Căn cứ nhu cầu thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, khoa Dược – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thông báo tuyển dụng Giảng viên, cụ thể như sau:
I. SỐ LƯỢNG VÀ VỊ TRÍ TUYỂN DỤNG: 08
Stt |
Vị trí tuyển dụng |
Số lượng |
|
Giảng viên bộ môn Công nghệ dược phẩm |
02 |
|
Giảng viên bộ môn Công nghệ thông tin dược |
01 |
|
Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng |
01 |
|
Giảng viên bộ môn Dược lý |
02 |
|
Giảng viên bộ môn Hóa dược |
02 |
Nhiệm vụ:
– Giảng dạy theo chương trình và sự phân công của bộ môn/khoa, hướng dẫn và chấm khóa luận tốt nghiệp;
– Tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định;
– Tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo; tham gia đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên;
– Tham gia công tác đảm bảo chất lượng giáo dục; Tham gia biên soạn sách phục vụ đào tạo;
– Tổ chức và tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học;
– Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm và thực tập;
– Một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo bộ môn.
II. TIÊU CHUẨN CHUNG
– Ứng viên là công dân Việt Nam;
– Có tư cách đạo đức tốt, ý thức tổ chức kỷ luật và tuân thủ pháp luật; tinh thần trách nhiệm cao; nhiệt tình trong công tác;
– Có đủ sức khỏe; ngoại hình và tính cách phù hợp với công việc;
– Nhiệt tình và có định hướng làm việc lâu dài tại khoa Dược – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
III. TIÊU CHUẨN CỤ THỂ
1. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
– Có trình độ thạc sĩ trở lên chuyên ngành khoa học sức khỏe, chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm, lĩnh vực công việc dự kiến được phân công.
– Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
– Ưu tiên ứng viên có trình độ tiến sĩ.
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
– Nắm được mục tiêu, kế hoạch, chương trình các môn học thuộc chuyên ngành đào tạo; quy chế giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của trường.
– Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học. Có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học; giảng dạy đạt yêu cầu trở lên.
– Có khả năng nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào giảng dạy và các công việc được giao.
– Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên.
– Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu.
IV. HỒ SƠ XIN VIỆC
– Đơn xin việc.
– Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của chính quyền địa phương trong vòng 06 tháng (theo mẫu đính kèm).
– Giấy khám sức khỏe theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế (không quá 06 tháng).
– Bản sao văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm có liên quan (sao y chứng thực). Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải nộp bản dịch công chứng và có xác nhận của Cục Quản lý chất lượng (trước là Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục).
– Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
– Căn cước công dân, giấy khai sinh (sao y chứng thực); 02 ảnh 3×4.
– Quyết định nghỉ việc (nộp bổ sung khi được tuyển dụng trong trường hợp đang hoặc đã công tác tại cơ quan/đơn vị khác).
V. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ:
– Thời gian nhận hồ sơ: kể từ ngày thông báo đến hết ngày 05/4/2024.
– Địa điểm nhận hồ sơ: Tổ Hành chính tổ chức Văn phòng khoa, khoa Dược – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, số 41-43 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM. Điện thoại liên hệ: 028 38295641 (số nội bộ: 110) hoặc hồ sơ nộp qua bưu điện.
*****Tài liệu đính kèm:
Nguồn tin: ump.edu.vn
Năm 1947: Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, thường gọi là Y khoa Đại học đường Sài Gòn, được thành lập, như một phân hiệu của trường Y khoa Hà Nội. GS. C.Massias được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng phân hiệu này. (GS. Pierre Daléas, Phó Khoa trưởng của Trường Y Dược Hà Nội phụ trách; GS. Pierre Daléas được xem là vị “Khoa trưởng” đầu tiên của trường.)
Năm 1954: Trường chính thức mang tên Trường Đại học Y Dược Sài Gòn, hay thường được gọi ngắn gọn là Trường Y khoa Sài Gòn hoặc gọi một cách trang trọng là Y Dược Đại học đường Sài Gòn (do Chính phủ Việt Nam Cộng hòa quản lý).
Ngày 31.12.1961: Y Dược Đại học đường Sài Gòn được phân chia thành Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Dược khoa Đại học đường Sài Gòn.
Ngày 12.08.1962: Ban Nha khoa thuộc Y khoa Đại học đường Sài Gòn trở thành Nha khoa Đại học đường Sài Gòn. Cả 3 trường hoạt động độc lập trong Viện Đại học Sài Gòn.
