UBND phường Sơn Kỳ thông báo tuyển dụng chức danh Người hoạt động không chuyên trách phụ trách công tác Kinh tế phường, như sau:
1. Mô tả công việc:
– Kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở sản xuất kinh doanh trong công tác phòng, chống cháy nổ, ô nhiễm môi trường. Tham mưu công tác liên quan về phòng cháy chữa cháy và thực hiện phường điểm, khu phố điểm về an toàn phòng cháy chữa cháy; phòng, chống cháy nổ; triển khai, thực hiện kiểm tra, xử lý về Bộ luật lao động (trừ công tác giải quyết việc làm, giải quyết tranh chấp lao động).
– Tham mưu toàn bộ công tác liên quan đến phòng, chống dịch cúm gia cầm và kiểm tra, xử lý các hộ kinh doanh, nuôi nhốt gia cầm.
– Tham mưu công tác liên quan đến Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; rà soát và đề xuất trang bị công cụ, phương tiện phục vụ phòng chống thiên tai. Phối hợp bộ phận Địa chính – Xây dựng – Đô thị và Môi trường tham mưu mé, tỉa nhánh cây có nguy cơ gãy, đổ khi mưa dông.
– Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp phường tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường trong các lĩnh vực: Kinh tế; công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, quản lý vật nuôi, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, công nông nghiệp.
– Tham mưu phát triển kinh tế địa phương theo định hướng chung của ngành dọc, quản lý công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Phát triển khoa học công nghệ, công tác phát triển sản xuất, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, doanh thu thương mại trên địa bàn phường.
– Tham mưu toàn bộ công tác liên quan đến điện năng, khoa học công nghệ.
– Hướng dẫn, kiểm tra, xử lý việc chấp hành các quy định của Pháp luật đối với các doanh nghệp, cơ sở trên địa bàn phường.
– Phối hợp xử lý các vấn đề liên quan đến công tác quản lý thị trường, quản lý kinh tế. Quản lý các cửa hàng tiện lợi tham gia công tác bình ổn giá. Phối hợp quận kiểm tra giá cả theo chuyên đề.
– Phối hợp tham mưu, hướng dẫn tuyên truyền công tác Phòng cháy chữa cháy – Cứu nạn cứu hộ đa dạng về hình thức, hiệu quả, thiết thực, phù hợp điều kiện thực tế tại địa bàn phường.
– Quản lý Nhà nước về công tác Phòng cháy chữa cháy – Cứu nạn cứu hộ. Phối hợp với ngành chức năng quản lý tốt các cơ sở kinh doanh thực hiện nghiêm các quy định đảm bảo an toàn về Phòng cháy chữa cháy – Cứu nạn cứu hộ.
– Rà soát, xây dựng mô hình “Tổ liên gia an toàn Phòng cháy chữa cháy” và “Điểm chữa cháy công cộng” phù hợp với các yêu cầu theo quy định
– Phối hợp công tác kiểm tra liên ngành Văn hóa – Xã hội.
– Phụ trách an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp và công thương.
– Tham mưu xây dựng kế hoạch năm, báo cáo định kỳ tháng, quý, năm và theo yêu cầu quận thuộc lĩnh vực kinh tế.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Ủy ban nhân dân phường giao.
– Tham mưu công tác hàng giả hàng gian, vận tải hành khách.
– Phối hợp Phòng Kinh tế đôn đốc thu quỹ Phòng, chống thiên tai đối với doanh nghiệp, hộ sản xuất – kinh doanh.
2. Yêu cầu công việc:
– Là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ, công vụ.
– Cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh.
– Lý lịch rõ ràng, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổ chức thực hiện và vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiểu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
– Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
– Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp Trung học phổ thông.
– Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức danh tuyển dụng.
– Giới tính, độ tuổi: Nam, nữ dưới 40 tuổi.
– Có trách nhiệm trong công việc, năng động, chịu học hỏi, nhiệt tình, cẩn thận, trung thực và chăm chỉ.
