lý sổ theo dõi trẻ em trong gia đình.

+ Phụ trách công tác Trẻ em: tham mưu báo cáo tháng, quý, năm; thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; trẻ có hoàn cảnh đặc biệt (trẻ mồ côi, khuyết tật).

+ Tham mưu chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vào các dịp lễ, tết.

Thực hiện các công việc phát sinh khác do lãnh đạo phường phân công.

– Đối với chức danh phụ trách Kinh tế

Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp phường tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường trong các lĩnh vực: Kinh tế; công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm công nông nghiệp.

Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai phát triển kinh tế trên địa bàn phường. Theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ của các hộ kinh doanh trên địa bàn phường (số đơn vị, sản lượng, tình trạng hoạt động…).

+ Phối hợp xử lý các vấn đề liên quan đến công tác quản lý thị trường, quản lý kinh tế.

+ Tuyên truyền, phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức hoạt động thực hiện cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, hưởng ứng tháng khuyến mãi của Thành phố. Quản lý các cửa hàng tiện lợi tham gia công tác bình ổn giá. Phối hợp quận kiểm tra giá cả theo chuyên đề.

+ Phối hợp phòng Kinh tế quận đôn đốc thu quỹ Phòng, chống thiên tai đối với doanh nghiệp, hộ sản xuất – kinh doanh.

+ Phối hợp công tác kiểm tra liên ngành văn hóa – xã hội.

+ Phụ trách an toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp và công thương.

+ Kiểm tra doanh nghiệp dưới 10 lao động chưa tham gia BHXH, BHYT.

+ Kiểm tra, xử lý bắt chó thả rông và động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh dại trên địa bàn phường.

Thực hiện các công việc phát sinh khác do lãnh đạo phường phân công.

– Đối với chức danh Lao động, Thương binh và Xã hội

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân phường tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường trong các lĩnh vực: Lao động, thương binh và xã hội; công tác thống kê.

Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Phối hợp Công an phường tham mưu xây dựng phường lành mạnh không có tệ nạn mại dâm, ma túy

+ Phối hợp Công an phường lập hồ sơ đối tượng lang thang xin ăn đưa vào trung tâm Hỗ trợ xã hội thành phố Hồ Chí Minh; đưa người bệnh tâm thần lang thang vào Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần.

+ Phối hợp Tổ cán sự tình nguyện xã hội phường trong hỗ trợ các đối tượng ma túy, phòng chống mại dâm, phòng chống buôn bán người.

+ Phối hợp với Trạm Y tế thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS.

+ Phối hợp Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận kiểm tra an toàn lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, các Trung tâm giới thiệu việc làm và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn phường.

+ Thống kê dân số, lao động, việc làm.

+ Phụ trách công tác thống kê theo yêu cầu của ngành Thống kê.

+ Tuyên truyền và phát triển người tham gia Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế bắt buộc.

+ Quản lý Hội trường, phòng họp, âm thanh của cơ quan.

Thực hiện các công việc phát sinh khác do lãnh đạo phường phân công.

– Đối với chức danh Tuyên giáo

+ Tham mưu xây dựng, thực hiện chương trình hoạt động của Tổ Tuyên giáo hàng quý, năm.

+ Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

+ Lập danh sách cử đi học các lớp bồi dưỡng chính trị cho Ban Tuyên giáo tổ chức.

+ Tham mưu các kế hoạch tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn.

+ Tham mưu mua tạp chí, tài liệu cho Đảng ủy và chi bộ.

4. Hồ sơ dự tuyển:

4.1. Đơn xin việc.

4.2. Sơ yếu lý lịch, có dán ảnh cỡ 4×6, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, Phường, Thị trấn nơi người dự tuyển cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức người đó đang công tác, học tập (thời gian xác nhận tính đến ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng).

4.3. Bản sao bằng tốt nghiệp THPT và các văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm đại học, giấy chứng nhận thuộc diện ưu tiên của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

4.4. Bản sao Giấy khai sinh, CCCD.

4.5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế Quận, Huyện trở lên cấp (trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ).