Ngày 16.11.1966: Y khoa Đại học đường Sài Gòn chính thức chuyển về Trung tâm Giáo dục Y khoa trên đường Hồng Bàng, Quận 5. Trung tâm có cơ sở vật chất khá tiện nghi, hiện đại lúc bấy giờ, được sử dụng chung cho 2 trường: Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Nha khoa Đại học đường Sài Gòn, với 1 đại giảng đường 500 chỗ ngồi, 3 giảng đường với mỗi giảng đường có 300 chỗ ngồi, thư viện và đầy đủ các khu y học cơ sở cùng với các phòng thí nghiệm.
Ngày 27.10.1976: Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 426/TTg ngày 27/10/1976 về một số vấn đề cấp bách trong mạng lưới các trường đại học ở miền Nam, theo đó trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba trường: Y khoa Đại học đường Sài Gòn, Dược khoa Đại học đường Sài Gòn, Nha khoa Đại học đường Sài Gòn.
Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh có 3 khoa trực thuộc gồm Khoa Y, Khoa Răng Hàm Mặt và Khoa Dược, 10 phòng chức năng và 57 bộ môn tại 3 Khoa. Đơn vị chủ quản của trường là Bộ Y Tế.
Năm 1990: Trường xây dựng định hướng chiến lược phát triển Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thành trường đa ngành trong lĩnh vực khoa học sức khỏe, mục tiêu là phát triển thêm 4 khoa mới và một bệnh viện thuộc Trường.
Năm 1994: Xây dựng Khoa Khoa học Cơ bản trên cơ sở sáp nhập và tổ chức lại các bộ môn Khoa học Xã hội Nhân văn và các Bộ môn Khoa học cơ bản của các khoa. Khoa Khoa học cơ bản đảm trách giảng dạy các môn chung, các môn Khoa học Xã hội Nhân văn và các môn khoa học cơ bản cho tất cả các chương trình đào tạo.
Năm 1998: Xây dựng Khoa Y học Cổ truyền trên cơ sở sáp nhập trường Trung học Y tế Tuệ Tĩnh và Bộ môn Đông Y của Khoa Y đảm trách các chương trình đào tạo về Y học Cổ truyền và học phần y học cổ truyền cho các chương trình khác.
Năm 1998: Xây dựng Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật y học trên cơ sở sáp nhập và nâng cấp Trường Kỹ thuật Y tế Trung ương III. Khoa đảm trách đào tạo các chương trình về điều dưỡng và kỹ thuật y học.
Năm 1999: Xây dựng Khoa Y tế Công cộng trên cơ sở sáp nhập Bộ môn Y tế Công cộng của Khoa Y và Khoa Tổ chức - Quản lý của Viện Vệ sinh Y tế Công cộng. Khoa đảm trách đào tạo các chương trình về y tế công cộng, y học dự phòng và các môn học có liên quan.
Ngày 18.10.2000: Bệnh viện Đại học Y Dược được thành lập theo Quyết định số 3639/2000/QĐ-BYT ngày 18/10/2000, trên cơ sở sáp nhập 3 phòng khám Đa Khoa thuộc Khoa Y, Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học và Khoa Y học Cổ truyền. Hiện nay Bệnh viện ĐHYD TPHCM trở thành Bệnh viện hạng Nhất hiện đại với gần 1.000 giường bệnh, đáp ứng yêu cầu thực hành khám chữa bệnh. Bệnh viện là đơn vị đào tạo, đơn vị nghiên cứu lâm sàng, nơi ứng dụng và chuyển giao các kỹ thuật tiên tiến trong khám chữa bệnh có uy tín cả nước và có vai trò quan trọng trong hợp tác quốc tế.
Ngày 18.06.2003: Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh được đổi tên thành Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TP.HCM) theo Quyết định số 2223/QĐ-BYT ngày 18/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Giảng viên là gì?
Giảng viên đại học (University lecturers) là người làm trong ngành giáo dục và đào tạo với nhiệm vụ chính là giảng dạy và truyền đạt kiến thức mới mẻ cho thế hệ sau. Trong môi trường đại học, giảng viên cũng được chia làm nhiều cấp bậc tùy theo khả năng cũng như kiến thức chuyên môn của mình, bắt đầu từ trợ giảng, giảng viên chính, phó giáo sư và giáo sư. Cấp bậc của họ dựa theo trình độ học vấn và bằng Thạc sĩ là một trong những chứng chỉ thể hiện được học vấn của giảng viên. Có nhiều sinh viên sau khi ra trường muốn theo đuổi ngành giáo dục với vị trí giảng viên đại học thì họ có thể theo học thạc sĩ và được mời ở lại làm tại trường. Bên cạnh đó những công việc như Giáo viên, Gia sư, Trợ giảng... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Giảng viên
Giảng viên đại học thường hoạt động chính tại các trường đại học trong giờ làm việc hành chính theo lịch giảng dạy được chỉ định trước. Ngoài ra, đối với những giảng viên đại học làm việc tại các trung tâm giáo dục khác nhau, thời gian làm việc có thể kéo dài hơn so với những giảng viên làm việc tại các trường học.