– Người được tuyển dụng sẽ được hưởng quyền lợi như: Lương, thưởng và các chế độ khác theo quy định của Nhà nước.
3. Hồ sơ dự tuyển: 03 bộ hồ sơ, gồm:
– Đơn xin việc (bản chính).
– Sơ yếu lý lịch có dán ảnh 4×6 và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người dự tuyển cư trú, thời gian xác nhận tính đến ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng (bản chính).
– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp Quận, Huyện trở lên cấp trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ (bản chính).
– Giấy xác nhận hạnh kiểm tại nơi cư trú (bản chính).
– Căn cước công dân (bản sao).
– Các loại giấy tờ có liên quan đến trình độ đào tạo như: Bản sao bằng tốt nghiệp THPT và các văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm đại học, giấy chứng nhận thuộc diện ưu tiên của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
4. Trường hợp ưu tiên đối với người ứng tuyển:
– Người ứng tuyển có kinh nghiệm trong công tác tại vị trí tuyển dụng.
5. Địa điểm nhận hồ sơ
Văn phòng Ủy ban nhân dân phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ: số 89 Tân Thắng, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh).
6. Thời hạn nộp hồ sơ: từ ngày 06/9/2024 đến hết ngày 16/9/2024.
* Lưu ý:
– Chỉ tiếp nhận các hồ sơ đã thực hiện đầy đủ theo yêu cầu (không hoàn trả hồ sơ) và tiếp nhận trong giờ hành chính.
– Người tham gia dự tuyển trực tiếp đến nộp hồ sơ (không trao đổi qua điện thoại, không nhận các hồ sơ do người khác nộp hộ hoặc hồ sơ chuyển qua đường bưu điện)./.
Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay - 1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của thành phố Hồ Chí Minh. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.
Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nghiên cứu Kinh tế là gì?
Nghiên cứu Kinh tế là một quá trình tìm hiểu và phân tích các khía cạnh của hoạt động kinh tế trong xã hội. Người Nghiên cứu Kinh tế tập trung vào việc thu thập và phân tích dữ liệu kinh tế để hiểu sâu hơn về cách các yếu tố kinh tế tương tác với nhau và ảnh hưởng đến sự phát triển của một quốc gia hoặc khu vực. Họ sử dụng các phương pháp thống kê, mô hình hóa, và lý thuyết kinh tế để đưa ra các dự đoán, đề xuất chính sách, và giải quyết các vấn đề kinh tế quan trọng.
Mô tả công việc của Nghiên cứu Kinh tế
Nghiên cứu Kinh tế là một lĩnh vực quan trọng trong lĩnh vực khoa học xã hội, tập trung vào việc hiểu và phân tích các quá trình kinh tế, hiện tượng và chính sách liên quan đến tài chính, sản xuất, tiêu dùng và phân phối tài nguyên. Công việc của người Nghiên cứu Kinh tế có thể đa dạng và bao gồm các hoạt động sau:
- Thu thập dữ liệu: Người Nghiên cứu Kinh tế thường phải thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như tài liệu hồ sơ, cuộc khảo sát, dữ liệu thống kê, và cơ sở dữ liệu kinh tế.
- Phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập dữ liệu, họ sẽ tiến hành phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng các phương pháp thống kê và kinh tế học. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về mối quan hệ và xu hướng trong dữ liệu.
- Nghiên cứu thị trường: Một phần quan trọng của Nghiên cứu Kinh tế là nghiên cứu về thị trường, bao gồm nghiên cứu về cung cầu, giá cả, và cạnh tranh. Điều này giúp dự đoán sự phát triển và biến động của các ngành kinh tế.
- Đánh giá chính sách: Người Nghiên cứu Kinh tế thường phân tích các chính sách kinh tế hiện tại và đề xuất chính sách mới để giải quyết các vấn đề kinh tế cụ thể như tăng trưởng kinh tế, việc làm, và phát triển bền vững.