4.6. 02 ảnh cỡ 4×6 và 03 phong bì thư có dán tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận.

4.7. Đơn đề nghị xác nhận của Công an tại nơi cư trú (Đơn xác nhận hạnh kiểm).

5. Địa điểm thời gian nhận hồ sơ:

Ủy ban nhân dân phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh (số 146 Độc Lập, phường Tân Thành, quận Tân Phú, lầu 1, bà Huỳnh Thị Trà My, công chức Văn phòng – Thống kê).

6. Thời hạn nộp hồ sơ:

Từ ngày 10/9/2024 đến 19/9/2024

Lưu ý:

– Chỉ tiếp nhận các hồ sơ thực hiện đầy đủ theo yêu cầu (không trả lại hồ sơ).

– Người tham gia dự tuyển trực tiếp đến nộp hồ sơ (Không trao đổi qua điện thoại, không nhận các hồ sơ do người khác nộp hộ hoặc hồ sơ chuyển qua đường bưu điện).

Khu vực
Báo cáo
Tuyển dụng Công chức Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024
Công chức Thành phố Hồ Chí Minh Xem trang công ty
Quy mô:
__
Địa điểm:

Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay - 1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của thành phố Hồ Chí Minh. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.

Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn

Công việc của Nghiên cứu Kinh tế là gì?

Nghiên cứu Kinh tế là một quá trình tìm hiểu và phân tích các khía cạnh của hoạt động kinh tế trong xã hội. Người Nghiên cứu Kinh tế tập trung vào việc thu thập và phân tích dữ liệu kinh tế để hiểu sâu hơn về cách các yếu tố kinh tế tương tác với nhau và ảnh hưởng đến sự phát triển của một quốc gia hoặc khu vực. Họ sử dụng các phương pháp thống kê, mô hình hóa, và lý thuyết kinh tế để đưa ra các dự đoán, đề xuất chính sách, và giải quyết các vấn đề kinh tế quan trọng.

Mô tả công việc của Nghiên cứu Kinh tế

Nghiên cứu Kinh tế là một lĩnh vực quan trọng trong lĩnh vực khoa học xã hội, tập trung vào việc hiểu và phân tích các quá trình kinh tế, hiện tượng và chính sách liên quan đến tài chính, sản xuất, tiêu dùng và phân phối tài nguyên. Công việc của người Nghiên cứu Kinh tế có thể đa dạng và bao gồm các hoạt động sau:

  • Thu thập dữ liệu: Người Nghiên cứu Kinh tế thường phải thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như tài liệu hồ sơ, cuộc khảo sát, dữ liệu thống kê, và cơ sở dữ liệu kinh tế.
  • Phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập dữ liệu, họ sẽ tiến hành phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng các phương pháp thống kê và kinh tế học. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về mối quan hệ và xu hướng trong dữ liệu.
  • Nghiên cứu thị trường: Một phần quan trọng của Nghiên cứu Kinh tế là nghiên cứu về thị trường, bao gồm nghiên cứu về cung cầu, giá cả, và cạnh tranh. Điều này giúp dự đoán sự phát triển và biến động của các ngành kinh tế.
  • Đánh giá chính sách: Người Nghiên cứu Kinh tế thường phân tích các chính sách kinh tế hiện tại và đề xuất chính sách mới để giải quyết các vấn đề kinh tế cụ thể như tăng trưởng kinh tế, việc làm, và phát triển bền vững.
  • Viết báo cáo và bài nghiên cứu: Sau khi hoàn thành quá trình nghiên cứu, họ thường viết báo cáo hoặc bài nghiên cứu để chia sẻ kết quả và kiến thức của mình với cộng đồng nghiên cứu và quyết định chính trị.
  • Dự đoán kinh tế: Một phần của công việc Nghiên cứu Kinh tế là dự đoán các xu hướng kinh tế trong tương lai dựa trên dữ liệu và mô hình kinh tế.
  • Tham gia giảng dạy: Nhiều người Nghiên cứu Kinh tế cũng là giảng viên tại các trường đại học và truyền đạt kiến thức và kỹ năng nghiên cứu cho thế hệ trẻ.

