Phúc lợi
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Phụ cấp
- Chế độ thưởng
- Đào tạo
- Tăng lương
- Công tác phí
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
-Trực tiếp chịu trách nhiệm đào tạo, quản lý đội ngũ nhân sự nguồn cho các vị trí chủ chốt của bếp (bếp trưởng, bếp phó).
-Giám sát việc thực hiện các chính sách, thủ tục nhân sự của công ty tại bếp.
-Có trách nhiệm đào tạo, theo dõi nhân viên mới và đánh giá nhân sự bếp ở các vị trí trưởng bộ phận theo quy định của công ty.
-Có trách nhiệm giám sát định biên nhân sự các bếp, có biện pháp hỗ trợ ngay cho các bếp khi vượt hoặc hụt định biên, ảnh hưởng tới vận hành.
-Chịu trách nhiệm về việc đủ định biên cho mỗi bếp.
-Trực tiếp đứng điểm tại nhà hàng khi chưa có bếp trưởng/bếp phó nhà hàng.
- Setup bếp các nhà hàng khi khai trương các điểm mới.
- Các công việc khác theo chỉ đạo của cấp trên.
- Chịu trách nhiệm lên kế hoạch phát triển sản phẩm theo kế hoạch kinh doanh của công ty.
- Nghiên cứu, xây dựng chart, cost cho các món mới và đưa vào menu bán hàng.
- Nghiên cứu cải tiến chất lượng sản phẩm hiện hành
- Lập báo cáo về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và phương hướng phát triển cải tiến menu của mô hình mình phụ trách.
- Có trách nhiệm kiểm soát hàng tồn kho, kiểm soát công tác order hàng hàng ngày của các bếp sao cho hiệu quả, nếu có bất thường phải đưa phương án khắc phục ngay và báo cáo với ban giám đốc.
- Theo dõi, hướng dẫn nhân viên thực hiện việc sử dụng, bảo quản tài sản, công cụ tại bếp.
- Đảm bảo nhân sự các bếp luôn đúng định biên hàng ngày.
- Có trách nhiệm giám sát và luôn đảm bảo hàng hóa được bảo quản đúng quy trình quy định của công ty.
- Chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm trong bếp các bếp mình phụ trách.
- Chịu trách nhiệm về việc tuân thủ các quy định của nhà nước, của công ty về các công tác liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm (tem nhãn, hạn sử dụng, lưu mẫu…).
- Cùng bộ phận QA, R&D xây dựng quy trình chế biến, bảo quản, bộ tiêu chuẩn sản phẩm nhằm hạn chế hỏng hủy và duy trì chất lượng thực phẩm theo tiêu chuẩn.
- Kiểm soát và hướng dẫn thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp trong chuỗi theo các tài liệu được phê duyệt của công ty
- Quản lý nhân sự: cùng với bộ phận HCNS thực hiện các kế hoạch nhân sự, thúc đẩy và khuyến khích nhân viên đạt được mục tiêu.
- Lên kế hoạch, thực hiện kiểm tra tuân thủ quy trình công nghệ sản phẩm mình phụ trách sau khi được cấp trên phê duyệt.
Yêu Cầu Công Việc
- Trình độ trung cấp hoặc chuyên ngành nghề liên quan tới nghiệp vụ bếp nhà hàng/khách sạn/nghệ thuật ẩm thực.
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm quản lý trong hoạt động dịch vụ thực phẩm, có kiến thức về thực phẩm hoặc đồ uống trong bếp nhà hàng/khách sạn trước đó.
- Có kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển món ăn của chuỗi nhà hàng/khách sạn..
- Độ tuổi: trên 30
- Tính cách: Trung thực, quyết đoán, nhiệt tình, hết lòng vì khách hàng, tinh thần trách nhiệm cao, chịu được áp lực công việc
- Kỹ năng nghiên cứu, phát triển menu theo yêu cầu chuỗi.
- Kỹ năng hướng dẫn, đào tạo, lãnh đạo và phát triển đội ngũ.
- Kỹ năng quản lý, lập kế hoạch, giám sát hoạt động.
