7 việc làm
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 9 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 17 ngày trước
Công ty Cổ phần đầu tư Giáo dục và phát triển công nghệ Quốc tế Langmaster
Head Teacher
Langmaster
5.0
15 - 25 triệu
Hà Nội
Đăng 24 ngày trước
Công ty Cổ phần đầu tư Giáo dục và phát triển công nghệ Quốc tế Langmaster
Head Teacher
Langmaster
5.0
15 - 25 triệu
Hà Nội
Đăng 24 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 25 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 25 ngày trước
One-Value Vietnam Co., Ltd.
Hiệu trưởng trường Mầm non
One-Value Vietnam Co., Ltd.
30 - 35 triệu
Hà Nội
Đăng 10 ngày trước
Văn Phòng Làng Trẻ Em SOS Việt Nam
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG HERMANN GMEINER HÀ NỘI – 01 NGƯỜI
Làng Trẻ Em SOS Việt Nam
22 việc làm
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 3
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 3
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Quản lý
Ngày đăng tuyển: 16/08/2024
Hạn nộp hồ sơ: 31/08/2024
Hình thức: Nhân viên chính thức
Kinh nghiệm: Trên 5 năm
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Hà Nội

Phúc lợi

  • Chế độ bảo hiểm
  • Du Lịch
  • Phụ cấp
  • Đào tạo
  • Tăng lương
  • Công tác phí

Mô tả Công việc

- Tổ chức xây dựng kế hoạch, hướng dẫn thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường; chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên, nhân viên xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo quy định;

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục của nhà trường, tổ chức thực hiện dạy học và giáo dục học sinh; đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục học sinh; đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh của chương trình giáo dục;

- Chỉ đạo xây dựng đề án vị trí việc làm; chủ động đề xuất tuyển dụng nhân sự theo quy định; sử dụng giáo viên, nhân viên đúng chuyên môn, nghiệp vụ; chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên, năng lực quản trị nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ thuộc diện quy hoạch các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của nhà trường theo quy định;

- Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định cụ thể về tổ chức, hành chính trong nhà trường; thực hiện phân công, phối hợp giữa các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác thực hiện nhiệm vụ theo quy định;

- Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, lập dự toán, thực hiện thu chi, báo cáo tài chính, kiểm tra tài chính, công khai tài chính của nhà trường theo quy định;

- Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy định của nhà trường về quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường; tổ chức lập và thực hiện kế hoạch mua sắm, kiểm kê, bảo quản, sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo quy định;

- Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường theo quy định;

- Chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường.

- Tổ chức các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và huy động, sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.

Lưu ý:

- Làng trẻ em SOS Việt Nam không khoan nhượng đối với hành vi bóc lột, quấy rối và lạm dụng tình dục cũng như các hành vi gian lận và tham nhũng.

- Chúng tôi cũng cung cấp cơ hội việc làm bình đẳng cho tất cả nhân viên và những ứng viên đủ điều kiện không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, tuổi tác, ….

- Làng trẻ em SOS Việt Nam cam kết làm việc vì trẻ em và nhân quyền vì vậy việc tuyển dụng cần có sự kiểm tra nghiêm ngặt hơn. Ứng viên được đánh giá là phù hợp sẽ được yêu cầu hoàn thành các bước kiểm tra trong quy trình tuyển dụng để giúp xác minh các thông tin trước khi đưa ra quyết định tuyển dụng cuối cùng.

- Tham khảo các chính sách đảm bảo an toàn và các tài liệu liên quan đến giá trị và văn hóa tổ chức của chúng tôi

- Chỉ những hồ sơ phù hợp mới được liên hệ mời phỏng vấn.

Yêu Cầu Công Việc

-         Ứng viên là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 35 đến 45, chưa từng bị cáo buộc có hành vi xâm hại trẻ em, quấy rối tình dục, gian lận tài chính;

-         Có đủ sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần;

-         Tự nguyện làm việc cho Làng trẻ em SOS Việt Nam;

-         Yêu nghề, có triết lý giáo dục, mục tiêu công việc rõ ràng.