Công việc của người Nghiên cứu Kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức xã hội hiểu và quản lý tốt hơn các vấn đề kinh tế và xã hội. Nó cũng đóng góp vào việc phát triển chính sách kinh tế và xây dựng những quyết định có căn cứ khoa học.

Nghiên cứu Kinh tế có mức lương bao nhiêu?

91 - 182 triệu /năm
Tổng lương
84 - 168 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
7 - 14 triệu
/năm

Lương bổ sung

91 - 182 triệu

/năm
91 M
182 M
39 M 260 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Nghiên cứu Kinh tế

Tìm hiểu cách trở thành Nghiên cứu Kinh tế, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Nghiên cứu Kinh tế
91 - 182 triệu/năm
Nghiên cứu Kinh tế

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
10%
2 - 4
28%
5 - 7
47%
8+
15%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nghiên cứu Kinh tế?

Yêu cầu tuyển dụng của Nghiên cứu Kinh tế

Yêu cầu tuyển dụng cho vị trí liên quan đến Nghiên cứu Kinh tế thường tập trung vào hai tiêu chí chính: kiến thức chuyên môn và kỹ năng cơ bản. Dưới đây là mô tả chi tiết cho mỗi tiêu chí:

Kiến thức chuyên môn

  • Học vấn: Ứng viên cần có bằng cử nhân, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ trong lĩnh vực Kinh tế hoặc các chuyên ngành liên quan như Tài chính, Quản lý, Kế toán, Thương mại quốc tế, hoặc các ngành học có liên quan khác.
  • Kiến thức chuyên sâu: Ứng viên cần có kiến thức sâu về các lý thuyết và phương pháp Nghiên cứu Kinh tế, bao gồm cả lý thuyết kinh tế, thống kê, và phân tích dữ liệu. Họ nên hiểu về các nguyên tắc kinh tế, thị trường, chính trị kinh tế, và các vấn đề kinh tế hiện đang được quan tâm.
  • Kinh nghiệm nghiên cứu: Nếu có, kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án nghiên cứu, viết bài báo khoa học, hoặc tham gia vào các dự án Nghiên cứu Kinh tế là một lợi thế.

Kỹ năng cơ bản:

  • Phân tích dữ liệu: Ứng viên cần có khả năng thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu kinh tế bằng các công cụ như Excel, R, Python hoặc STATA. Họ nên biết cách sử dụng các phương pháp thống kê để đưa ra kết luận từ dữ liệu.
  • Nghiên cứu và viết báo cáo: Kỹ năng nghiên cứu là quan trọng để tìm hiểu về vấn đề kinh tế, đọc và hiểu các nghiên cứu trước đó, và thiết kế và thực hiện các nghiên cứu mới. Có khả năng viết báo cáo nghiên cứu có tính logic và rõ ràng là một yêu cầu quan trọng.
  • Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng trình bày kết quả nghiên cứu một cách rõ ràng và thuyết phục cho đồng nghiệp và khách hàng là một kỹ năng quan trọng. Điều này bao gồm khả năng thuyết trình và viết báo cáo.
  • Làm việc nhóm: Trong Nghiên cứu Kinh tế, thường cần làm việc cùng đồng nghiệp và chia sẻ thông tin với nhau. Tính linh hoạt và khả năng làm việc nhóm tốt là một yêu cầu quan trọng.

Yêu cầu tuyển dụng cụ thể có thể thay đổi tùy theo vị trí cụ thể và tổ chức tuyển dụng, nhưng các tiêu chí trên thường là quan trọng để đảm bảo ứng viên có khả năng thực hiện công việc Nghiên cứu Kinh tế một cách hiệu quả.