- Hiểu biết Luật & các quy định pháp luật liên quan.
- Các kỹ năng khác: làm việc độc lập, theo nhóm.
Thông tin khác
- Thời gian thử việc: 2 Tháng
- Độ tuổi: Trên 30
- Lương: Cạnh tranh
Công ty Cổ phần Tầm nhìn Quốc tế Aladdin ra đời vào ngày 02/03/2017 với lĩnh vực kinh doanh chính là Ẩm thực (F&B), Aladdin định hướng xây dựng và phát triển theo mô hình chuỗi các nhà hàng với khao khát mang ẩm thực Việt Nam vươn ra Thế giới.
Aladdin là chủ sở hữu hệ thống nhà mang thương hiệu Bò Tơ Quán Mộc gắn liền với phong cách Hà Nội thập niên 80, Bò tơ quán mộc đã để lại dấu ấn đặc biệt với thực khách và hiện tại đang là thương hiệu Bò tơ số 1 tại thủ đô Hà Nội.
Trải qua qua giai đoạn xây dựng thương hiệu và đặt nền móng với 10 nhà hàng đầu tiên hoàn thành vào tháng 7 năm 2022 với quy mô nhân sự là hơn 700 nhân viên. Hiện tại, Aladdin đang bước vào giai đoạn tăng tốc và phát triến bứt phá thông qua việc nhân bản chuỗi nhà hàng Bò tơ quán mộc trên khắp đất nước.
Gắn với tốc độ phát triển, Aladdin cũng tập trung xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp để tất cả các thành viên khi gia nhập vào Aladdin đều có chung một đích đến và cùng nhau chinh phục thành công.
SỨ MỆNH của Aladdin là xây dựng cộng động Aladdin HẠNH PHÚC VIÊN MÃN, mang lại những trải nghiệm HẠNH PHÚC cho khách hàng.
TẦM NHÌN của Aladdin là năm 2025 sở hữu 100 nhà hàng khắp Việt Nam, năm 2028 là Công ty ẩm thực số 1 Việt Nam
Cộng đồng Aladdin luôn sống với 6 GIÁ TRỊ CỐT LÕI:
1. Đặt khách hàng làm trung tâm: Là đặt sự hài lòng của khách hàng là ưu tiên số 1 trong mọi suy nghĩ và hành động.
2. Integrity: Là trân trọng lời nói của bạn.
3. Coi mình là gốc rễ: Là từ bỏ quyền coi mình là nạn nhân
4. Cầu tiến: Là sẵn sàng say yes với mọi mục tiêu và tin tưởng sẽ đạt được mục tiêu
5. Yêu thương và hỗ trợ đồng đội
6. Trung thực: Là thể hiện trung thực trên 3 khía cạnh về tài chính, về mối quan hệ và về công việc
Aladdin quan niệm vạn sự khởi nguồn từ con người, con người là tài sản vô giá, là trung tâm của sự phát triển và động lực để phát triển. Tất cả hoạt động kinh doanh của Công ty đều chỉ hướng đến kết quả cuối cùng là mang lại hạnh phúc nhân viên và toàn bộ cộng đồng. Do vậy, phúc lợi lớn nhất bạn được hưởng khi gia nhập vào công ty là gia nhập vào một DOANH NGHIỆP HẠNH PHÚC
Review Quốc tế Aladdin
Môi trường làm việc ở đây tốt với Fresher/Junior.(RV)
Đợt vừa rồi công ty có thêm chính sách tặng cốc đẹp cho nhân viên(RV)
Mọi người vui vẻ, hòa đồng(RV)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Đầu bếp là gì?