-         Có lòng yêu mến trẻ, sẵn sàng giúp đỡ trẻ có hoàn cảnh khó khăn;

Về trình độ chuyên môn và thời gian công tác:

-         Phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

-         Đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 4 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp Trung học phổ thông.

-         Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường phổ thông trung học hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học;

-         Đạt chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Yêu cầu về kỹ năng và phẩm chất:

-         Kỹ năng giao tiếp, ứng xử và thiết lập quan hệ.

-         Kỹ năng lập và triển khai kế hoạch.

-         Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định

-         Có khả năng lãnh đạo, tạo ảnh hưởng và liên kết mọi người.

-         Khả năng tư duy chiến lược.

-         Là người cởi mở, tâm huyết và gương mẫu.

- Là người chính trực, đáng tin cậy và cam kết làm việc lâu dài cho tổ chức.

Yêu cầu hồ sơ:

-         CV - Tóm tắt quá trình học tập và làm việc của bản thân;

-         01 đơn xin dự tuyển theo mẫu của SOSVN;

-         Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan chức năng (sau khi sơ tuyển);

-         Bản sao công chứng giấy khai sinh; CCCD, xác nhận cư trú (sau khi sơ tuyển);

-         Bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ liên quan (sau khi sơ tuyển);

-         01 giấy khám sức khoẻ có giá trị trong 6 tháng (sau khi sơ tuyển);

-         Lý lịch tư pháp (có thể bổ sung trong thời gian thử việc);    

Thông tin khác

  • Bằng cấp: Đại học
  • Độ tuổi: 35 - 45
  • Lương: Cạnh tranh
Khu vực
Báo cáo
Văn Phòng Làng Trẻ Em SOS Việt Nam
Làng Trẻ Em SOS Việt Nam Xem trang công ty
Quy mô:
100 - 200 nhân viên
Địa điểm:
Mai Dịch , Quận Cầu Giấy

Làng trẻ em SOS Việt Nam là một thành viên của Làng trẻ em SOS Quốc tế - một tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động tại 136 quốc gia và vùng lãnh thổ. Làng trẻ em SOS Việt Nam được thành lập từ năm 1987 trên cơ sở Hiệp định hợp tác giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Làng trẻ em SOS Quốc tế. Sau hơn 30 năm hoạt động, hệ thống các chương trình thuộc Làng trẻ em SOS Việt Nam đã phát triển ở 17 tỉnh/thành phố, gồm 17 Làng trẻ em SOS, 12 Trường phổ thông Hermann Gmeiner, 01 Trường trung cấp nghề và các chương trình/dự án hỗ trợ kèm theo như Lưu xá thanh niên, Trường mẫu giáo SOS, Chương trình Hỗ trợ cộng đồng và cấp học bổng SOS, học bổng Hermann Gmeiner.

Văn phòng Làng trẻ em SOS Việt Nam là cơ quan trợ giúp cho Ban chỉ đạo Làng trẻ em SOS Việt Nam trong việc quản lý các chương trình của Làng trẻ em SOS Việt Nam trên toàn quốc. Đây là một môi trường làm việc thân thiện và lý tưởng cho những ứng viên đang có nhu cầu tìm kiếm một công việc mới ổn định và gắn bó lâu dài.

Công việc của Trợ lý ban giám hiệu là gì?

Trợ lý Ban giám hiệu (BGH), là một vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý của một trường học. Hiệu phó thường là người đứng đầu của các bộ phận hoặc bộ môn cụ thể trong trường, và có trách nhiệm hỗ trợ Ban giám hiệu trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của trường. Vị trí này yêu cầu người nắm giữ có kỹ năng lãnh đạo mạnh mẽ, khả năng quản lý tài chính và nhân sự, cũng như khả năng làm việc hiệu quả với cộng đồng trường học và phụ huynh. Hiệu phó thường đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và cải thiện chất lượng giáo dục của trường.