Lộ trình thăng tiến của Nghiên cứu Kinh tế

Mức lương trung bình của Nghiên cứu Kinh tế tại Việt Nam khoảng từ 15 triệu đến 25 triệu VND/tháng. Mức lương của từng cấp bậc trong thăng tiến vị trí Nghiên cứu Kinh tế tại Việt Nam có thể thay đổi một chút tùy theo công ty, ngành nghề, và vùng địa lý.

Lộ trình thăng tiến trong lĩnh vực Nghiên cứu Kinh tế có thể khá linh hoạt và khác nhau tùy thuộc vào quốc gia, tổ chức nghiên cứu, và cá nhân. Dưới đây là một mô hình chung về lộ trình thăng tiến từ thực tập sinh đến các cấp bậc cao hơn trong lĩnh vực Nghiên cứu Kinh tế:

Thực tập sinh (Internship)

Thực tập sinh thường là những người mới tốt nghiệp hoặc đang học đại học và muốn có trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực Nghiên cứu Kinh tế.

Công việc thực tập thường làm quen với các phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu, và học hỏi từ người đứng đầu.

Nghiên cứu viên (Research Assistant)

Sau khi hoàn thành thực tập, một số người có thể được cung cấp cơ hội làm việc như là một nghiên cứu viên.

Công việc này liên quan đến hỗ trợ trong các dự án nghiên cứu, thu thập dữ liệu, phân tích số liệu, và viết báo cáo.

Thạc sĩ Nghiên cứu (Research Master's Degree)

Một số người chọn tiếp tục học sau cấp bậc đại học để đạt bằng thạc sĩ trong lĩnh vực kinh tế.

Chương trình này tập trung vào nghiên cứu và phân tích sâu hơn, và có thể bao gồm việc viết luận văn nghiên cứu.

Tiến sĩ Nghiên cứu (Ph.D. in Economics)

Tiến sĩ là một cấp bậc quan trọng trong lĩnh vực Nghiên cứu Kinh tế. Để đạt được tiến sĩ, bạn cần hoàn thành khóa học đầy đủ về nghiên cứu và thực hiện một luận án nghiên cứu độc lập.

Tiến sĩ có thể tiếp tục làm việc trong nghiên cứu, dạy học ở trường đại học, hoặc thậm chí làm việc cho các tổ chức quốc tế, chính phủ, hoặc doanh nghiệp.

Giảng viên Đại học (University Professor)

Một số người sau khi có tiến sĩ và có kinh nghiệm nghiên cứu có thể trở thành giảng viên đại học.

Giảng viên đại học giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu cho sinh viên, và tiếp tục thực hiện nghiên cứu.

Chuyên gia Nghiên cứu (Research Expert)

Nếu bạn có thành công trong việc nghiên cứu và có công trình nghiên cứu đáng chú ý, bạn có thể trở thành một chuyên gia nghiên cứu.

Các chuyên gia thường được mời tham gia vào các dự án quan trọng và có thể làm việc cho các tổ chức nghiên cứu hàng đầu.

Giám đốc Nghiên cứu (Research Director) hoặc Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu (Research Department Head)

Một số người có thể tiến xa hơn và trở thành giám đốc nghiên cứu hoặc chủ nhiệm phòng nghiên cứu trong tổ chức nghiên cứu hoặc trường đại học.

Trong vai trò này, họ có thể quản lý nghiên cứu của một nhóm hoặc phòng nghiên cứu, định hướng chiến lược nghiên cứu, và quản lý tài chính và nguồn lực.

Lưu ý rằng lộ trình này có thể biến đổi tùy theo quốc gia và tổ chức. Điều quan trọng là tiếp tục nâng cao kỹ năng, nắm vững kiến thức, và thực hiện nghiên cứu chất lượng để thăng tiến trong lĩnh vực Nghiên cứu Kinh tế.

Tìm việc theo nghề nghiệp