Đầu bếp, thường được gọi là "người chế biến thực phẩm" hoặc "đầu bếp chuyên nghiệp," là người chịu trách nhiệm cho việc chuẩn bị và nấu các món ăn trong một nhà hàng hoặc nơi cung cấp dịch vụ ẩm thực. Vị trí này đòi hỏi kiến thức sâu về các kỹ thuật nấu nướng, khả năng sáng tạo trong việc tạo ra các món ăn ngon và hấp dẫn, cũng như khả năng quản lý thời gian và tài nguyên để đảm bảo rằng món ăn được phục vụ đúng thời điểm và chất lượng tốt nhất. Đầu bếp thường là trái tim của một nhà hàng, và sự tài năng của họ có thể quyết định sự thành công và uy tín của nơi đó trong ngành ẩm thực. Bên cạnh đó những công việc như Nhân viên dịch vụ F&B, Chuyên gia dinh dưỡng,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Đầu bếp
Đầu bếp (Chef) là người đứng đầu trong bếp của một nhà hàng, khách sạn, hoặc cơ sở ẩm thực khác. Công việc của Đầu bếp là quản lý và điều hành mọi khía cạnh của hoạt động bếp để đảm bảo rằng các món ăn được chuẩn bị và phục vụ với chất lượng tốt nhất. Dưới đây là mô tả chi tiết về công việc của một Đầu bếp:
Kiểm tra, chuẩn bị nguyên liệu, xử lý nguyên liệu tồn
Đầu bếp sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệmkiểm tra lại thực phẩm và nguyên liệu còn tồn đọng của ca làm việc trước cũng như sau khi kết ca. Công việc này còn giúp họ phối hợp với các đầu bếp khác tính toán số lượng nguồn hàng nguyên liệu cần nhập cho ca làm việc của mình, đồng thời kiểm tra cẩn thận chất lượng đầu vào của nguyên liệu nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trực tiếp chế biến các món ăn theo thực đơn
Các đầu bếp sẽ tiếp nhận thông tin order món của khách hàng từ bộ phận phục vụ. Sau khi đã nhận được order, bộ phận bếp tiến hàng sắp xếp và phân chia nhiệm vụ cho từng nhân viên. Đầu bếp sẽ là người trực tiếp chế biến món ăn, đặc biệt là ác món ăn chính vì họ sẽ đảm bảo được các định lượng trong thành phần, gia vị, công thức chế biến riêng. Quan trọng hơn cả, người làm nghề đầu bếp sẽ phải sát sao kỹ việc đảm bảo tất cả các món ăn được chế biến ra đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như chấp hành nghiêm túc nội quy về an toàn lao động trong quá trình chế biến món ăn.
Quản lý toàn bộ khu bếp theo sự phân công của cấp trên
Trong một số trường hợp, đầu bếp sẽ phải xử lý toàn bộ các vấn đề diễn ra trong khu vực bếp và thuộc vào nhiệm vụ bếp như phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên, quản lý nhân viên trong quá trình làm việc, báo cáo tiến độ công việc cho cấp trên ở cuối ca làm việc. Ngoài ra, bếp trưởng còn có trách nhiệm bảo quản, gìn giữ các đồ dùng, thiết bị trong gian bếp để đảm bảo các hoạt động được tiến hành thuận lợi.
Thực hiện các công việc cuối ca
Cuối mỗi ca làm việc, đầu bếp có trách nhiệm bảo quản số nguyên liệu còn lại trong ca làm việc của mình, bàn giao lại cho ca tiếp theo và thực hiện các công tác đóng ca như kiểm tra lại các thiết bị máy móc, điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh.
Đầu bếp có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 179 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Đầu bếp
Tìm hiểu cách trở thành Đầu bếp, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Đầu bếp?
Yêu cầu tuyển dụng của Đầu bếp
Yêu cầu tuyển dụng cho vị trí Đầu bếp thường được xác định dựa trên hai tiêu chí quan trọng: Kiến thức chuyên môn và Kỹ năng cơ bản. Dưới đây là một mô tả chi tiết về hai tiêu chí này:
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Kiến thức về nấu ăn: Đầu bếp cần phải có kiến thức về cách nấu ăn, bao gồm hiểu biết về các phương pháp nấu, xử lý thực phẩm, chế biến món ăn, và biết cách kết hợp các thành phần để tạo ra các món ăn ngon.
- Hiểu biết về thực phẩm: Đầu bếp cần phải có kiến thức về loại thực phẩm, nguồn gốc, chất lượng và cách bảo quản chúng. Họ cần biết cách lựa chọn các nguyên liệu tươi ngon và phù hợp cho mỗi món ăn.