Mô tả công việc của Hiệu phó - Trợ lý BGH

Mô tả công việc của Hiệu phó - Trợ lý Ban giám hiệu (BGH) có thể được phân chia thành các nhiệm vụ cụ thể, bao gồm:

Hỗ trợ quản lý hàng ngày của trường:

Hiệu phó - Trợ lý BGH thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ Ban giám hiệu trong việc quản lý hàng ngày của trường. Điều này bao gồm việc lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục và quản lý tài chính, giúp đỡ Ban giám hiệu trong việc đưa ra quyết định chiến lược và chăm sóc các vấn đề quan trọng của trường.

Quản lý nhân sự và hỗ trợ giáo viên:

Hiệu phó - Trợ lý BGH thường có trách nhiệm quản lý và hỗ trợ giáo viên trong các vấn đề liên quan đến giảng dạy và học tập. Điều này bao gồm việc đảm bảo tuân thủ các quy định và chính sách của trường, cung cấp hỗ trợ và hướng dẫn cho giáo viên, và giải quyết các vấn đề về nhân sự.

Giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục:

Hiệu phó - Trợ lý BGH thường tham gia vào việc giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục của trường. Điều này bao gồm việc đảm bảo các tiêu chuẩn giáo dục được thực hiện đúng cách, đánh giá hiệu suất của giáo viên và học sinh, và đề xuất các cải tiến để nâng cao chất lượng giáo dục.

Liên lạc với phụ huynh và cộng đồng:

Hiệu phó - Trợ lý BGH thường đóng vai trò là người liên lạc chính với phụ huynh và cộng đồng. Họ có trách nhiệm thông báo về các sự kiện và thông tin quan trọng của trường, lắng nghe ý kiến và phản hồi từ phụ huynh, và hỗ trợ trong việc giải quyết các vấn đề và yêu cầu của cộng đồng.

Điều hành các dự án và chương trình đặc biệt:

Hiệu phó - Trợ lý BGH thường được giao nhiệm vụ điều hành và quản lý các dự án và chương trình đặc biệt của trường. Điều này có thể bao gồm việc tổ chức các sự kiện, chương trình ngoại khóa, hoặc triển khai các dự án đổi mới và phát triển.

Trợ lý ban giám hiệu có mức lương bao nhiêu?

104 - 1040 triệu /năm
Tổng lương
96 - 960 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
8 - 80 triệu
/năm

Lương bổ sung

104 - 1040 triệu

/năm
100 M
1100 M
120 M 500 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Trợ lý ban giám hiệu

Tìm hiểu cách trở thành Trợ lý ban giám hiệu, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Trợ lý ban giám hiệu
104 - 1040 triệu/năm
Trợ lý ban giám hiệu

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
11%
2 - 4
42%
5 - 7
32%
8+
25%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trợ lý ban giám hiệu?

Yêu cầu tuyển dụng Hiệu phó - Trợ lý BGH

Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm

Ứng viên cho vị trí Hiệu phó - Trợ lý BGH cần có bằng cử nhân hoặc cao hơn trong lĩnh vực Giáo dục hoặc các lĩnh vực liên quan. Trình độ học vấn cao là một yếu tố quan trọng để đảm bảo ứng viên có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực giáo dục và quản lý trường học.

Đồng thời, ứng viên cần có bằng chứng phù hợp về khả năng quản lý và lãnh đạo, bao gồm các khóa học hay chứng chỉ về quản lý giáo dục, quản lý nhân sự, hoặc quản lý dự án.

Yêu cầu về Kinh nghiệm:

Ứng viên cần có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành giáo dục, trong đó ít nhất 2 năm làm việc ở vị trí quản lý cấp trường hoặc cấp độ tương đương. Kinh nghiệm này sẽ giúp ứng viên hiểu rõ về hoạt động giáo dục, quản lý trường học, và tương tác với các bên liên quan như giáo viên, học sinh, và phụ huynh. 

Yêu cầu về kỹ năng

Kỹ năng Lãnh đạo và Quản lý Nhân sự:

Phó Hiệu trưởng cần phải có khả năng lãnh đạo và quản lý nhóm một cách hiệu quả. Điều này bao gồm khả năng định hình và hướng dẫn chiến lược của tổ chức, đồng thời tạo điều kiện để phát triển và tận dụng tối đa tài năng của đội ngũ. Phó Hiệu trưởng cần có khả năng xây dựng môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự hợp tác và tạo ra cơ hội cho sự phát triển cá nhân của mỗi thành viên trong nhóm.