- Viết báo cáo và bài nghiên cứu: Sau khi hoàn thành quá trình nghiên cứu, họ thường viết báo cáo hoặc bài nghiên cứu để chia sẻ kết quả và kiến thức của mình với cộng đồng nghiên cứu và quyết định chính trị.
- Dự đoán kinh tế: Một phần của công việc Nghiên cứu Kinh tế là dự đoán các xu hướng kinh tế trong tương lai dựa trên dữ liệu và mô hình kinh tế.
- Tham gia giảng dạy: Nhiều người Nghiên cứu Kinh tế cũng là giảng viên tại các trường đại học và truyền đạt kiến thức và kỹ năng nghiên cứu cho thế hệ trẻ.
Công việc của người Nghiên cứu Kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức xã hội hiểu và quản lý tốt hơn các vấn đề kinh tế và xã hội. Nó cũng đóng góp vào việc phát triển chính sách kinh tế và xây dựng những quyết định có căn cứ khoa học.
Nghiên cứu Kinh tế có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
91 - 182 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nghiên cứu Kinh tế
Tìm hiểu cách trở thành Nghiên cứu Kinh tế, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nghiên cứu Kinh tế?
Yêu cầu tuyển dụng của Nghiên cứu Kinh tế
Yêu cầu tuyển dụng cho vị trí liên quan đến Nghiên cứu Kinh tế thường tập trung vào hai tiêu chí chính: kiến thức chuyên môn và kỹ năng cơ bản. Dưới đây là mô tả chi tiết cho mỗi tiêu chí:
Kiến thức chuyên môn
- Học vấn: Ứng viên cần có bằng cử nhân, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ trong lĩnh vực Kinh tế hoặc các chuyên ngành liên quan như Tài chính, Quản lý, Kế toán, Thương mại quốc tế, hoặc các ngành học có liên quan khác.
- Kiến thức chuyên sâu: Ứng viên cần có kiến thức sâu về các lý thuyết và phương pháp Nghiên cứu Kinh tế, bao gồm cả lý thuyết kinh tế, thống kê, và phân tích dữ liệu. Họ nên hiểu về các nguyên tắc kinh tế, thị trường, chính trị kinh tế, và các vấn đề kinh tế hiện đang được quan tâm.
- Kinh nghiệm nghiên cứu: Nếu có, kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án nghiên cứu, viết bài báo khoa học, hoặc tham gia vào các dự án Nghiên cứu Kinh tế là một lợi thế.
Kỹ năng cơ bản:
- Phân tích dữ liệu: Ứng viên cần có khả năng thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu kinh tế bằng các công cụ như Excel, R, Python hoặc STATA. Họ nên biết cách sử dụng các phương pháp thống kê để đưa ra kết luận từ dữ liệu.
- Nghiên cứu và viết báo cáo: Kỹ năng nghiên cứu là quan trọng để tìm hiểu về vấn đề kinh tế, đọc và hiểu các nghiên cứu trước đó, và thiết kế và thực hiện các nghiên cứu mới. Có khả năng viết báo cáo nghiên cứu có tính logic và rõ ràng là một yêu cầu quan trọng.
- Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng trình bày kết quả nghiên cứu một cách rõ ràng và thuyết phục cho đồng nghiệp và khách hàng là một kỹ năng quan trọng. Điều này bao gồm khả năng thuyết trình và viết báo cáo.
- Làm việc nhóm: Trong Nghiên cứu Kinh tế, thường cần làm việc cùng đồng nghiệp và chia sẻ thông tin với nhau. Tính linh hoạt và khả năng làm việc nhóm tốt là một yêu cầu quan trọng.
Yêu cầu tuyển dụng cụ thể có thể thay đổi tùy theo vị trí cụ thể và tổ chức tuyển dụng, nhưng các tiêu chí trên thường là quan trọng để đảm bảo ứng viên có khả năng thực hiện công việc Nghiên cứu Kinh tế một cách hiệu quả.