- Kiến thức về văn hóa ẩm thực: Đối với nhà hàng hoặc nhà bếp chuyên về ẩm thực đặc biệt, kiến thức về văn hóa ẩm thực của các quốc gia hoặc khu vực cụ thể có thể là một yêu cầu bổ sung.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng nấu ăn: Một trong những kỹ năng quan trọng và được yêu cầu đầu tiên chính là kỹ năng nấu ăn. Đầu bếp cần phải có kỹ năng nấu ăn cao cấp, bao gồm việc kiểm soát nhiệt độ, thời gian nấu, và sự kết hợp hương vị. Có như vậy thì họ mới có thể tạo ra các món ăn ngon phục vụ cho thực khách.
- Kỹ năng làm việc trong môi trường áp lực: Nhà bếp thường là môi trường có áp lực cao với thời gian giới hạn. Đầu bếp cần phải có khả năng làm việc hiệu quả dưới áp lực để đảm bảo các món ăn được phục vụ đúng thời gian.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Để có thể xử lý nhiều món ăn cùng một lúc và đảm bảo chúng đều hoàn thành đúng lúc, Đầu bếp cần phải có kỹ năng quản lý thời gian tốt.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Trong nhà bếp, làm việc nhóm là quan trọng. Đầu bếp cần phải có khả năng làm việc cùng đồng nghiệp, đặc biệt là trong các nhà hàng và khách sạn lớn.
Các yêu cầu khác
- Tinh thần học hỏi, cầu tiến và chịu khó.
- Tính kỷ luật, trung thực và có trách nhiệm với công việc.
- Nhiệt tình, năng động và sáng tạo.
- Sẵn sàng tham gia các khóa đào tạo và nâng cao kỹ năng chuyên môn.
- Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc năng động và thay đổi nhanh.
Lộ trình nghề nghiệp của Đầu bếp
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Bếp/Ẩm thực | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
1 - 4 năm | Phụ bếp | 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Đầu bếp | 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
Trên 8 năm | Tổ trưởng chế biến | 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Đầu bếp và các ngành liên quan:
- Chuyên gia dinh dưỡng: 15.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng
- Thợ làm bánh: 12.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh Bếp/Ẩm thực
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Trong giai đoạn này, thực tập sinh Ẩm thực sẽ học hỏi và phát triển kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực ẩm thực. Họ sẽ tham gia vào các hoạt động chuẩn bị thực phẩm, hỗ trợ các đầu bếp chính và học cách thực hiện các công việc cơ bản trong bếp.
>> Đánh giá: Thực tập sinh Ẩm thực mang lại nhiều cơ hội học hỏi và trải nghiệm quý báu trong lĩnh vực ẩm thực. Tuy vậy, vì là vị trí thực tập sinh nên mức lương sẽ không cao. Ở vị trí này, bạn cần phải không ngừng nỗ lực và thể hiện được năng lực cá nhân để có thể trở thành nhân viên chính thức.
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh Ẩm thực đang tuyển dụng
2. Phụ bếp
Mức lương: 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 4 năm kinh nghiệm
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Phụ bếp sau khi đã tích lũy kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Ở vị trí này, họ sẽ có trách nhiệm lớn hơn trong việc chuẩn bị và nấu ăn, có thể dẫn dắt một nhóm nhỏ và tham gia vào việc quản lý hoạt động hàng ngày trong bếp.
>> Đánh giá: Tuy mức lương không cao nhưng công việc Phụ bếp mang lại nhiều cơ hội phát triển. Đi kèm với đó cũng là rất nhiều những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.
>> Xem thêm: Việc làm Phụ bếp mới nhất
3. Đầu bếp
Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Với sự kinh nghiệm và kỹ năng tích lũy được, một phụ bếp có thể tiến lên vị trí đầu bếp chính hoặc đầu bếp trưởng. Ở vị trí này, họ sẽ có trách nhiệm chịu trách nhiệm cao hơn trong việc quản lý hoạt động của bếp, đảm bảo chất lượng và hiệu suất, đồng thời có thể tham gia vào việc phát triển thực đơn và đào tạo nhân viên mới.