Giảng dạy
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên khi nhắc đến giảng viên là giảng dạy. Họ có nhiệm vụ chuẩn bị bài giảng, tài liệu học tập, bài tập và đề thi cũng như thực hiện giảng dạy trên lớp, sử dụng các phương pháp giảng dạy đa dạng để đảm bảo sinh viên tiếp thu kiến thức hiệu quả. Giảng viên cũng là người tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm, thảo luận để tăng tính tương tác và hướng dẫn sinh viên trong quá trình học tập, giải đáp thắc mắc.
Nghiên cứu khoa học
Ngoài công tác giảng dạy, giảng viên còn phải thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn để công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học uy tín. Họ cũng thường xuyên tham gia các hội thảo, hội nghị khoa học để cập nhật kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm.
Hướng dẫn sinh viên
Giảng viên cũng là người phụ trách hướng dẫn sinh viên làm đồ án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp. Họ là người tư vấn cho sinh viên về định hướng nghề nghiệp và phát triển bản thân cũng nhu tham gia xây dựng chương trình đào tạo, cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy, các hoạt động quản lý của khoa, trường, các hoạt động xã hội, cộng đồng.
Giảng viên có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giảng viên
Tìm hiểu cách trở thành Giảng viên, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giảng viên?
Yêu cầu tuyển dụng của Giảng viên
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên phải có bằng cấp, chứng chỉ hay kết quả được ghi nhận về chuyên môn mà mình sẽ tham gia giảng dạy. Chẳng hạn với giảng viên tiếng Anh thì yêu cầu về trình độ của ứng viên có thể sẽ phải có chứng chỉ Ielts trên 7.5.
- Kiến thức chuyên môn: Ứng viên phải có đầy đủ vốn kiến thức về môn học, chuyên môn tham gia giảng dạy. Ví dụ giảng viên IT thì phải cần có kiến thức về ngôn ngữ lập trình, tin học… Hay giảng viên thiết kế phải có kiến thức về phối màu, thành thạo các kỹ năng sử dụng photoshop và các phần mềm design khác.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng bắt buộc cần phải có đối với bất kỳ ai muốn theo đuổi lĩnh vực sư phạm, vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với học viên. Trong quá trình trao đổi, giảng dạy học viên, Giảng viên cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp, giao tiếp lưu loát, trôi chảy và biết cách xử lý các tình huống một cách khéo léo để tạo cho học viên sự thoải mái, hài lòng và có những trải nghiệm tốt về quá trình học tập.
- Kỹ năng quan sát, đánh giá: Một Giảng viên sẽ rất giỏi trong việc quan sát học viên của mình, từ nét mặt, cử chỉ, người Giảng viên có thể đoán được tâm lý của học viên xem họ có cần hỗ trợ không. Từ đó có phương án hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời đối với học viên.
- Kỹ năng lắng nghe: Là một nghề "làm dâu trăm họ" nên Giảng viên phải có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ học viên của mình. Ngoài việc giảng dạy và truyền tải kiến thức của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với khả năng của học viên nhất.
- Kỹ năng quản lý thời gian và tự quản lý: Trong môi trường làm việc năng động như lĩnh vực học tập, kỹ năng quản lý thời gian là rất quan trọng. Giảng viên cần phải có khả năng ưu tiên và phân bổ thời gian một cách hợp lý giữa các lớp học và các nhiệm vụ công việc khác nhau. Khả năng tự quản lý cũng đặc biệt quan trọng để duy trì sự tự tin, hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong công việc.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: Để có thể cung cấp dịch vụ giảng dạy hiện đại và hiệu quả, Giảng viên cần có khả năng sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông. Việc này bao gồm sử dụng các công cụ và phần mềm quản lý học tập, hỗ trợ tư vấn trực tuyến, và sử dụng mạng xã hội để tương tác và tạo dựng mối quan hệ với học viên. Kỹ năng này giúp Giảng viên nâng cao tính hiện đại và dễ dàng hơn trong quá trình làm việc.
Các yêu cầu khác
- Ưu tiên có 1-2 năm kinh nghiệm làm giảng viên, thạc sĩ, tiến sĩ... hoặc các nghề nghiệp liên quan
- Có ngoại hình sáng sủa, ưa nhìn, chất giọng hay là một lợi thế
- Nhiệt tình, kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn thận
Lộ trình nghề nghiệp của Giảng viên
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Trợ giảng | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
3 - 5 năm | Giảng viên | 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Cố vấn học tập | 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Trên 8 năm | Phó Trưởng khoa trường Đại học | 30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Giảng viên và các ngành liên quan:
- Giảng viên đại học: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
- Chuyên viên giáo vụ: 10.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên thư viện: 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
1. Trợ giảng
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Đầu tiên để bắt đầu với lĩnh vực sư phạm, bạn có thể phải làm quen với vị trí Trợ giảng. Vị trí này có nhiệm vụ hỗ trợ giảng viên chính trong quá trình giảng dạy cũng như hoàn thành các công việc liên quan ở lớp học.. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện bài giảng hằng ngày, hỗ trợ trực tiếp cùng giảng viên để đạt được kết quả tốt nhất.