Kỹ năng Giao tiếp:

Kỹ năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả là một yếu tố quan trọng đối với một Phó Hiệu trưởng. Điều này bao gồm khả năng thuyết phục, đàm phán, và làm việc với các bộ phận khác nhau trong tổ chức, cũng như với phụ huynh và cộng đồng. Phó Hiệu trưởng cần có khả năng lắng nghe tốt và tạo ra một môi trường mở cửa để mọi người cảm thấy thoải mái trong việc chia sẻ ý kiến và ý tưởng.

Kỹ năng Quản lý Thời gian

Với một lịch trình làm việc phức tạp và nhiều nhiệm vụ khác nhau, Phó Hiệu trưởng cần có khả năng quản lý thời gian và ưu tiên công việc một cách hiệu quả. Điều này bao gồm khả năng phân chia thời gian, ưu tiên nhiệm vụ quan trọng, và điều chỉnh kế hoạch làm việc khi cần thiết để đảm bảo rằng mọi công việc được hoàn thành đúng hạn và đạt được chất lượng cao nhất có thể.

Kỹ năng Giải quyết Vấn đề và Ra Quyết định:

Phó Hiệu trưởng thường phải đối mặt với các tình huống phức tạp và đòi hỏi có khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định một cách nhanh chóng và chính xác. Họ cần có khả năng phân tích thông tin một cách logic, đưa ra các phương án giải quyết khả thi, và lựa chọn quyết định phù hợp nhất dựa trên thông tin có sẵn và mục tiêu của tổ chức.

Kỹ năng Lập Kế hoạch và Chiến lược:

Phó Hiệu trưởng cần phải có khả năng lập kế hoạch và phát triển chiến lược dài hạn cho sự phát triển của tổ chức. Điều này bao gồm khả năng phân tích các xu hướng trong ngành, xác định mục tiêu cụ thể, và phát triển các kế hoạch hành động để đạt được những mục tiêu đó. Phó Hiệu trưởng cần phải là một lãnh đạo tương lai, có khả năng nhìn xa trước và đưa ra những quyết định chiến lược để đảm bảo sự bền vững và thành công của tổ chức.

Lộ trình thăng tiến của Hiệu phó - Trợ lý BGH

Từ 0 - 2 năm đầu tiên: Giáo viên hoặc Nhân viên trong lĩnh vực Giáo dục

Lộ trình thăng tiến của một Hiệu trưởng thường bắt đầu từ việc làm giáo viên hoặc nhân viên trong lĩnh vực giáo dục. Ở cấp độ này, họ tích lũy kinh nghiệm trong việc giảng dạy, quản lý lớp học, và tương tác với học sinh và phụ huynh.

Từ 2 - 3 năm: Trưởng Phòng, Trưởng bộ môn hoặc Quản lý Cấp trường

Sau khi có một khoảng thời gian làm việc và tích lũy kinh nghiệm, ứng viên có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp bằng cách trở thành trưởng phòng hoặc quản lý cấp trường. Trong vai trò này, họ có thể đảm nhận các trách nhiệm quản lý nhóm giáo viên, lập kế hoạch chương trình giáo dục, và tham gia vào quản lý tổ chức và tài chính của trường học.

Từ  3 năm: Phó Hiệu trưởng

Một bước tiến quan trọng trong lộ trình thăng tiến là trở thành Phó Hiệu trưởng. Trong vai trò này, ứng viên được trao thêm trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn diện của trường học, thường là trong một lĩnh vực cụ thể như hành chính, giáo dục hoặc chăm sóc học sinh.

Từ  5 năm: Hiệu trưởng

Cuối cùng, một số ứng viên có thể đạt được vị trí cao nhất trong sự nghiệp giáo dục bằng cách trở thành Hiệu trưởng của một trường học. Trong vai trò này, họ chịu trách nhiệm đứng đầu và quản lý toàn bộ hoạt động của trường học, bao gồm việc xây dựng chiến lược, lãnh đạo đội ngũ, và đảm bảo chất lượng giáo dục.

Tìm việc theo nghề nghiệp