>> Đánh giá: Đầu bếp chính không chỉ yêu cầu về năng lực chuyên môn mà còn yêu cầu kỹ năng lãnh đạo khi liên quan đến vấn đề quản lý nhân sự. Tuy nhiên, mức lương cho vị trí này khá hấp dẫn nên dù công việc có nhiều thì tính cạnh tranh vẫn rất lớn.
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Đầu bếp hiện nay
4. Tổ trưởng chế biến
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm
Với kinh nghiệm và thành tích xuất sắc, một đầu bếp có thể tiến lên vị trí tổ trưởng tổ chế biến. Ở vị trí này, họ sẽ có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của nhà hàng hoặc bếp, bao gồm quản lý nhân viên, quản lý chi phí và lợi nhuận, và đảm bảo chất lượng dịch vụ và món ăn.
>> Đánh giá: Tổ trưởng tổ chế biến là người chịu trách nhiệm của cả một đội ngũ đầu bếp nên có trách nhiệm vô cùng nặng nề. Song đi kèm với nó là mức lương khá cao nên nó trở thành vị trí mà bất cứ Đầu bếp nào cũng muốn đạt được, mức độ cạnh tranh khá cao. Để được cất nhắc lên vị trí này, bạn phải không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn cá nhân.
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Tổ trưởng chế biến mới nhất
5 bước giúp Đầu bếp thăng tiến nhanh trong công việc
Học cách lắng nghe
Dù bạn đang làm vị trí nào trong khu vực bếp bao gồm cả Đầu bếp cũng cần phải lắng nghe lẫn nhau. Vì làm việc trong bất cứ nhà hàng, khách sạn nào đầu bếp đều làm việc với cả một tập thể. Nghe phân công để làm đúng công việc, nghe góp ý để thay đổi tích cực, nhận lời khen làm động lực vươn lên, nghe cả những tâm sự của đồng nghiệp để thấu hiểu hơn.
Bồi dưỡng thêm kiến thức ẩm thực
Xu hướng cũng như nhu cầu ẩm thực của con người thay đổi liên tục, vì vậy để trở thành một đầu bếp giỏi, việc liên tục tìm tòi, khám phá những điều mới lạ và cập nhật thị hiếu là điều không thể thiếu. Nền tảng kiến thức vững vàng cùng sự sáng tạo và niềm đam mê chính là bàn đạp để vươn tới đỉnh cao của nghề đầu bếp.
Kiểm soát nhiệt độ món ăn tốt
Quá trình nấu ăn gắn liền với nhiệt độ. Quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể làm hỏng một món ăn ngon. Chính vì vậy, người đầu bếp nhất định phải học cách kiểm soát nhiệt độ. Không chỉ kiểm soát nhiệt độ nấu ăn, người đầu bếp còn cần học cách kiểm soát “nhiệt độ cơ thể”, tránh cảm xúc nóng vội khi đối mặt với những căng thẳng xung quanh.
Sáng tạo và phát triển món ăn
Muốn làm một đầu bếp chuyên nghiệp cần có khả năng sáng tạo và phát triển các món ăn mới. Họ nên nắm vững các xu hướng ẩm thực. Và đầu bếp nên tìm cách áp dụng những ý tưởng vào thực đơn của mình. Việc tạo ra những món ăn độc đáo và đầy sáng tạo sẽ giúp nhà hàng thu hút khách hàng. Từ đó nhà hàng tạo ra sự khác biệt trong thị trường cạnh tranh.
Làm việc hiệu quả và có trách nhiệm
Luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao là minh chứng rõ nét nhất để chứng minh năng lực của Đầu bếp. Tuân thủ nội quy, quy định của nhà hàng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với cấp trên và đồng nghiệp, từ đó có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Hãy luôn chủ động, sáng tạo trong công việc để lãnh đạo có thể thấy được khả năng của bạn.
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên dịch vụ F&B đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Chuyên gia dinh dưỡng mới nhất
>> Xem thêm: Việc làm Thợ làm bánh đang tuyển dụng hiện nay