>> Đánh giá: Vì là bước đầu tiên trong quá trình trở thành một giáo viên/giảng viên nên mức lương cho giai đoạn này thường không cao. Chủ yếu vì Trợ giảng chưa thực sự nắm rõ được quy trình làm việc nên vẫn có thể có nhiều sự sai sót và phải nhận sự hướng dẫn từ những nhân viên có kinh nghiệm hơn. Việc làm Trợ giảng tuy có mức lương không quá hấp dẫn nhưng cơ hội thăng tiến khá rộng mở.
2. Giảng viên
Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm kinh nghiệm
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Giảng viên, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn là giảng dạy trực tiếp với học viên. Với vai trò là giảng viên bạn sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp với bài giảng của mình. Cùng với đó là tích cực tạo dựng môi trường đào tạo tốt, văn hóa lớp học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.
>> Đánh giá: Việc làm Giảng viên mang lại nhiều cơ hội phát triển và thu nhập hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm với những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.
3. Cố vấn học tập
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Cố vấn học tập là người tư vấn và hỗ trợ học sinh hoặc sinh viên để tận dụng tối đa khả năng học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, lựa chọn đăng ký học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm sau khi ra trường, theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập, đồng thời quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo lớp được phân công phụ trách.
>> Đánh giá: Hiện nay, các vị trí Cố vấn học tập yêu cầu nguồn nhân lực có chuyên môn rất cao, song không có đủ nguồn nhân lực đáp ứng được nên mức độ cạnh tranh nghề nghiệp khá cao. Mức lương cho vị trí này khá cao, tuy nhiên đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Việc làm Cố vấn học tập có mức lương khá hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở.
4. Phó Trưởng khoa trường Đại học
Mức lương: 30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm
Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Phó Trưởng khoa trường Đại học. Vai trò của Phó Trưởng khoa trường Đại học là quản lý các hoạt động hàng ngày của khoa, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của nhà trường, cùng với việc quản lý các sinh viên, giảng viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.
>> Đánh giá: Việc làm Phó trưởng khoa Trường Đại học là vị trí vô cùng quan trọng nên mức lương hậu hĩnh đi kèm với đó là tỉ lệ cạnh tranh cao. Vai trò càng lớn thì trách nhiệm và công việc sẽ càng nhiều. Để đạt được vị trí này, bạn cần phải chứng minh được năng lực cá nhân cũng như tư chất lãnh đạo của mình thông qua các thành tựu gặt hái được ngay từ khi còn là Giảng viên bộ môn.
5 bước giúp Giảng viên thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Là một Giảng viên, khả năng chuyên môn là điều vô cùng quan trọng, được xem là quan trọng nhất đối với bất kỳ ai làm ngành sư phạm. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức vững chắc, bạn mới có thể truyền đạt những gì tốt nhất cho học viên của mình. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Giảng viên.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Đặc thù công việc của Giảng viên là phải trao đổi với rất nhiều người mỗi ngày, từ đồng nghiệp, học viên cho đến người nhà học viên. Giảng viên nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của học viên và người nhà học viên. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực giảng dạy của mình và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp để tạo được sự tin tưởng đối với học viên và phụ huynh.
Có khả năng phân tích, đánh giá
Công việc chính của Giảng viên là giảng dạy, chấm bài cho học viên. Do đó, khả năng phân tích, đánh giá là vô cùng quan trọng. Khả năng này càng nhanh nhạy thì học viên càng có hiệu quả học tập tốt hơn. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình.
Kỹ năng lắng nghe
Mỗi ngày, khối lượng công việc của Giảng viên là rất lớn. Trong đó nhiều nhất là nghe lời chỉ đạo của các giảng viên cấp cao hơn để tiến hành thực hiện, hỗ trợ cho học viên. Không những vậy, họ còn có nghĩa vụ lắng nghe học viên và phụ huynh để giải quyết những vấn đề của họ. Vì vậy, đây là một bước vô cùng quan trọng nếu muốn thăng tiến trong lĩnh vực sư phạm này.
Đạo đức nghề nghiệp
Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp.
Xem thêm:
Việc làm Giảng viên tin học đang tuyển dụng