Lộ trình thăng tiến của Nghiên cứu Kinh tế
Mức lương trung bình của Nghiên cứu Kinh tế tại Việt Nam khoảng từ 15 triệu đến 25 triệu VND/tháng. Mức lương của từng cấp bậc trong thăng tiến vị trí Nghiên cứu Kinh tế tại Việt Nam có thể thay đổi một chút tùy theo công ty, ngành nghề, và vùng địa lý.
- Đối với Nghiên cứu tế bào : 9.000.000 - 14.000.000 VNĐ (1 tháng)
- Đối với Trợ lý Nghiên cứu: 5.000.000 - 7.000.000 VNĐ (1 tháng).
Lộ trình thăng tiến trong lĩnh vực Nghiên cứu Kinh tế có thể khá linh hoạt và khác nhau tùy thuộc vào quốc gia, tổ chức nghiên cứu, và cá nhân. Dưới đây là một mô hình chung về lộ trình thăng tiến từ thực tập sinh đến các cấp bậc cao hơn trong lĩnh vực Nghiên cứu Kinh tế:
Thực tập sinh (Internship)
Thực tập sinh thường là những người mới tốt nghiệp hoặc đang học đại học và muốn có trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực Nghiên cứu Kinh tế.
Công việc thực tập thường làm quen với các phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu, và học hỏi từ người đứng đầu.
Nghiên cứu viên (Research Assistant)
Sau khi hoàn thành thực tập, một số người có thể được cung cấp cơ hội làm việc như là một nghiên cứu viên.
Công việc này liên quan đến hỗ trợ trong các dự án nghiên cứu, thu thập dữ liệu, phân tích số liệu, và viết báo cáo.
Thạc sĩ Nghiên cứu (Research Master's Degree)
Một số người chọn tiếp tục học sau cấp bậc đại học để đạt bằng thạc sĩ trong lĩnh vực kinh tế.
Chương trình này tập trung vào nghiên cứu và phân tích sâu hơn, và có thể bao gồm việc viết luận văn nghiên cứu.
Tiến sĩ Nghiên cứu (Ph.D. in Economics)
Tiến sĩ là một cấp bậc quan trọng trong lĩnh vực Nghiên cứu Kinh tế. Để đạt được tiến sĩ, bạn cần hoàn thành khóa học đầy đủ về nghiên cứu và thực hiện một luận án nghiên cứu độc lập.
Tiến sĩ có thể tiếp tục làm việc trong nghiên cứu, dạy học ở trường đại học, hoặc thậm chí làm việc cho các tổ chức quốc tế, chính phủ, hoặc doanh nghiệp.
Giảng viên Đại học (University Professor)
Một số người sau khi có tiến sĩ và có kinh nghiệm nghiên cứu có thể trở thành giảng viên đại học.
Giảng viên đại học giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu cho sinh viên, và tiếp tục thực hiện nghiên cứu.
Chuyên gia Nghiên cứu (Research Expert)
Nếu bạn có thành công trong việc nghiên cứu và có công trình nghiên cứu đáng chú ý, bạn có thể trở thành một chuyên gia nghiên cứu.
Các chuyên gia thường được mời tham gia vào các dự án quan trọng và có thể làm việc cho các tổ chức nghiên cứu hàng đầu.
Giám đốc Nghiên cứu (Research Director) hoặc Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu (Research Department Head)
Một số người có thể tiến xa hơn và trở thành giám đốc nghiên cứu hoặc chủ nhiệm phòng nghiên cứu trong tổ chức nghiên cứu hoặc trường đại học.
Trong vai trò này, họ có thể quản lý nghiên cứu của một nhóm hoặc phòng nghiên cứu, định hướng chiến lược nghiên cứu, và quản lý tài chính và nguồn lực.
Lưu ý rằng lộ trình này có thể biến đổi tùy theo quốc gia và tổ chức. Điều quan trọng là tiếp tục nâng cao kỹ năng, nắm vững kiến thức, và thực hiện nghiên cứu chất lượng để thăng tiến trong lĩnh vực Nghiên cứu Kinh tế.